Tiết 3:

Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền

811 (750 832, 865)   "Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Hội Thánh là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (LG 8). Bốn thuộc tính bất khả phân ly này (DS 2888) cho thấy những nét cốt yếu và sứ mạng của Hội Thánh. Hội Thánh không tự ḿnh có được các thuộc tính ấy; chính Chúa Ki-tô, nhờ Thánh Thần, cho Hội Thánh được duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền. Cũng chính Người mời gọi Hội Thánh thể hiện các thuộc tính ấy.

812 (l56, 770)  Chỉ có đức tin mới nhận thấy các thuộc tính của Hội Thánh xuất phát từ nguồn mạch thần linh. Nhưng những biểu hiện lịch sử của các thuộc tính ấy là những dấu chỉ rơ ràng đối với lư trí loài người. Công Đồng Va-ti-ca-nô I nhắc rằng : "Căn cứ vào sự thánh thiện, sự duy nhất mang tính công giáo và sự tồn tại vững bền của Hội Thánh, Hội Thánh tự ḿnh cũng đă là lư do mạnh mẽ và thường xuyên để đáng được tin, là bằng chứng không thể phi bác được về sứ mạng thần linh của ḿnh" (DS 30l3).

I. HỘI THÁNH DUY NHẤT

"Mầu nhiệm thánh thiêng về tính duy nhất của Hội Thánh" (x. UR 2)

813 (l72 797 766)  Căn cứ vào nguồn gốc, Hội Thánh phải duy nhất : "Mẫu mực tối cao và nguyên lư của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất : Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần" (x. UR 2). Căn cứ vào Đấng Sáng Lập, Hội Thánh phải duy nhất : "V́ chính Chúa Con nhập thể đă dùng thập giá để ḥa giải mọi người với Thiên Chúa, tái lập sự hiệp nhất mọi người thành một dân tộc và một thân thể" (x. GS 78, 3). Căn cứ vào Thánh Thần, Hội Thánh phải duy nhất : "Chúa Thánh Thần ngự trong ḷng các tín hữu, hiện diện và chi phối trong toàn Hội Thánh, thực hiện sự thông hiệp kỳ diệu ấy nơi các tín hữu và liên kết tất cả trong Chúa Ki-tô cách mật thiết đến nỗi Người là nguyên lư hiệp nhất của Hội Thánh" (x. UR 2). V́ vậy, theo bản chất, Hội Thánh là duy nhất :

"Mầu nhiệm lạ lùng thay! Vũ trụ có một Cha duy nhất; một Ngôi Lời duy nhất và một Thánh Thần duy nhất, đâu cũng thế chỉ có một người mẹ đồng trinh duy nhất mà tôi thích gọi là Hội Thánh" (T. Cờ-lê-men-tê A-lê-xan-ri-a, giáo huấn l, 6).

814 (79l, 873 l202 832)  Ngay từ khởi đầu, Hội Thánh duy nhất này cũng rất đa dạng. Tính đa dạng này phát xuất từ những ân huệ khác nhau của Thiên Chúa cũng như từ số đông người lănh nhận các ân huệ ấy. Dân Thiên Chúa duy nhất quy tụ nhiều dân tộc và nhiều văn hóa khác nhau. Giữa các thành phần của Hội Thánh vẫn có những ân huệ, những chức vụ, những hoàn cảnh và những lối sống khác nhau; "ngay trong sự hiệp thông của Hội Thánh, cũng có sự hiện diện chính đáng của những Hội Thánh địa phương, thừa hưởng những truyền thống riêng" (LG l3). Sự đa dạng làm cho Hội Thánh thêm phong phú và không nghịch lại sự hiệp nhất. Tuy nhiên tội lỗi và hệ quả nặng nề của nó không ngừng đe dọa ơn hiệp nhất. V́ thế thánh Phao-lô đă khuyên : "Anh em hăy thiết tha duy tŕ sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại, bằng cách ăn ở thuận ḥa gắn bó với nhau" (Ep 4, 3).

815 (l827 830 , 837)  Đâu là những mối dây liên kết tạo sự hiệp nhất trong Hội Thánh? "Trên hết là đức ái: mối dây liên kết tuyệt hảo" (Cl 3, l4). Sự hiệp nhất của Hội Thánh lữ hành c̣n được bảo đảm bằng những dây liên kết hữu h́nh :

(173)

·         -Tuyên xưng một đức tin duy nhất nhận được từ các tông đồ

·         -Cử hành chung việc phụng tự dâng lên Thiên Chúa, nhất là các bí tích;

·         -Kế nhiệm tông đồ qua bí tích Truyền Chức Thánh để giữ ǵn sự ḥa hợp huynh đệ của gia đ́nh Thiên Chúa (x. UR 2; LG 14, CIC can 205)

816  "Hội Thánh duy nhất của Đức Ki-tô... là Hội Thánh mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta, sau khi phục sinh, đă trao phó cho Phê-rô chăn dắt. Người phó thác cho Phê-rô cũng như cho các tông đồ khác truyền bá, cai quản ... Như là một xă hội được thiết lập qui củ trên thế gian, Hội Thánh ấy được thể hiện nơi Hội Thánh Công Giáo do vị kế nhiệm Phê-rô và các giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển" (LG 8).

(830)   Sắc lệnh về Hiệp Nhất của Công Đồng Va-ti-ca-nô II nói rơ : "Chỉ nhờ Hội Thánh Công Giáo của Chúa Ki-tô" là "phương thế cứu độ chung", mới có thể đạt được đầy đủ các phương tiện cứu độ. V́ chúng tôi tin, Chúa đă ủy thác tất cả sản nghiệp Tân Ước cho cộng đoàn tông đồ do Phê-rô lănh đạo, để tạo thành một Thân Thể duy nhất của Chúa Ki-tô ở trần gian. Tất cả những ai đă thuộc về Dân Chúa một cách nào đó, đều phải tháp nhập vào Thân Thể ấy" (UR 3).

