Tiết 3:
Đức Giê-su Ki-tô được mai táng

624 (1005, 362 349)  "Đức Giê-su đă phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa" (Dt 2, 9). Trong ư định cứu độ, Thiên Chúa đă an bài cho Chúa Con không những "chết v́ tội lỗi chúng ta" (1Cr 15, 3), nhưng c̣n phải "nếm sự chết", nghĩa là trải qua cái chết, trạng thái hồn và xác tách rời nhau, từ lúc Người tắt thở trên thập giá cho đến khi sống lại. "Đức Ki-tô trải qua cái chết" là mầu nhiệm trong việc Người được mai táng và xuống ngục tổ tông. Đó là mầu nhiệm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh : Đức Ki-tô nghỉ yên trong mồ (x. Ga 19, 42) nói lên sự yên nghỉ ngày sa-bát vĩ đại của Thiên Chúa (x. Dt 4, 4-9), sau khi hoàn tất việc cứu độ loài người (x. Ga 19, 30) và đem lại b́nh an cho toàn thể vũ trụ (x. Cl 1, 18-20).

Thân xác Đức Ki-tô được mai táng

625  Thời gian Đức Ki-tô nghỉ yên trong mồ thật sự nối kết t́nh trạng có thể chịu đau khổ trước phục sinh với t́nh trạng vinh hiển hiện tại của Đấng Phục Sinh. Chính Đấng "hằng sống" có thể nói : "Ta đă chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời" (Kh 1, 18) :

Chúa Con đă để cho cái chết tách rời hồn khỏi xác, theo bản tính tự nhiên, nhưng Người đă kết hợp hồn với xác lại nhờ sự phục sinh, để bản thân Người trở thành giao điểm của sự chết và sự sống bằng cách ngăn chặn sự tan ră tự nhiên của thân xác do sự chết và trở thành nguyên lư hợp nhất của các phần đă bị tách rời (T. Ghê-rô<131)-ni-ô thành Nít-xê, sách giáo lư 16).

626 (470, 650)  V́ "Đấng khơi nguồn sự sống" mà người ta đă giết chết (Cv 3, 15) cũng là "Đấng hằng sống đă phục sinh" (Lc 24, 5-6), nên Ngôi Vị Thần Linh của Con Thiên Chúa vẫn tiếp nhận hồn và xác của Người bị cái chết tách rời:

Khi Đức Ki-tô chết, hồn đă ĺa khỏi xác, nhưng ngôi vị duy nhất của Người không bị chia ra, v́ ngay từ đầu nơi Ngôi Lời Nhập thể, xác và hồn hiện hữu ngang nhau; dù trong cái chết hồn xác tách rời nhau, nhưng vẫn ở với ngôi vị duy nhất của Ngôi Lời (T. Gio-an Da-mát 3, 27).

"Chúa không để Đấng Thánh của Người phải hư nát"

627 (1009 1683)  Cái chết của Đức Ki-tô là cái chết thật sự, v́ đă chấm dứt cuộc đời trần thế của Người. Nhưng bởi ngôi vị Chúa Con vẫn kết hợp với thân xác Người, nên thân xác ấy không trở thành một thi hài như trong những trường hợp khác, "v́ lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người măi" (Cv 2, 24). Do đó, quyền năng Thiên Chúa đă ǵn giữ thân xác Người khỏi hư nát" (T. Tô-ma Aquino tổng luận thần học 3, 51, 3). Về Đức Ki-tô, người ta có thể nói : "Người đă bị khai trừ khỏi cơi nhân sinh" (Is 53, 8), và cũng có thể nói : "Cả thân xác con nghỉ ngơi trong niềm hy vọng rằng Chúa chẳng đành bỏ mặc hồn con trong cơi âm ty; cũng không để vị thánh của Ngài phải hư nát" (Cv 2, 26-27) (x. Tv 16, 9-10). Việc Đức Giê-su sống lại vào "ngày thứ ba" (1 Cr 15, 4; Lc 24, 46) (x. Mt 12, 40; Gn 2, 11; Hs 6, 2) minh chứng điều ấy, v́ theo quan niệm của người xưa, việc hư nát thường xảy ra từ ngày thứ tư (x. Ga 11, 39).

"Cùng chịu mai táng với Đức Ki-tô... "

628 (537 1215)   Thuở ban đầu Hội Thánh ban bí tích Thánh Tẩy bằng cách d́m thụ nhân xuống nước. Hành động này có ư nghĩa là người Ki-tô hữu chết cho tội lỗi phải chịu mai táng cùng với Đức Ki-tô để sống một đời sống mới : "V́ được d́m vào trong cái chết của Người, chúng ta cùng được mai táng với Đức Ki-tô. Bởi thế, cũng như Người đă được sống lại từ cơi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, th́ chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6, 4) (x. Cl 2, 12; Ep. 5, 26).

TÓM LƯỢC
 
629  V́ mọi người, Đức Giê-su đă nếm sự chết (x. Dt 2, 9). Chính Chúa Con làm người đă chết và đă được mai táng.

630  Trong thời gian Đức Ki-tô nghỉ yên trong mồ, Ngôi Vị Thiên Chúa của Người vẫn tiếp nhận hồn và xác bị cái chết tách rời. Đó là lư do thân xác của Đức Ki-tô đă chết mà "không phải hư nát" (Cv 13, 37).