GLCG - Phần IV - Đoạn I - Chương III - Mục 1

CHƯƠNG BA

ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN

2697 (1099)  Cầu nguyện là sống với một tâm hồn đă được Thiên Chúa đổi mới. Cầu nguyện phải làm cho đời sống chúng ta sinh động mọi lúc. Tuy nhiên chúng ta thường quên Đấng là Sự Sống và là Tất Cả đối với chúng ta. V́ thế, tiếp nối truyền thống Đệ Nhị Luật và các ngôn sứ, những bậc thầy linh đạo đều nhấn mạnh: cầu nguyện là "nhớ đến Chúa", là thường xuyên hướng tâm hồn lên Chúa. "Phải nhớ đến Chúa nhiều hơn cả nhịp thở của ḿnh" (T. Ghê-gô-ri-ô thành Nadien, bài giảng thần học1,4). Nhưng chúng ta không thể cầu nguyện "trong mọi lúc", nếu không có những thời điểm chủ ư dành để cầu nguyện: đây là những giờ phút cao điểm của đời sống cầu nguyện, chuyên chú hơn và kéo dài hơn.

2698 (1168 1174 2177)  Truyền thống của Hội Thánh đề ra cho các tín hữu những dịp cầu nguyện để nuôi dưỡng đời sống nội tâm. Nhịp cầu nguyện hằng ngày là: kinh sáng và kinh tối, trước và sau các bữa ăn, các giờ kinh Phụng Vụ. Hằng tuần, Ki-tô hữu phải thánh hóa ngày Chúa nhật chủ yếu bằng kinh nguyện, mà trọng tâm là Thánh Lễ. Hằng năm, chu kỳ phụng vụ và các đại lễ là những nhịp căn bản cho đời sống cầu nguyện của Ki-tô hữu.

2699 (2563)  Chúa hoàn toàn tự do hướng dẫn mỗi người một cách. Mỗi tín hữu cũng đáp lại theo quyết tâm và những h́nh thức cầu nguyện riêng của ḿnh. Tuy nhiên, truyền thống Ki-tô giáo truyền lại ba h́nh thức cầu nguyện chính: Khẩu nguyện, suy gẫm và chiêm niệm. Cả ba cùng có một nét căn bản chung: tịnh tâm. Tỉnh thức, để giữ lấy Lời Chúa và để hiện diện trước nhan thánh Người. Để ba h́nh thức này trở thành những thời điểm đặc biệt trong đời sống cầu nguyện, chúng ta phải tỉnh thức.

Mục 1

Những h́nh thức cầu nguyện

I. KHẨU NGUYỆN

2700 (1176)  Thiên Chúa dùng Ngôi Lời của Người để nói với loài người. Kinh nguyện của chúng ta cũng được h́nh thành bằng lời: trong ḷng trí hay ra ngoài miệng. Điều quan trọng nhất là tâm hồn hướng về Đấng chúng ta thân thưa khi cầu nguyện. "Lời cầu nguyện của ta được Chúa nhậm lời, không tùy thuộc vào việc nói nhiều hay ít, nhưng tùy thuộc vào nhiệt tâm của linh hồn" (T. Gio-an Kim Khẩu,7) .

2701 (2603 612)  Đời sống Ki-tô hữu không thể thiếu khẩu nguyện. Việc Chúa Giê-su thinh lặng cầu nguyện đă thu hút các môn đệ, nhưng Người đă dạy họ một lời khẩu nguyện: Kinh Lạy Cha. Như Tin Mừng cho thấy, Đức Giê-su không chỉ đọc kinh chung theo phụng vụ của hội đường, mà c̣n lớn tiếng cầu nguyện riêng, từ lời hân hoan chúc tụng Chúa Cha cho đến lời xao xuyến trong vườn Cây Dầu (Mc 14, 36).

2702 (1146)  Bản tính con người đ̣i hỏi kết hợp giác quan với tâm t́nh khi cầu nguyện. Con người có hồn và xác nên cảm thấy cần bộc lộ những tâm t́nh ra bên ngoài. Lời cầu nguyện tha thiết nhất là lời khẩn cầu với cả tâm hồn và thể xác.

