CHƯƠNG MỘT
MẶC KHẢI VỀ CẦU NGUYỆN
MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI GỌI CẦU NGUYỆN

2566 (296 355 28)  Con người đi t́m Thiên Chúa. Khi sáng tạo, Thiên Chúa kêu gọi vạn vật từ hư vô bước vào hiện hữu "Được ban vinh quang vinh dự làm mũ triều thiên" (x. Tv 8,6) , con người có khả năng nhận biết "Danh Chúa lẫy lừng trên khắp địa cầu" (x. Tv 8,2) như trước đó Thiên Chúa đă ban khả năng cho các thiên thần. Ngay cả khi đă đánh mất nét giống Thiên Chúa v́ phạm tội, con người vẫn c̣n mang h́nh ảnh của Đấng Sáng Tạo, vẫn hướng về Đấng dựng nên ḿnh. Mọi tôn giáo đều nói lên khát vọng t́m kiếm căn bản này của con người.

2567 (30 142)  Thiên Chúa kêu gọi con người trước. Dù con người quên lăng Đấng Sáng Tạo hay trốn xa Nhan Người, dù họ chạy theo các ngẫu tượng hay than trách Thiên Chúa đă bỏ rơi ḿnh, Thiên Chúa hằng sống và chân thật vẫn không ngừng kêu gọi mọi người đến gặp Người cách huyền nhiệm trong cầu nguyện. Trong cầu nguyện, Thiên Chúa trung tín và yêu thương luôn đi bước trước; phần con người luôn chỉ là đáp lời. Khi Thiên Chúa từng bước tỏ ḿnh ra và mặc khải cho con người biết về chính họ, th́ cầu nguyện như là một cuộc trao đổi lời mời, một diễn tiến giao ước. Qua lời nói và hành vi, diễn tiến này là cam kết của con tim. Diễn tiến này đă diễn ra trong suốt lịch sử cứu độ.

Mục 1
Trong Cựu Ước

2568 (410 1736 2738)  Trong Cựu Ước chúng ta gặp được mặc khải về cầu nguyện giữa biến cố con người sa ngă và được nâng dậy, giữa tiếng gọi đau thương của Thiên Chúa nói với các đứa con đầu tiên của Người: "Ngươi đang ở đâu?...Ngươi đang làm ǵ?" (St 3,9-13), và lời đáp trả của Người Con Một khi vào trần gian: "Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ư Ngài" (Dt 10, 5-7). Như thế, cầu nguyện được gắn liền với lịch sử loài người, và là tương quan giữa con người với Thiên Chúa trong các biến cố lịch sử.

Con người nhờ thụ tạo để cầu nguyện

2569 (288 58)  Trước hết, việc cầu nguyện khởi đi từ các thụ tạo. Chín chương đầu của sách Sáng Thế mô tả việc cầu nguyện dưới h́nh thức lễ vật của A-ben "dâng cho Chúa những con đầu ḷng của bầy chiên" (St 4,4); Ê-nóc "kêu cầu Danh Đức Chúa và đi với Thiên Chúa" (x. St 4,26; 5,24) . Lễ dâng của Nô-e đẹp ḷng Thiên Chúa và Thiên Chúa chúc phúc cho ông; qua ông, Thiên Chúa chúc phúc cho toàn thể vạn vật, v́ tâm hồn ông ngay chính và vẹn toàn: "Ông đi với Thiên Chúa" (St 6,9). Biết bao người công chính trong các tôn giáo đă từng cầu nguyện như vậy.

(59)  Trong giao ước bất diệt với mọi sinh linh, Thiên Chúa luôn mời gọi con người cầu nguyện. Nhưng đặc biệt từ tổ phụ Áp-ra-ham, cầu nguyện mới thực sự được mặc khải trong Cựu Ước.
Thiên Chúa hứa và con người tin tưởng cầu nguyện

2570 (145)  Ngay khi được Thiên Chúa kêu gọi, "Áp-ra-ham ra đi, như Đức Chúa đă phán với ông" (St 12,4): tâm hồn ông luôn "vâng phục Lời Chúa". Cầu nguyện thiết yếu là lắng nghe Lời Chúa và quyết định theo ư Người; các lời kinh phải giúp con người sống thái độ ấy. Thoạt đầu, Áp-ra-ham cầu nguyện bằng hành động: là con người thầm lặng, mỗi chặng dừng chân ông dựng một bàn thờ kính Chúa. Măi về sau, ông mới cầu nguyện bằng lời: một lời than thở kín đáo nhắc Chúa nhớ đến lời hứa chưa được thực hiện (St 15,2-3). Như thế, một trong những khía cạnh đặc biệt của cầu nguyện là con người bị thử thách về ḷng tin vào Thiên Chúa trung tín.