Sự hiệp nhất bị tổn thương

817 (2089)   Thực ra "ngay từ buổi sơ khai, trong Hội Thánh độc nhất và duy nhất của Thiên Chúa, đă xuất hiện ít nhiều rạn nứt mà thánh Phao-lô đă nặng lời quở trách như là đáng lên án. Trong các thời đại kế tiếp, phát sinh nhiều phân rẽ trầm trọng hơn và nhiều công đoàn đáng kể đă hoàn toàn ly khai khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh Công Giáo, đôi khi tại lỗi của những người ở cả hai bên" (x. UR 3). Những đoạn tuyệt làm tổn thương sự hiệp nhất của Nhiệm Thể Chúa Ki-tô (lạc giáo, bội giáo và ly giáo) (x. CIC can 75l) đă do tội lỗi con người gây ra :

"Ở đâu có tội lỗi, ở đó có chia rẽ, ly giáo, lạc giáo, có tranh chấp. Trái lại, ở đâu có nhân đức, ở đó có hiệp nhất, có hoà hợp làm cho tất cả các tín hữu chỉ c̣n là một thân thể và một linh hồn" (O-ri-gê-nê, chú giải đoạn Êdêkien 9, 1).

818 (127l)  "Ngày nay những người sinh trưởng trong các cộng đoàn ly khai ấy, và thấm nhuần đức tin nơi Chúa Ki-tô, không thể bị kết tội chia rẽ. Hội Thánh Công Giáo kính trọng, yêu thương họ như anh em ... . Một khi đă được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu Phép Rửa tội, họ đă được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, và v́ thế có quyền mang danh Ki-tô hữu, xứng đáng được con cái của Hội Thánh Công giáo nh́n nhận là anh em trong Chúa" (UR 3).

819  Hơn nữa có "nhiều yếu tố thánh hóa và chân lư"(x. LG 8) không nằm trong giới hạn hữu h́nh của Hội Thánh Công Giáo như : "Lời Chúa ghi chép trong Thánh Kinh, đời sống trong ơn thánh, đức tin, cậy, mến, và các ơn nội tâm do Thánh Thần ban, cùng những yếu tố hữu h́nh khác" (x. UR 3; LG 15). Thánh Thần của Đức Ki-tô dùng những Giáo Hội và cộng đoàn ấy như những phương tiện cứu độ có sức mạnh xuất phát từ sự sung măn của ân sủng và của sự thật mà Đức Ki-tô đă giao phó cho Hội Thánh Công Giáo. Tất cả những điều thiện hảo đó đều xuất phát từ Đức Ki-tô và dẫn đến Đức Ki-tô (x. UR 3), nên chúng đ̣i hỏi mọi Ki-tô hữu phải tiến đến "sự hiệp nhất Công Giáo" (LG 8).

Tiến đến hiệp nhất

820 (2748)  "Đức Ki-tô từ ban đầu đă rộng ban cho Hội Thánh ơn hiệp nhất. Chúng tôi tin rằng sự hiệp nhất ấy tồn tại măi trong Hội Thánh Công Giáo và chúng tôi hy vọng sự hiệp nhất ngày càng phát triển cho đến ngày tận thế" (x. UR 4). Đức Ki-tô vẫn luôn luôn ban cho Hội Thánh ơn hiệp nhất, nhưng Hội Thánh phải luôn luôn cầu nguyện và hành động để duy tŕ, tăng cường và hoàn chỉnh sự hiệp nhất như Đức Ki-tô muốn. V́ thế, chính Chúa Giê-su cầu nguyện trong giờ khổ nạn và không ngừng cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ được hiệp nhất : "Xin cho tất cả nên một! Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ cũng được ở trong chúng ta, để thế gian tin rằng Cha đă sai Con" (Ga l7, 2l). Ước mong t́m lại sự hiệp nhất của tất cả các Ki-tô hữu là ơn của Đức Ki-tô và lời mời gọi của Chúa Thánh Thần (UR l).

821  Để đáp lại lời mời gọi hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh cần :

·         canh tân thường xuyên để ngày càng trung thành hơn với ơn gọi của ḿnh. Sự canh tân này là động lực của phong trào hiệp nhất (x. UR 6).

·         (827) -hoán cải nội tâm "để sống phù hợp hơn với Tin Mừng" (UR 7), v́ chính sự bất trung với hồng ân của Đức Ki-tô sẽ gây chia rẽ giữa các chi thể

·         (279)  cầu nguyện chung, v́ "sự hoán cải tâm hồn và đời sống thánh thiện cùng với những lời kinh chung hoặc riêng cầu cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu, phải được coi như là linh hồn của mọi phong trào đại kết và xứng đáng mệnh danh là" đại kết thiêng liêng" (UR 8);

·         hiểu biết nhau trong t́nh huynh đệ (x. UR 9);

·         đào tạo các tín hữu, nhất là các linh mục theo hướng đại kết (x. UR l0);

·         đối thoại giữa các nhà thần học, gặp gỡ giữa các Ki-tô hữu của các Hội Thánh và các cộng đoàn khác nhau (x. UR 4; 9; ll).

·         Hợp tác giữa các Ki-tô hữu trong các lănh vực khác nhau để phục vụ con người (x. UR 12).

822  Mối bận tâm tái lập hiệp nhất "liên hệ đến toàn thể Hội Thánh, tín hữu cũng như mục tử" (UR 5). Nhưng cũng cần ư thức rằng "ư nguyện thánh thiện muốn giao ḥa toàn thể Ki-tô hữu trong sự hiệp nhất của Hội Thánh duy nhất và độc nhất của Chúa Ki-tô, vượt quá sức lực và khả năng loài người". V́ thế, chúng ta đặt hết hy vọng "vào lời Chúa Ki-tô nguyện cầu cho Hội Thánh, vào t́nh thương của Chúa Cha đối với chúng ta và vào quyền lực của Chúa Thánh Thần" (UR 24).

II. HỘI THÁNH THÁNH THIỆN

823 (459 796 946)  "Chúng tôi tin Hội Thánh ... măi măi thánh thiện. Thật vậy, Chúa Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là "Đấng Thánh duy nhất", đă yêu dấu Hội Thánh như Hiền Thê của ḿnh và đă hiến thân để thánh hóa Hội Thánh. Người kết hiệp với Hội Thánh như Thân Thể ḿnh, và ban cho dư đầy ơn Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa" (x. LG 39). V́ thế Hội Thánh là "Dân Thánh của Thiên Chúa" (x. LG l2) và các thành viên của Hội Thánh được gọi là "thánh" (x Cv 9, l3; 1Cr 6, l;l6, l).

