Mục 2 - Một mầu nhiệm - nhiều h́nh thức cử hành


Các truyền thống phụng vụ và tính công giáo của Hội Thánh

1200 (2625)   Từ cộng đoàn tiên khởi ở Giê-ru-sa-lem cho đến ngày Chúa Quang Lâm, các Giáo Hội của Thiên Chúa, trung thành với đức tin tông truyền, đều cử hành cùng một mầu nhiệm Vượt Qua. Chỉ có một mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ, nhưng các h́nh thức có thể khác nhau.

1201 (2263 1158)  Mầu nhiệm Đức Ki-tô phong phú khôn lường, nên không một truyền thống phụng vụ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Lịch sử h́nh thành và phát triển các nghi lễ minh chứng sự đa dạng và bổ túc cho nhau cách kỳ diệu giữa các nghi lễ. Bao lâu c̣n sống những truyền thống phụng vụ ấy trong sự hiệp thông đức tin và đời sống bí tích, các Giáo Hội giúp nhau phong phú hơn, và trung thành hơn với Thánh Truyền cũng như với sứ mạng chung của Hội Thánh (x. EN 63-64).

1202 (814 1674 835 1937)  Nhiều truyền thống phụng vụ khác nhau đă được khai sinh từ sứ mạng của Hội Thánh. Các cộng đoàn trong cùng một khu vực địa lư và văn hóa dần dần cử hành mầu nhiệm Đức Ki-tô bằng những cách diễn tả riêng, mang đặc tính văn hóa địa phương : trong truyền thống của "kho tàng Đức Tin" (2 Tm 1,14), trong những biểu tượng phụng vụ, trong tổ chức hiệp thông huynh đệ, trong cách hiểu thần học về các mầu nhiệm và trong các kiểu mẫu về sự thánh thiện. Như thế, qua đời sống phụng vụ của mỗi Giáo Hội, Đức Ki-tô là ánh sáng cứu độ muôn dân được bày tỏ cho mọi dân tộc và nền văn hóa nơi Hội Thánh được sai đến và hội nhập. Hội Thánh có tính Công giáo nên có thể hội nhập tất cả những nét phong phú đích thực của các nền văn hóa vào trong Hội Thánh duy nhất sau khi đă thanh luyện chúng (x LG 23; UR 4).

1203  Các truyền thống phụng vụ hay các nghi lễ hiện hành trong Hội Thánh là: nghi lễ La tinh (chủ yếu là nghi lễ Rô-ma, nhưng cũng phải kể đến các nghi lễ của một số Giáo Hội địa phương như nghi lễ thánh Am-brô-si-ô, hoặc nghi lễ của một số ḍng tu), và các nghi lễ Đông Phương như By-zan-ti-nô, A-lê-xan-ri-nô hay Cô-tô, Sy-ri-a-cô, Ar-mê-ni-ô, Ma-rô-ni-ta và Can-đê-ô. "Vẫn trung thành vâng phục truyền thống, Thánh Công Đồng tuyên bố rằng : Mẹ Hội Thánh coi tất cả các nghi lễ đă được chính thức công nhận đều b́nh đẳng trên pháp lư và được tôn trọng như nhau, lại muốn các nghi lễ ấy được duy tŕ trong tương lai và được cổ vơ bằng mọi cách" (SC 4).

Phụng Vụ và các nền văn hóa

1204 (2684 854, 1232 2527)  Phụng Vụ phải được cử hành phù hợp với đặc tính và văn hóa của các dân tộc. Để mầu nhiệm của Đức Ki-tô được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa (Rm 16, 26). Hội Thánh phải loan báo, cử hành và sống trong tất cả các nền văn hóa. Mầu nhiệm Đức Ki-tô không xóa bỏ, nhưng cứu chuộc và kiện toàn các nền văn hóa. Chính nhờ nền văn hóa riêng được Đức Ki-tô tiếp nhận và thanh luyện, đông đảo con cái Thiên Chúa đến được với Chúa Cha để tôn vinh Người trong cùng một Thánh Thần.

1205 (1125)  "Trong Phụng Vụ, nhất là trong các bí tích, có một phần bất biến do Chúa thiết lập mà Hội Thánh phải giữ ǵn, và những phần khác có thể thay đổi, nên Hội Thánh có quyền, đôi khi có bổn phận thích nghi với nền văn hóa của các dân tộc mới đón nhận Tin Mừng" ( ĐGH Gio-an Phao-lô II, tông huấn "150 năm"số 16; x.SC 21).

1206   "Những khác biệt về phụng vụ có thể làm cho Hội Thánh được phong phú, nhưng cũng có thể gây ra những căng thẳng, những hiểu lầm và ngay cả những vụ ly giáo. Trong lănh vực này, rơ ràng không được để cho những khác biệt làm nguy hại đến sự hiệp nhất. Phải trung thành với đức tin chung, với các dấu chỉ bí tích Hội Thánh đă nhận từ Đức Ki-tô, và hiệp thông với hàng giáo phẩm. Muốn thích nghi với các nền văn hóa, cần phải hoán cải nội tâm, và nếu cần, phải đoạn tuyệt với những thói quen lâu đời nhưng không ḥa hợp được với đức tin công giáo" (x. ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn "150 năm" số 16; x. SC 21).

TÓM LƯỢC

1207  Nên cử hành Phụng Vụ theo văn hóa địa phương nơi Hội Thánh hiện diện, nhưng không được để Phụng Vụ lệ thuộc vào văn hóa. Chính Phụng Vụ cũng giúp khai sinh và xây dựng các nền văn hóa.

1208  Các truyền thống Phụng Vụ khác nhau được Hội Thánh công nhận, minh chứng tính công giáo của Hội Thánh, v́ biểu thị và thông ban cùng một mầu nhiệm Đức Ki-tô.

1209  Tiêu chuẩn bảo đảm cho cùng một sự hiệp nhất, trong khi vẫn tôn trọng tính đa dạng của các truyền thống Phụng Vụ, là trung thành với truyền thống tông đồ, nghĩa là hiệp thông trong đức tin và đời sống bí tích do các tông đồ truyền lại. Sự hiệp thông này được biểu thị và bảo đảm nhờ việc kế nhiệm các tông đồ.