CHƯƠNG HAI
CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH


1420  Chúng ta nhận được sự sống mới của Đức Ki-tô nhờ các bí tích khai tâm Ki-tô giáo. Nhưng sự sống này được chứa "trong những b́nh sành" (2Cr 4,7) và đang tiềm tàng với Đức Ki-tô trong Thiên Chúa" (Cl 3,3). Chúng ta hiện sống trong "ngôi nhà dưới đất" (2Cr 5,1), phải chịu khổ đau, bệnh tật và phải chết. Đời sống mới, tức là đời sống của con cái Thiên Chúa, có thể bị tội lỗi làm suy giảm hoặc hủy diệt.

1421  Chúa Giê-su Ki-tô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác chúng ta. Người đă từng tha tội và phục hồi sức khoẻ thể xác cho người bại liệt (x. Mc 2,1-12). Người muốn Hội Thánh, nhờ quyền năng Thánh Thần, tiếp tục công cuộc chữa lành và cứu độ. Các chi thể của Hội Thánh rất cần điều này. Đó là mục đích của hai bí tích chữa lành : bí tích Thống Hối và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

Mục 4
Bí tích Thống Hối và Giao Ḥa

1422 (980)  "Những ai đến lănh nhận bí tích Thống Hối đều được Thiên Chúa nhân từ tha thứ những xúc phạm đến Người. Đồng thời, họ được giao ḥa với Hội Thánh đă bị tôẽi lỗi của họ làm tổn thương. Nhưng Hội Thánh hằng nỗ lực lấy đức mến, gương lành và kinh nguyện, để hoán cải họ" (x. LG 11).

I. TÊN GỌI CỦA BÍ TÍCH NÀY

1423 (1989)  tích này được gọi là bí tích Hoán Cải : Tội lỗi đă làm con người ĺa xa Thiên Chúa, nhưng bí tích này thực hiện lời Chúa Giê-su kêu gọi tội nhân hoán cải (x. Mc 1,15) để trở về với Chúa Cha (x. Lc 15,18).

(1440)  Bí tích này được gọi là bí tích Thống Hối, v́ xác định một tiến tŕnh cho tội nhân hoán cải, ăn năn và đền tội, cả về phương diện cá nhân lẫn phương diện Hội Thánh.

1424 (1456)  tích này được gọi là bí tích Thú Tội : Việc thú nhận xưng tội với linh mục là một yếu tố thiết yếu của bí tích này. Theo một nghĩa sâu xa hơn, bí tích này cũng là một việc "tuyên xưng", tức là nh́n nhận và ca ngợi Thiên Chúa thánh thiện và giàu ḷng thương xót đối với tội nhân.

1449  tích này được gọi là bí tích Tha Tội, v́ nhờ lời xá giải của linh mục, Thiên Chúa ban cho tội nhân ơn "tha thứ và b́nh an" (x. OP, công thức giải tội).

1442  tích này được gọi là bí tích Giao Ḥa, v́ ban cho tội nhân ơn giao ḥa của Thiên Chúa "anh em hăy làm ḥa với Thiên Chúa" (2Cr 5,20). Ai cảm nhận được t́nh yêu thương xót của Thiên Chúa, sẽ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi : "Hăy đi làm ḥa với anh em ngươi đă" (Mt 5,24).

II. TẠI SAO CẦN BÍ TÍCH GIAO H̉A SAU KHI ĐĂ LĂNH NHẬN BÍ TÍCH THÁNH TẨY?

1425 (1263 2838)  "Anh em đă được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thánh Thần Thiên Chúa" (1Cr 6,11). Phải ư thức hồng ân Thiên Chúa ban trong các bí tích khai tâm Ki-tô giáo lớn lao thế nào, mới hiểu được tội lỗi không có chỗ đứng nơi người đă "mặc lấy Chúa Ki-tô" (Gl 3,27). Nhưng thánh Gio-an tông đồ đă nói : "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội th́ chúng ta tự lừa dối ḿnh, và sự thật không ở trong chúng ta" (1Ga 1,8). Chính Chúa Giê-su cũng dạy chúng ta cầu nguyện : "Xin tha tội chúng con" (Lc 11,4). Người liên kết việc chúng ta tha thứ cho nhau với việc Thiên Chúa tha tội cho chúng ta.

1426 (405,978, 1264)  Khi hoán cải trở về với Đức Ki-tô, tái sinh trong bí tích Thánh Tẩy, nhận lănh hồàng ân Thánh Thần, rước Ḿnh và Máu Chúa Ki-tô làm của ăn của uống, chúng ta trở nên "tinh tuyền thánh thiện trước mặt Người" (Ep 1,4), như chính Hội Thánh, Hiền Thê của Người, cũng "thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người" (Ep 5,27). Tuy nhiên, đời sống mới chúng ta nhận được trong các bí tích khai tâm không tiêu hủy sự mỏng ḍn và yếu đuối của bản tính nhân loại, cũng như sự hướng chiều theo tội lỗi mà truyền thống vẫn gọi là vật dục. Thiên Chúa để cho xu hướng này tồn tại nơi người chịu bí tích Thánh Tẩy để với ơn Chúa giúp họ có cơ hội chiến đấu trong đời sống Ki-tô hữu ( x. DS 1515). Mục đích cuộc chiến đấu này là hoán cải để đạt tới sự thánh thiện và sự sống vĩnh cửu mà Chúa hằng mời gọi ( x. DS 1545; LG 40.).

III. SỰ HOÁN CẢI CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐĂ ĐƯỢC THANH TẨY

1427 (541)  Đức Giê-su mời gọi chúng ta hoán cải. Lời mời gọi này là một phần cốt yếu của việc loan báo Nước Trời : "Thời kỳ đă măn, và Nước Thiên Chúa đă đến gần rồi. Anh em phải sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc1,15). Khi rao giảng, Hội Thánh chuyển lời mời gọi ấy, trước hết, đến những người chưa biết Đức Ki-tô và Tin Mừng. V́ thế, việc hoán cải đầu tiên và cơ bản là bí tích Thánh Tẩy. Chính nhờ tin vào Tin Mừng và nhờ bí tích Thánh Tẩy (x. Cv 2,38), chúng ta từ bỏ sự dữ và được ơn cứu độ, nghĩa là được tha thứ mọi tội lỗi và lănh nhận hồng ân sự sống mới.

