Mục 2
Tham gia vào đời sống xă hội

I. QUYỀN BÍNH

1897 (2234)  "Xă hội loài người sẽ không có trật tự và phồn vinh nếu thiếu những người cầm quyền hợp pháp để bảo tồn các định chế và phục vụ công ích một cách đầy đủ" (x. PT 46)
"Quyền bính" là đặc tính của những con người, hay định chế, nhờ đó, họ ban hành lề luật và mệnh lệnh cho con người, và buộc phải tuân phục.

1898  Mọi cộng đoàn nhân loại đều cần có một quyền bính để quản trị nó (x. T.Lê-ô XIII thông điệp "Immortale Dei", thông điệp "Diuturnum illud"). Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính con người. Quyền bính cần thiết để tạo ra sự thống nhất cho cộng đoàn. Vai tṛ của nó là bảo đảm tối đa cho công ích xă hội.

1899 (2235)  Quyền bính, theo trật tự luân lư đ̣i hỏi, phát xuất từ Thiên Chúa:"Mỗi người phải phục tùng chính quyền, v́ không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt"(Rm 13,1-2) (x. 1Pr 2, 13-17).

1900 (2238)  Bổn phận vâng phục đ̣i buộc mọi người phải tôn trọng quyền bính cho xứng hợp; đối với những người đang thi hành công vụ, phải tôn trọng và tùy công trạng của họ mà tỏ ḷng biết ơn và quí mến.

Hội Thánh c̣n giữ được bản kinh của thánh Giáo Hoàng Clê-men-tê thành Rô-ma cầu cho chính quyền (x. 1Tm 2,1-2):

(2240)  "Lạy Chúa, xin ban cho họ sức khỏe, b́nh an, ḥa thuận và ổn định, để họ thực thi đúng đắn quyền hành Chúa đă trao cho họ. Lạy Chúa là Chủ tể, là Vua trời vĩnh cửu, chính Chúa ban cho con cái loài người vinh quang, danh dự và quyền lực trên mọi vật trần thế. Xin Chúa hướng dẫn những dự định của họ theo điều thiện hảo, theo những ǵ hợp ư Ngài, để khi thi hành nhiệm vụ mà Ngài đă trao cho, với ḷng đạo đức, trong an b́nh và quảng đại, họ nhận được ơn Ngài phù hộ" (Clémente de Rome, Cor 61,1-2).

1901  Có quyền bính là "do Thiên Chúa an bài, nhưng việc định đoạt những thể chế chính trị hay cắt cử người cầm quyền, vẫn là quyền tự do của mọi công dân" (x. GS 74,3).

(2242)  Về mặt luân lư, các thể chế chính trị có thể khác nhau, miễn sao các thể chế này mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đoàn đă thừa nhận chúng. Các thể chế có bản chất trái ngược với luật tự nhiên, với trật tự công cộng và các quyền căn bản của con người, th́ không thể đem lại công ích cho những quốc gia đang theo thể chế đó.

1902 (1930)  Về mặt luân lư, không phải người cầm quyền làm ǵ cũng hợp pháp. Họ không được xử sự cách chuyên chế, nhưng phải hành động cho công ích v́ quyền bính là một sức mạnh tinh thần đặt nền tảng trên tự do và ư thức trách nhiệm" (x. GS 74,2):

(1951)  "Luật pháp của loài người chỉ là luật khi phù hợp với lẽ phải; có hiệu lực là nhờ "luật vĩnh cữu"; khi xa ĺa lẽ phải, nó không c̣n là luật nữa, nhưng là một sự bất công, thậm chí chỉ là một h́nh thức bạo lực (T.Tô-ma A-qui-nô, Tổng Luận Thần Học 1-2,93,3.2).

1903 (2242)  Quyền bính chỉ được hành xử hợp pháp khi mưu cầu công ích cho tập thể liên hệ và đạt tới mục đích ấy bằng các phương thế mà luân lư cho phép. Nếu các nhà lănh đạo đưa ra những luật bất công hay sử dụng những biện pháp trái luân lư, lương tâm không buộc phải tuân theo. "Trong trường hợp này, quyền bính không c̣n là quyền bính nữa mà thoái hóa thành áp bức (x. PT 51)."

