Tiết 2: Hội Thánh : Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Ki-tô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần

 
I. HỘI THÁNH LÀ DÂN THIÊN CHÚA

78l  "Chắc chắn trong mọi thời đại và mọi dân tộc, bất cứ người nào kính sợ Thiên Chúa và ăn ở ngay lành đều được Người đoái thương (x. Cv 10, 35). Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn thánh hoá và cứu độ con người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc, để họ nhận biết Người trong chân lư, và phụng sự Người trong thánh thiện. V́ thế, Người chọn dân Ít-ra-en làm dân Người, thiết lập với họ một giao ước, giáo huấn họ dần dần... Tuy nhiên, tất cả những điều ấy chỉ là chuẩn bị và h́nh bóng của Giao Ước mới hoàn hảo sẽ được kư kết trong Đức Ki-tô ... Đó là Giao Ước mới trong máu Người, Người triệu tập một dân đến từ dân Ít-ra-en và từ các dân ngoại, họp thành một khối duy nhất trong Thánh Thần" (LG 9).

Những đặc tính của dân Thiên Chúa

782 (87l)  Dân Thiên Chúa có những đặc tính rơ ràng, phân biệt họ với tất cả những tập thể tôn giáo, chủng tộc, chính trị hoặc văn hóa trong lịch sử.

·         (2787)  Họ là dân của Thiên Chúa : Thiên Chúa không là của riêng một dân tộc nào. Nhưng Người tạo cho ḿnh một dân tộc từ những người trước kia không phải là một dân tộc : "một giống ṇi được tuyển chọn, một hoàng tộc chuyên lo tế tự, một dân thánh" (1 Pr 2, 9).

·         (1267) Người ta trở nên thành viên của Dân này, không phải do huyết thống nhưng "được sinh ra từ trên", "bởi nước và Thánh Thần" (Ga 3, 3-5), nghĩa là nhờ tin vào Đức Ki-tô và nhờ Phép Rửa.

·         Dân này có vị Thủ Lănh (Đầu) là Đức Ki-tô (Đấng đựơc xức dầu, Mê-si-a), v́ cùng được xức dầu bởi một Chúa Thánh Thần, chảy từ đầu xuống thân, nên dân này là dân Mê-si-a.

·         (1741)  "Thân phận dân này là phẩm giá của những người con tự do của Thiên Chúa : Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn họ như trong một đền thờ. " 

·         "Luật của họ là giới răn mới : phải yêu thương nhau như chính Chúa Ki-tô đă yêu thương chúng ta" (x. Ga l3, 34). Đó là luật "mới" của Chúa Thánh Thần (Rm 8, 2; Gl 5, 25).

·         Sứ mạng của dân này là làm muối đất và ánh sáng thế gian (x. Mt 5, l3-l6). "Dân này là hạt giống tốt nhất giúp toàn nhân loại hiệp nhất, hy vọng và được cứu độ. "

·         (769) Cuối cùng, cứu cánh của Dân là "Nước Thiên Chúa được khai nguyên trên trần gian và ngày càng lan rộng, cho đến khi được chính Người hoàn tất trong ngày thế mạt ".

Một dân tư tế, ngôn sứ và vương giả

783 (436, 873)   Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần xức dầu và tấn phong Đức Giêsu Ki-tô làm "Tư tế, Ngôn sứ và Vua". Toàn thể Dân Thiên Chúa tham dự ba chức năng đó của Đức Ki-tô và lănh trách nhiệm thực hiện sứ mạng phục vụ, xuất phát từ ba chức năng đó (RH l8, 2l).

784 (l268 l546)  Khi gia nhập Dân Thiên Chúa, bằng đức tin và phép rửa, chúng ta dự phần vào ơn gọi vô song của Dân ấy : ơn gọi tư tế . "Đức Giê-su Ki-tô được cất nhắc làm thượng tế giữa loài người, đă làm cho Dân mới "thành một vương quốc, thành những tư tế cho Thiên Chúa, Cha Người". Thực vậy, những người đă lănh phép rửa, nhờ sự tái sinh và xức dầu của Thánh Thần, được thánh hiến để trở thành đền thờ thiêng liêng và nhận chức tư tế thánh" (LG l0).

785 (92)  "Dân thánh của Thiên Chúa tham dự chức năng ngôn sứ của Đức Ki-tô" : nhờ cảm thức siêu nhiên của đức tin của toàn thể Dân Chúa, của giáo dân cũng như của hàng giáo phẩm, khi "gắn bó hoàn toàn với đức tin đă được truyền lại cho Dân thánh chỉ một lần là đủ" (LG l2), khi t́m hiểu, đào sâu nội dung đức tin ấy, và khi trở nên chứng nhân của Đức Ki-tô giữa đời.