2703 (2097)  Nhu cầu này của con người cũng đáp lại đ̣i hỏi của Thiên Chúa. Thiên Chúa t́m những kẻ thờ phượng Người trong Thần Khí và Sự Thật, nên Người muốn chúng ta dâng lên kinh nguyện sống động tự đáy ḷng. Người c̣n muốn có những h́nh thức bên ngoài liên kết thân xác với kinh nguyện nội tâm, v́ chúng ta có bổn phận dâng lên Người lời ca ngợi hoàn hảo như thế.

2704  Khẩu nguyện là cầu nguyện thành tiếng, cách diễn tả rất phù hợp với con người, nên thích hợp nhất cho đám đông. Ngay cả khi cầu nguyện trong ḷng, chúng ta không được xao lăng khẩu nguyện. Kinh nguyện trở thành tâm t́nh bên trong khi chúng ta ư thức về Đấng "chúng ta đang thưa chuyện" (T. Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su). Lúc đó, khẩu nguyện biến thành h́nh thức đầu tiên của cầu nguyện chiêm niệm.

II. SUY GẪM

2705 (158 127)  Suy gẫm trước hết là t́m hiểu. Tâm trí ta t́m hiểu lư do và cách thức sống đời Ki-tô hữu, để đón nhận và đáp lại những ǵ Chúa đ̣i hỏi ta. Điều khó trong suy gẫm là phải cầm trí. Thông thường, chúng ta có thể dùng đến sách để được giúp đỡ mà loại sách này không thiếu: các Sách Thánh đặc biệt là Tin Mừng, các ảnh tượng thánh, bản văn phụng vụ theo ngày và theo mùa, tác phẩm của các Linh Phụ, các sách linh đạo, cuốn sách vĩ đại là vạn vật và lịch sử với trang "Ngày Hôm Nay" của Thiên Chúa.

2706  Suy gẫm là đối diện với điều ḿnh đọc và đối chiếu với bản thân. Nhờ đó, cuốn sách cuộc đời được mở ra. Chúng ta chuyển từ những tư tưởng sang thực tại. Tùy theo ḷng khiêm tốn và đức tin, chúng ta nhận thức những chuyển động nội tâm nhận định để biết ư Chúa. Điều chính yếu là phải thực thi chân lư để đến cùng Ánh Sáng: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm ǵ?"

2707 (2690 2664)  bao nhiêu bậc thầy linh đạo th́ có bấy nhiêu phương pháp suy gẫm. Mỗi Ki-tô hữu phải chọn cho ḿnh một phương pháp thích hợp để suy gẫm đều đặn; nếu không, tâm hồn họ sẽ giống như ba loại đất đầu tiên trong dụ ngôn Người Gieo Giống (x. Mc 4,4-7) . Nhưng phương pháp chỉ là người hướng dẫn, điều quan trọng là chúng ta phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mà tiến bước, theo Đức Ki-tô trên con đường cầu nguyện.

2708 (516-2678)  Muốn suy gẫm chúng ta phải vận dụng khả năng suy tư, trí tưởng tượng, cảm xúc và ước muốn, để đào sâu xác tín, khơi dậy ḷng hoán cải và củng cố quyết tâm theo Đức Ki-tô. Nên ưu tiên suy gẫm về "các mầu nhiệm của Đức Ki-tô" như trong sách thiêng liêng hay kinh Mân Côi. H́nh thức "miệng đọc ḷng suy" này có giá trị rất lớn, nhưng kinh nguyện Ki-tô giáo c̣n phải vươn xa hơn nữa: vươn tới việc nhận biết t́nh yêu Chúa Giê-su và kết hiệp với Người.

III. CHIÊM NIỆM

2709 (2562- 2564)  Chiêm niệm là ǵ? Thánh nữ Tê-rê-sa Cả cho biết: "Theo tôi, chiêm niệm chính là một cuộc trao đổi thân t́nh giữa hai người bạn, thường chỉ là một ḿnh đến với Thiên Chúa mà ta biết là Đấng yêu thương ta" (x. Vida 8) .