1904  "Tốt nhất là mọi quyền lực đều giữ thế quân b́nh nhờ những quyền lực và những cơ quan hữu trách khác để giữ nó trong giới hạn chính đáng. Đó là nguyên tắc "Nhà Nước pháp quyền"; theo đó luật pháp chi phối tất cả chứ không phải ư muốn độc đoán của một số người" (x. CA 44).

II. CÔNG ÍCH

1905 (801 1881)  Con người có tính xă hội, nên lợi ích cá nhân phải đặt trong tương quan với lợi ích chung. Lợi ích chung chỉ có thể được xác định trong tương quan với nhân vị:

"Các bạn đừng sống riêng lẻ hay khép kín, như thể các bạn đă được công chính hóa rồi, nhưng hăy hợp lại để cùng t́m kiếm lợi ích chung" (x. Thư Ba-na-bê 4,10).

1906  Phải hiểu "công ích" là "toàn bộ những điều kiện của đời sống xă hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn (x. GS 26,1; 74,1)". Công ích liên quan đến đời sống của mọi người, đ̣i hỏi mỗi người phải thận trọng, nhất là những ai đang cầm quyền. Công ích gồm

1907 (1929 2106)  * Trước hết, công ích phải tôn trọng con người với tư cách là người. Nhân danh công ích, chính quyền có bổn phận tôn trọng các quyền căn bản và bất khả nhượng của con người. Xă hội phải giúp cho các thành viên thực hiện ơn gọi của ḿnh. Đặc biệt, công ích cho con người thực thi các quyền tự do tự nhiên không thể thiếu để phát triển ơn gọi làm người "như quyền hành động theo qui tắc ngay thẳng của lương tâm ḿnh, quyền bảo vệ đời tư và quyền được tự do chính đáng, cả trong phạm vi tôn giáo nữa" (x. GS 26,2).

1908 (2441)   * Kế đến, công ích phải bước đến sự an lạc xă hội và sự phát triển của chính tập thể. Mọi bổn phận xă hội đều quy về sự phát triển. Nhân danh công ích, nhà cầm quyền có nhiệm vụ làm trọng tài giữa các quyền lợi riêng tư khác nhau; phải giúp mỗi người có được những ǵ cần thiết để sống đúng với phẩm giá "con người": lương thực, áo quần, sức khỏe, việc làm, giáo dục và văn hóa, được thông tin đầy đủ, quyền xây dựng một gia đ́nh v.v...

1909 (2304 2310)  * Sau hết, công ích c̣n phải kiến tạo ḥa b́nh, bảo tồn một trật tự đúng đắn được lâu bền và ổn định. Điều này giả thiết rằng quyền bính phải bảo đảm an ninh cho xă hội và cho các thành viên của xă hội bằng những phương thế liêm chính. Công ích đặt nền tảng cho quyền tự vệ chính đáng của cá nhân và tập thể.

1910 (2244)  Mỗi tập thể theo đuổi một công ích để thể hiện căn tính của ḿnh, nhưng chỉ trong cộng đồng chính trị, công ích mới được thực hiện trọn vẹn nhất. Nhà Nước có nhiệm vụ bảo vệ và thăng tiến công ích của xă hội dân sự, của các công dân và các tập thể nhỏ hơn.

1911 (2438)  Con người trên địa cầu ngày càng lệ thuộc lẫn nhau. Gia đ́nh nhân loại gồm những con người có phẩm giá b́nh đẳng, một nền công ích toàn cầu. Nền công ích này cần có một tổ chức hiệp nhất và liên quốc gia, "có khả năng đáp ứng những nhu cầu muôn mặt của con người trong lănh vực xă hội (như thực phẩm, sức khỏe, giáo dục...) cũng như để đối phó với bao hoàn cảnh đặc biệt có thể xảy ra nơi này nơi khác (Cứu trợ những người tị nạn, giúp đỡ cho những người di dân và gia đ́nh họ...)" (x. GS 84,2).