786 (2449 2443)  Dân Thiên Chúa c̣n tham dự vương quyền của Đức Ki-tô. Đức Ki-tô thi hành vương quyền bằng cách nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh mà thu hút mọi người đến với ḿnh (x. Ga12, 32). Dù là Vua và Chúa muôn loài, Đức Ki-tô đă tự hạ làm tôi tớ mọi người, v́ "Người không đến để được hầu hạ mà để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người" (Mt 20, 28). Đối với Ki-tô hữu, "muốn làm Vua với Đức Ki-tô phải phục vụ Người" (LG 36), cách riêng "trong những người nghèo khó và đau khổ, v́ nơi họ, Hội Thánh nhận ra h́nh ảnh của Đấng Sáng Lập nghèo khó và đau khổ của ḿnh" (LG 8). Dân Thiên Chúa thực hiện "phẩm giá vương giả" của ḿnh bằng cách sống phù hợp ơn gọi phục vụ với Đức Ki-tô.

Dấu Thánh Giá làm cho tất cả những người được tái sinh trong Đức Ki-tô trở thành Vua. Việc Thánh Thần xức dầu, thánh hiến họ làm tư tế. Không kể đến thừa tác vụ tư tế của hàng giáo sĩ, mọi Ki-tô hữu, nhờ đặc sủng của Thánh Thần và nhờ sử dụng lư trí, nhận ra ḿnh thuộc ḍng dơi vương giả và chia sẻ chức năng tư tế. Thật vậy, ai vương giả hơn người bắt thân xác ḿnh qui phục Thiên Chúa? Và ai xứng đáng làm tư tế cho bằng kẻ hiến cho Chúa một lương tâm trong sạch và dâng trên bàn thờ tâm hồn ḿnh, những lễ vật tinh tuyền của một đời phụng sự Chúa (T. Lê-ô cả, bài giảng. l, l).

II. HỘI THÁNH LÀ THÂN THỂ CHÚA KI-TÔ

Hội Thánh là hiệp thông với Đức Giê-su

787 (755)  Ngay từ đầu, Chúa Giê-su đă cho các môn đệ dự phần vào đời sống của ḿnh (x. Mc 1, l6-20; 3, l3-l9). Người mặc khải cho họ mầu nhiệm Nước Trời (x. Mt l3, l0-l7) và cho họ tham gia vào sứ mạng, chia sẻ niềm vui (x. Lc l0, l7-20) và khổ đau của Người (x. Lc 22, 28-30). Đức Giê-su nói đến một sự hiệp thông mật thiết hơn giữa Người với những ai sau này sẽ theo Người : "Hăy lưu lại trong Thầy ... như Thầy trong anh em... Thầy là cây nho, anh em là ngành" (Ga l5, 4-5). Người loan báo một sự hiệp thông thật sự và mầu nhiệm giữa thân thể Người và thân thể chúng ta: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta th́ kết hợp với Ta và Ta với người ấy" (Ga 6, 56).

788 (69O)  Khi không c̣n hiện diện hữu h́nh với các môn đệ, Chúa Giê-su không để các môn đệ phải mồ côi (x. Ga l4, l8). Người hứa ở với họ cho đến tận thế (x. Mt 28, 20), Người cử Thánh Thần đến với họ (x. Ga 20, 22; Cv 2, 33). Nhờ đó sự hiệp thông với Người, trở nên mật thiết hơn : "Khi thông truyền Thánh Thần cho những anh em được Người qui tụ từ muôn dân, Đức Ki-tô tạo lập họ thành Thân Thể Người cách mầu nhiệm" (LG 7).

789 (52l)  Khi so sánh Hội Thánh với thân thể con người, chúng ta thấy rơ mối liên hệ mật thiết giữa Hội Thánh với Đức Ki-tô. Hội Thánh không chỉ được quy tụ quanh Đức Ki-tô, nhưng được thống nhất trong Người, trong Thân Thể Người. Trong Hội Thánh là Thân Thể Đức Ki-tô, chúng ta cần lưu ư đặc biệt ba khía cạnh sau : Các chi thể hợp nhất với nhau nhờ kết hợp với Đức Ki-tô; Đức Ki-tô là Đầu của Thân Thể Hội Thánh là Hiền Thê của Đức Ki-tô.