1428 (1036 853 996)  Lời kêu gọi hoán cải của Đức Ki-tô vẫn tiếp tục vang lên trong đời sống người tín hữu. Cuộc hoán cải thứ nh́ này là một nhiệm vụ liên tục của toàn thể Hội Thánh; v́ "mang trong ḷng ḿnh những tội nhân" và "vừa thánh thiện vừa được kêu gọi thanh luyện, Hội Thánh nỗ lực không ngừng để thống hối và canh tân" (x. LG 8). Ra sức hoán cải không chỉ là công việc phàm nhân. Do ân sủng lôi kéo và thúc đẩy (x. Ga 6,44; 12,32), chúng ta sám hối với "tấm ḷng tan nát" (Tv 50,19), để đáp lại t́nh yêu của Thiên Chúa giàu ḷng thương xót, Đấng đă yêu thương chúng ta trước (x. 1Ga 4,10).

1429  thể lấy cuộc hoán cải của thánh Phê-rô, sau khi chối Thầy ba lần, làm bằng chứng. Chúa Giê-su nh́n thánh Phê-rô bằng ánh mắt vô cùng thương xót, làm cho Phê-rô khóc lóc v́ hối hận (Lc 22,61) và ba lần khẳng định yêu mến Chúa, sau Phục sinh (x. Ga 21,15-17). Cuộc hoán cải thứ nh́ cũng mang chiều kích cộng đoàn. Ta thấy rơ điều này khi Chúa kêu gọi cả một giáo đoàn : "Hăy hối cải" (Kh 2,5.16).

Thánh Am-rô-xi-ô nói về hai cuộc hoán cải : trong Hội Thánh, "có nước và nước mắt, nước trong bí tích Thánh Tẩy và nước mắt trong bí tích Thống Hối" (Thư gửi giáo đoàn Ê-phê-sô 41,12).

IV. THỐNG HỐI NỘI TÂM

1430 (1098)  Như các ngôn sứ thuở trước, lời Chúa Giê-su kêu gọi hoán cải và thống hối trước hết không nhắm đến những việc bên ngoài, "mặc áo vải thô, rắc tro trên đầu", giữ chay và khổ chế, nhưng đến hoán cải trong ḷng, thống hối nội tâm. Nếu không có thống hối nội tâm, các việc làm bên ngoài sẽ vô hiệu và dối trá. Tuy nhiên, việc hoán cải nội tâm thúc đẩy người ta diễn tả thái độ ấy băèng những dấu hiệu khả giác, những cử chỉ và những việc làm của người thống hối ( x. Ge 2,12-13; Is 1,16-17; Mt 6,1-6. 16-18).

1431 (1451 368)  Thống hối nội tâm là chuyển hướng triệt để toàn bộ đời sống, hết ḷng quay lại, trở về với Thiên Chúa, đoạn tuyệt với tội lỗi, từ bỏ sự dữ, ghê tởm những hành động xấu xa đă làm. Đồng thời thống hối nội tâm cũng bao hàm ước muốn và quyết tâm thay đổi đời sống, với hy vọng vào ḷng thương xót của Thiên Chúa và tin tưởng vào sự trợ giúp của ân sủng. Cuôâềc hoán cải trong ḷng này đi đôi với sự đau buồn có sức cứu độ mà các giáo phụ gọi là animi cruciatus (tâm trí đau đớn) và compunctio cordis (tâm hồn hối hận) ( x. CĐ Trentô : DS 1676-1678; 1705; Giáo lư Rô-ma 2,5,4.).

1432 (1989)  Ḷng người nặng nề và cứng cỏi, nên phải được Thiên Chúa ban cho một trái tim mới (Ed 36,26-27). Hoán cải trước hết là công việc của ân sủng, Thiên Chúa làm cho ḷng chúng ta quay về với Người : "Lạy Chúa, xin đưa chúng con về và chúng con sẽ trở lại với Chúa" (Ac 5,21). Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để bắt đầu lại. Chính khi khám phá ra t́nh yêu cao cả của Thiên Chúa mà ḷng chúng ta bị chấn động v́ thấy tội lỗi khủng khiếp và nặng nề, nên không dám phạm tội v́ sợ xúc phạm đến Chúa và bị tách ĺa khỏi Người. Ḷng con người hoán cải khi hướng nh́n lên Đấng bị tội lỗi chúng ta đâm thâu ( x. Ga 19,37; Dcr 12,10).

Hăy chiêm ngắm máu Đức Ki-tô và nhận biết rằng máu ấy quư giá biết bao đối với Chúa Cha, v́ khi đổ ra để chuộc tội chúng ta, máu ấy ban cho toàn thế giới ơn hoán cải ( Thánh Cơ-lê-măng-tê thành Rô-ma, thư gửi giáo đoàn Cô-rin-tô 7,4).

1433 (729 692,1848)  Từ khi Đức Ki-tô phục sinh, chính Chúa Thánh Thần "tố cáo thế gian về vấn đề tội lỗi" (Ga 16,8-9), Người cho thấy thế gian đă không tin vào Đấng Chúa Cha cử đến. Cũng chính Chúa Thánh Thần, Đấng tố cáo tội lỗi, lại là Đấng Bảo Trợ ( x.Ga 15,26): Người ban cho ḷng con người ân sủng để họ ăn năn và hoán cải ( x. Cv 2,36-38; x. Gio-an Phao-lô II, DV 27-48.).

V. NHỮNG H̀NH THỨC THỐNG HỐI TRONG ĐỜI SỐNG ki-tô HỮU

1434 (1969)  Thống hối nội tâm của người Ki-tô hữu có thể được diễn tả bằng nhiều cách. Thánh Kinh và các giáo phụ nhấn mạnh nhất ba h́nh thức : giữ chay, cầu nguyện và bố thí ( x.Tb 12,8; Mt 6,1-18). Đây là những cách diễn tả sự hoán cải đối với bản thân, đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Bên cạnh sự hoán cải triệt để thực hiện qua bí tích Thánh Tẩy hoặc tử đạo, các ngài c̣n kể đến những phương thế để xin Chúa tha thứ tội lỗi : cố gắng giao hoà với anh em, nước mắt thống hối, lo lắng đến phần rỗi tha nhân (x. Gc 5,20), khẩn cầu các thánh và thực hành bác ái -"v́ t́nh yêu che phủ muôn vàn tội lỗi" (1 Pr 4,8).

1435   Trong đời sống hằng ngày, việc hoán cải được thể hiện qua những hành vi giao hoà, lo lắng cho người nghèo, thực thi cũng như bảo vệ công lư và công b́nh (x. Am 5,24; Is 1,17) bằng việc thú tội, sửa lỗi cho nhau, xét lại cách sống, xét ḿnh, linh hướng, chấp nhận đau khổ, kiên tŕ khi bị bách hại v́ lẽ công chính. Vác thánh giá mỗi ngày và bước theo Chúa Giê-su là con đường thống hối chắc chắn nhất (x. Lc 9,23).

