Mục 1
Bí tích Thánh Tẩy


1213  tích Thánh Tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cửa ngơ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Ki-tô, được tháp nhập vào Hội Thánh và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (x. CĐ Flô-ren-ti-nô, DS 1314; CIC khoản 204, 1; số9; CCEO khoản 675,1): "Bí tích thánh Tẩy là bí tích tái sinh chúng ta nhờ nước và trong Lời Chúa" (x. Giáo lư Rô-ma 2,2,5).

I. BÍ TÍCH NÀY ĐƯỢC GỌI BẰNG NHỮNG DANH HIỆU NÀO?

1214 (1228)  Thánh Tẩy hay Rửa Tội đều dịch từ Baptizein trong tiếng Hy Lạp. Từ này có nghĩa là "d́m xuống": đây là nghi thức chính yếu trong bí tích Thánh Tẩy. D́m xuống nước tượng trưng cho việc người dự ṭng chịu mai táng trong cái chết của Đức Ki-tô, và từ đó cùng sống lại với Người (x. Rm 6,3-4; Cl 2,12), trở thành "thụ tạo mới" (x. 2Cr 5,17; Gl 6,15).

1215 (1257)  Thánh Phao-lô gọi bí tích này là tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới (x. Tt 3,5), v́ bí tích này biểu thị và thực hiện việc tín hữu được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần, mà nếu thiếu th́ "không ai có thể vào Nước Thiên Chúa" (Ga 3,5).

1216 (1243)  Thánh Giút-ti-nô gọi bí tích này là ơn soi sáng, v́ những người được đạo lư giáo huấn th́ tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, v́ đón nhận Ngôi Lời là "ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người" (Ga 1,9), nên sau khi "đă được soi sáng" (Dt 10,32), họ trở thành "con cái sự sáng" (1 Tx 5,5) và là "ánh sáng" (Ep 5,8).

"Bí tích Thánh Tẩy là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa...Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng. mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những ǵ quư giá nhất. Là hồng ân, v́ được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, v́ được ban cho cả những người có lỗi. D́m xuống,v́ tội lỗi bị nhận ch́m trong nước. Xức dầu, v́ có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, v́ đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, v́ che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, v́ làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, v́ ǵn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa" (Thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en, Bài giảng 40, 3-4).

II. BÍ TÍCH THÁNH TẨY TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ

Những tiên trưng về bí tích Thánh Tẩy trong Cựu Ước

1217  Trong Phụng Vụ Đêm Phục Sinh, khi thánh hóa nước rửa tội, Hội Thánh long trọng nhắc lại những biến cố lớn trong lịch sử cứu độ tiên trưng về bí tích Thánh Tẩy :
"Lạy Chúa, Chúa dùng quyền năng vô h́nh mà làm cho các bí tích trở nên hữu hiệu lạ lùng. Qua ḍng lịch sử cứu độ, Chúa đă bao lần dùng nước do Chúa tạo thành để bày tỏ hiệu năngcủa phép Thánh Tẩy" (x. MR, Vọng Phục Sinh 42: làm phép nước rửa tội) .

1218 (344, 694)  Từ khi tạo thiên lập địa, nướclà một thụ tạo tầm thường nhưng kỳ diệu, được coi là nguồn mạch sự sống và sự phong nhiêu. Kinh Thánh cho thấy Chúa Thánh Thần ngự xuống trên nước, để nước phát sinh sự sống.

"Ngay lúc vũ trụ khởi nguyên, Thánh Thần Chúa đă bay là là trên mặt nước, để từ đó nước hàm chứa năng lực thánh hóa muôn loài" (x. MR, Vọng Phục Sinh 42: làm phép nước rửa tội).

1219 (701, 845)  Hội Thánh thấy con tàu Nô-ê tiên trưng về ơn cứu độ nhờ bí tích Thánh Tẩy : "Trong con tàu ấy, một số ít, cả thảy 8 người được cứu thoát nhờ nước" (1 Pr 3,20).
"Chúa dùng nước Hồng Thủy làm h́nh ảnh tiên báo phép rửa ban ơn tái sinh, v́ thời đó cũng như bây giờ, nước biểu thị quyền năng Chúa, vừa tiêu diệt tội lỗi, vừa khai mở một đời sống mới" (x. MR, Vọng Phục Sinh 42: làm phép nước rửa tội).

1220 (1010)  Trong Kinh Thánh, nước nguồn tượng trưng cho sư sống, nước biển lại tượng trưng cho sự chết. Do đó, nước Thánh Tẩy có thể tượng trưng cho mầu nhiệm Thánh Giá : đượềc rửa tội là cùng chết với Đức Ki-tô.

1221   Đặc biệt cuộc Vượt Qua Biển Đỏ, tức là việc dân Ít-ra-en thực sự được giải thoát khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập, loan báo ơn giải thoát do bí tích Thánh Tẩy mang lại :

Chúa đă giải thoát con cháu ông Áp-ra-ham khỏi ṿng nô lệ mà dẫn qua Biển Đỏ ráo chân, để họtượng trưng cho một dân tộc mới, là những người được thánh tẩy sau này" (MR, Vọng Phục Sinh 42 : làm phép nước rửa tội).