"Một Thân Thể duy nhất"

790 (947 l227 l329)  Khi đáp lại Lời Thiên Chúa và trở nên chi thể Đức Ki-tô, các tín hữu được kết hợp mật thiết với Người: "Trong thân thể ấy, sự sống Chúa Ki-tô tràn lan trên các tín hữu. Nhờ các bí tích, các tín hữu được kết hợp thật sự và cách mầu nhiệm với Chúa Ki-tô đau khổ và hiển vinh" (LG 7). Thật vậy, nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được kết hợp với Đức Ki-tô trong cuộc khổ nạn và phục sinh của Người (x Rm 6, 4-5;1Cr 12, 13) ; và nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta "được thông dự thực sự vào Thân Thể của Đức Ki-tô", "nên chúng ta được nâng lên để hiệp thông với Người và với nhau" (LG 7).

791 (8l4, l937)  Sự hiệp nhất trong Thân Thể không làm mất tính đa dạng của các chi thể : "Trong việc xây dựng Thân Thể của Chúa Ki-tô, cần có nhiều chi thể với những phận vụ khác nhau. Chỉ có một Chúa Thánh Thần ban những ân sủng khác nhau, để làm ích cho Hội Thánh theo sự sung măn của Người và tùy nhu cầu của các công việc". Sự hiệp nhất của Nhiệm Thể làm phát sinh và thúc đẩy ḷng bác ái giữa các tín hữu. "Nếu một chi thể nào đau đớn, th́ tất cả các chi thể khác đều bị đau đớn; và nếu một chi thể nào được vinh dự, th́ tất cả các chi thể khác cùng chung vui" (LG 7). Sau cùng, sự hiệp nhất của Nhiệm Thể vượt qua mọi chia rẽ của loài người : "Quả thế, được d́m vào nước Thánh Tẩy để nên một với Đức Ki-tô, tất cả anh em được mặc lấy Đức Ki-tô; không c̣n chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; v́ tất cả anh em chỉ là một nhờ được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su" (Gl 3, 27-28).

Đức Ki-tô là Đầu của Thân Thể "

792 (669 lll9)  Đức Ki-tô là "Đầu của Thân Thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh" (Cl 1, 18). Người là nguyên lư của công tŕnh sáng tạo và cứu chuộc. Được cất nhắc vào trong vinh quang của Chúa Cha, "trong mọi sự Người đứng hàng đầu" (Cl 1, 18), nhất là trong Hội Thánh, nhờ Hội Thánh Người mở rộng vương triều của Người trên mọi sự.

793 (661 5l9)  Người kết hiệp chúng ta vào cuộc Vượt Qua của Người : Mọi chi thể phải trở nên giống Đức Ki-tô "cho đến khi Đức Ki-tô được h́nh thành nơi anh em" (Gl 4, l9). "Chính v́ thế chúng ta được kết nạp vào mầu nhiệm sự sống của Người ... , thông hiệp với những đau khổ của Người như thân thể kết hiệp với đầu, kết hiệp với sự thương khó của Người để được cùng Người vinh hiển" (LG 7).

794 (872)  Người giúp chúng ta tăng trửơng (x. Cl 2, l9). Để chúng ta lớn lên vươn tới Người là Đầu, Đức Ki-tô phân phối những ân huệ và những thừa tác vụ trong Thân Thể Người là Hội Thánh, nhờ đó chúng ta giúp nhau trên đường cứu độ.

795 (695)   Chúa Ki-tô hợp với Hội Thánh làm thành "Đức Ki-tô toàn diện". Hội Thánh là một với Đức Ki-tô. Các thánh ư thức sâu xa về sự hiệp nhất này :

"Chúng ta hăy vui mừng và cảm tạ, v́ chúng ta không những trở thành Ki-tô hữu, mà trở thành chính Đức Ki-tô. Anh em có hiểu ơn trọng đại Thiên Chúa ban, khi Người cho Đức Ki-tô làm Đầu chúng ta không ? Anh em hăy cảm phục và vui mừng, chúng ta đă trở nên Đức Ki-tô. Quả thế, nếu Người là Đầu và chúng ta là chi thể, th́ con người đầy đủ chính là Đức Ki-tô cộng với chúng ta ... . Sự viên măn của Đức Ki-tô chính là Đầu cùng với chi thể. Đầu nào? Chi thể nào? Đó là Đức Ki-tô và Hội Thánh" (x. T. Âu-tinh chú giải Tin Mừng thánh Gioan 2l, 8).

"Đấng Cứu Chuộc chúng ta đă xuất hiện như một người duy nhất với Hội Thánh mà Người đă đảm nhận làm thân thể Người" (x. T. Ghê-gô-ri-ô, cả bài giảng luân lư trong sách Gióp l, 6, 4).

(1474)   "Đầu và các chi thể làm nên một ngôi vị thần bí" (x. T. Tô-ma Aquinô, tổng luận thần học 3, 48, 2, ad l-7).

