Mục 2
Bí tích Thêm Sức

1285  Bí tích Thêm Sức cùng với bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể hợp thành một thể thống nhất gồm "ba bí tích khai tâm Ki-tô giáo".V́ thế, phải giải thích cho các tín hữu biết họ cần lănh nhận bí tích Thêm Sức để hoàn tất ân sủng Thánh Tẩy. "Nhờ ơn bí tích Thêm Sức, các tín hữu gắn bó với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn và được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần; do đó, họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm, như những chứng nhân đích thực của Chúa Ki-tô"(LG 11).

I. BÍ TÍCH THÊM SỨC TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ

1286 (702-716)  Trong Cựu Ước các ngôn sứ loan báo : Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên Đấng Mê-si-a (x. Is 11,2) muôn dân mong đợi đêẹ giúp Người thực hiện sứ mạng cứu độ (x. Lc 4,16-22; Is 61,1). Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giêsu khi Người chịu phép rửa của Gio-an, là dấu chỉ cho thấy chính Người là Đấng phải đến, là Đấng Mê-si-a và là Con Thiên Chúa (Mt 3,13-17). V́ Người đă nhập thể bởi phép Chúa Thánh Thần, nên tất cả cuộc đời và sứ mạng của Người được thực hiện trong sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần, "Thiên Chúa ban Thánh Thần cho Người vô ngần vô hạn" (Ga 3,34).

1287 (739)  Thiên Chúa không những ban tràn đầy Thánh Thần cho Đấng Mê-si-a, mà c̣n ban cho toàn thể dân của Đấng Mê-si-a (x. Ed 36,25-27; Ge 3,1-2). Nhiều lần, Đức Ki-tô đă hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ (x. Lc 12,12; Ga 3,5-8); Người đă thực hiện lời hứa đó trong ngày Phục Sinh (x. Ga 20,22) và sau đó, công khai trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,1-4). Được tràn đầy Thánh Thần, các tông đồ bắt đầu rao giảng "những kỳ công của Thiên Chúa" (Cv 2,11). Phê-rô công bố : việc Thánh Thần được ban xuống là dấu chỉ của thời đại Đấng Mê-si-a (x. Cv 2,17-18). Ai tin lời rao giảng của các tông đồ và nhận phép rửa, cũng nhận được hồng ân Thánh Thần (Cv 2,38).

1288 (699)  "Từ đó, theo ư của Đức Ki-tô, các tông đồ dặt tay ban Thánh Thần cho các tân ṭng để kiện toàn ân sủng Thánh Tẩy (x. Cv 8,15-17;19,5-6). V́ thế, thư Do Thái đă liệt kê giáo lư về Phép Rửa và về nghi thức Đặt Tay (Dt 6,2) vào số những yếu tố căn bản của huấn giáo. Truyền thống công giáo đă làm đúng, khi coi việc đặềt tay là nguồn gốc của bí tích Thêm Sức, là phương thế lưu truyền hồng ân Thánh Thần trong Hội Thánh" (x. ĐGH Phao-lô VI, tông hiến "Thông dự bản tính Thần linh").

1289 (695 436 1297)  Để biểu thị rơ hồng ân Thánh Thần, ngoài việc đặt tay, Hội Thánh đă sớm thêm nghi thức Xức Dầu. Việc xức dầu này làm nổi bật danh xưng Ki-tô hữu là "người được xức dầu"; danh xưng bắt nguồn từ chính Đức Ki-tô, "Đấng được Thiên Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong" (Cv 10,38). Nghi thức Xức Dầu này được giữ đến nay trong nghi lễ Đông cũng như Tây Phương. Giáo Hội Đông Phương gọi bí tích này là bí tích Dầu Thánh. Giáo Hội La-tinh gọi là bí tích Thêm Sưùc, v́ bí tích này vừa xác nhận bí tích Thánh Tẩy, vừa củng cố ân sủng Thánh Tẩy.