824 (8l6)   Nhờ kết hiệp với Đức Ki-tô, Hội Thánh được Người thánh hóa. Nhờ Người và trong Người, Hội Thánh cũng thánh hóa. "Tất cả các công việc của Hội Thánh đều hướng về cứu cánh là thánh hóa loài người trong Đức Ki-tô và tôn vinh Thiên Chúa" (x. SC l0). Hội Thánh được ủy thác "đầy đu<150) các phương tiện cứu độ" (x. UR 3). Chính trong Hội Thánh, "chúng ta đạt đến sự thánh thiện nhờ ơn Thiên Chúa" (LG 48).

825 (670 2013)  "Dưới thế, Hội Thánh được trang điểm bằng một sự thánh thiện đích thật, tuy chưa hoàn hảo" (x. LG 48). Nhưng các chi thể của Hội Thánh c̣n phải phấn đấu để đạt tới sự thánh thiện hoàn hảo : "Được ban cho những phương tiện cứu rỗi dồi dào và cao cả như thế, mọi Ki-tô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự thánh thiện trọn hảo như sự trọn hảo của Chúa Cha, mỗi người trong con đường của ḿnh" (LG 11).

826 (l827, 2658)  Đức ái là linh hồn của sự thánh thiện mà Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta đạt đến : "Đức ái chi phối mọi phương thế nên thánh, là linh hồn của chúng và đưa chúng đến cùng đích" (LG 42).

(864)   "Tôi hiểu rằng nếu Hội Thánh có một thân thể gồm nhiều bộ phận, th́ trái tim là bộ phận cần thiết nhất, bộ phận cao quư nhất không thể thiếu được. Tôi hiểu rằng Hội Thánh có một trái tim và trái tim ấy cháy lửa yêu mến. Tôi hiểu rằng chỉ có t́nh thương khiến cho các chi thể Hội Thánh hoạt động, và nếu thiếu T́nh thương, các tông đồ sẽ không loan báo Tin Mừng nữa, các vị Tử đạo sẽ không chịu đổ máu ḿnh nữa. Tôi hiểu rằng T̀NH THƯƠNG CƯU MANG TẤT CẢ CÁC ƠN GỌI, T̀NH THƯƠNG LÀ TẤT CẢ, T̀NH THƯƠNG BAO TRÙM MỌI THỜI ĐẠI VÀ MỌI NƠI CHỐN(...) TÓM LẠI, T̀NH THƯƠNG LÀ VĨNH CỬU (T. Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, Tự thuật B 3v).

827 (1425- 1429 821)   "Chúa Ki-tô "thánh thiện, vô tội, tinh tuyền" (x. Dt 7, 26) không hề phạm tội (x. 2Cr 5, 21), chỉ đến để đền tội cho dân (x. Dt 2, 17); c̣n Hội Thánh, v́ ôm ấp trong ḷng những kẻ tội lỗi, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh luyện ḿnh. Do đó, Hội Thánh luôn nỗ lực sám hối và canh tân" (x. LG 8;UR 3;6). Tất cả các chi thể của Hội Thánh, kể cả các thừa tác viên, phải tự nhận là người tội lỗi (x. 1Ga l, 8-l0). Trong tất cả mọi người, cỏ lùng tội lỗi c̣n lẫn lộn với lúa tốt của Tin Mừng cho đến tận thế (x Mt l3, 24-30). Do đó, Hội Thánh quy tụ những người tội lỗi đă được lănh nhận ơn cứu độ của Chúa Ki-tô, nhưng c̣n đang trên đường thánh hóa :

"Dù c̣n mang trong ḿnh những người tội lỗi, Hội Thánh vẫn thánh thiện, v́ Hội Thánh không có sự sống nào khác ngoài sự sống ân sủng : chính khi sống đời sống của Hội Thánh, các thành viên của Hội Thánh được thánh hóa; tách khỏi sự sống này, họ rơi vào tội lỗi và hỗn loạn, ngăn cản Hội Thánh chiếu tỏa sự thánh thiện cho thế giới. Dù có quyền giải thoát con cái ḿnh khỏi tội nhờ Máu Đức Ki-tô và hồng ân của Thánh Thần, Hội Thánh vẫn phải chịu đau khổ và đền bù những lỗi phạm ấy (x. SPF l9).
 
828 (1173 2045)   Khi phong thánh cho một số tín hữu, nghĩa là khi long trọng tuyên bố họ đă thực hành một cách anh dũng các nhân đức và đă sống trung thành với ân sủng Chúa, Hội Thánh nh́n nhận quyền năng của Thần Linh thánh thiện ngự trị trong Hội Thánh và nâng đỡ niềm hy vọng của các tín hữu, bằng cách giới thiệu cho họ những gương mẫu và người chuyển cầu (x. LG 40;48-5l). "Các thánh nam nữ luôn là nguồn mạch và là khởi điểm của sự canh tân trong những thời điểm khó khăn nhất của lịch sư Hội Thánh" (x. CL l6, 3). Quả thế, "sự thánh thiện là nguồn mạch bí ẩn và là khuôn vàng thước ngọc cho hoạt động tông đồ và sự nhiệt t́nh truyền giáo của Hội Thánh" (CL l7, 3).

829 (1172 972)  "Nơi Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Hội Thánh đă đạt tới sự toàn thiện, trở nên không vết nhăn, không t́ ố, nhưng các Ki-tô hữu c̣n phải cố gắng chiến thắng tội lỗi, để tiến trên con đường thánh thiện; v́ thế, họ ngước nh́n lên Đức Ma-ri-a" (x. LG 65): nơi Đức Mẹ, Hội Thánh thực sự thánh thiện rồi.

III. HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

Công Giáo là ǵ?

830  "Công Giáo" là "phổ quát" theo nghĩa "toàn diện" hay "toàn vẹn". Hội Thánh là Công Giáo theo hai nghĩa:

(795 8l5- 8l6) - Hội Thánh là công giáo v́ Đức Ki-tô hiện diện trong Hội Thánh "Ở đâu có Đức Ki-tô, ở đó có Hội Thánh Công Giáo" (x. T I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a 8, 2). Nơi Hội Thánh hiện hữu Thân Thể Đức Ki-tô trọn vẹn, kết hợp với Đầu (x. Ep l, 22-23) , v́ tiếp nhận từ Người "trọn vẹn các phương tiện cứu độ" (x. AG. 6) theo ư Người muốn : tuyên xưng đức tin chân thật và đầy đủ, đời sống bí tích toàn vẹn và thừa tác viên được thụ phong để liên tục kế nhiệm các tông đồ. Theo ư nghĩa căn bản này, Hội Thánh là công giáo trong ngày lễ Ngũ Tuần và măi măi là công giáo cho đến ngày Chúa quang lâm.