2571 (494 2685)  V́ Áp-ra-ham tin vào Thiên Chúa, bước đi trước tôn nhan Người và kư kết giao ước với Người; tổ phụ đă sẵn ḷng đón mời Vị Khách huyền bí vào lều trại của ḿnh. Ḷng hiếu khách đặc biệt của tổ phụ tại Mam-rê đă mở đường cho Thiên Chúa loan báo ban Người Con đích thực của lời hứa. Từ khi Thiên Chúa kư thác ư định của Người cho Áp-ra-ham, tâm hồn tổ phụ ḥa theo ḷng thương xót của Chúa đối với loài người và tổ phụ đă dám mạnh dạn cầu nguyện cho họ.

2572 (603)  Trong cuộc thanh luyện cuối cùng về đức tin, Thiên Chúa đă đ̣i Áp-ra-ham, "người đă nhận được lời hứa" (Dt 10,17), phải sát tế đứa con mà Thiên Chúa đă ban cho ông. Áp-ra-ham vẫn vững tin: "Chính Thiên Chúa sẽ lo liệu chiên làm lễ toàn thiêu" (St 22,8), v́ nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng làm cho người chết sống lại (Dt 11,19). Như thế, vị tổ phụ của các tín hữu đă xử sự giống như Chúa Cha, Đấng "chẳng tha chính Người Con Một, nhưng đă trao nộp v́ hết thảy chúng ta" (Rm 8,32). Nhờ cầu nguyện, con người lại trở nên giống Thiên Chúa và được tham dự vào quyền năng của t́nh yêu Thiên Chúa là quyền năng có sức cứu độ muôn người.

2573 (162)  Thiên Chúa đă nhắc lại lời hứa với Gia-cóp, tổ phụ của mười hai chi tộc Ít-ra-en. Trước khi đối phó với anh là Ê-sau, Gia-cóp đă vật lộn suốt đêm với một người huyền bí, người này không chịu nói tên nhưng đă chúc phúc cho Gia-cóp trước khi bỏ đi lúc b́nh minh. Truyền thống linh đạo của Hội thánh, qua câu chuyện này, xem biểu tượng của cầu nguyện như một cuộc chiến đức tin và chiến thắng dành cho người kiên tŕ (x. St 32,25-31; Lc 18,1-8).) .
Mô-sê và lời cầu nguyện của vị trung gian

2574 (62)  Khi Thiên Chúa bắt đầu thực hiện lời hứa với các tổ phụ (cuộc Vượt Qua, Xuất Hành, ban Lề Luật, kư Giao Ước, lời cầu nguyện của Mô-sê là h́nh ảnh nổi bật của lời cầu nguyện chuyển cầu sẽ được hoàn thành trong Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Đức Giê-su Ki-tô" (1Tm 2, 5).

2575 (205)  Ở đây cũng thế, Thiên Chúa đă đi bước trước. Người gọi Mô-sê từ giữa Bụi Gai đang cháy (Xh 3,1-10). Biến cố này sẽ là một trong những h́nh ảnh hàng đầu về cầu nguyện trong truyền thống linh đạo Do Thái và Ki-tô giáo. Thực vậy, "Thiên Chúa của Áp-ra-ham, của I-xa-ác và của Gia-cóp" kêu gọi tôi tớ Người là Mô-sê, v́ Người là Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng muốn cho con người được sống. Người tỏ ḿnh ra để cứu họ, tuy nhiên, Người không muốn hành động một ḿnh hoặc bất chấp ư kiến con người. V́ thế, Người gọi Mô-sê để sai ông đi, để ông cộng tác với Thiên Chúa trong việc thương xót và cứu độ . Để sai ông đi, gần như Thiên Chúa phải năn nỉ con người; và sau một hồi tranh luận, Mô-sê mới thuận theo ư của Thiên Chúa Cứu Độ. Trong cuộc đối thoại này, Thiên Chúa tỏ ḷng tín nhiệm Mô-sê, c̣n ông học biết cầu nguyện: ông thoái thác, thắc mắc, và nhất là đ̣i hỏi. Để đáp ứng yêu cầu của ông, Thiên Chúa đă cho ông biết Danh Thánh, Danh sẽ được mặc khải qua các kỳ công trong lịch sử.