Hai truyền thống : Đông phương và Tây phương

1290 (1233)  Vào các thế kỷ đầu, bí tích Thêm Sức thường được cử hành chung với bí tích Thánh Tẩy thành một "bí tích kép" theo kiểu nói của thánh Síp-ri-a-nô. V́ thói quen rửa tội cho trẻ em ngày một thịnh hành và rửa tội vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, v́ các giáo xứ nhất là ở miền quê gia tăng, làm cho giáo phận mở rộng, nên vị giám mục không thể hiện diện trong mọi cử hành rửa tội. Nghi lễ Tây Phương tách bí tích Thêm Sức khỏi bí tích Thánh Tẩy một khoảng thời gian để vị giám mục có thể đích thân cử hành bí tích Thêm Sức, kiện toàn bí tích thánh Tẩy. Đông Phương vẫn giữ thói quen kết hợp hai bí tích trên, do đó vị linh mục rửa tội sẽ ban ngay cho người tân ṭng bí tích Thêm Sức. Tuy nhiên, vị linh mục này chỉ có thể cử hành bí tích Thêm Sức với dầu thánh do giám mục thánh hiến (x. CCEO khoản 695,1; 696,1).

1291 (1242)  Giáo Hội Rô-ma có một thói quen rất thuận lợi cho việc phát triển cách thực hành của nghi lễ Tây Phương : xức dầu hai lần cho người được rửa tội. Lần đầu do linh mục khi người tân ṭng lên khỏi nước, lần thứ hai do giám mục xức trên trán từng người tân ṭng (x. Thánh Hi-pô-li-tô, Truyền thống các tông đồ 21). Lần xức dầu thứ nhất do linh mục được giữ lại trong nghi thức rửa tội, biểu thị sự tham dự của nguời tân ṭng vào các chức vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của Đức Ki-tô. Đối với người lớn, nghi lễ Tây Phương chỉ có mộềt lần xức dầu sau khi rửa tội, lần xức dầu của bí tích Thêm Sức.

1292 (1244)  Cách thực hành của Giáo Hội Đông phương nhấn mạnh tính thống nhất của việc khai tâm Ki-tô giáo. Cách thực hành của Giáo Hội La-tinh cho thấy rơ hơn sự hiệp thông giữa người Ki-tô hữu và vị giám mục của ḿnh; ngài là người bảo đảm và chăm sóc cho tính duy nhất, công giáo và tông truyền của giáo đoàn đó, và chính là mối dây liên kết người tân ṭng với nguồn gốc tông truyền của Hội Thánh Chúa Ki-tô.

II. DẤU CHỈ VÀ NGHI THỨC CỦA BÍ TÍCH THÊM SỨC

1293  Trong nghi thức bí tích Thêm Sức, chúng ta cần lưu ư đến dấu chỉ xức dầu và ấn tín thiêng liêng.

(695)  Theo ngôn ngữ biểu tượng của Thánh Kinh, xức dầu có nhiều ư nghĩa : dầu là dấu chỉ của sự sung măn (x.Dt 11,14) và niềm vui (x.Tv 23,5; 104,15); dầu dùng để thanh tẩy (thoa dầu truớc và sau khi tắm); dầu làm cho dẻo dai (thoa dầu cho các lực sĩ và đô vật); dầu là dấu chỉ chữa bệnh v́ chữa lành các vết bầm và vết thương (x.Is 1,6; Lc 10,34); dầu làm nổi bật vẻ đẹp, sức khỏe và thể lực.

1294 (1152)  Chúng ta gặp lại tất cả những ư nghĩa này trong đời sống bí tích. Xức "dầu dự ṭng" trước khi chịu rửa tội biểu thị việc thanh tẩy và tăng sức. Xức dầu bệnh nhân diễn tả việc chữa lành và hồi phục. Xức "Dầu Thánh" sau khi rửa tội, khi lănh bí tích Thêm Sức và Truyền Chức, là dấu chỉ thánh hiến. Nhờ bí tích Thêm Sức, các Ki-tô hữu là những người được xức dầu, được tham dự tích cực hơn vào sứ mạng của Đức Ki-tô và được tràn đầy Thánh Thần của Người, để toàn bộ đời sống của họ tỏa "hương thơm của Đức Ki-tô" (2 Cr 2,15).

1295 (698)  Qua việc xức dầu này, người chịu bí tích Thêm Sức nhận được "dấu ấn", ấn tín của Chúa Thánh Thần. Ấn tín biểu tượng cho một người (x.St 38,18; Dc 8,6), là dấu chỉ quyền hành (x.St 41-42), quyền sở hữu (Đnl 32, 34) của người đó (người ta thường ghi dấu của vị chỉ huy trên các người lính, dấu của chủ trên các nô lệ). Ấn tín c̣n đểxác nhận một văn kiện pháp lư hay niêm phong một tài liệu mật (x. Gr 32,10; Is 29,11).