1436 (1394)   Bí tích Thánh Thể và bí tích Thống Hối. Chúng ta t́m được nguồn mạch và của nuôi dưỡng cho ḷng hoán cải và thống hối hằng ngày nơi bí tích Thánh Thể, v́ đây là hy tế của Đức Ki-tô, Đấng giao hoà chúng ta với Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng và tăng sức cho những người sống bằng sự sống của Đức Ki-tô : Bí tích này là "phương thuốc cứu chúng ta khỏi tội lỗi hằng ngày và ǵn giữ chúng ta khỏi tội trọng" (x. CĐ Trentô: DS 1638).

1437  Việc đọc Thánh Kinh, đọc kinh Thần Vụ và kinh Lạy Cha, mỗi hành vi phượng tự và đạo đức chân thành đều làm sống lại trong chúng ta tinh thần hoán cải và thống hối, đồng thời góp phần tha thứ tội lỗi chúng ta.

1438 (540 2043)   Thời điểm và những ngày thống hối trong năm phụng vụ (mùa Chay, mỗi thứ sáu tưởng nhớ Chúa chịu chết), là những thời điểm đặc biệt để Hội Thánh thực hành thống hối (x SC 109-110; CIC, khoản 1249-1253; CCEO, khoản 880-883) Đây là thời gian đăềc biệt thích hợp để tĩnh tâm, cử hành phụng vụ thống hối, để hành hương thống hối, tự nguyện hăm ḿnh như giữ chay và bố thí, chia sẻ huynh đệ (công tác từ thiện và truyền giáo).

1439 (545)   Đức Giê-su đă diễn tả tiến tŕnh hoán cải và thống hối cách tuyệt vời qua dụ ngôn "Người cha nhân hậu" (Lc 15,11-24). Bị ảo ảnh tự do mê hoặc, người con bỏ nhà Cha ra đi. Sau khi tiêu tán hết tài sản, nó rơi vào t́nh trạng khốn quẫn. Nó hết sức nhục nhă v́ phải đi chăn heo, và tệ hơn nữa, ước muốn ăn cám heo mà không được. Nó nghĩ lại, hối hận và quyết định thú nhận có lỗi với cha. Nó lên đường trở về. Người cha bao dung và vui mừng đón con. Đó là những nét tiêu biểu của tiến tŕnh hoán cải. Áo đẹp, nhẫn và tiệc mừng là những biểu hiệu của đời sống mới, trong sạch. xứng đáng, tràn ngập niềm vui: đó là cuộc sống của người trở về với Thiên Chúa và với Hội Thánh là gia đ́nh ḿnh. Chỉ trái tim Đức Ki-tô, Đấng thấu suốt t́nh yêu sâu thẳm của Chúa Cha, mới mặc khải được cho chúng ta đại dương từ ái của Thiên Chúa một cách đơn sơ và tươi đẹp đến thế.

VI. BÍ TÍCH THỐNG HỐI VÀ GIAO HOÀ

1440 (1850)  Tội trước hết là xúc phạm đến Thiên Chúa, là đoạn tuyệt với Người, đồng thời cũng làm tổn thương sự hiệp thông với Hội Thánh. V́ thế, khi hoán cải chúng ta được Thiên Chúa tha thứ đồng thời được giao ḥa với Hội Thánh. Đây chính là điều được Phụng vụ bí tích thống hối và giao ḥa diễn tả và thực hiện (x. LG 11).

Chỉ một ḿnh Thiên Chúa có quyền tha tội

1441 (270,431 589)   Chỉ một ḿnh Thiên Chúa có quyền tha tội cho con người (x. Mc 2,7). Là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su tự khẳng định : "Con Người có quyền tha tội dưới đất" (Mc 2,10), và Người thực thi quyền ấy : "Tội con đă được tha" (Mc 2,5; Lc 7,48). Hơn nữa, nhân danh quyền Thiên Chúa, Người ban quyền tha tội cho một số người (x.Ga 20,21-23) để họ thực thi nhân danh Người.

1442 (983)  Đức Ki-tô đă muốn rằng trong kinh nguyện, đời sống và hoạt động, Hội Thánh trọn vẹn phải là dấu chỉ và khí cụ ơn tha thứ và giao ḥa Người đă mua được bằng giá máu Người. Tuy nhiên, Người ủy thác quyền giải tội cho thừa tác vụ tông đồ. Người tông đồ được uỷ thác "thừa tác vụ giao ḥa" (2 Cr 5,18), được sai đi "nhân danh Đức Ki-tô"; và qua người tông đồ, "chính Thiên Chúa" khuyên bảo và nài nỉ : "Hăy giao ḥa với Thiên Chúa" (2 Cr 5,20).

Giao Ḥa với Hội Thánh

1443 (545)  Trong đời sống công khai, chẳng những Chúa Giê-su tha tội, Người c̣n cho thấy hiệu quả của việc tha tội : Người đă đưa những người được tha tội trở lại cộng đồng dân Chúa v́ tội đă tách ĺa hoặc khai trừ họ khỏi cộng đoàn. Một dấu chỉ tỏ tường là Người cho kẻ tội lỗi đồng bàn với ḿnh, hơn nữa, c̣n đến dùng bữa với họ : cử chỉ này nói lên việc họ được Thiên Chúa tha tội (x. Lc 15) và được trở về trong ḷng Dân Chúa (x. Lc 19,9).

1444 (981)  Khi cho các tông đồ chia sẻ quyền tha tội, Chúa cũng cho họ quyền giao ḥa tội nhân với Hội Thánh. Chiều kích Hội Thánh này của nhiệm vụ tông đồ được diễn tả cách đặc biệt trong lời long trọng Đức Ki-tô nói với thánh Phê-rô : "Thầy sẽ ban cho con ch́a khoá Nước Trời. Những ǵ con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; những ǵ con tháo cởi dưới đất trên trời cũng tháo cởi" (Mt 16,19). "Nhiệm vụ cầm buộc và tháo cởi đă được ban cho thánh Phê-rô cũng được ban cho tập thể tông đồ hiệp nhất với thủ lănh (Mt 18,18; 28, 16-20) " (x. LG 22,2) .

1445 (553)  Cầm buộc và tháo cởi nghĩa là ai bị các tông đồ loại trừ khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh, cũng không được hiệp thông với Thiên Chúa; ai được hiệp thông trở lại, cũng được thông hiệp lại với Thiên Chúa. Giao ḥa với Hội Thánh không thể tách biệt khỏi giao ḥa với Thiên Chúa.