1222   Cuối cùng, bí tích Thánh Tẩy được tiên trưng trong việc dân Ít-ra-en vượt qua sông Gio-đan, vào nhận phần Đất Thiên Chúa đă hứa cho ḍng dơi Áp-ra-ham. Đất Hứa là h́nh ảnh sự sống đời đời. Lời hứa ban sự sống đời đời sẽ được Thiên Chúa thực hiệân trong Giao Ước Mới.

Phép Rửa của Đức Ki-tô

1223 (232)  Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Ki-tô Giê-su. Người khởi sự đời sống công khai sau khi để cho thánh Gio-an Tẩy Giả d́m xuống nước sông Gio-đan (x. Mt 3,13). Sau khi phục sinh, Người trao sứ mạng cho các tông đồ : "Anh em hăy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đă truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy" (x. Mt 28, 19-20; Mc 16,15-16) .

1224 (536)  Để "chu toàn thánh ư Thiên Chúa" (Mt 3,15), Đức Giê-su tự nguyện chịu phép rửa của thánh Gio-an, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Đức Giê-su đă đi vào mầu nhiệm "tự hạ" (Pl 2,7). Chúa Thánh Thần xưa kia đă bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất nay ngự xuống trên Đức Ki-tô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Đức Giê-su là "Con Chí Ái" của Người (Mt 3,16-17).

1225 (766)  Trong cuộc Vượt Qua, Đức Ki-tô đă khơi nguồn bí tích Thánh Tẩy cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giê-ru-sa-lem như "một Phép Rửa" Người phải lănh nhận (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá (Ga 19,34) tiên trưng cho bí tích Thánh Tẩy vàbí tích Thánh Thể là những bí tích ban sự sống mới (x.1Ga 5,6-8): từ giây phút ấy, chúng ta có thể "sinh ra nhờ nước và Thánh Thần" để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5).

"Khi bạn được rửa tội hăy suy nghĩ bí tích Thánh Tẩy xuất phát từ đâu, nếu không phải là từ Thánh Giá, từ cái chết của Đức Ki-tô. Tất cả mầu nhiệm là : Người đă chịu khổ h́nh v́ bạn. Nơi Ngựi, bạn được chuộc; nơi Người, bạn được cứu" (x. Thánh Am-rô-si-ô, "Bàn về các bí tích" 2,6) .

Bí tích Thánh Tẩy trong Hội Thánh

1226 (849)  Ngay trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh đă cử hành và trao ban bí tích Thánh Tẩy. Thật vậy, thánh Phê-rô đă tuyên bố với đám đông đang sửng sốt v́ lời ngài giảng : "Anh em hăy sám hối, và mỗi người phải chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân sủng là Thánh Thần" (Cv 2,38). Các tông đồ và các cộng sự trao ban bí tích Thánh Tẩy cho tất cả những ai tin vào Chúa Giê-su : người Do Thái, người kính sợ Thiên Chúa, người ngoại giáo (x. Cv 2,41; 8,12-13; 10,48; 16,15). Bí tích Thánh Tẩy luôn gắn liền với đức tin. Thánh Phao-lô tuyên bố với viên cai ngục ở Phi-líp : "Hăy tin vào Chúa Giê-su, th́ ông và cả nhà sẽ được cứu độ". "Lập tức, ông ấy được chịu phép rửa cùng với tất cả những người nhà" (x. Cv 16,31-33).

1227 (790)  Theo thánh tông đồ Phao-lô, nhờ bí tích Thánh Tẩy người tín hữu cùng chết với Đức Ki-tô, được mai táng và phục sinh với Người.

"Khi chúng ta được d́m vào nước Thánh Tẩy để nên một với Đức Ki-tô Giê-su, chúng ta được d́m vào trong cái chết của Người, chúng ta đă cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đă đưọc sống lại từ cơi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, th́ chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (x. Rm 6,3-4; Cl 2,12).

Những người được rửa tội "mặc lấy Chúa Ki-tô" (Gl 3,27). Nhờ Thánh Thần, bí tích Thánh Tẩy là "d́m xuống nước để thanh luyện, thánh hóa và công chính hóa" (x. 1Cr 6,11; 12,13).

1228  Như vậy, bí tích Thánh Tẩy là d́m xuống nước để "Lời Chúa là hạt giống bất diệt" đâm chối nẩy lộc xinh tươi (x. 1Pr 1,23; Ep 5,26). Thánh Âu-Tinh nói về bí tích Thánh Tẩy: "Lời liên kết với yếu tố vật chất và trở thành một bí tích" (x. Thánh Âu-Tinh, "Tin Mừng Gio-an" 80,3).