831 (849)  Hội Thánh là công giáo v́ được Đức Ki-tô sai đến với toàn thể nhân loại (x. Mt 28, l9):

(360 5l8)  "Mọi người được mời gọi gia nhập Dân của Thiên Chúa. V́ thế, Dân mới này, một Dân hiệp nhất và duy nhất, có bổn phận phải lan rộng khắp thế giới trải qua mọi thế hệ, hầu hoàn tất kế hoạch của thánh ư Thiên Chúa, Đấng từ nguyên thủy đă tạo dựng một bản tính nhân loại duy nhất, và quyết định sau này tập họp về một mối tất cả con cái tản mác của Người... Đặc tính "phổ quát" này, rực sáng trên Dân Thiên Chúa, là một ân huệ do chính Thiên Chúa ban, nhờ đó Hội Thánh Công Giáo luôn nỗ lực cách hữu hiệu qui tụ toàn thể nhân loại cùng những ǵ tốt lành nơi họ dưới quyền một thủ lănh là Chúa Ki-tô, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần (LG l3).

Mỗi Giáo Hội địa phương cũng là "Công Giáo"

832 (814 811)  "Hội Thánh Chúa Ki-tô thực sự hiện diện trong mọi tập thể tín hữu địa phương hợp pháp. Những tập thể này, v́ hiệp nhất với các mục tử nên trong Tân Ước cũng được gọi là Hội Thánh. Nơi các tập thể đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ sự rao giảng Tin Mừng Chúa Ki-tô và mầu nhiệm Tiệc Thánh Chúa được cử hành. Chúa Ki-tô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ thần lực Người, Hội Thánh được duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (LG 26).

833 (886)  Giáo hội địa phương - trước hết là giáo phận hay giáo khu - là một cộng đoàn Ki-tô hữu hiệp thông trong đức tin và các bí tích với Giám Mục của họ đă được thụ phong do những vị kế nhiệm các tông đồ (x. CD. ll; CIC, can 368-369). Các Giáo Hội địa phương "được thành lập theo h́nh ảnh Hội Thánh phổ quát; chính nhờ và trong các Giáo Hội ấy, mà có Hội Thánh công giáo duy nhất " (LG 23).

834 (882, 1369)  Các Giáo Hội địa phương là công giáo trọn vẹn khi hiệp thông với Hội Thánh Rô-ma "giữ vai tṛ chủ tọa trong đức ái" (x. T. I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a thơ Rm l, l). "V́ nguồn gốc rất cao quư của Giáo Hội ấy, mọi Giáo Hội, nghĩa là mọi tín hữu ở khắp mọi nơi (x. T. I-rê-nê, chống lạc giáo 3, 3, 2; cđ Vatican I:DS 3󀟩) đều phải ḥa hợp với Giáo Hội ấy". "Quả thế, ngay từ khi Ngôi Lời nhập thể xuống với chúng ta, tất cả các Giáo Hội Ki-tô giáo ở khắp mọi nơi luôn coi Giáo Hội vĩ đại ở Rô-ma như nền tảng và cơ sở duy nhất, v́ theo chính lời hứa của Đấng Cứu Độ, cửa địa ngục không bao giờ thắng được Giáo Hội ấy" (x. T. Mác-xi-mô, tiểu phẩm thần học và luận chứng).

835 (1202)   "Hội Thánh phổ quát không được xem đơn giản là một tổng hợp hay một liên minh các Hội Thánh địa phương. Nhưng Hội Thánh phổ quát do ơn gọi và sứ mạng, v́ đâm rễ trong những mảnh đất văn hóa, xă hội, dân tộc khác nhau, trong mỗi miền của trái đất, nên có những bộ mặt và những cách diễn tả khác nhau" (x. EN 62). Sự đa dạng rất phong phú về kỷ luật nghi thức phụng vụ, di sản thần học và thiêng liêng riêng của các Giáo Hội địa phương, "khi hướng về sự hiệp nhất, càng minh chứng đặc tính công giáo của một Hội Thánh không thể phân chia" (LG 23).

Ai thuộc về Hội Thánh Công Giáo

836 (831)  "Mọi người đều được mời gọi vào sự hiệp nhất công giáo của Dân Thiên Chúa... Họ thuộc về hoặc hướng về sự hiệp nhất đó, dưới nhiều thể cách khác nhau : hoặc là các tín hữu công giáo hoặc là những người tin vào Đức Ki-tô, cuối cùng là tất cả mọi người không trừ một ai được Thiên Chúa kêu mời lănh nhận ơn cứu độ " (LG l3).

837 (771 815 882)  "Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Hội Thánh những ai nhận lănh Thánh Thần Chúa Ki-tô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu rỗi được thiết lập trong Hội Thánh; nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị Hội Thánh và sự hiệp thông, họ liên kết với Chúa Ki-tô trong tổ chức hữu h́nh mà Người điều khiển nhờ Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Dù được tháp nhập vào Hội Thánh, nhưng nếu không kiên tŕ sống trong đức ái, th́ vẫn không được cứu độ, v́ tuy "thể xác" họ thuộc về Hội Thánh, nhưng "tâm hồn" họ không ở trong Hội Thánh" (LG l4).

838 (818 1271 1399)  "Với những kẻ đă lănh nhận Phép Rửa, mang danh hiệu Ki-tô hữu, nhưng không tuyên xưng đức tin trọn vẹn hoặc không hiệp thông với Đấng kế nhiệm thánh Phê-rô, Hội Thánh vẫn biết ḿnh kết hiệp với họ v́ nhiều lư do" (x. LG 15). "Những ai tin Chúa Ki-tô và đă lănh nhận bí tích Thánh Tẩy thành sự th́ cũng hiệp thông cách nào đó với Hội Thánh công giáo, tuy không hoàn toàn" (x. UR. 3). Với các Hội Thánh chính thống, sự hiệp thông này sâu đậm đến nỗi "chỉ c̣n thiếu một chút nữa thôi, th́ hai bên có quyền cử hành chung Thánh Lễ" (x. Paul VI, bài giảng l4-12 l975; x. UR l3-l8).