Một câu nói của Thánh Giăn-Đắc trước toà án tóm tắt niềm tin của các thánh tiến sĩ và cũng diễn tả lương tri của người tín hữu "Đức Ki-tô và Hội Thánh chỉ là một, đừng thắc mắc chi hết" (x. T. Gian-Đa, hồ sơ toà án).

Hội Thánh là Hiền Thê của Đức Ki-tô

796 (757 2l9 772 l602 l6l6)   Sự hiệp nhất giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh, giữa Đầu và các chi thể của Thân Thể, cũng bao trùm có sự phân biệt giữa hai bên trong một tương quan cá vị. Khía cạnh này thường được diễn tả qua h́nh ảnh Phu Quân và Hiền Thê. Đề tài Đức Ki-tô Phu Quân của Hội Thánh đă dược các ngôn sứ chuẩn bị và Gio-an Tẩy Giả báo trước (x. Ga 3, 29). Chính Chúa Giê-su cũng tự xưng là "hôn phu" (Mc 2, 19) (x. Mt 22, 1-14; 25, -13). Thánh Phao-lô giới thiệu Hội Thánh và mỗi tín hữu, chi thể của Thân Thể, như Hiền Thê "được đính hôn" với Đức Ki-tô để nên cùng một Tinh Thần với Người (x. 1Cr 6, 15-17; 2Cr ll, 2). Hội Thánh là Hiền Thê không t́ vết của Con Chiên tinh tuyền (x. Kh 22, 17; Ep l, 4; 5, 27), Hiền Thê mà Đức Ki-tô yêu mến và hiến mạng sống để "thánh hoá" (Ep 5, 26). Người liên kết với Hội Thánh bằng một giao ước vĩnh cửu, và không ngừng chăm sóc Hội Thánh như chính Thân Thể ḿnh (x. Ep 5, 29).

"Đây là Đức Ki-tô toàn diện, Đầu và thân thể, "nhiều" thành "một" ... . Đầu nói, hay các chi thể nói, cũng là Đức Ki-tô nói :Người nói với tư cách là Đầu hay với tư cách là Thân Thể. Sách Thánh nói thế nào? "Cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh" (Ep 5, 3l-32). Và chính Chúa Giê-su cũng nói trong Tin Mừng: "Không c̣n là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt" (Mt l9, 6). Như anh em đă thấy, thật sự th́ có hai người khác nhau, nhưng cả hai đă nên một khi thành vợ thành chồng ... . Với tư cách là Đầu, Người tự xưng là "Phu quân"; với tư cách là Thân Thể, Người tự xưng là "Hiền thê" (x. T. Âu-tinh, chú giải thánh vịnh 74, 4).

III. HỘI THÁNH là ĐỀN THỜ của CHÚA THÁNH THẦN

797 (813 586)  "Tinh thần hay linh hồn tương quan với chi thể thế nào th́ Chúa Thánh Thần cũng như thế đối với các chi thể của Đức Ki-tô, với Thân thể Người, là Hội Thánh" (T. Âu-tinh, bài giảng 267, 4). "Chính nhờ Thánh Thần của Đức Ki-tô, như một nguyên lư tiềm ẩn, mà tất cả các phần của Thân Thể được nối kết với nhau cũng như với Đầu, v́ Người hiện diện trọn vẹn nơi Đầu, trọn vẹn nơi Thân thể, trọn vẹn nơi mỗi một chi thể" (x. Pi-ô XII, Thông diêp Thánh Thể DS 3808). Chúa Thánh Thần làm cho Hội Thánh trở nên "Đền Thờ của Thiên Chúa hằng sống" (2 Cr 6, 16) (x. 1Cr 3, l6-l7; Ep 2, 21).

Hồng ân Thiên Chúa được uỷ thác cho Hội Thánh. Nơi Hội Thánh, Thiên Chúa cho chúng ta hiệp thông với Đức Ki-tô, nghĩa là được nhận lănh Chúa Thánh Thần, Đấng bảo đảm chúng ta sẽ được sống đời đời, củng cố đức tin và làm thang đưa chúng ta lên tới Thiên Chúa ... V́ ở đâu có Hội Thánh, th́ ở đó có Thánh Thần của Thiên Chúa; và ở đâu có Thánh Thần của Thiên Chúa, ở đó có Hội Thánh và mọi thứ ân sủng (T. I-rê-nê, chống lạc giáo, 3, 24, 1).