III. BÍ TÍCH THÁNH TẨY ĐƯỢC CỬ HÀNH THẾ NÀO ?

Khai tâm Ki-tô giáo

1229  Ngay từ thời các tông đồ, người dự ṭng phải trải qua con đường khai tâm gồm nhiều giai đoạn. Con đường này có thể ngắn hay dài, nhưng luôn hội đủ những điều cốt yếu sau : loan báo Lời Chúa, đón nhận Tin Mừng và hoán cải, tuyên xưng đức tin, rửa tội, ban Thánh Thần, lănh nhận Thánh Thể.

1230 (1248)  Việc khai tâm này thay đổi nhiều qua các thời đại và tùy hoàn cảnh. Vào các thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh, việc khai tâm Ki-tô giáo được triển khai rất sâu rộng, với một giai đoạn dự ṭng lâu dài gồm một số các nghi thức Phụng vụ chuẩn bị hướng đến việc cử hành các bí tích khai tâm Ki-tô giáo.

1231 (13)  Nơi nào việc rửa tội cho trẻ em đă trở nên phổ biến, việc ban bí tích này trở thành một cử hành duy nhất thu gọn các giai đoạn khai tâm Ki-tô giáo. Theo bản chất, việc rửa tội trẻ em đ̣i hỏi sau đó phải có một giai đoạn khai tâm Ki-tô giáo, không những dạy về bí tích Thánh Tẩy, mà c̣n giúp triển nở ơn sủng bí tích Thánh Tẩy dựa theo sự tăng trưởng tự nhiên. Đó là giai đoạn dành cho giáo lư.

1232 (1204)  Trong Giáo Hội La-tinh, Công đồng Va-ti-ca-nô II đă "tái lập thời kỳ dự ṭng dành cho người lớn, chia thành nhiều giai đoạn" (SC 64). Các nghi thức của thời kỳ này được tŕnh bày trong quyển "Nghi thức gia nhập Ki-tô giáo dành cho người lớn" (1972). Ngoài ra Công đồng c̣n cho phép các xứ truyền giáo "ngoài những yếu tố nhập đạo đă có trong truyền thống Ki-tô giáo, cũng được nhận những yếu tố nhập đạo khác vẫn thấy sử dụng nơi mỗi dân tộc, miễn là các yếu tố đó có thể thích ứng với nghi lễ Ki-tô giáo" (x. SC 65; x. SC 37-40).

1233 (1290)  Ngày nay trong các nghi lễ La-tinh và Đông Phương, việc khai tâm Ki-tô giáo dành cho người lớn bắt đầu từ khi họ gia nhập thời kỳ dự ṭng và đạt tới cao điểm trong một cử hành liên tiếp ba bí tích : Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể  (x. AG 14; CIC khoản 851, 865, 866). Trong các nghi lễ Đông Phương, việc khai tâm Ki-tô giáo dành cho trẻ em bắt đầu với bí tích Thánh Tẩy, liền sau đó là Thêm Sức và Thánh Thể; trong nghi lễ La-tinh, việc khai tâm kéo dài trong nhiều năm học giáo lư và kết thúc với Thêm Sức và Thánh Thể là đỉnh cao (x. CIC khoản 851, 2; 868).

Hướng dẫn cử hành bí tích

1234   Ư nghĩa và ân sủng của bí tích Thánh Tẩy được tŕnh bày rơ ràng trong các nghi thức cử hành. Khi tham dự tích cực vào các cử chỉ và lời nói của các nghi thức, chúng ta sẽ hiểu được sự phong phú mà bí tích biểu thị và thực hiện trong người tân ṭng.

1235 (617 2157)  Dấu Thánh Giá ở đầu nghi thức là dấu ấn cho thấy quyền sở hữu của Chúa Ki-tô trên người sắp chịu phép rửa và biểu thị ơn Chúa cứu chuộc chúng ta nhờ thánh giá.

1236 (1122)  Việc công bố Lời Chúa soi sáng các dự ṭng và cộng đoàn bằng chân lư mặêc khải, đồng thời gợi lên lời đáp trả bằng đức tin vốn gắn liền với bí tích Thánh Tẩy. Thực vậy, bí tích Thánh Tẩy đặc biệt là một "bí tích đức tin", v́ đấy là cửa ngơ dẫn vào đời sống đức tin.

1237 (1673 189)  V́ bí tích giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và kẻ xúi giục là ma quỉ, nên vị chủ sự đọc một hay nhiều lần lời nguyện trừ tà trên người dự ṭng. Họ được vị chủ sự xức dầu dự ṭng hoặc đặt tay, và họ công khai từ bỏ Xa-tan. Giờ đây họ có thể tuyên xưng đức tin của Hội Thánh mà họ sẽ được "ủy thác" qua bí tích Thánh Tẩy (x.Rm 6,17).

1238 (1217)  Nước rửa tội được thánh hiến bằng lời nguyện "xin ban Thánh Thần" ngay lúc cử hành hoặc trong đêm vọng Phục Sinh. Hội Thánh cầu xin Thiên Chúa nhờ Con của Người, ban quyền năng Thánh Thần xuống trên nước này, để những người sắp chịu phép rửa "đượềc tái sinh nhờ nước và Thánh Thần" (Ga 3,5).