1912 (1881)  Công ích luôn hướng tới việc thăng tiến con người: "trật tự của muôn vật phải lệ thuộc vào trật tự của các nhân vị chứ không ngược lại" (x. GS 26,3). Trật tự này đặt nền tảng trên chân lư, được thiết lập trong công b́nh, được sinh động bởi t́nh yêu.

III. TRÁCH NHIỆM VÀ THAM GIA

1913  Tham gia là sự dấn thân tự nguyện và quảng đại của con người vào những giao dịch xă hội. Tất cả mọi người phải tham gia, tùy theo địa vị và vai tṛ của ḿnh, để mưu cầu công ích. Bổn phận này gắn với phẩm giá con người.

1914 (1734)  Con người tham gia bằng cách làm tṛn các trách nhiệm cá nhân của ḿnh: khi chăm lo giáo dục gia đ́nh ḿnh và làm việc có lương tâm, con người góp phần mưu ích cho tha nhân và xă hội.

1915 (2239)  Các công dân phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xă hội. Các phương thức tham gia có thể thay đổi tùy từng nước, từng nền văn hóa. "Phải ca tụng đường lối của những quốc gia đang để cho các công dân được tham gia càng đông càng tốt vào việc nước trong sự tự do đích thực" (x. GS 31,3).

1916 (1888 2409)  Cũng như mọi bổn phận luân lư khác, việc mọi người tham gia vào công tŕnh công ích, cũng đ̣i hỏi các thành viên của xă hội hoán cải không ngừng. Phải kết án nghiêm khắc những thủ đoạn dùng để tránh né luật pháp và tránh né trách nhiệm đối với xă hội, v́ chúng trái với những đ̣i hỏi của công b́nh. Cần chăm lo phát triển những định chế nhằm cải thiện điều kiện sinh sống của con người (x. GS 30,1).

1917 (1818)  Những người cầm quyền có bổn phận củng cố những giá trị đem lại sự tín nhiệm nơi các thành viên trong cộng đồng và khuyến khích họ tham gia phục vụ đồng bào. Sự tham gia bắt đầu từ công tác giáo dục và văn hóa. Chúng ta có lư do chính đáng để nghĩ rằng: "tương lai nhân loại nằm trong tay những người có khả năng trao cho hậu thế ư nghĩa cuộc sống và những cơ sở để hy vọng" (x. GS 31,3).

TÓM LƯỢC

1918  "Không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập" (Rm 13,1)

1919  Mọi cộng đoàn nhân loại đều cần có một quyền bính để duy tŕ và phát triển.

1920  "Cộng đoàn chính trị và công quyền đặt nền tảng trên bản tính con người, cho nên cũng nằm trong trật tự do Thiên Chúa ấn định".

1921  Quyền bính được hành xử hợp pháp khi mưu cầu công ích cho xă hội và đạt tới mục đích ấy bằng những phương thế luân lư cho phép.

1922  Các thể chế chính trị có thể khác nhau, miễn sao các thể chế này mưu cầu lợi ích chính đáng cho cộng đoàn.

1923  Công quyền phải được hành sử trong những giới hạn của trật tự luân lư và bảo đảm những điều kiện giúp thực thi quyền tự do.

1924  Công ích là: " toàn bộ những điều kiện của đời sống xă hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn".

1925  Công ích gồm ba yếu tố cơ bản: tôn trọng và thăng tiến các quyền cơ bản của con người, phát triển các lợi ích tinh thần và vật chất của xă hội, kiến tạo ḥa b́nh và an ninh cho tập thể và các thành viên.

1926  Phẩm giá của con người đ̣i hỏi mưu cầu công ích. Mỗi người phải quan tâm cổ vơ và yểm trợ những tổ chức nhằm cải thiện điều kiện sinh sống của con người.

1927  Nhà nước có bổn phận bảo vệ và thăng tiến công ích của xă hội dân sự. Công ích của toàn thể gia đ́nh nhân loại cần đến một tổ chức quốc tế.