Hội Thánh và những người ngoài Ki-tô giáo

839 (856)   "C̣n những ai chưa lănh nhận Tin Mừng, cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân Thiên Chúa"(LG l6) :

(63 l47)   Tương quan giữa Hội Thánh và Dân Do Thái. Khi t́m hiểu kỹ càng mầu nhiệm của chính ḿnh, Hội Thánh, Dân Thiên Chúa trong Giao Ước mới, khám phá ra mối liên hệ giữa ḿnh với dân Do thái (x. NA 4) là dân đầu tiên được Thiên Chúa ngỏ lời (x. Sách lễ Rô-ma, thứ sáu tuần Thánh, lời nguyện chung số 6). Không như các tôn giáo khác ngoài Ki-tô giáo, đức tin Do Thái đă là lời đáp ứng mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước. "Chính dân Do Thái được Thiên Chúa nhận làm con, cho thấy vinh quang, ban tặng giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa. Họ là con cháu các tổ phụ và sau hết chính Đức Ki-tô, xét theo huyết thống, cũng cùng một ṇi giống với họ" (x. Rm 9, 4-5), v́ "khi Thiên Chúa đă ban ơn và kêu gọi, th́ Người không hề đổi ư " (Rm ll, 29).

840 (674 597)   Mặt khác, khi nh́n về tương lai, Dân Thiên Chúa của Cựu Ước và Dân Mới của Thiên Chúa đều mong chờ Đấng Mê-si-a (đến hoặc trở lại). Nhưng Hội Thánh mong chờ sự trở lại của Đấng Mê-si-a đă chết và phục sinh, được nh́n nhận là Đức Chúa và là Con Thiên Chúa; c̣n dân Do Thái mong chờ một Đấng Mê-si-a không rơ nét, sẽ đến vào ngày tận thế, một sự mong chờ đầy bi thảm v́ không biết và không nhận Đức Giê-su là Đấng Ki-tô.

841  Tương quan giữa Hội Thánh và người Hồi Giáo. "Ư định cứu độ cũng c̣n bao gồm những ai nhận biết Đấng Sáng Tạo : trước tiên phải kể người Hồi Giáo, những người tự nhận là giữ đức tin của Áp-ra-ham; cùng với chúng ta, họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, Đấng sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết" (LG l6; NA. 3).

842 (360)   Liên hệ giữa Hội Thánh và các tôn giáo ngoài Ki-tô giáo trước hết căn cứ trên liên hệ giữa loài người với nhau, có cùng một nguồn gốc và một cứu cánh :

"Thật vậy, mọi dân tộc đều họp thành một cộng đoàn duy nhất, cùng chung một nguồn gốc, v́ Thiên Chúa đă cho toàn thể nhân loại sinh sống trên khắp mặt địa cầu. Họ lại có cùng một mục đích tối hậu là Thiên Chúa, Đấng vẫn hằng trải rộng sự quan pḥng, chứng tích ḷng nhân hậu và ư định cứu độ cho hết mọi người, cho đến khi những người được chọn hiệp nhất với nhau trong Thành Thánh" (NA 1)

843 (28 856)  Hội Thánh nh́n nhận các tôn giáo khác cũng đang t́m kiếm, "trong bóng tối và qua các h́nh tượng", Thiên Chúa mà họ không biết nhưng gần gũi, v́ chính Người ban cho họ sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự và v́ Người muốn mọi người đều được cứu độ. Thành thử, Hội Thánh xem tất cả những ǵ tốt và thật trong các tôn giáo "như để chuẩn bị họ lănh nhận Tin Mừng và như một hồng ân mà Đấng soi sáng mọi người ban cho, để cuối cùng họ được sống" (LG l6; x. NA 2; EN 53).

844 (29)  Nhưng trong nếp sống tôn giáo, con người có những giới hạn và những sai lầm làm méo mó h́nh ảnh Thiên Chúa :

"Bị ma quỷ gạt gẫm con người thường phán đoán sai lạc, đánh đổi chân lư của Thiên Chúa lấy giả dối khi phụng sự loài thụ tạo hơn là Đấng Sáng Tạo hoặc liều ḿnh rơi vào sự thất vọng tột độ, khi sống chết như không có Thiên Chúa trên đời này" (LG l6).

845 (30 953 1219)   Để qui tụ lại tất cả con cái đă bị tội lỗi làm tản mác và lạc lối, Chúa Cha muốn tập họp toàn thể loài người trong Hội Thánh của Chúa Con. Hội Thánh là nơi loài người t́m lại sự hiệp nhất và ơn cứu độ. Hội Thánh là "thế giới đă được ḥa giải" (x. T. Âu-tinh, bài giảng 96, 7, 9). Hội Thánh là "con tàu vượt biển trần gian, theo chiều gió của Chúa Thánh Thần, dưới cánh buồm lộng gió là Thánh Giá của Đức Chúa" (x. T. Am-bô-rô-si-ô, bàn về đức trinh khiết l8, ll8). Theo một h́nh ảnh khác quen thuộc với các giáo phụ, Hội Thánh c̣n được tượng trưng bằng con tàu của Nô-e, con tàu duy nhất cứu loài người thoát nạn Hồng Thủy (x. 1Pr 3, 20-2l).

"Ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ"

846  Lời khẳng định này đă được các giáo phụ nhắc đi nhắc lại, chúng ta phải hiểu thế nào? Lời khẳng định có nghĩa tích cực là mọi ơn cứu độ đều phát xuất từ Đức Ki-tô là Đầu, chảy tràn qua Hội Thánh là Thân Thể của Người :

(161 1257)   "Dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền, Công Đồng dạy rằng : Hội Thánh lữ hành này cần thiết cho ơn cứu độ. Quả thế, chỉ một ḿnh Đức Ki-tô là trung gian và là đường cứu độ và Người hiện diện giữa chúng ta trong Thân Thể Người là Hội Thánh; chính Người đă minh nhiên công bố sự cần thiết của đức tin và phép rửa nên đồng thời Người đă xác nhận sự cần thiết của Hội Thánh mà mọi người phải bước vào qua cửa phép rửa. V́ thế, những ai biết rằng Hội Thánh Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Đức Giê-su Ki-tô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên tŕ sống trong Hội Thánh này th́ không thể được cứu độ" (LG l4).