1239 (214)  Tiếp đến là nghi thức chính yếu của bí tích : nghi thức d́m xuống nước biểu thị và thực hiện việc người dự ṭng chết đối với tội lỗi và bước vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ nên giống Đức Ki-tô trong mầu nhiệềm Vượt Qua. Nghi thức Thánh Tẩy được thực hiện một cách có ư nghĩa trước nhất, qua ba lần d́m người dự ṭng trong nước rửa tội. Nhưng từ xa xưa, bí tích có thể được trao ban bằng cách đổ nước ba lần trên đầu của người dự ṭng.

1240  Trong Giáo Hội La-tinh, thừa tác viên vừa đổ nước ba lần vừa đọc : "T... Cha rửa con, Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Trong phụng vụ Đông Phương , người dự ṭng quay về hướng Đông và linh mục đọc : "T... tôi tớ của Thiên Chúa, được rửa tội Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Vị chủ sự khẩn cầu từng ngôi, vừa d́m người dự ṭng xuống nước rồi đưa lên.

1241 (1294-1574 783)  Việc xức dầu được giám mục thánh hiến, biểu thị việc ban Thánh Thần cho người tân ṭng. Họ trở nên một Ki-tô hữu, nghĩa là "được xức dầu" bằng Chúa Thánh Thần, được tháp nhập vào Đức Ki-tô, Đấng được xức dầu để trở thành tư tế, ngôn sứ và vương đế (x. OBP 62).

1242 (1291)  Trong phụng vụ của các Giáo hội Đông Phương, việc xức dầu sau rửa tội là bí tích "xức dầu thánh" (Thêm Sức). Trong phụng vụ Rô-ma, việc này loan báo việc xức dầu thứ hai mà giám mục sẽ trao ban là bí tích Thêm Sức. Bí tích Thêm Sức "chuẩn nhận" và "hoàn tất" việc xức dầu khi rửa tội.

1243 (1216)  Áo trắng tượng trưng người tân ṭng "mặc lấy Chúa Ki-tô" (Gl 3,27), nghĩa là được phục sinh với Người. Cây nến được thắp sáng bằng lửa nến phục sinh biểu thị Đức Ki-tô soi sáng người tân ṭng. Trong Đức Ki-tô, họ là "ánh sáng thế gian" (Mt 5,14; x. Pl 2,15).

2769   Bây giờ người tân ṭng đă là con cái Thiên Chúa trong Chúa Con nên có thể xướng lên lời nguyện của con cái Thiên Chúa : "Lạy Cha chúng con..."

1244 (1292)  Rước lễ lần đầu. Được trở nên con Thiên Chúa và mặc lấy "áo cưới", người tân ṭng được dự vào "tiệc cưới Con Chiên" và lănh nhận của ăn dưỡng nuôi đời sống mới là Ḿnh và Máu Chúa Ki-tô : các Giáo Hội Đông Phương cẩn thận bảo tồn sự thống nhất của việc khai tâm Ki-tô giáo nên trao ban Thánh Thể cho tất cả những người vừa được rửa tội và thêm sức, kể cả các trẻ nhỏ v́ nhớ lại lời Chúa : "Hăy để trẻ nhỏ đến với Ta, đừng ngăn cản chúng" (Mc 10,14). Giáo Hội La-tinh chỉ cho phép các em đến tuổi khôn mới được rước lễ, nên diễn tả việc bí tích Thánh Tẩy hướng đến bí tích Thánh Thể bằng cách đưa trẻ mới rửa tội đến gần bàn thờ để nguyện kinh Lạy Cha.

1245  Phép lành trọng theẹ kết thúc nghi thức bí tích Thánh Tẩy. Khi rửa tội cho trẻ sơ sinh, việc chúc phúc cho người mẹ giữ một vai tṛ đặc biệt.

IV. AI CÓ THỂ NHẬN LĂNH BÍ TÍCH THÁNH TẨY ?

1246  "Tất cả và chỉ những người chưa được rửa tội mới có khả năng lănh bí tích Thánh Tẩy" (x. CIC khoản 864; CCEO khoản 679) .

Rửa tội cho người lớn

1247  Thuở ban đầu, Hội Thánh chỉ rửa tội cho người lớn ở những nơi Tin Mừng vừa mới được loan báo. (Xin xem chú thích quan trọng của webmaster). Trong trường hợp đó, thời kỳ dự ṭng (chuẩn bị cho bí tích Thánh Tẩy) giữ một vị trí quan trọng. Được khai tâm về đức tin và đời sống Ki-tô giáo, người dự ṭng được chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận hồng ân của Thiên Chúa trong bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể.