2576 (555)  "Đ ỨC CHÚA đàm đạo với ông Mô-sê, mặt giáp mặt, như hai người bạn với nhau" (Xh 33,11). Cách cầu nguyện của Mô-sê là khuôn mẫu của việc cầu nguyện chiêm niệm; nhờ đó, người tôi tớ Thiên Chúa trung thành với sức mạnh của ḿnh. Ông Mô-sê nói chuyện thường xuyên và lâu giờ với Chúa: ông lên núi để lắng nghe và cầu khẩn Người, sau đó ông xuống với dân để nói lại cho họ những lời của Thiên Chúa và hướng dẫn họ. "Nhưng với Mô-sê tôi tớ Ta: tất cả nhà Ta, Ta đă trao cho nó. Ta nói với nó trực diện, nhăn tiền" (Ds 12, 7-8), v́ "Mô-sê là người hiền lành khiêm tốn nhất đời" (Ds 12,3).

2577 (210 2635 214)  Nhờ sống thân mật với "Thiên Chúa thành tín, chậm bất b́nh và giàu ḷng thương xót" (x. Xh 34,6) , Mô-sê đă t́m được sức mạnh để kiên tŕ chuyển cầu cho dân. Ông không cầu xin cho ḿnh nhưng cho dân Thiên Chúa đă cứu chuộc. Mô-sê đă chuyển cầu cho dân khi họ chiến đấu với quân A-ma-léc (x. Xh 17,8-13) , đă cầu xin cho Mi-ri-am (x. Nb 12,13-14) được khỏi bệnh. Đặc biệt, khi dân phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa, Chúa tính chuyện sẽ tiêu diệt họ, nếu người Chúa chọn là Mô-sê chẳng đem thân cản lối ở ngay trước mặt Người (x. Xh 32,1-34,9) , hầu ngăn cơn thịnh nộ (Tv 106, 23). Các lư lẽ của ông (chuyển cầu cũng là một cuộc chiến huyền nhiệm) sẽ gợi hứng cho cách cầu nguyện táo bạo của bao nhiêu tâm hồn trong dân Do Thái cũng như trong Hội Thánh: Thiên Chúa là t́nh yêu, nên Người công b́nh và thành tín; Người không thể mâu thuẫn với chính ḿnh, nên Người sẽ nhớ lại bao việc lạ lùng đă làm; v́ vinh quang của Người, Người sẽ không thể bỏ rơi dân tộc mang danh Người.

Đa-vít và lời cầu nguyện của vị vua

2578  Kinh nguyện của Dân Chúa sẽ triển nở dưới bóng nhà Chúa: Lúc đầu là khám giao ước và sau này là Đền Thờ. Những người lănh đạo (các mục tử và các ngôn sứ) là những người đầu tiên sẽ dạy cho dân biết cầu nguyện. Cậu bé Sa-mu-en học được nơi bà mẹ An-na cách ở trước nhan Đức Chúa (1 Sm 1,9-17), và nơi tư tế Ê-li cách lắng nghe Lời Chúa: "Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, v́ tôi tớ Ngài đang lắng nghe" (1 Sm 3,9-10). Sau này, chính Sa-mu-en cũng biết đến gánh nặng và giá phải trả cho lời chuyển cầu: "Phần tôi, không đời nào tôi phạm tội nghịch cùng Đức Chúa, là thôi cầu nguyện cho anh em và dạy anh em biết đường ngay nẻo chính" (1 Sm 12, 23).