Trong chiêm niệm, chúng ta đi t́m "Đấng ḷng ta yêu mến"(Dc 1,7) (x. Dc 3,1-4) , nghĩa là chính Đức Giê-su, và trong Người, chúng ta t́m đến Chúa Cha. Chúng ta đi t́m Người, v́ ta yêu mến nên khao khát Người. Phải t́m kiếm Người với một đức tin tinh tuyền, đức tin này làm cho ta được sinh ra nhờ Người và được sống trong Người. Trong chiêm niệm, có thể chúng ta vẫn suy gẫm, nhưng tâm trí hướng thẳng về Chúa.

2710 (2726)  Chiêm niệm lúc nào và bao lâu tùy thuộc vào quyết tâm của ta, quyết tâm này bộc lộ các điều kín nhiệm trong ḷng. Không phải khi nào có thời giờ ta mới cầu nguyện, nhưng phải dành thời giờ cho Chúa, với quyết tâm không rút lại thời gian này, dù gặp thử thách và khô khan khi cầu nguyện. Không phải lúc nào cũng có thể suy gẫm, nhưng lúc nào cũng có thể chiêm niệm, bất chấp những t́nh trạng về sức khỏe, công việc và tâm t́nh. Nơi mà ta t́m kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa, trong khiêm nhu và tín thác chính là ḷng ta.

2711 (1348 2100)  Tương tự như khi cử hành phụng vụ Thánh Thể, khi chiêm niệm chúng ta phải "cầm trí", hoàn toàn phó thác cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ư thức Chúa ngự trong tâm hồn, giục ḷng tin đến trước nhan Chúa Đấng đang đợi chờ ta, phải rũ bỏ mọi thứ giả dối và hướng ḷng ḿnh về Chúa, Đấng yêu thương ta, để phó dâng bản thân cho Người như một lễ vật cần Người thanh luyện và biến đổi.

2712 (822)  Chiêm niệm là kinh nguyện của con cái Thiên Chúa, của tội nhân đă được tha thứ nay sẵn sàng đón nhận t́nh yêu được ban tặng và mong đáp lại t́nh yêu đó bằng cách yêu mến nhiều hơn. Người đó cũng biết rằng ḿnh có thể yêu thương, đáp trả được là nhờ Thánh Thần trong tâm hồn, v́ tất cả đều là ân sủng Thiên Chúa ban. Chiêm niệm là tâm t́nh của người nghèo khó và khiêm tốn phó thác cho thánh ư yêu thương của Chúa Cha, trong hiệp nhất ngày càng sâu xa hơn với Con Yêu Dấu của Người.

2713 (2259)  Như thế, chiêm niệm là h́nh thức đơn sơ nhất của kinh nguyện. Chiêm niệm là một hồng ân, một món quà Thiên Chúa ban tặng; chúng ta chỉ có thể đón nhận với tâm t́nh của người khiêm tốn và nghèo khó. Chiêm niệm là một tương quan giao ước Thiên Chúa thiết lập nơi đáy ḷng ta (Gr 31, 33). Chiêm niệm là hiệp thông: nhờ đó, Ba Ngôi Chí Thánh làm cho con người "mang h́nh ảnh Thiên Chúa" trở nên "giống Thiên Chúa".

2714  Chiêm niệm là cao điểm của đời cầu nguyện. Trong chiêm niệm "Chúa Cha ban cho chúng ta được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi chúng ta được vững vàng; cho chúng ta, nhờ ḷng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; cho chúng ta được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức mến" (x. Eph 3,16-17) .

2715 (1380 521)  Chiêm niệm là lấy đức tin mà chiêm ngắm Đức Giê-su. Người dân quê làng Ars đă từng nói với thánh Gio-an Vianê, cha sở của ông, về những lúc cầu nguyện trước Nhà Tạm: "Tôi nh́n Chúa và Chúa nh́n tôi". Muốn chiêm ngắm Chúa phải biết quên đi cái tôi của ḿnh. Cái nh́n của Chúa thanh luyện tâm hồn ta; ánh sáng tôn nhan Người soi sáng con mắt linh hồn, dạy cho ta biết nh́n tất cả trong ánh sáng của chân lư và ḷng thương xót Người dành cho mọi người. Khi chiêm niệm ta cũng nh́n vào các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Ki-tô; nhờ đó, ta hiểu biết thâm sâu về Chúa hơn để yêu mến và đi theo Người hơn nữa.