Bí tích tha tội

1446 (979 1856 1990)  Đức Ki-tô đă lập bí tích thống hối cho những tội nhân trong Hội Thánh, trước hết là cho những người sau khi đă được rửa tội mà c̣n phạm tội trọng, đánh mất ân sủng thánh tẩy và làm tổn thương đến sự hiệp thông Hội Thánh. Bí tích thống hối cho họ có một cơ hội mới hoán cải và t́m lại ơn công chính hóa. Các giáo phụ coi bí tích này như "cái phao thứ nh́ sau khi tầu ch́m, tức là đánh mất ân sủng" (x Tertullianô về sự thống hối 4,2; x. CĐ Trentô: DS 1542).

1447  Qua ḍng thời gian, Hội Thánh thực thi quyền tha tội dưới nhiều h́nh thức. Trong các thế kỷ đầu, sau khi đă được rửa tội, mà c̣n phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng (thiù dụ thờ ngẫu tượng, giết người, ngoại t́nh), các tín hữu phải chịu một h́nh thức kỷ luật rất khắt khe : Kẻ có tội phải thống hối công khai, thường là trong nhiều năm, trước khi được giao ḥa, nhưng hiếm có người được nhận vào "hàng hối nhân" này; trong một số miền, mỗi người chỉ được nhận một lần trong đời. Trong thế kỷ thứ 7, cảm hứng từ truyền thống đan tu Đông Phương, các thừa sai Ai-len đem vào lục địa châu Âu "h́nh thức thống hối riêng", không đ̣i làm việc thống hối công khai và lâu dài trước khi được giao ḥa với Hội Thánh. Từ đó, bí tích được ban cách kín đáo giữa hối nhân và linh mục. Cách thực hành này dự liệu người ta có thể được giao ḥa nhiều lần và v́ thế mở đường cho việc năng lănh nhận bí tích thống hối. H́nh thức này cũng cho phép kết hợp trong một việc cử hành bí tích việc tha tội trọng và tội nhe.ề Những nét chính về h́nh thức thống hối này Hội Thánh vẫn c̣n thực hành cho tới ngày nay.

1448  Qua những thay đổi về qui định và nghi thức theo ḍng thời gian, chúng ta nhận ra một cấu trúc nền tảng với hai yếu tố chính. Một mặt là những hành vi của những con người hoán cải dưới tác động của Chúa Thánh Thần : ăn năn, thú tội và đền tội. Mặt khác là tác động của Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Hội Thánh. Nhờ giám mục và linh mục, Hội Thánh tha tội nhân danh Đức Ki-tô, âán định việc đền tội, cầu nguyện cho hối nhân và cùng làm việc thống hối với họ. Nhờ đó, tội nhân được chữa lành và hiệp thông lại với Hội Thánh.

1449 (1481 234)  Công thức giải tội trong Giáo Hội La-tinh diễn tả những yếu tố cốt yếu của bí tích : Chúa Cha từ ái là nguồn mọi ơn tha thứ. Người thực hiện việc giao ḥa tội nhân nhờ cuộc vượt qua của Chúa Con và hồng ân Thánh Thần, qua lời nguyện và thừa tác vụ của Hội Thánh :

Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đă nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa, mà giao ḥa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội; xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh, mà ban cho anh (chị) ơn tha thứ và b́nh an. Vậy, tôi tha tội cho anh (chị) nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần (x. OP 46: Công thức giải tội) .

VII. NHỮNG VIỆC HỐI NHÂN PHẢI LÀM

1450   "Tội nhân phải tự nguyện thi hành đầy đủ những việc sau : thật ḷng ăn năn, xưng tội, khiêm tốn và thành tâm đền tội" (x Giáo lư Rô-ma II, V,21; x. CĐ Trentô : DS 1673).

Ăn năn tội

1451 (431)  Trước hết hối nhân phải ăn năn tội. Ăn năn tội là "đau đớn trong ḷng và chê ghét tội đă phạm, dốc ḷng chừa từ nay không phạm tội nữa" (x. CĐ Trentô : DS 1676).

1452 (1822)  Khi hối nhân ăn năn v́ yêu mến Chúa trên hết mọi sự, chúng ta gọi là ăn năn tội "cách trọn" (ái hối). Việc ăn năn tội này xóa bỏ các tội nhẹ và cũng đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nếu hối nhân quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt (x. CĐ Trentô : DS 1677).

1453  Ăn năn tội "cách chẳng trọn" (hoặc hối hận) cũng là một hồng ân Thiên Chúa, một thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Nó xuất phát từ việc thấy sự xấu xa của tội lỗi hoặc v́ sợ h́nh phạt trầm luân đời đời cũng như h́nh khổ khác kẻ tội lỗi phải chịu (úy hối). Lương tâm được lay động như vậy có thể manh nha một chuyển biến nội tâm, chuyển biến này sẽ được hoàn tất dưới tác động của ân sủng nhờ việc tha tội trong bí tích Giao Ḥa. Tuy nhiên, việc ăn năn tội cách chẳng trọn tự nó không đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nhưng chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha tội trong bí tích Thống Hối (x. CĐ Trentô : DS 1678; 1705).

1454  Để lănh nhận bí tích Giao Ḥa, hối nhân cần chuẩn bị bằng việc xét ḿnh dưới ánh sáng Lời Chúa. Những bản văn thích hợp nhất có thể t́m được trong Mười Điều Răn phần giảng huấn luân lư của Tin Mừng và trong các thư Tân Ước : Bài giảng trên núi, Giáo huấn các tông đồ (x Rm 12-15; 1Cr 12-13).

Xưng tội

1455 (1424 1734)  Ngay trên b́nh diện thuần nhân loại, xưng tội hay thú tội giải thoát và giúp chúng ta dễ dàng ḥa giải với anh em. Qua việc thú tội, con người nhận ḿnh là tội nhân, nhận trách nhiệm về tội lỗi đă phạm, nhờ đó lại sẵn sàng đón nhận Thiên Chúa và hiệp thông với Hội Thánh để có một tương lai mới.

1456 (1855)  Lời thú tội với linh mục là phần cốt yếu của bí tích Thống Hối : "Khi xưng tội, hối nhân phải kể hết các tội trọng nhớ được sau khi xét ḿnh cẩn thận, dù những tội trọng này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai điều cuối của Thập Giới (x. Xh 20,17; Mt 5,28), v́ những tội này đôi khi làm cho linh hồn bị thương tổn nặng nề và nguy hiểm hơn những tôâềi phạm công khai" ( Cđ Tren-tô : DS 1680) :

1505  Khi có ư xưng hết các tội nhớ được, người tín hữu trông cậềy vào ḷng thương xót của Thiên Chúa để được Người tha thứ. Ai cố t́nh giấu tội, người ấy không sẵn sàng đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua trung gan linh mục. V́ "nếu bệnh nhân xấu hổ không cho thầy thuốc coi vết thương th́ làm sao chữa được" (Thánh Giê-rô-ni-mô, về Giáo Hội 10,11; CĐ Trentô : DS 1680).