847  Lời khẳng định này không nhắm tới những người, không v́ lỗi ḿnh mà không biết Đức Ki-tô và Hội Thánh của Người.  

"Thực thế, những kẻ vô t́nh không nhận biết Tin Mừng của Chúa Ki-tô và Hội Thánh Người, nhưng nếu thành tâm t́m kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ư Thiên Chúa trong công việc ḿnh theo sự hướng dẫn của lương tâm th́ họ có thể đạt tới ơn cứu độ muôn đời (LG l6; x. DS 3866-3872).

848 (l260)   Dù Thiên Chúa có thể dùng những đường lối chỉ ḿnh Người biết, để đưa những kẻ không v́ lỗi ḿnh mà chưa biết Tin Mừng đến với đức tin, "v́ không có đức tin th́ không thể làm vui ḷng Người" (x. Dt 11, 6), nhưng Hội Thánh có bổn phận và đồng thời có quyền thiêng thánh rao giảng Tin Mừng"
(x. AG 7) cho tất cả mọi người.

Truyền giáo - Một đ̣i hỏi của tính công giáo

849 (738, 767)  Lệnh truyền giáo. "Được Thiên Chúa sai đến muôn dân để nên "bí tích cứu độ phổ quát", Hội Thánh, do những đ̣i hỏi căn bản của tính công giáo, và v́ mệnh lệnh của Đấng Sáng Lập, nhất quyết loan báo Tin Mừng cho hết mọi người" (x. AG 7). "Vậy anh em hăy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đă truyền cho anh em để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, l9-20).

850 (257 730)  Nguồn gốc và mục đích của truyền giáo. Lệnh truyền giáo của Chúa bắt nguồn từ t́nh yêu vĩnh cửu của Ba Ngôi Chí Thánh : "Tự bản chất, Hội Thánh lữ hành phải truyền giáo, v́ chính Hội Thánh bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo ư định của Chúa Cha" (x. AG. 2). Mục đích tối hậu của việc truyền giáo là làm cho loài người hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con trong Thánh Thần t́nh yêu (x. Gio-an Phao-lô II, RM. 23) .

851 (221, 429 74, 217 890)   Lư do của truyền giáo. Hội Thánh luôn nhận lấy bổn phận và nhiệt t́nh truyền giáo từ chính t́nh yêu Thiên Chúa đối với tất cả mọi người : "V́ t́nh yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi" (2 Cr 5, l4) (x. AA 6; RM 11). Quả thế, "Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và đạt tới sự nhận biết chân lư" (1 Tm 2, 4). Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ nhờ nhận biết chân lư. Trong chân lư có ơn cứu độ. Những ai để cho Thần Chân Lư thúc đẩy th́ đă ở trên đường cứu độ. V́ đă được ủy thác chân lư, Hội Thánh phải nắm bắt khát vọng của con người để mang chân lư đến cho họ. V́ tin vào ư định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, nên Hội Thánh phải truyền giáo.

852 (2040 2473)  Những con đường truyền giáo. "Chúa Thánh Thần là người chủ xướng mọi công cuộc truyền giáo của Hội Thánh" (x. RM. 2l), chính Người d́u dắt Hội Thánh trên các ne<150)o đường truyền giáo. "Hội Thánh tiếp tục và triển khai qua ḍng lịch sử sứ mạng của chính Chúa Ki-tô, Đấng được cử đến rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó. Được Thánh Thần Chúa Ki-tô thúc đẩy, Hội Thánh cũng phải tiến bước trên chính con đường Chúa Ki-tô đă đi là nghèo khó, vâng lời, phục vụ và tự hiến cho đến chết, để rồi toàn thắng nhờ sự sống lại của Người" (x. AG 5). Chính như thế mà "máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh Ki-tô hữu" (Te-tu-li-a-nô, Hộ Giáo 50).

853 (1428 2443)  Nhưng trên đường lữ hành, Hội Thánh cũng kinh nghiệm rằng "có một khoảng cách giữa sứ điệp Hội Thánh phải rao giảng và sự yếu hèn của những con người được ủy thác Tin Mừng" (x. GS. 43, 6). Chỉ trên con đường "sám hối và canh tân" (x. LG. 8; x. l5) và "qua cửa hẹp Thập Giá" (x. AG. l), Dân Thiên Chúa mới có thể mở rộng Nước Chúa Ki-tô (x. RM. l2-20). "Cũng như Chúa Ki-tô chỉ thực hiện công tŕnh cứu chuộc trong nghèo khó và bị bách hại, Hội Thánh cũng được mời gọi dấn bước trên con đường ấy, để thông ban cho loài người những thành quả của ơn cứu độ" (LG 8).

854 (2105 204)   Do chính sứ mạng, "Hội Thánh đồng hành với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ số phận với thế giới. Hội Thánh như men và hồn của xă hội loài người. Xă hội này được mời gọi đổi mới trong Đức Ki-tô và trở thành gia đ́nh của Thiên Chúa" (x. GS. 40, 2). Nỗ lực truyền giáo đ̣i hỏi sự kiên nhẫn. Nỗ lực đó bắt đầu bằng việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc và các nhóm người chưa tin vào Chúa Ki-tô (x. RM. 42-47); tiếp đến là thiết lập những cộng đoàn Ki-tô hữu thật sự "là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trên trần gian" (x. AG. l5) ; và thành lập những Giáo Hội địa phương (x. RM. 48-49). Nỗ lực ấy phải dẫn đến một tiến tŕnh hội nhập văn hóa, nhằm mục đích làm cho Tin Mừng nhập thể trong nền văn hóa các dân tộc (x. RM. 52-54); công cuộc này cũng thường gặp thất bại. "Đối với con người các đoàn thể hay dân tộc, Hội Thánh chỉ tiếp xúc và thâm nhập dần dần và như thế đảm nhận họ vào hưởng sự sung măn công giáo" (AG 6).