2716 (494)  Chiêm niệm là lắng nghe Lời Chúa. Đây không phải là một thái độ thụ động, nhưng là thái độ vâng phục của người tin Chúa, sự đón nhận vô điều kiện của người tôi tớ, sự gắn bó yêu thương của người con. Khi đó, cùng với Chúa Con, Đấng đă trở thành người tôi tớ, và với Đức Ma-ri-a, Người Nữ T́ khiêm tốn của Thiên Chúa, chúng ta thưa với Chúa Cha "xin vâng".

2717 (533 498)  Chiêm niệm là thinh lặng, "biểu tượng của thế giới đang tới", hay của "t́nh yêu thầm lặng". Trong tâm nguyện lời nói không phải là diễn từ, nhưng chỉ là những cọng rơm giữ cho ngọn lửa t́nh yêu luôn cháy sáng. Trong sự thinh lặng này, sự thinh lặng mà "kẻ hướng ngoại" không thể giữ nổi, Chúa Cha sẽ nói với ta Lời của Người: Ngôi Lời đă nhập thể, chịu đau khổ, chịu chết và sống lại; và Thần Khí nghĩa tử sẽ dạy ta cùng cầu nguyện với Chúa Giê-su.

2718  Chiêm niệm cho ta hiệp nhất với Đức Ki-tô trong kinh nguyện theo mức độ cho chúng ta tham dự vào mầu nhiệm của Người. Mầu nhiệm Đức Ki-tô được Hội Thánh cử hành trong bí tích Thánh Thể, và được Chúa Thánh Thần làm cho sống động trong chiêm niệm, để chúng ta bày tỏ các mầu nhiệm đó qua hành vi đức mến.

2719 (165 2730)  Chiêm niệm là một hiệp thông t́nh yêu có sức đem lại sự sống thần linh cho nhiều người, nếu chúng ta chấp nhận bước đi trong đêm tối đức tin. Đức Ki-tô đă trải qua Đêm hấp hối và Đêm âm phủ để bước vào Đêm Phục Sinh. Đây là ba đỉnh cao của Đức Giê-su. Chúa Thánh Thần chứ không phải "xác thịt yếu đuối" đă giúp Đức Giê-su sống Giờ ấy trong chiêm niệm. Chúng ta phải sẵn ḷng thức một giờ với Người.

TÓM LƯỢC

2720   Hội Thánh mời gọi các tín hữu cầu nguyện đều đặn qua các kinh nguyện hằng ngày và các Giờ Kinh Phụng Vụ, qua thánh lễ Chúa nhật và qua các lễ trọng của năm phụng vụ.

2721   Truyền thống Ki-tô giáo có ba h́nh thức cầu nguyện quan trọng: khẩu nguyện, suy gẫm và chiêm niệm. Cả ba đ̣i hỏi ta phải tịnh tâm.

2722   Dựa vào bản tính con người có hồn có xác, khẩu nguyện kết hợp thái độ bên ngoài với tâm t́nh bên trong theo gương Đức Giê-su, Đấng cầu nguyện với Thiên Chúa Cha và dạy các môn đệ kinh Lạy Cha.

2723   Suy gẫm là t́m hiểu trong khi cầu nguyện, bằng cách vận dụng khả năng suy tư, trí tưởng tượng, cảm xúc và ước muốn. Nhờ suy gẫm chúng ta hấp thụ được đề tài trong đức tin và đối chiếu với thực tại cuộc sống.

2724   Chiêm niệm là h́nh thức đơn sơ của kinh nguyện, là lấy đức tin mà chiêm ngắm Đức Giê-su, là lắng nghe Lời Chúa, là yêu mến Chúa trong thinh lặng. Chiêm niệm cho ta hợp nhất với Đức Ki-tô trong kinh nguyện của Đức Ki-tô theo mức độ chúng ta tham dự vào mầu nhiệm của Người.