1457 (2042 1385)  Theo luật Hội Thánh, "mọi tín hữu đến tuổi khôn, phải xưng các tội trọng ḿnh nhận thức được, một năm ít là một lần" (x. CĐ, khoản 989; x. DS 1683, 1708). Ai biết ḿnh c̣n mắc tội trọng mà chưa xưng tội th́ không được rước lễ, dù đă ăn năn tội cách trọn (x. CĐ Trentô: DS 1647;1661), ngoại trừ trường hợp có lư do hệ trọng và chưa thể xưng tội được (x. CIC, khoản 916; CCEO, khoản 711). Trẻ em th́ phải lănh nhận bí tích Giao Ḥa trước khi rước lễ lần đầu (x. CIC, khoản 914).

1458 (1783) Dù không bó buộc, Hội Thánh vẫn khuyên các tín hữu nên xưng các lỗi thường ngày (các tội nhẹ) (x CĐ Tren-te : DS 1680; CIC, can. 988, 2) . Việc năng xưng các tội nhẹ giúp chúng ta rèn luyện lương tâm, giúp ta chiến đấu chống lại các khuynh hướng xấu, sẵn sàng đêẹ Đức Ki-tô chữa lành và tiến tới trong đời sống theo Thánh Thần. Nếu chúng ta thường xuyên hưởng nhờ ḷng nhân từ của Chúa Cha qua bí tích Giao Ḥa th́ dần dần chúng ta cũng trở nên nhân từ như Người (x. Lc 6,36):

2468  Ai xưng thú tội ḿnh là cộng tác với Thiên Chúa. Thiên Chúa tố cáo tôềi ngươi, và ngươi cũng tố cáo tội ḿnh, th́ ngươi liên kết với Thiên Chúa. Con người và tội nhân là hai thực tại : con người là tác phẩm của Thiên Chúa; tội nhân là sản phẩm của con người. Hỡi người, hăy phá đi điều ngươi đă tạo ra để Thiên Chúa cứu điều Người đă tạo thành. Khi ngươi bắt đầu ghê tởm điều ngươi đă làm ra, lúc ấy những điều tốt đẹp của ngươi khởi sự, v́ ngươi lên án những hành động xấu của ngươi. Nh́n nhận việc xấu đă làm, là khởi đầu những việc tốt. Hăy sống trong Sự Thật, ngươi sẽ đến được với Sự Sáng (Thánh Âu-Tinh, Tin Mừng Gio-an 12,13).

Việc đền tội

1459 (2412 2487 1473)  những tội gây thiệt hại cho tha nhân. Chúng ta phải hết sức để đền bù (như trả lại đồ vật đă lấy cắp, phục hồi danh dự cho người ḿnh xúc phạm, bồi thường thiệt hại). Đức công b́nh đ̣i buộc thực hiện như vậy. Hơn nữa, tội lỗi gây thương tổn và làm suy yếu chính tôềi nhân cũng như mối liên hệ giữa họ với Thiên Chúa và tha nhân. Bí tích Giao Ḥa tha thứ tội lỗi, nhưng không xóa bỏ những hậu quả xấu do tội gây nên (x. CIC, khoản 914).Sau khi được tha thứ, tội nhân c̣n phải hồi phục hoàn toàn sức sống thiêng liêng. V́ thế, họ phải làm một việc ǵ sửa lại lỗi lầm của ḿnh : phải "đền bù" cân xứng hoặc "đền tạ" tội lỗi ḿnh. Việc đền tội như vậy cũng gọi là "thống hối".

1460 (2447 618)  Khi chỉ định việc đền tội, linh mục phải chú ư đến t́nh trạng riêng của hối nhân và mưu cầu lợi ích thiêng liêng cho họ. Việc đền tội phải tương xứng với bản chất và tính chất trầm trọng của tội đă phạm. Có thể đền tội bằng cách cầu nguyện, dâng cúng, bố thí, phục vụ tha nhân, hăm ḿnh, các hy sinh và nhất là kiên tŕ vác thánh giá của ḿnh. Những việc đền tội như thế giúp chúng ta nên giống Đức Ki-tô, Đấng duy nhất đă đền bù dứt khoát tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta trở nên đồng thừa tự với Đức Ki-tô phục sinh "một khi chúng ta chịu đau khổ với Người" (Rm 8,17) : (x. CĐ Trentô : DS 1690)

2011  Chính nhờ Đức Ki-tô mà chúng ta có thể đền bù tội lỗi đă phạm : chúng ta không thể tự ḿnh làm được ǵ, nhưng với "Đấng ban sức mạnh, chúng ta làm được mọi việc" . Con người không có ǵ để tự phụ, nhưng tất cả "vinh dự" của chúng ta là Đức Ki-tô... Trong Người, chúng ta "làm việc lành phúc đức để chứng tỏ ḷng ăn năn thống hối" (Lc 3,8). Do Người, những việc lành phúc đức ấy có giá trị; nhờ Người, được dâng lên Chúa Cha; và qua Người được Chúa Cha chấp nhận. (x CĐ Trentô: DS 1691)

VIII. THỪA TÁC VIÊN CỦA BÍ TÍCH GIAO H̉A

1461 (981)  Đức Ki-tô đă trao cho các tông đồ thừa tác vụ giao ḥa (x. Ga 20,23; 2Cr 5,18), nên các giám mục kế nhiệm các ngài và các linh mục là những cộng sự viên của các giám mục, tiếp tục thi hành thừa tác vụ này. Nhờ bí tích Truyền Chức, các giám mục và linh mục có quyền tha tội "nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".

1462 (886 1567)  Khi được tha tội, chúng ta được giao ḥa với Thiên Chúa và Hội Thánh. Xưa nay giám mục, vị thủ lănh hữu h́nh của Giáo Hội điạ phương vẫn được coi là người chính thức có quyền và có chức vụ ḥa giải : giám mục là người định đoạt kỷ luật bí tích thống hối (x. LG 26). Các linh mục, cộng sự viên của giám mục, thực thi thừa tác vụ này trong phạm vi trách nhiệm được giám mục (hay bề trên ḍng) hay Đức Giáo Hoàng ủy thác theo luật Hội Thánh .