855 (82l)  Sứ mạng của Hội Thánh mời gọi các Ki-tô hữu cố gắng tiến đến sự hiệp nhất (x. RM. 50). "Sự chia rẽ giữa các Ki-tô hữu ngăn trở Hội Thánh thực hiện đầy đủ tính công giáo đặc thù của ḿnh nơi những con cái đă chịu phép Thánh Tẩy, nhưng c̣n xa cách, chưa hoàn toàn thông hiệp với Hội Thánh. Hơn nữa, chính Hội Thánh cũng khó diễn tả đầy đủ tính công giáo của ḿnh trong đời sống thực tế" (UR 4).

856 (839 843)  Nhiệm vụ truyền giáo bao hàm một sự đối thoại trân trọng với những ai chưa chấp nhận Tin Mừng (x. RM. 55). Các tín hữu có thể tiếp nhận nhiều điều bổ ích cho ḿnh từ cuộc đối thoại này nhờ học biết thêm "tất cả những ǵ là chân lư và ân sủng đă có nơi các dân tộc như một sự hiện diện thầm kín của Thiên Chúa" (x. AG. 9). Các tín hữu rao giảng Tin Mừng cho những ai chưa biết, là để củng cố, bổ túc, nâng cao sự thật và sự thiện mà Thiên Chúa đă loan truyền giữa loài người, giữa các dân tộc, cũng là để thanh luyện họ khỏi sự lầm lạc và sự dữ "để Thiên Chúa được vinh danh, quỷ dữ phải hổ thẹn, và loài người được hạnh phúc" (AG 9).

IV. HỘI THÁNH TÔNG TRUYỀN

857 (75)  Hội Thánh tông truyền v́ được xây trên nền tảng các tông đồ, theo 3 nghĩa:

·         Hội Thánh đă và đang được xây dựng trên "nền móng các tông đồ" (x. Ep. 2, 20; Kh. 2l, l4), là những chứng nhân đă được chính Đức Ki-tô tuyển chọn và sai đi (x. Mt 28, l6-20; Cv l, 8; ICr 9, l; l5, 7-8; Gl l, l etc...);

·         (l7l)  -Hội Thánh với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần ở trong Hội Thánh, ǵn giữ và lưu truyền giáo huấn (x. Cv 2, 42), kho tàng quí báu, những lời lành mạnh do các tông đồ giảng dạy (x. 2 Tim l, l3-l4);
88O, l575

·         Hội Thánh tiếp tục được các tông đồ giảng dạy, thánh hóa và hướng dẫn cho đến khi Đức Ki-tô trở lại - nhờ những vị kế nhiệm các ngài trong nhiệm vụ mục tử : giám mục đoàn , "với sự trợ giúp của các linh mục, hiệp nhất với Đấng kế nhiệm thánh Phê-rô là mục tử tối cao của Hội Thánh" (AG. 5).

"Lạy Cha hằng hữu, Cha không bỏ rơi đoàn chiên của Cha, nhưng nhờ các tông đồ, Cha vẫn luôn giữ ǵn che chở. Cha c̣n hướng dẫn đoàn chiên đó nhờ các ngài là những vị lănh đạo Cha đă đặt làm mục tử thay thế Con Cha" (x. MR lời tiền tụng các tông đồ I).

Sứ mạng của các tông đồ

858 (551 425 1086)   Đức Giê-su là Đấng Chúa Cha cử đến với nhân loại. Ngay từ đầu sứ vụ, Người "kêu gọi những kẻ Người muốn chọn, và thành lập nhóm Mười Hai để các ngài ở với Người và để Người sai đi rao giảng" (x. Mc 3, l3-l4). Từ đó, các ngài là "những người được sai đi" (đó là ư nghĩa của từ Hy Lạp Apostoloi). Qua các ngài, Đức Ki-tô tiếp tục sứ mạng của Người : "Như Chúa Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai anh em" (Ga 20, 2l) (x. l3, 20; l7-l8). Như vậy, thừa tác vụ của các ngài "nối tiếp sứ mạng của Đức Ki-tô". Chúa phán với nhóm Mười Hai : "Ai đón tiếp anh em, là đón tiếp Thầy" (Mt l0, 40) (x. Lc l0, l6).

859 (876)  Đức Giê-su liên kết các tông đồ với sứ mạng Người nhận từ Chúa Cha : cũng như "Chúa Con không thể tự ḿnh làm ǵ" (x. Ga 5, l9. 30), nhưng đón nhận tất cả từ Chúa Cha, Đấng đă cử Người đến, th́ những người Đức Giê-su sai đi cũng không thể làm ǵ được nếu không có Người (x. Ga l5, 5), Đấng đă truyền lệnh và ban cho họ quyền năng để thực hiện sứ mạng. V́ thế, các tông đồ của Đức Ki-tô biết rằng họ đă được Thiên Chúa "ban cho làm thừa tác viên Giao Ước mới" (x. 2Cr 3, 6), "thừa tác viên của Thiên Chúa" (x. 2Cr 6, 4), "là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô" (x. 2Cr 5, 20) " là tôi tớ của Đức Ki-tô, là người ban phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa" (1Cr 4, l).

860 (642 765 l536)   Trong nhiệm vụ các tông đồ, có một điều không thể truyền lại được : các ngài là chứng nhân được tuyển chọn cho cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su và là nền móng của Hội Thánh. Nhưng cũng có một điều trường tồn: Đức Ki-tô đă hứa ở với các ngài cho đến tận thế (x. Mt 28, 20). "Sứ mạng của Thiên Chúa được Đức Ki-tô trao phó cho các tông đồ sẽ tồn tại cho đến tận thế, bởi v́ Tin Mừng các ngài có nhiệm vụ rao truyền phải là lẽ sống của Hội Thánh cho đến trọn đời, cho đến tận cùng thời gian. V́ thế các tông đồ đă lo lắng đặt những người kế nhiệm ḿnh" (LG 20).