[Chú thích quan trọng:  Câu chữ nghiêng ở trên không dịch đúng theo bản văn chính. Khi đọc đến câu này, Webmaster thấy không đúng theo giáo huấn Hội Thánh, nhất là môn Hộ Giáo, nên đă tra cứu các bản Anh Ngữ, Pháp Ngữ và La Tinh để xem thực sự sách Giáo Lư của Hội Thánh viết thế nào:

Bản Anh Văn viết: “Since the beginning of the Church, adult Baptism is the common practice where the proclamation of the Gospel is still new.”

Bản tiếng Pháp viết: “Depuis les origines de l’Église, le Baptême des adultes est la situation la plus courante là où l’annonce de l’Évangile est encore récente.”

Bản tiếng La Tinh viết: “Ab Ecclesiae originibus, adultorum Baptismus est condicio omnium frequentissima ubi Evangelii annuntiatio adhuc est recens.”

Xin dịch là: “Ngay tử thờ Hội Thánh sơ khai, rửa tội cho người lớn là hoàn cảnh thường xuyên nhất ở những nơi mà Tin Mừng vừa được rao giảng.”

Dịch là “chỉ rửa tội cho người lớn” là hoàn toàn sai với việc dùng Thánh Kinh để biện minh cho việc rửa tội cho trẻ em của môn Hộ Giáo (Apologetics).  Trong các giáo phái Tin Lành, giáo phái Báp tít chỉ rửa tội cho người lớn v́ họ nói rằng trong Thánh Kinh không có nói ǵ đến rửa tội cho trẻ em, mà chỉ rửa tội cho những người tin.  Môn hộ giáo nói rằng khi các tông đồ rửa tội cho toàn gia của ông Cornelius, của bà Lydia, của quan cai ngục Thánh Phao-lô, th́ các ngài đă rửa tội cho tất cả mọi người trong các gia đ́nh ấy, kể cả trẻ em, v́ thế mà Hội Thánh Công Giáo rửa tội cho trẻ em. Xem câu 1252 ở dưới]

1248 (1230)  Thời kỳ dự ṭng hoặc thời gian huấn luyện có mục đích giúp đương sự đáp lại lời mời cứu độ của Thiên Chúa và hiệp thông với cộng đoàn Hội Thánh, hoán cải và tiến đến một đức tin trưởng thành. "Đây chính là thời gian huấn luyện đời sống Ki-tô giáo đầy đủ... để nhờ đó, môn đệ liên kết với Chúa Ki-tô là Thầy ḿnh. Các dự ṭng được khai tâm về mầu nhiệm cứu rỗi, tập sống theo Phúc Âm, và qua các nghi lễ được cử hành theo từng giai đoạn, họ được đưa vào đời sống đức tin, phụng vụ và bác ái của dân Chúa" (x. AG 114; OICA 19 & 98).

1249 (1259)   "Những người dự ṭng đă kết hợp với Hội Thánh, đă thuộc về gia đ́nh của Chúa Ki-tô và có khi đă sống đời sống đức Tin, Cậy, Mến rồi" (x. AG 14). "Hội Thánh là Mẹ hiền yêu thương săn sóc họ như con cái ḿnh" (x. LG 14; x. CIC khoản 206; 788, 3).

Rửa tội cho trẻ em

1250 (403 1996)  Được sinh ra với bản tính con người đă sa ngă và hoen ố do nguyên tội, trẻ em cũng cần được sinh ra trong đời sống mới nhờ bí tích Thánh Tẩy (x. DS 1514), để thoát khỏi quyền lực tối tăm và được hưởng tự do của con cái Thiên Chúa mà mọi người đượcmời gọi (x. Cl 1,12-14). Việc rửa tội trẻ em cho thấy Thiên Chúa ban ơn cứu độ hoàn toàn nhưng không. Nếu không cho các em lănh nhận bí tích Thánh Tẩy càng sớm càng tốt sau khi sinh, th́ Hội Thánh và cha mẹ sẽ ngăn chặn các em lănh nhận ơn vô giá là được trở nên con cái Thiên Chúa (x. CIC khoản 867; CCEO khoản 681; 686,1) .

1251  Các bậc cha mẹ Ki-tô hữu phải ư thức rằng việc rửa tội cho con cái phù hợp với vai tṛ nuôi dưỡng sự sống mà Thiên Chúa ủy thác cho họ (x. LG 11; 41; GS 48; CIC khoản 868).

1252  Việc rửa tội cho trẻ em là một truyền thống không biết có tự bao giờ (đáng lẽ phải dịch là: có từ ngàn xưa). Hội Thánh minh nhiên xác nhận điều này ngay từ thế kỷ thứ hai. Nhưng rất có thể ngay từ đầu các tông đồ cũng đă rửa tội cho trẻ em, khi có những gia đ́nh mà "cả nhà" đều chịu phép rửa (x. Cv 16,15.53; 18,8; 1Cr 1,16; x. CDF, Chỉ thị "hoạt động mục vụ").