798 (737 1091-1109 791)  Chúa Thánh Thần là "nguyên lư của mọi hành động tác sinh và thật sự cứu độ trong từng thành phần của Thân Thể" (Pi-ô XII, "Thông điệp Thánh Thể : DS 3808"). Bằng nhiều cách, Người xây dựng toàn thân trong bác ái (x. Ep 4, l6), bằng Lời Thiên Chúa, "Lời có khả năng xây dựng" (Cv 20, 32); bằng bí tích Thánh Tẩy, tạo nên Thân Thể Đức Ki-tô (x. 1Cr l2, l3-9); bằng các bí tích giúp các chi thể lớn lên và được chữa lành; bằng "ân sủng được trao ban cho các tông đồ, ân sủng vượt trên các ân sủng khác" (LG 7); bằng các nhân đức, giúp các tín hữu hành động theo sự lành, và cuối cùng bằng những "đặc sủng" giúp các tín hữu "có đủ khả năng, sẵn ḷng đảm nhận các công việc và nhiệm vụ khác nhau, để mưu ích cho việc canh tân, xây dựng và phát triển Hội Thánh" (LG l2-AA 3).

Các đặc sủng

799 (951, 2003)  Dù là phi thường, hay đơn giản và khiêm tốn , các đặc sủng là những ân huệ của Chúa Thánh Thần, trực tiếp hay gián tiếp đều nhằm lợi ích cho Hội Thánh, để xây dựng Hội Thánh, mưu ích cho loài người và đáp ứng những nhu cầu của thế giới.  800  Người thụ lănh cũng như tất cả các chi thể của Hội Thánh, phải đón nhận các đặc sủng với ḷng tri ân. Đó là nguồn ân sủng phong phú kỳ diệu cho sức sống tông đồ và cho sự thánh thiện của tất cả Thân Thể Đức Ki-tô, với điều kiện những ân sủng đó phải thực sự xuất phát từ Chúa Thánh Thần, và được sử dụng hoàn toàn phù hợp với những thúc đẩy của Người, nghĩa là theo đức ái, khuôn vàng, thước ngọc cho tất cả các đặc sủng (x. 1Cr 13).

801 (894 1905)  Theo chiều hướng này, Hội Thánh luôn cần nhận định các đặc sủng. Không đặc sủng nào cho phép tín hữu khỏi phải tôn trọng và tuân phục các Mục Tử của Hội Thánh. "Các ngài có nhiệm vụ đặc biệt phải thử thách tất cả, không phải để dập tắt Thánh Thần, nhưng để giữ lại những điều thiện hảo", nhằm phối hợp tất cả các đặc sủng trong sự khác biệt và bổ sung lẫn nhau, "v́ lợi ích chung" (1Cr 12, 7; LG 30; CL 24).

TÓM LƯỢC

802  "Đức Giê-su Ki-tô đă tự hiến v́ chúng ta, để cứu chuộc chúng ta thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta thành Dân riêng của Người" (Tt 2, l4).

803  "Anh em là giống ṇi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa" (1Pr 2, 9).

804  Chúng ta gia nhập Dân Thiên Chúa bằng đức tin và phép rửa. "Tất cả mọi người đều được gọi gia nhập dân Thiên Chúa" (LG 13), hầu trong Đức Ki-tô "loài người họp thành một gia đ́nh duy nhất và một Dân duy nhất của Thiên Chúa" (AG l).

805  Hội Thánh là Thân Thể của Đức Ki-tô. Đức Ki-tô chết và phục sinh làm cho cộng đoàn tín hữu thành Thân Thể của ḿnh, nhờ Chúa Thánh Thần và tác động của Người trong các Bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.

806  Trong sự hiệp nhất của Thân Thể này, có nhiều chi thể và chức vụ khác nhau. Tất cả các chi thể đều được liên kết với nhau, nhất là với những người đau khổ, những người nghèo và những người bị bách hại.

807  Hội Thánh là Thân Thể mà Đức Ki-tô là Đầu. Hội Thánh sống nhờ Người, trong Người, và cho Người; Người sống với Hội Thánh và trong Hội Thánh.

808  Hội Thánh là Hiền Thê của Đức Ki-tô: Người yêu mến Hội Thánh và đă hiến ḿnh v́ Hội Thánh. Người đă thanh luyện Hội Thánh bằng Máu Người. Người làm cho Hội Thánh trở nên Mẹ, sinh ra tất cả con cái của Thiên Chúa.

809  Hội Thánh là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Nhiệm Thể, là nguyên lư của sự sống, của hiệp nhất trong khác biệt, của các ân huệ và đặc sủng phong phú trong Hội Thánh.

810  "Như thế Hội Thánh phổ quát xuất hiện như một Dân được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (LG 4; trích dẫn T. Síp-ri-a-nô).