Các giám mục kế nhiệm các tông đồ

861 (77 1087)   "Để sứ mạng đă được ủy thác cho các ngài vẫn được tiếp tục sau khi các ngài qua đời, các tông đồ ủy thác, như một di chúc, cho các cộng sự viên trực tiếp của ḿnh, phải hoàn tất nhiệm vụ và củng cố công tŕnh các ngài đă khởi sự, khi khuyên nhủ họ coi sóc đoàn chiên, trong đó Chúa Thánh Thần đă đặt họ chăn dắt Hội Thánh Thiên Chúa. Bởi vậy, các ngài đặt những người như thế rồi ban quyền cho họ, hầu khi họ qua đời, đă có những người xứng đáng tiếp nhận thừa tác vụ của họ" (LG 20; x. T. Cơ-lê-men-tê I, Giáo hoàng, chú giải thư Cô-rin-tô 42;44).

862 (880 l556)   "Cũng như nhiệm vụ mà Chúa đă đích thân trao phó cho Phê-rô, thủ lănh các tông đồ và tiên liệu để truyền lại cho các vị kế nhiệm ông, nhiệm vụ đó phải thường tồn; th́ cũng thế, nhiệm vụ trao cho các tông đồ chăn dắt Hội Thánh cũng phải thường tồn và được thi hành liên tục do thánh chức giám mục". V́ thế, Hội Thánh dạy rằng : "Chính Chúa đă lập các Giám mục kế nhiệm các tông đồ làm mục tử Hội Thánh. Bởi vậy ai nghe các ngài là nghe Chúa Ki-tô, c̣n ai khinh dễ các ngài là khinh dễ Chúa Ki-tô và Đấng đă cử Chúa Ki-tô đến" (LG 20).

Việc tông đồ

863 (900 2472)  Toàn thể Hội Thánh có tính tông truyền v́ hiệp thông trong đức tin và sự sống với nguồn cội của ḿnh nhờ các vị kế nhiệm thánh Phê-rô và các tông đồ. Hội Thánh c̣n mang tính tông truyền v́ "được sai đi" khắp thế gian; tất cả các phần tử của Hội Thánh mỗi người một cách đều được sai đi. "Ơn gọi Ki-tô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ". Mọi hoạt động của Nhiệm Thể nhằm "làm cho Nước Đức Ki-tô rộng mở trên khắp hoàn cầu" được gọi là "việc tông đồ" (AA 2).

864 (828 824 1324)  "V́ Chúa Ki-tô, Đấng được Chúa Cha cử đến, là nguồn mạch và là nguyên ủy của mọi việc tông đồ trong Hội Thánh", nên kết quả phong phú của việc tông đồ, do các thừa tác viên có chức thánh cũng như của giáo dân, tùy thuộc vào sự kết hợp sống động của chính họ với Chúa Ki-tô (x. Ga l5, 5; AA. 4). Việc tông đồ thật đa dạng tuỳ theo các ơn gọi, các nhu cầu thời đại, các ân huệ khác nhau của Chúa Thánh Thần. Nhưng đức ái được nuôi dưỡng đặt biệt nhờ bí tích Thánh Thể, luôn được xem là "linh hồn của mọi việc tông đồ" (x. AA 3).

865 (811, 541)  Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền trong căn tính sâu xa và tối hậu của ḿnh, v́ nơi Hội Thánh, Nước Trời đă hiện hữu và sẽ hoàn tất trong ngày tận thế. "Nước Trời" chính là "Triều Đại của Thiên Chúa" (x. Kh l9, 6), đă xuất hiện trong bản thân của Đức Ki-tô và đang lớn lên cách mầu nhiệm trong ḷng của những ai được tháp nhập vào Người, cho đến khi Người được hiển linh trọn vẹn trong ngày sau hết. Lúc đó, tất cả mọi người đă được Người cứu chuộc, đă được "thánh hóa và trở nên tinh tuyền trước tôn nhan Thiên Chúa trong t́nh yêu" (x. Ep l, 4), sẽ được quy tụ thành Dân duy nhất của Thiên Chúa, "Hiền Thê của Con Chiên" (x. Kh 2l, 9), "Thành Thánh tự trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa" (x. Kh 2l, l0-ll); và "tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai tông đồ của Con Chiên" (Kh 21, 14).

TÓM LƯỢC

866  Hội Thánh duy nhất : Hội Thánh chỉ có một Chúa, tuyên xưng một đức tin, sinh bởi một Phép Rửa, họp thành một Thân Thể được Thánh Thần duy nhất làm sinh động, nhắm đến một niềm hy vọng duy nhất (x. Ep 4, 3-5) sẽ kết thúc trong sự chấm dứt mọi chia rẽ.

867  Hội Thánh thánh thiện : Thiên Chúa chí thánh là Đấng sáng lập Hội Thánh; Đức Ki-tô, Phu Quân của Hội Thánh đă hiến ḿnh để thánh hóa Hội Thánh; Thánh Thần ban cho Hội Thánh sự sống thánh thiện. Dù bao gồm những người tội lỗi, Hội Thánh vẫn là "cộng đoàn không tội lỗi của những người tội lỗi ". Nơi chư thánh, Hội Thánh chiếu tỏa sự thánh thiện của ḿnh. Nơi Đức Ma-ri-a, Hội Thánh đạt được "sự toàn thiện".

868  Hội Thánh công giáo : Hội Thánh rao giảng đức tin trọn vẹn, tiếp nhận và quản lư đầy đủ các phương tiện cứu độ Hội Thánh được sai đến với mọi dân tộc; Hội Thánh ngỏ lời với tất cả mọi người; Hội Thánh bền vững trong mọi thời đại; "tự bản chất, Hội Thánh phải truyền giáo" (x. AG. 2).  

869  Hội Thánh tông truyền : Hội Thánh được xây dựng trên nền móng vững chắc là "mười hai tông đồ của Con Chiên" (Kh 21, 14); Hội Thánh bất diệt; Hội Thánh được ǵn giữ không sai lầm trong chân lư: (x. Mt l6, l8) Đức Ki-tô điều khiển Hội Thánh nhờ thánh Phê-rô và các tông đồ khác mà những người kế nhiệm các ngài là Đức Giáo Hoàng và giám mục đoàn.

870  "Hội Thánh duy nhất của Chúa Ki-tô mà trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng, là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (...) Hội Thánh này được thể hiện nơi Hội Thánh Công Giáo, do vị kế nhiệm Phê-rô và các giám mục hiệp thông với ngài điều khiển, dù bên ngoài cơ cấu Hội Thánh cũng có nhiều yếu tố thánh hóa và chân lư" (LG 8).