Đức tin và bí tích Thánh Tẩy

1253 (1123 168)  Bí tích Thánh Tẩy là bí tích đức tin (x. Mc 16,16). Không thể tách đức tin khỏi cộng đoàn tín hữu. Đức tin của chúng ta gắn liền với đức tin của Hội Thánh. Đức tin cần có để được rửa tội chưa phải là đức tin hoàn hảo và trưởng thành, nhưng là một khởi đầu cần được phát triển. Hội Thánh hỏi người dự ṭng hoặc người đỡ đầu : "Con xin ǵ cùng Hội Thánh Chúa?" Và họ trả lời : "Con xin đức tin".

1254 (2101)  Đức tin của những người đă được rửa tội, trẻ em hay người lớn, cần được tăng trưởng sau khi rửa tội. Chính v́ thế, hằng năm trong đêm vọng Phục Sinh, Hội Thánh cho các tín hữu nhắc lại lời hứa rửa tội. Việc chuẩn bị lănh nhận bí tích Thánh Tẩy chỉ dẫn tới ngưỡng cửa của đời sống mới. Bí tích Thánh Tẩy là nguồn mạch phát sinh đời sống mới trong Đức Ki-tô, từ đó phát sinh đời sống Ki-tô hữu.

1255 (1311)  Điều quan trọng là cha mẹ phải giúp đỡ để ơn sủng của bí tích Thánh Tẩy được phát triển. Đó cũng là vai tṛ của người đỡ đầu. Họ phải là người tín hữu tốt, có khả năng và sẵn sàng giúp đỡ người chịu phép rửa sống đạo (x. CIC khoản 872- 874). Trách nhiệm của họ là một phận vụ đích thựềc của Hội Thánh (x. SC 67). Tất cả cộng đoàn Hội Thánh đều có một phần trách nhiệm trong việc phát triển và bảo tồn ân huệ nhận được trong bí tích Thánh Tẩy.

V. AI CÓ THỂ BAN BÍ TÍCH THÁNH TẨY ?

1256 (1752 1279,1240)  Thừa tác viên thông thường của bí tích Thánh Tẩy là giám mục, linh mục, riêng trong Giáo Hội La-tinh cả phó tế nữa (x. CIC khoản 861,1; CCEO khoản 677,1). Trong trường hợp khẩn thiết, mọi người - ngay cả những người chưa rửa tội nhưng có ư hướng đúng đắn - cũng có thể dùng công thức : nhân danh Chúa Ba Ngôi mà rửa tội (x. CIC 861,2). Ư hướng đúng đắn là muốn làm điều Hội Thánh làm khi rửa tội. Hội Thánh chấp nhận điều này, v́ Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ (x. 1Tm 2,4)và bí tích Thánh Tẩy là phương thế cần thiết để được cứu độ (x. Mc 16,16).

VI. SỰ CẦN THIẾT CỦA BÍ TÍCH THÁNH TẨY

1257 (1129 161,846)  Chính Chúa Giê-su khẳng định bí tích Thánh Tẩy là cần thiết để được cứu độ (x. Ga 3,5). V́ thế, Người cũng sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho mọi dân tộc (x. Mt 28,20; DS 1618; LG 14; AG 5). Bí tích Thánh Tẩy rất cần cho những người đă được nghe loan báo Tin Mừng và tự nguyện (x. Mc 16,16) xin chịu phép rửa, để được cứu độ. Ngoài bí tích Thánh Tẩy, Hội Thánh không có phương thế nào khác bảo đảm cho con người được hưởng hạnh phúc đời đời. V́ thế, Hội Thánh không xao lăng sứ mạng Chúa đă giao phó là rửa tội cho tất cả những ai có thể lănh nhận, để họ "được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần". Thiên Chúa đă liên kết ơn cứu độ với bí tích Thánh Tẩy, nhưng chính Người không bị các bí tích ràng buộc.

1258 (2473)  Hội Thánh luôn xác tín rằng những người chịu chết v́ đức tin mà trước đó chưa được rửa tội, th́ coi như đă được thanh tẩy, v́ đă chết cho Đức Ki-tô và với Đức Ki-tô. Dù không là bí tích, rửa tội bằng máu, cũng như ước muốn được rửa tội, vẫn mang lại hiệu quả của bí tích Thánh Tẩy.

1259 (1249)  Đối với những người dự ṭng chết trước khi được rửa tội, nếu họ minh nhiên ước muốn được rửa tội, đồng thời sám hối tội lỗi và sống đức mến, th́ họ được bảo đảm ơn cứu độ, dù chưa thể lănh nhận bí tích.

1260 (848)  "V́ Đức Ki-tô đă chết cho tất cả và v́ mọi người chỉ có một ơn gọi cuối cùng là kết hợp với Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh, cách nào đó chỉ có Chúa biết" (x. GS 22; x GL 16; AG 7). Bất kỳ ai, dù không nhận biết Tin Mừng và Hội Thánh của Đức Ki-tô, nhưng t́m kiếm và thực thi ư muốn của Thiên Chúa theo sự hướng dẫn của lương tâm, có thể được cứu độ. Chúng ta có thể giả thiết họ sẽ khao khát lănh nhận bí tích Thánh Tẩy, nếu họ biết đến sự cần thiết của bí tích này.