1296 (1121)  Chính Đức Ki-tô tuyên bố Chúa Cha đă ghi ấn tín cho Người (x.Ga 6,27). Người Ki-tô hữu cũng được khắc ghi một ấn tín : "Đấng đă đặt chúng tôi và anh em trên nền tảng vững chắc là Đức Ki-tô, Đấng đă xức dầu chochúng ta, Đấng ấy là Thiên Chúa. Chính Người cũng đă đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thánh Thần vào ḷng chúng ta làm bảo chứng" (x. 2Cr 1,22; Ep 1,13; 4,30). Ấn tín của Chúa Thánh Thần xác nhận một người hoàn toàn thuộc về Đức Ki-tô, để vĩnh viễn phục vụ Người, đồng thời là dấu chỉ của lời Thiên Chúa hứa sẽ bảo vệ người ấy trong cuộc thử thách lớn lao thời cánh chung (x. Kh 7,2-3; 9,4; Ed 9,4-6).

Nghi thức bí tích Thêm Sức

1297 (1183 1241)  một nghi thức quan trọng và gắn liền với bí tích Thêm Sức nhưng được cử hành trước bí tích Thêm Sức, đó là nghi thức thánh hiến dầu. Trong thánh lễ làm phép dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh, giám mục thánh hiến dầu để sử dụng trong toàn giáo phận. Trong vài Giáo Hội Đông Phương, nghi thức này dành riêng cho vị thượng phụ.

Phụng vụ An-ti-ô-ki-a thánh hiến dầu bằng lời xin ban Thánh Thần như sau : "Lạy Cha... xin cử Thánh Thần đến trên chúng con và trên dầu đang đặt trước mặt chúng con đây. Xin thánh hiến dầu dành để xức và ghi dấu cho tất cả mọi người : dầu thánh, dầu tư tế, dầu vương đế, dầu hoan lạc, trang phục ánh sáng, áo cứu độ, hồng ân thiêng liêng, ơn thánh hóa linh hồn và thân xác, hạnh phúc vững bền, ấn tín không thể tẩy xóa, khiên thuẫn bảo vệ đức tin, và mũ chiến an toàn chống đỡ mọi cuộc tấn công của Kẻ thù".

1298  Khi bí tích Thêm Sức được cử hành tách khỏi bí tích Thánh Tẩy như trong nghi lễ Rô-ma, phụng vụ bí tích bắt đầu bằng việc lặp lại lời hứa khi lănh nhận bí tích Thánh Tẩy và việc tuyên xưng đức tin của người sắp nhận bí tích Thêm Sức. Điều này nhấn mạnh bí tích Thêm Sức đi liền với bí tích Thánh Tẩy (x. SC 71). Khi một người trưởng thành chịu phép Rửa Tội, họ sẽ lănh nhận ngay sau đó bí tích Thêm Sức và tham dự vào bí tích Thánh Thể (x. CIC khoản 866).

1299  Trong nghi lễ Rô-ma, vị giám mục "đăềt tay" trên toàn thể những người lănh nhận bí tích Thêm Sức. Đây là cử chỉ có từ thời các tông đồ diễn tả việc ban ơn Thánh Thần. Vị giám mục cầu khẩn Thiên Chúa ban Thánh Thần với lời nguyện như sau :

(1831)  "Lạy Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con, Chúa đă tái sinh các tôi tớ Chúa đây bởi nước và Thánh Thần khi giải thoát họ khỏi tội lỗi, th́ lạy Chúa, xin hăy ban Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi đến trong những người này; xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa. Nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con."