1463 (982)  một số tội nặng đặc biệt, ai phạm sẽ bị vạ tuyệt thông. Đây là h́nh phạt nặng nhất theo giáo luật, cấm không cho nhận lănh các bí tích và hành xử một số tác vụ trong Hội Thánh. Theo giáo luật, chỉ có Đức Giáo Hoàng, giám mục địa phận hay vị linh mục được ủy quyền, mới có quyền tha vạ (x. CIC, khoản 1331; 1354-1357; CCEO, khoản 1431; 1434, 1420). Trong trường hợp nguy tử, bất cứ linh mục nào, dù không có năng quyền giải tội, vẫn có thể tha hết các tội (x. CIC, khoản 976; CCEO, khoản 725) và tha mọi vạ tuyệt thông.

1464  Các linh mục phải khuyến khích các tín hữu lănh nhận bí tích Giao Ḥa. Các ngài phải luôn sẵn sàng cử hành bí tích này mỗi khi người tín hữu yêu cầu với lư do chính đáng (x. CIC, khoản 976; CCEO, khoản 725).

1465 (983)  Khi ban bí tích sám hối, linh mục thi hành chức vụ như Đấng chăn chiên lành đi t́m chiên lạc, như người Sa-ma-ri-ta-nô nhân lành băng bó vết thương, như người cha chờ đợi và đón nhận người con đi hoang trở về, như quan án chính trực xét xử công b́nh và nhân hậu, không thiên vị một ai. Tóm lại, linh mục là dấu chỉ và khí cụ của Thiên Chúa giàu ḷng thương xót đối với tội nhân.

1466 (1551 2690)  Cha giải tội không ban ơn tha thứ như là người chủ, nhưng là tôi tớ phục vụ Thiên Chúa nhân từ. Thừa tác viên phải cử hành bí tích này theo ư định và ḷng nhân từ của Chúa Ki-tô (x. PO 13). Ngài cần hiểu rơ người Ki-tôâ hữu phải sống thế nào, có kinh nghiệm về những ǵ liên quan đến con người, tôn trọng và tế nhị đối với người sa ngă. Linh mục phải yêu mến chân lư, trung thành tuân phục Huấn Quyền của Hội Thánh và kiên tŕ hướng dẫn hối nhân để họ được chữa lành và đạt tới sự trưởng thành toàn diện. Ngài phải cầu nguyện và đền tội giúp hối nhân, phó thác họ cho Thiên Chúa giàu ḷng thương xót.

1467 (2490)  Thừa tác vụ này rất cao trọng đ̣i hỏi cha giải tội tôn trọng và tế nhị với người xưng tội. Do đó, Hội Thánh buộc mọi linh mục, khi giải tội, phải giữ kín tuyệt đối những tội hối nhân đă xưng thú. Ai vi phạm sẽ mắc vạ nặng nề (x. CIC, khoản 1388, triệt 1; CCEO, khoản 1456). Vị linh mục cũng không có quyền tỏ ra bên ngoài những ǵ biết được khi giải tội. Bí mật ṭa giải tội không chấp nhận luật trừ nào. Đây là "ấn tín bí tích", v́ tất cả những ǵ hối nhân xưng thú đều được bí tích "niêm ấn".

IX HIỆU QUẢ BÍ TÍCH THỐNG HỐI

1468 (2305)  "Bí tích Thống Hối phục hồi chúng ta trong ơn nghĩa Chúa và liên kết chúng ta với Người trong t́nh bằng hữu thắm thiết và cao cả" (x. Giáo lư Rô-ma 2,5,18) . Mục đích và hiệu quả của bí tích này là giao ḥa hối nhân với Thiên Chúa. Ai lănh nhận bí tích Giao Ḥa với ḷng thống hối và đạo đức, lương tâm "sẽ được b́nh an thư thái, được an ủi thiêng liêng" (x. CĐ Trentô: DS 1674). Bí tích Giao Ḥa thực hiện một "cuộc phục sinh thiêng liêng" đích thực, hoàn lại phẩm giá và những đặc quyền của đời sống con cái Thiên Chúa, nhất là t́nh bằng hữu với Người (Lc 15,32).

1469 (953 949)  tích này giao ḥa hối nhân với Hội Thánh. Bí tích Giao Ḥa tái tạo sự hiệp thông huynh đệ, mà tội lỗi làm tiêu hao hay cắt đứt. Theo nghĩa này, bí tích Giao Ḥa không những chữa lành hối nhân vừa được hiệp thông lại với Hội Thánh, mà c̣n làm cho Hội Thánh thêm sức sống sau khi đă phải đau khổ v́ tội lỗi của các chi thể (x. 1Cr 12,26). Tội nhân được Hội Thánh đón nhận lại vào cộng đoàn chư thánh, được liên kết với Hội Thánh và được củng cố nhờ sự trao đổi gia sản thiêng liêng giữa các chi thể sống động của Thân Thể Chúa Ki-tô, dù họ c̣n đang lữ hành nơi trần thế hay đă về Quê Trời (x. LG 48-50):

"Việc giao ḥa với Thiên Chúa c̣n dẫn tới những sự giao ḥa khác là chữa lành các vết thương do tội : khi được tha thứ, hối nhân được giao ḥa với chính ḿnh, nhờ đó t́m lại được chính ḿnh; được giao ḥa với anh em là những người họ đă xúc phạm và gây thương tổn; được giao ḥa với Hội Thánh và vạn vật" (RP 31).

1470 (678 1039)  Khi phó thác cho Thiên Chúa nhân từ xét xử, tội nhân nhận trước sự phán xét mà họ phải chịu khi ĺa đời. Ở đời này, chúng ta có thể chọn sự sống hay sự chết; chỉ có con đường hoán cải mới đưa chúng ta vào Nước Trời, nơi kẻ mắc tội trọng bị loại trừ (x. 1Cr 5,11; Gl 5,19-21; Kh 22,15). Khi thống hối và tin tưởng quay về với Chúa Ki-tô, tội nhân "sẽ từ cơi chết bước vào cơi sống và khỏi bị xét xử" (Ga 5,24).

X. CÁC ÂN XÁ

1471  Giáo lư về ân xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với các hiệu quả của bí tích Giao Ḥa.

Ân xá là ǵ ?

"Ân xá là tha những h́nh phạt tạm do tội gây nên, dù tội đă được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Ki-tô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh".

"Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ h́nh phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (Phao-lô VI, Tông hiến "Giáo lư về ḷng khoan dung", 1-3)."Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời".