1261 (1250 1257)  Về phần các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, Hội Thánh chỉ c̣n biết trao phó các em cho ḷng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đă làm trong nghi lễ an táng dành cho các em. Thực vậy, Thiên Chúa giàu ḷng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4) và Chúa Giê-su đă tŕu mến các em nên đă nói : "Hăy để trẻ em đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng" (Mc 10,14). V́ thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Hội Thánh mời gọi các phụ huynh đừng ngăn cản trẻ em đến với Chúa Ki-tô nhờ lănh nhận bí tích Thánh Tẩy.

II. ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH THÁNH TẨY

1262 (1234)  Những yếu tố khả giác của nghi lễ cho thấy các hiệu quả khác nhau của bí tích Thánh Tẩy. Việc d́m người xuống nước tượng trưng cho sự chết và thanh luyện, nhưng cũng là biểu tượng cho sự tái sinh và đổi mới. Do vậy, hai hiệu quả chính của bí tích Thánh Tẩy là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,38; Gl 3,5).

Được tha thứ tội lỗi

1263 (977 1425)  Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi tội lỗi đều được tha : nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi h́nh phạt do tội (x. DS 1316). Những người đă được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không c̣n ǵ ngăn cản họ, dù là tội A-đam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa ĺa Thiên Chúa.

1264 (976,2514 1426 405)  Tuy nhiên, người đă được rửa tội c̣n phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như : đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính t́nh yếu đuối... và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là "cái nôi của tội". "Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng t́nh mà c̣n can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Ki-tô. Hơn nữa, "không đoạt giảinếu không thi đấu theo luật lệ" (2 Tm 2,ề 5) (x. CĐ Trentô: DS 1515).

"Trở nên thụ tạo mới"

1265 (505 460)  Bí tích Thánh Tẩy không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà c̣n làm cho người tân ṭng trở nên "một thụ tạo mới" (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), "được thông phần bản tính Thiên Chúa" (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Ki-tô (x.1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19).

1266 (1992)  Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó :

·         (1812) có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần;

·         (1831) có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân;

·         (1810) ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lư.

Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Ki-tô hữu đều bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy.

Tháp nhập vào Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô

1267 (782)  Bí tích Thánh Tẩy làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Ki-tô, "bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau" (Ep 4,25). Bí tích Thánh Tẩy tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. "Tất cả chúng ta đều đă chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể" (1 Cr 12,13).

1268 (1141 784)  Những người đă được rửa tội trở nên "những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh" (1 Pr 2,5). Nhờ bí tích Thánh Tẩy, họ tham dự vào chức tư tế của Đức Ki-tô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người. "Anh em là giống ṇi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đă gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền" (2 Pr 2,9). Bí tích Thánh Tẩy cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Dân Chúa.

1269 (871)  Người đă được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ "không c̣n thuộc về ḿnh, nhưng thuộc về Đấng đă chết và sống lại v́ chúng ta" (1Cr 6,19). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau (x.Ep 5,21; 1Cr 16, 15-16) và phục vụ nhau (x.Ga 13,12-15) trong t́nh hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lănh đạo của Hội Thánh (x. Dt 13, 17) với ḷng kính trọng và quư mến (x.1Tx 5,12-13). Bí tích Thánh Tẩy đă trao cho người lănh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong ḷng Hội Thánh : được lănh nhận các bí tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng (x.LG 37, CIC khoản 208-223; CCEO khoản 675,2).

1270 (2472)  "Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đă được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lănh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh" (x.LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x.LG 17; AG 7,23).

Mối dây hiệp nhất các Ki-tô hữu

1271 (818,838)  Bí tích Thánh Tẩy đặt nền tảng cho sự hiệp thông giữa các Ki-tô hữu, ngay cả với những người chưa hoàn toàn hiệp thông với Hội Thánh Công Giáo : "Thật vậy, những người tin ở Chúa Ki-tô và đă được rửa tội đúng phép, vẫn hiệp thông với Hội Thánh Công giáo một cách nào đó, cho dầu không được hoàn hảo... Được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép rửa tội, họ đă được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, v́ thế họ có quyền mang danh Ki-tô hữu và xứng đáng được con cái của Hội Thánh Công Giáo nh́n nhận là anh em trong Chúa" (x. UR 3). "Vậy phép Rửa Tội tạo nên mối dây hiệp nhất tất cả những kẻ đă được tái sinh" (UR 22).

Dấu ấn thiêng liêng không thể tẩy xóa

1272 (1121)  Được tháp nhập vào Chúa Ki-tô nhờ bí tích Thánh Tẩy, người được rửa tội trở nên "đồng h́nh đồng dạng" với Chúa Ki-tô (x. Rm 8,29). Bí tích Thánh Tẩy ghi trên Ki-tô hữu một dấu ấn thiêng liêng không thể tẩy xóa để chỉ cho biết họ thuộc về Chúa Ki-tô. Không một tội lỗi nào xóa được dấu ấn này, cho dù tội lỗi ngăn cản bí tích Thánh Tẩy mang lại những hiệu quả cứu độ (x. DS 1609-1619). Mỗi người chỉ nhận bí tích Thánh Tẩy một lần mà thôi.