1300 (699)  Tiếp đó là nghi thức chính yếu của Bí tích. Trong nghi lễ La-tinh, "bí tích Thêm Sức được trao ban bằng việc xức dầu thánh trên trán, đồng thời với việc đặt tay và đọc lời này ("Accipe Signaculum doni Spiritus Sancti") : "Hăy nhận lấy ấn tín hồng ân Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần" (x. Theo tài liệu Corrigenda Concernant le contenu du texte (en Francaise), câu này được dịch là Sois marqué de L'Éprit Saint, le don de Dieu.). Trong các Giáo Hội Đông Phương, việc xức dầu thánh được thực hiện sau lời nguyện xin ban Chúa Thánh Thần của vị chủ tế; dầu thánh được xức trên những phần có ư nghĩa nhất của thân thể : trán, mắt, mũi, tai, môi, ngực, lưng, hai tay và hai chân; mỗi lần xức dầu, chủ tế nói ("Signaculum doni Spiritus Sancti"): "Ấn tín hồng ân là chính Chúa Thánh Thần".

1301  "Hôn b́nh an" kết thúc nghi thức, biểu thị và biểu lộ sự hiệp thông trong Hội Thánh giữa vị giám mục và toàn thể tín hữu.

III. HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH THÊM SỨC

1302 (731)  Hiệu quả của bí tích Thêm Sức là người tín hữu được nhận Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt, như ngày xưa các tông đồ đă nhận được trong ngày lễ Ngũ Tuần.

1303 (1262-1274)  Với hiệu quả này, bí tích Thêm Sức tăng trưởng và đào sâu ơn bí tích Thánh Tẩy :

·         giúp chúng ta đi sâu vào t́nh nghĩa tử thiêng liêng, cho phép chúng ta gọi Thiên Chúa là "Áp-ba, lạy Cha" (Rm 8,15);

·         giúp chúng ta kết hợp mật thiết hơn với Chúa Ki-tô;

·         gia tăng các ơn Chúa Thánh Thần trong chúng ta;

·         cho chúng ta liên kết trọn vẹn hơn với Hội Thánh;

·         (2044) ban sức mạnh đăềc biệt của Chúa Thánh Thần để chúng ta truyền bá và bảo vệ đức tin bằng lời nói và hành động như những chứng nhân đích thực của Đức Ki-tô, để anh dũng tuyên xưng danh thánh Chúa Ki-tô và không bao giờ hổ thẹn v́ thập giá (x. DS 1319; LG 11; 12):

"Hăy nhớ, bạn đă lănh nhận ấn tín thiêng liêng của Chúa Thánh Thần là thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, thần trí dạy cho biết kính sợ Thiên Chúa. Hăy ǵn giữ những ǵ bạn đă lănh nhận. Chúa Cha đă ghi ấn tín của Người nơi bạn. Chúa Ki-tô đă tăng sức cho bạn và đặt trong ḷng bạn bảo chứng của Chúa Thánh Thần" ( x. Thánh Am-rô-xi-ô, Bàn về các mầu nhiệm 7,12).

1304 (1121)  Như bí tích Thánh Tẩy, bí tích Thêm Sức chỉ được nhận một lần mà thôi. Bí tích Thêm Sức in vào linh hồn một dấu ấn thiêng liêng không thể tẩy xóa được, một ấn tích ( x. DS 1609): Chúa Ki-tô đóng ấn tín của Thần Khí Người trên Ki-tô hữu để củng cố họ bằng sức mạnh thần linh và biến họ thành chứng nhân cho Người
( x. Lc 24,48-49).

1305 (1268)  "Ấn tích" kiện toàn chức tư tế cộng đồng người tín hữu đă lănh nhận trong bí tích Thánh Tẩy, và "người lănhbí tích Thêâm Sức nhận được sức mạnh để công khai tuyên xưng đức tin vào Chúa Ki-tô như một bổn phận" ( x.Thánh Tô-ma A-qui-nô, Tổng luận Thần học 3,72,5, AD 2).

IV. AI CÓ THỂ LĂNH NHẬN BÍ TÍCH THÊM SỨC ?

1306 (1212)  Tất cả những ai đă lănh bí tích Thánh Tẩy, nhưng chưa nhận bí tích Thêm Sức, đều có thể và phải lănh nhận bí tích Thêm Sức ( x. CIC khoản 889,1). Ba bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể tạo thành một thể thống nhất, nên "các tín hữu buộc phải lănh nhận bí tích Thêm Sức vào thời gian thích hợp" ( x CIC, can .890.). Thiếu bí tích Thánh Thể và Thêm Sức, Thánh Tẩy chắc chắn thành sự và hữu hiệu, nhưng việc khai tâm Ki-tô giáo vẫn chưa trọn vẹn.