H́nh phạt do tội

1472 (1861 1031)  Để hiểu giáo lư và cách thực hành của Hội Thánh, chúng ta phải biết tội có hai hậu quả. Tội nặng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này gọi là "h́nh phạt đời đời". Ngoài ra, tất cả các tội dù là tội nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy hoặc ngay đời này hoặc sau khi chết trong luyện ngục. Sự thanh luyện đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi "h́nh phạt tạm". Những h́nh phạt này không thể được coi như h́nh thức báo thù Thiên Chúa giáng xuống trên chúng ta, mà phải coi là xuất phát từ bản chất của tội. Nếu tội nhân hoán cải do đức mến thiết tha thúc đẩy, họ có thể được thanh luyện hoàn toàn đến độ không cần một h́nh phạt nào nữa (x. CĐ Trentô : DS 1712-1713; 1820) .

1473 (2447)  Được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các h́nh phạt đời đời do tội. Nhưng những h́nh phạt tạm vẫn c̣n. Người ki-tô hữu phải cố gắng đón nhận các h́nh phạt tạm này như một ân sủng, bằng cách nhẫn nại chịu đựng những đau khổ và thử thách đủ loại, ngay cả cái chết. Họ phải cởi bỏ hoàn toàn "con người cũ" và mặc lấy "con người mới" (x. Ep 4,24), nhờ làm những việc từ bi và bác ái cũng như nhờ cầu nguyện và sám hối.

Mầu nhiệm Các Thánh Thông Công

1474 (946-959 795)  Người Ki-tô hữu không đơn độc khi cố gắng thanh luyện khỏi tội lỗi và thánh hóa bản thân nhờ ơn Chúa. "Trong Đức Ki-tô và nhờ Đức Ki-tô, mỗi con cái Thiên Chúa được liên kết một cách lạ lùng với những anh em ki-tô hữu khác trong sự hiệp nhất siêu nhiên của Nhiệm Thể Đức Ki-tô như trong một ngôi vị nhiệm mầu" (x. Phao-lô VI, Tông hiến "Giáo lư về ḷng khoan dung" 5) .

1475   Trong mầu nhiệm Các Thánh Thông Công, các tín hữu - những người đă về quê trời, những người c̣n đền tội nơi luyện ngục hay những người đang lữ hành trên trần gian này- tất cả liên kết với nhau trong t́nh yêu bền vững và chia sẻ với nhau những điều thiện hảo (x. Phao-lô VI, Tông hiến "Giáo lư về ḷng khoan dung" 5) .Trong sự hiệp thông kỳ diệu này, sự thánh thiện của một người ảnh hưởng trên người khác vượt xa thiệt hại do tội lỗi của một người có thể gây ra cho người khác. V́ thế, sự hiệp thông của Dân Thánh giúp cho hối nhân được thanh luyện nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

1476 (617)  Chúng ta gọi những điều thiện hảo trong sự hiệp thông của Dân Thánh là kho tàng của Hội Thánh,"đây không phải là tổng số của cải vật chất tích lũy qua bao thế kỷ, nhưng là công đức vô giá và vô lượng trước nhan Thiên Chúa, do việc Chúa Ki-tô đền tạ và lập công dâng lên Thiên Chúa để nhân loại được giải thoát khỏi tội lỗi và được hiệp thông với Chúa Cha. Trong Người, chúng ta có được dư dật sự đền tạ và những công do ơn Người cứu chuộc" (x. Dt 7,23-25; 9,11-28).

1477 (969)  "Kho tàng này c̣n bao gồm những lời cầu khẩn và việc lành của Đức Ma-ri-a và các thánh. Đây là phần có giá trị vô song, không thể đo lường được và luôn luôn mới mẻ. Nhờ ân sủng, khi bước theo Đức Ki-tô, các ngài được thánh hóa và chu toàn sứ mạng Chúa Cha trao phó, nên khi cố gắng để ḿnh được cứu rỗi, các ngài cũng cộng tác vào việc cứu rỗi anh em ḿnh trong sự hiệp nhất của Nhiệm Thể" (x. Phao-lô VI, Tông hiến "Giáo lư về ḷng khoan dung").

Thiên Chúa ban ân xá qua Hội Thánh

1478 (981)  Chính Hội Thánh ban phát ân xá. Nhờ quyền cầm buộc và tháo cởi do Đức Ki-tô ban, Hội Thánh chuyển cầu cho người ki-tô hữu và mở cho họ kho tàng công phúc của Đức Ki-tô và các thánh để Chúa Cha nhân từ tha cho họ những h́nh phạt tạm phải chịu v́ tội. Như thế, Hội Thánh chẳng những muốn nâng đỡ người tín hữu, mà c̣n khuyến khích họ làm những việc đạo đức, thống hối và bác ái" (x. Phao-lô VI, sđd 8; CĐ Trentô: DS 1835).

1479 (1032)  V́ những tín hữu đă qua đời đang chịu thanh luyện cũng là thành phần của cộng đoàn Dân Thánh, một trong những cách chúng ta có thể giúp họ là nhờ các ân xá để họ được tha các h́nh phạt tạm thời trong luyện ngục.

XI. CỬ HÀNH BÍ TÍCH THỐNG HỐI

1480  Cũng như các bí tích khác, bí tích Thống Hối là một hoạt động phụng vụ. Thường việc cử hành bí tích này diễn tiến như sau : linh mục chào và chúc lành, đọc Lời Chúa để soi sáng lương tâm hối nhân và giúp họ giục ḷng ăn năn, khuyên nhủ hối nhân hoán cải; hối nhân thú tội với linh mục; ra và nhận việc đền tội; linh mục giải tội; lời ca ngợi và tạ ơn, ra về với phép lành của linh mục.

1481 (1449)  Phụng vụ By-zan-tin có nhiều công thức giải tội, dưới nhiều h́nh thức cầu khẩn, biểu thị rơ ràng mầu nhiệm tha thứ : "Thiên Chúa đă dùng ngôn sứ Na-than mà tha thứ cho Đa-vít khi ông xưng thú tội ḿnh, đă tha thứ cho Phê-rô khi ông khóc lóc đau đớn, tha thứ cho người kỹ nữ khi cô nhỏ lệ trên chân Chúa, tha thứ cho người Pha-ri-sêu và người con hoang đàng. Xin Người cũng dùng tôi mà tha thứ cho anh ở đời này cũng như đời sau và đừng kết án anh, khi anh phải ra trước toà công thẳng của Thiên Chúa, Đấng được chúc tụng muôn đời A-men".