2579 (709 436)  Đa-vít là vị vua đẹp ḷng Thiên Chúa hơn hết, vị mục tử cầu nguyện cho dân ḿnh và nhân danh toàn dân. Ḷng vâng phục thánh ư Thiên Chúa, lời ca ngợi và tâm t́nh sám hối của Đa-vít sẽ trở thành gương mẫu cho sự cầu nguyện của dân chúng. Là người được Thiên Chúa xức dầu, kinh nguyện của vua là tâm t́nh gắn bó trung tín vào lời Thiên Chúa hứa, là ḷng tín thác đầy yêu mến và hân hoan trong Đấng là Đức Vua và Đức Chúa duy nhất (x. 2 Sm 7,18-29). Qua các Thánh Vịnh, chúng ta thấy Đa-vít được Thánh Thần linh ứng và đă trở thành vị ngôn sứ hàng đầu của truyền thống cầu nguyện Do Thái và Ki-tô giáo. Kinh nguyện của Đức Ki-tô, Đấng Mê-si-a đích thực, Con Đa-vít sẽ mặc khải và hoàn thành ư nghĩa của kinh nguyện này.

2580 (583)  Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, ngôi nhà cầu nguyện Đa-vít định xây dựng, sẽ được con vua là Sa-lô-mon thực hiện. Lời nguyện Cung Hiến Đền Thờ (x. 1V 8,10-61) dựa trên Lời Hứa và Giao Ước của Thiên Chúa, trên sự hiện diện đầy uy lực của Danh Thánh giữa Dân Người và nhắc lại những kỳ công Thiên Chúa thực hiện thời Xuất Hành. Nhà vua dang tay và khẩn cầu Đức Chúa cho chính ḿnh, cho toàn dân, cho các thế hệ tương lai, xin Người tha thứ tội lỗi và ban cho họ những ǵ cần thiết hằng ngày, để muôn dân nhận biết Người là Thiên Chúa duy nhất và Dân Chúa hết ḷng kính mến Người.

Ê-li-a, các ngôn sứ và việc hoán cải tâm hồn

2581 (1150)  Đối với Dân Chúa, Đền Thờ phải là nơi dạy cho họ biết cầu nguyện: các cuộc hành hương, các lễ hội, hy tế, lễ dâng ban chiều, dâng hương, bánh trưng hiến ...Tất cả là những dấu chỉ về Thiên Chúa thánh thiêng và vinh quang, rất cao sang nhưng thật gần gũi với họ ; đồng thời là những lời mời gọi và những con đường dẫn đến cầu nguyện. Nhưng thái độ quá chuộng nghi lễ thường dẫn dân chúng đến một cách thờ phượng quá bề ngoài. Do đó, Dân Chúa cần được giáo dục đức tin và hoán cải tâm hồn. Đây là sứ mạng của các ngôn sứ trước và sau thời lưu đày.

2582  Ê-li-a là "tổ phu" của các ngôn sứ, là "ḍng dơi những kẻ kiếm t́m Người, t́m Thánh nhan Thiên Chúa nhà Gia-cóp" (x. Tv 24,6) . Danh xưng Ê-li-a có nghĩa "Đức Chúa là Thiên Chúa của tôi", tiên báo tiếng hô của dân đáp lại lời cầu nguyện của Ê-li-a trên núi Các-men (x. 1 V 18, 39tt). Thánh tông đồ Gia-cô-bê nhắc đến gương Ê-li-a để thúc giục chúng ta cầu nguyện: "Lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực" (Gcb 5,16b-18).

2583  Sau khi học biết xót thương lúc ẩn tích tại suối Kê-rít, Ê-li-a dạy cho bà góa làng Sa-rép-ta biết tin vào lời Thiên Chúa và củng cố đức tin của bà khi khẩn nguyện xin Thiên Chúa cho con trai bà sống lại; và Người đă nhậm lời (1V 17,7-24).

(696)  Cuộc tế lễ trên núi Các-men là thử thách quyết định niềm tin của Dân Thiên Chúa. Theo lời khẩn cầu của Ê-li-a: "xin đáp lời con, lạy Chúa xin đáp lời con", Thiên Chúa cho lửa từ trời xuống thiêu hủy lễ toàn thiêu, "vào giờ người ta hiến dâng của lễ ban chiều". Các nghi lễ phụng tự Đông Phương dùng lời khẩn cầu này trong "lời nguyện xin ban Thánh Thần" của thánh lễ (1 V 18,20-39).