1273 (1070)  Được tháp nhập vào Hội Thánh nhờ bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu đă được ấn tích thánh hiến để họ thi hành việc phụng tự Ki-tô giáo (x. LG 11). Ấn tín rửa tội vừa cho họ khả năng vừa đ̣i buộc họ phụng sự Thiên Chúa, bằng cách tham dự tích cực vào phụng vụ của Hội Thánh và thực thi chức vụ tư tế cộng đồng bằng đời sống thánh thiện và đức mến năng động để làm chứng cho Chúa (x. LG 10).

1274 (197 2016)  "Ấn tín của Chúa" (x. Thánh Âu-tinh, thư 98,5) là dấu ấn Chúa Thánh Thần ghi trên chúng ta "để chờ ngày cứu chuộc" (Ep 4,30). "Thật vậy, bí tích Thánh Tẩy là ấn tín của sự sống muôn đời" (x. Thánh I-rê-nê, Tŕnh bày đức tin 3 ). Người tín hữu "đượềc Thiên Chúa ghi dấu đức tin" (x. MR, Kinh Tạ Ơn Rô-ma 97) phải "ǵn giữ ấn tín" này cho đến cùng, nghĩa là trung thành với những đ̣i hỏi của bí tích Thánh Tẩy; họ có thể an giấc trong niềm tin của bí tích Thánh Tẩy, chờ ngày được hưởng Nhan Thánh Chúa và hy vọng sẽ được sống lại vinh quang.

TÓM LƯỢC

1275  Việc khai tâm Ki-tô giáo được thực hiện bằng ba bí tích : bí tích Thánh Tẩy khởi đầu đời sống mới; bí tích Thêm Sức củng cố đời sốùng mới; và bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng người môn đệ bằng Ḿnh và Máu Chúa Ki-tô để biến đổi họ nên đồng h́nh đồng dạng với Người.

1276  "Hăy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy" (Mt 28, 19-20).

1277  Bí tích Thánh Tẩy tái sinh con người vào đời sống mới trong Chúa Ki-tô. Theo thánh ư Thiên Chúa, con người cần đến bí tích Thánh Tẩy cũng như cần đến Hội Thánh để được cứu độ. Bí tích Thánh Tẩy đưa con người vào Hội Thánh.

1278  Nghi thức chủ yếu của bí tích Thánh Tẩy là d́m người dự ṭng vào trong nước hoặc đổ nước trên đầu, trong khi kêu cầu Ba Ngôi Chí Thánh là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

1279  Hiệu quả hay ân sủng của bí tích Thánh Tẩy rất phong phú : tha nguyên tội và mọi tội riêng đă phạm sinh ra trong đời sống mới nhờ đó con người trở thành nghĩa tử của Chúa Cha, thành chi thể Chúa Ki-tô và đền thờ Chúa Thánh Thần. Đồng thời, cho người được rửa tội tháp nhập vào Hội Thánh là Thân Thể Chúa Ki-tô, và tham dự vào chức tư tế của Chúa Ki-tô.

1280  Bí tích Thánh Tẩy in vào linh hồn một dấu thiêng liêng không thể tẩy xóa gọi là "ấn tích". Ấn tích này thánh hiến người được rửa tội để thi hành việc phụng thờ Thiên Chúa. Do đó, mỗi người chỉ được nhận bí tích Thánh Tẩy một lần mà thôi (x.DS 1609 và 1624).

1281  Những người chịu chết v́ đức tin cũng như người dự ṭng và tất cả những ai vô t́nh không nhận biết Hội Thánh, nhưng thành tâm t́m kiếm Thiên Chúa dưới tác động của ơn thánh và cố gắêng chu toàn thánh ư Thiên Chúa, vẫn có thể được cứu độ dù chưa nhận bí tích Thánh Tẩy (x.LG 16).

1282  Từ thời xa xưa, Hội Thánh đă ban bí tích Thánh Tẩy cho các trẻ em, v́ đây là quà tặng, là hồng ân của Thiên Chúa chứ không do công trạng của con người. Các em được rửa tội trong đức tin của Hội Thánh. Và khi đưa các em vào đời sống Ki-tô hữu, Hội Thánh dẫn các em đến tự do đích thực.

1283  Về phần các trẻ em chết mà chưa được rửa tội, Phụng Vụ Hội Thánh mời gọi chúng ta phó thác vào ḷng nhân từ của Thiên Chúa và cầu nguyện cho các em.

1284  Trong trường hợp khẩn thiết, mọi người đều có thể rửa tội, miễn là có ư làm điều Hội Thánh muốn làm và đổ nước lên đầu người lănh nhận trong khi đọc: "Tôi rửa anh nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".