1307  Thói quen trong Giáo Hội La-tinh, từ nhiều thế kỷ, lấy "tuổi biết phán đoán" làm chuẩn để lănh nhận bí tích Thêm Sức. Trong trường hợp nguy tử, Hội Thánh vẫn ban bí tích này cho các trẻ em dù chưa đến tuổi biết phán đoán.

1308 (1250)  Đôi khi chúng ta gọi bí tích Thêm Sức là "bí tích dành cho Ki-tô hữu trưởng thành", nhưng không v́ thế lẫn lộn tuổi trưởng thành trong đức tin với tuổi phát triển tự nhiên; hơn nữa, ân sủng của bí tích Thánh Tẩy là một ơn tuyển chọn nhưng không, không cần "xác nhận" để có hiệu lực. Thánh Tô-ma nhắc nhở :

"Tuổi thể lư không phải là tiêu chuẩn cho linh hồn. Dù c̣n nhỏ, người ta có thể đạt tới mức trưởng thành thiêng liêng, như sách Khôn Ngoan dạy : "Sự già giặn đáng kính đâu phải v́ trường thọ hay cao niên" (4,8). V́ thế, có nhiều trẻ em, sau khi nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần, đă anh dũng chiến đấu dù phải đổ máu v́ Chúa Ki-tô" ( x.Thánh Tô-ma A-qui-nô, Tổng luận Thần học 3,72,8, AD 2).

1309  Để lănh nhận bí tích Thêm Sức, người tín hữu phải được chuẩn bị nhằm kết hợp mật thiết hơn với Chúa Ki-tô, gắn bó chặt chẽ với Chúa Thánh Thần, với hoạt động, hồng ân và lời mời gọi của Người, và hăng hái nhận lấy trách nhiệm tông đồ của Ki-tô hữu. Do đó, giáo lư Thêm Sức phải cố gắng giúp cho thụ nhân cảm nhận ḿnh thuộc về Hội Thánh Chúa Ki-tô, thuộc về Hội Thánh toàn cầu cũng như cộềng đoàn giáo xứ. Cộng đoàn này có trách nhiệm đặc biệt trong việc chuẩn bị cho những người sắp chịu phép Thêm Sức (x. OCf, Tiền chú 3).

1310 (2670)  Để lănh nhận bí tích Thêm Sức, người tín hữu phải ở trong t́nh trạng ân sủng. Họ cần nhờ bí tích Ḥa Giải thanh tẩy tâm hồn để đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần. Ngoài ra, họ c̣n phải tích cực cầu nguyện để chuẩn bị đón nhận ân sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần với tâm hồn vâng phục và sẵn sàng (x. Cv 1,14).

1311 (1255)  Cũng như bí tích Thánh Tẩy, người sắp lănh nhận bí tích Thêm Sức nên t́m một người đỡ đầu, để được trợ giúp trong đời sống thiêng liêng. Nên chọn chính người đỡ đầu rửa tội để nhấn mạnh sự thống nhất của hai bí tích này (x. OCf, Tiền chú 5;6; CIC khoản 893, 1-2).

V. THỪA TÁC VIÊN BÍ TÍCH THÊM SỨC

1312  Thừa tác viên cơ bản của bí tích Thêm Sức là vị giám mục (x. LG 226).

1233  Ở Đông Phương, thông thường vị linh mục ban bí tích Thánh Tẩy và ban luôn bí tích Thêm Sức trong cùng một cử hành. Tuy nhiên, linh mục phải dùng dầu thánh được vị thượng phụ hay giám mục thánh hiến, để nói lên tính duy nhất tông truyền của Hội Thánh được củng cố nhờ bí tích Thêm Sức. Giáo Hội La-tinh cũng áp dụng tŕnh tự này khi rửa tội cho người lớn hay khi đón nhận một người đă được rửa tội trong một Giáo Hội khác thuộc Ki-tô giáo vào hiệp thông với Giáo Hội công giáo, nếu Giáo Hội này không có bí tích Thêm Sức thành sự (x. CIC khoản 883,2).