(555)  Sau cùng, Ê-li-a trở lại hoang mạc, đến nơi Thiên Chúa hằng sống và chân thật đă tỏ ḿnh ra cho Dân Người, để ẩn ḿnh "trong hốc đá" như Mô-sê ngày xưa, cho tới khi Nhan Thánh nhiệm mầu của Thiên Chúa "đi qua" (x. 1 V 19,1-14; Xh 33, 19-23; Lc 9,30-35) . Nhưng chỉ trên núi Hiển Dung, Tôn Nhan của Đấng các ngài luôn t́m kiếm mới được tỏ lộ "Ánh sáng chiếu soi ḷng trí ta nhận biết Vinh Quang Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Ki-tô" (2 Cr 4,6), Đấng đă chịu đóng đinh và đă sống lại.

2584 (2709)  Trong những lúc "một ḿnh trước Tôn Nhan Thiên Chúa", các ngôn sứ t́m được ánh sáng và sức mạnh để thực hiện sứ mạng. Khi cầu nguyện, các ngài không chạy trốn thế giới bất trung nhưng lắng nghe Lời Thiên Chúa; đôi khi các ngài tranh luận hay than thở với Chúa, nhưng luôn chuyển cầu cho Dân, trong khi chờ đợi và chuẩn bị cho Thiên Chúa Cứu Độ, can thiệp vào (Am 7, 2.5) (x. Is 6,5.8.11; Gr 1,6; 15,15-18; 20, 7-18) .

Các Thánh Vịnh, lời cầu nguyện của cộng đoàn

2585 (1093)  Từ thời Vua Đa-vít cho đến khi Đấng Mê-si-a tới, những bản văn cầu nguyện trong Sách Thánh chứng tỏ lời cầu nguyện cho chính ḿnh và cho tha nhân ngày càng sâu sắc hơn (x. Ed 9,6-15; Nh 1,4-11; Gn 2,3-10; Tb 3,11-16; Gđt 9,2-14) . Dần dần các Thánh Vịnh được thâu tập thành một bộ năm cuốn: đó là sách Thánh Vịnh (hay những bài ca ngợi), tuyệt tác cầu nguyện trong Cựu Ước.

2586 (1177)  Các Thánh Vịnh nuôi dưỡng và diễn tả tâm t́nh cầu nguyện của Dân Chúa là cộng đoàn, qui tụ vào các dịp đại lễ tại Giê-ru-sa-lem và mỗi ngày sa-bát trong các hội đường. Kinh nguyện này vừa có tính cá nhân vừa có tính cộng đoàn, vừa liên hệ với những người đang cầu nguyện vừa liên hệ đến toàn thể mọi người. Các Thánh Vịnh vang lên từ Thánh Địa và các cộng đoàn Do Thái tản mác khắp nơi nhưng lại bao trùm toàn thể thụ tạo ; nhắc lại các biến cố cứu độ trong quá khứ và vươn đến ngày hoàn tất lịch sử; nhắc nhớ Thiên Chúa đă thực hiện những lời hứa thế nào, đồng thời chờ đợi Đấng Mê-si-a đến hoàn tất trọn vẹn. Được Đức Ki-tô sử dụng để cầu nguyện và kiện toàn, các Thánh Vịnh luôn luôn chiếm vị trí thiết yếu đối với kinh nguyện của Hội Thánh (IGLH 100-109).

2587 (2641)  Tập Thánh Vịnh là cuốn sách đặc biệt: Lời Chúa trở thành lời cầu nguyện của con người. Trong các sách khác của bộ Cựu Ước, các lời công bố những việc Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu độ... và giúp khám phá mầu nhiệm chứa đựng trong các biến cố đó (x. DV 2). C̣n các lời Thánh Vịnh vừa diễn tả vừa ca tụng những công tŕnh cứu độ của Thiên Chúa. Cùng một Thánh Thần đă tạo nên công tŕnh của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người. Đức Ki-tô sẽ hiệp nhất cả hai thành một. Trong Người, các Thánh Vịnh không ngừng dạy ta cầu nguyện.

2588  Những lời cầu nguyện đa dạng của tập Thánh Vịnh được h́nh thành từ phụng tự Đền Thờ, cũng như từ trái tim con người. Dù là những thánh thi, lời kêu cầu trong cơn nguy khốn hay bài ca tạ ơn, lời khẩn cầu cá nhân hay cộng đoàn, bài ca cung đ́nh và khúc hát hành hương, hoặc bài suy niệm giáo huấn, các Thánh Vịnh luôn là tấm gương phản chiếu những kỳ công Thiên Chúa đă thực hiện trong lịch sử Dân Người và những hoàn cảnh nhân sinh tác giả đă trải qua. Dù một Thánh Vịnh có thể phản ánh một biến cố đă qua, nhưng vẫn b́nh dị đến nỗi con người mọi thời, mọi hoàn cảnh, đều có thể dùng để cầu nguyện.