1482 (1140)  Bí tích Thống Hối cũng có thể được cử hành cộng đoàn : tất cả cùng chuẩn bị xưng tội và cùng nhau cảm tạ v́ được ơn tha thứ. Lúc đó việc xưng tội và giải tội cá nhân được tiến hành trong một cử hành phụng vụ Lời Chúa, với việc đọc Sách Thánh và diễn giảng, cộng đoàn được hướng dẫn xét ḿnh; xin ơn tha thứ, đọc kinh Lạy Cha và cùng tạ ơn. H́nh thức này diễn tả rơ nét hơn tính Hội Thánh của việc thống hối. Tuy nhiên, dầu cử hành thế nào, bí tích Thống Hối vẫn là hoạt động phụng vụ nên có tính cách công khai và Hội Thánh (SC 26-27).

1483 (1401)  Trong trường hợp thật cần thiết, có thể cử hành bí tích Giao Ḥa tập thể tức là xưng tội chung và giải tội chung. Trường hợp thật cần thiết là khi gần cơn nguy tử và một hay nhiều linh mục không đủ thời gian nghe từng hối nhân xưng tội, khi có sự khẩn thiết trầm trọng nghĩa là, khi có đông hối nhân và không có đủ cha giải tội để nghe từng người xưng tội hợp lệ trong một thời gian thích đáng, đến nỗi v́ vậy mà các hối nhân không phải lỗi tại họ đành thiệt mất ơn bí tích Giao Ḥa hay ơn rước lễ trong một thời gian lâu dài. Trong trường hợp này, người tín hữu phải quyết tâm xưng riêng những tội trọng khi thuận tiện để bí tích Giao Ḥa được hoàn thành (x. CIC, khoản 962, triệt 1). Giám mục giáo phận có thẩm quyền nhận định về những điều kiện để có thể giải tội tập thể (x. CIC, khoản 961, triệt 2). Trong các đại lễ hay hành hương, số đông tín hữu đến xưng tội, không được coi là trường hợp thật khẩn thiết để giải tội tập thể (x. CIC, khoản 961, triệt 1) .

1484 (878)  "B́nh thường xưng tội cá nhân và trọn vẹn, sau đó giải tội là h́nh thức duy nhất để tín hữu giao ḥa với Thiên Chúa và Hội Thánh, trừ khi có ngăn trở về thể lư hay luân lư chuẩn chước việc xưng tội như vậy" (x. OP 31). Điều này có nhiều lư do sâu xa. Đức Ki-tô hành động trong mỗi bí tích. Người đích thân nói với từng tội nhân : "Này con, con đă được tha tội rồi" (Mc 2,5). Người là thầy thuốc cúi ḿnh trên từng bệnh nhân cần được chữa lành (x. Mc 2,17). Người nâng dậy và dẫn họ về hiệp thông lại với anh em. Như thế việc xưng tội riêng là h́nh thức có ư nghĩa nhất trong việc giao ḥa với Thiên Chúa và Hội Thánh.

TÓM LƯỢC

1485  "Chiều ngày Phục Sinh, Chúa Giê-su hiện ra với các tông đồ và nói : "Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, th́ người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ" (Ga 20,22-23).

1486  Có một bí tích riêng để tha những tội người tín hữu phạm sau khi đă được thanh tẩy. Bí tích này được gọi là bí tích Hoán Cải hay Xưng Tội, Thống Hối hay Giao Ḥa.

1487  Ai phạm tội là xúc phạm đến danh dự và t́nh yêu của Thiên Chúa, làm tổn thương chính phẩm giá của ḿnh là Con Thiên Chúa và phương hại đến đời sống thiêng liêng của Hội Thánh mà mỗi ki-tô hữu phải là viên đá sống động.

1488   Trên b́nh diện đức tin, không có ǵ xấu hơn tội lỗi, không có hậu quả nào thảm hại hơn hậu quả do tội gây ra cho chính tội nhân, cho Hội Thánh và cho cả thế giới.

1489  Tội ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và chăm lo cho phần rỗi con người, ban ơn giúp tội nhân trở về hiệp thông với Người. Chúng ta phải cầu xin ơn quư trọng này cho chính ḿnh và cho anh em.

1490   Việc trở về với Thiên Chúa hay hoán cải và sám hối, đ̣i có sự đau buồn, ghê tởm các tội đă phạm và quyết tâm không phạm tội nữa. Hoán Cải bao trùm cả quá khứ lẫn tương lai. Chính sự trông cậy vào ḷng nhân từ của Thiên Chúa giúp tội nhân hoán cải không ngừng.

1491  Bí tích Thống Hối gồm ba việc hối nhân phải làm và việc giải tội của linh mục. Ba việc của hối nhân là : thống hối; thú tội với linh mục; quyết tâm làm việc đền tội và đền bù các thiệt hại do tội gây ra.

1492  Thống hối (hay ăn năn tội) phải do động lực đức tin thúc đẩy. Nếu thống hối v́ ḷng mến Chúa, đó là ăn năn tội "cách trọn". Nếu v́ những lư do khác, th́ được gọi là ăn năn tội "cách chẳng trọn".

1493   Tội nhân muốn giao ḥa với Thiên Chúa và Hội Thánh, phải xưng cùng linh mục tất cả những tội trọng chưa xưng thú và nhớ được sau khi đă xét ḿnh kỹ lưỡng. Hội Thánh tha thiết khuyên xưng các tội nhẹ, mặc dù điều đó không buộc.

1494  Cha giải tội chỉ định việc "đền tội" cho hối nhân để đền bù những thiệt hại do tội gây ra và giúp họ trở lại với nếp sống của người môn đệ Đức Ki-tô.

1495  Chỉ các linh mục được Hội Thánh ban năng quyền giải tội, mới có thể tha tội nhân danh Đức Ki-tô.

1496  Hiệu quả thiêng liêng của bí tích Thống Hối là :

·         -giao ḥa với Thiên Chúa, nhờ đó hối nhân loại

·         được ân nghĩa với Chúa; - giao ḥa với Hội Thánh;

·         tha h́nh phạt đời đời đáng chịu v́ tội trọng;

·         tha, ít là một phần, các h́nh phạt tạm do tội;

·         lương tâm được b́nh an thư thái và được an ủi

·         thiêng liêng; - tăng cường sức mạnh thiêng liêng cho người Ki-tô hữu để họ chiến đấu.

1497  B́nh thường xưng tội cá nhân và xưng hết các tội trọng, sau đó linh mục giải tội, là cách thức duy nhất để tội nhân giao ḥa với Thiên Chúa và Hội Thánh.

1498  Nhờ các ân xá, các tín hữu có thể hưởng ơn tha thứ các h́nh phạt tạm do tội, hoặc nhường cho các linh hồn trong luyện ngục.