1313 (1290 1285)  Trong nghi lễ La-tinh, giám mục là thừa tác viên thông thường của bí tích Thêm Sức (x. CIC khoản 882). Dù giám mục có thể trao quyền ban bí tích Thêm Sức cho các linh mục trong những trường hợp cần thiết (x. CIC khoản 884,2); nhưng do ư nghĩa của bí tích này, giám mục nên trực tiếp ban v́ đừng quên bí tích Thêm Sức được tách khỏi bí tích Thánh Tẩy là để các ngài có thể đích thân đến ban phép Thêm Sức. Các giám mục là những vị kế nhiệm tông đồ, được lănh nhận bí tích truyền chức cách viên măn, nên việc các ngài đích thân cử hành bí tích sẽ nhấn mạnh : bí tích Thêm Sức kết hợp chặt chẽ những người lănh nhận với Hội Thánh, với các nguồn gốc tông đồ và với sứ mạng làm chứng cho Chúa Ki-tô.

1314 (1307)  Bất cứ linh mục nào cũng có thể ban bí tích Thêm Sức cho người tín hữu đang nguy tử (x. CIC khoản 883,3). Hội Thánh mong muốn : không một người con nào của ḿnh, cho dù bé nhỏ, ĺa đời mà chưa được Chúa Thánh Thần kiện toàn bằng ân sủng tràn đầy của Chúa Ki-tô.

TÓM LƯỢC

1315  "Các Tông đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe biết dân miền Sa-ma-ri đă đón nhận Lời Thiên Chúa th́ cử ông Phê-rô và Gio-an đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần. V́ Thánh Thần chưa ngự xuống ai trong nhóm họ, họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thạàn" (Cv 8,14-17).

1316  Bí tích Thêm Sức kiện toàn ân sủng Thánh Tẩy. Đây là bí tích ban ơn Thánh Thần để giúp chúng ta củng cố ơn nghĩa tử, tháp nhập thâm sâu vào Chúa Ki-tô, liên kết chặt chẽ với Hội Thánh, gắn bó với sứ mạng của Hội Thánh và làm chứng cho đức tin Ki-tô giáo bằng cả cuộc sống.

1317  Cũng như bí tích Thánh Tẩy, bí tích Thêm Sức in vào tâm hồn người tín hữu một dấu thiêng liêng, một ấn tín không tẩy xóa được. V́ thế, mỗi người chỉ có thể lănh nhận bí tích Thêm Sức một lần trong đời.

1318  Giáo Hội Đông Phương ban bí tích Thêm Sức liền sau bí tích Thánh Tẩy; tiếp đó, người tân ṭng được tham dự ngay bí tích Thánh Thể. Truyền thống này làm nổi bật sự thốùng nhất của ba bí tích khai tâm Ki-tô giáo. Giáo Hội La-tinh ban bí tích Thêm Sức cho các em đă tới tuổi khôn; và thường dành quyền ban bí tích này cho giám mục để thấy rơ người nhận bí tích Thêm Sức được liên kết với Hội Thánh.

1319  Muốn lănh nhận bí tích Thêm Sức, người tín hữu tới tuổi khôn, phải tuyên xưng đức tin, đang trong t́nh trạng ân sủng, có ư muốn lănh nhận bí tích, sẵn sàng đảm nhận vai tṛ môn đệ và chứng nhân của Chúa Ki-tô, trong cộng đoàn Hội Thánh cũng như trong các lănh vực trần thế.

1320  Nghi thức chính yếu của bí tích Thêm Sức là xức dầu thánh trên trán người đă lănh nhận bí tích Thánh Tẩy (Giáo Hội Đông Phương c̣n xức dầu trên những phần khác của thân thể), cùng với việc thừa tác viên đặềt tay và đọc : "Hăy lănh nhận Chúa Thánh Thần là ấn tín hồng ấn Thiên Chúa" ("Accipe signaculum doni Spiritus Sancti")(nghi lễ La-tinh) hay "Ấn tín hồng ân là chính Chúa Thánh Thần" ("Signaculum doni Spiritus Sancti") (nghi lễ By-zan-tin).

1321 (1212)  Khi bí tích Thêm Sức được cử hành tách khỏi bí tích Thánh Tẩy, chính việc lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi rửa tội, làm nổi bật mối liên hệ giữa hai bí tích này. Bí tích Thêm Sức được cử hành trong Thánh lễ, để nhấn mạnh tính thống nhất của các bí tích khai tâm Ki-tô giáo.