2589 (304)  Qua các Thánh Vịnh, chúng ta gặp thấy những đặc điểm: lời cầu nguyện đơn sơ và tự phát, ḷng khao khát Thiên Chúa qua và với tất cả những ǵ tốt đẹp trong vũ trụ, hoàn cảnh khó khăn của người tín hữu muốn yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự nhưng phải đối diện với bao thử thách và địch thù nhưng vẫn chờ đợi Thiên Chúa trung tín ra tay hành động, ḷng xác tín vào t́nh yêu Thiên Chúa và phó thác theo thánh ư Người. Lời cầu nguyện trong tập Thánh Vịnh luôn sinh động nhờ tâm t́nh ca ngợi nên tập sách này có một tên gọi rất thích hợp với nội dung: "Những bài ca ngợi". Được sưu tập để dùng trong phụng vụ của Cộng đoàn, các Thánh Vịnh vang lên lời mời gọi cầu nguyện đồng thời hát lên lời đáp: Halleluia, "Hăy ngợi khen Chúa".
"C̣n ǵ tốt đẹp hơn một Thánh vịnh? Bởi vậy vua Đa-vít đă nói rất đúng rằng: "Hăy ngợi khen Chúa v́ Thánh Vịnh thật tuyệt vời: hăy dâng lời ngợi khen êm dịu và hân hoan lên Thiên Chúa chúng ta". Đúng thế, Thánh Vịnh là lời chúc tụng trên môi Dân Chúa, là lời cộng đoàn ngợi khen Thiên Chúa, lời tung hô của muôn người, lời của muôn loài, tiếng nói của Hội Thánh, lời tuyên xưng đức tin đầy giai điệu..." (T.Am-rô-xi-ô, Luận về Thánh vịnh 1,9).

TÓM LƯỢC

2590  Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên Chúa hay cầu xin Người ban cho những ơn cần thiết (T. Gio-an Đa-mát-xa) .

2591  Thiên Chúa không ngừng kêu gọi mỗi người đến gặp Người cách huyền nhiệm trong cầu nguyện. Suốt ḍng lịch sử cứu độ, chúng ta thấy cầu nguyện như lời Thiên Chúa và con người mời gọi nhau.

2592  Thánh Kinh tŕnh bày việc Áp-ra-ham và Gia-cóp cầu nguyện như một cuộc chiến đức tin để giữ ḷng tín thác vào Thiên Chúa trung thành và xác tín rằng Người sẽ ban chiến thắng cho kẻ kiên tŕ.

2593  Lời nguyện của Mô-sê đáp lại sáng kiến của Thiên Chúa hằng sống muốn cứu độ Dân Người. Đây là h́nh ảnh báo trước lời chuyển cầu của Đấng Trung Gian duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô.

2594  Nhờ các vị mục tử, đặt biệt là vua Đa-vít, và các ngôn sứ hướng dẫn, kinh nguyện của Dân Chúa được triển nở dưới bóng nhà Chúa, lúc đầu là Khám Giao ước và sau này là Đền Thờ.

2595  Các ngôn sứ kêu gọi dân chúng hoán cải tâm hồn. Như Ê-li-a, trong khi nhiệt thành t́m kiếm thánh nhan Thiên Chúa, các ngài vẫn chuyển cầu cho toàn dân.

2596  Các Thánh Vịnh là tuyệt tác về cầu nguyện trong Cựu Ước, vừa có tính cá nhân vừa có tính cộng đoàn. Các Thánh Vịnh bao trùm mọi chiều kích của lịch sử: nhắc nhớ Thiên Chúa đă thực hiện lời hứa như thế nào và nói lên niềm hy vọng vào Đấng Mê-si-a sẽ ngự đến.

2597
Được Đức Ki-tô sử dụng để cầu nguyện và kiện toàn, các Thánh Vịnh là một thành phần thiết yếu và luôn có mặt trong kinh nguyện của Hội Thánh Người. Các Thánh Vịnh có thể dùng làm lời cầu nguyện cho con người mọi thời, mọi hoàn cảnh.
 dâng trọn bản thân trong ḷng tin.