Mục 2
Khi thời gian đến kỳ viên măn

2598  "Ngôi Lời đă làm người và ở giữa chúng ta" đă mặc khải trọn vẹn về cầu nguyện. Khi t́m hiểu Chúa Giê-su cầu nguyện qua những ǵ các nhân chứng kể lại trong Tin Mừng, chúng ta được đến gần Chúa Giê-su Cực Thánh như Mô-sê đến gần Bụi Gai Rực Cháy: trước tiên chúng ta cùng chiêm ngưỡng Người cầu nguyện, rồi lắng nghe Người dạy ta cầu nguyện, và sau cùng, để nhận biết cách Người nhận lời cầu nguyện của chúng ta.

Đức Giê-su cầu nguyện

2599 (470-473 534)  Con Một Thiên Chúa, một khi trở thành Con Đức Trinh Nữ, đă học cầu nguyện theo tâm t́nh nhân loại, Đức Giê-su đă học những công thức cầu nguyện nơi Mẹ là người hằng ghi nhớ và luôn suy niệm trong ḷng về "những điều cao cả Đấng Toàn Năng đă thực hiện (Lc 1,49; 2,19; 2,51) . Người đă học từ những lời kinh và những cách thức cầu nguyện của dân tộc, tại hội đường Na-da-rét và tại Đền Thờ. Nhưng kinh nguyện của Người c̣n phát xuất từ một nguồn mạch bí ẩn khác, như Người đă hé mở cho thấy lúc Người lên mười hai tuổi: "Con có bổn phận ở nhà Cha của con" (Lc 2,49). Từ đây chúng ta được biết nét mới mẻ của kinh nguyện trong "thời kỳ viên măn": là lời cầu của Người Con, lời kinh mà Chúa Cha hằng mong đợi nơi con cái ḿnh, và sau cùng được chính Người Con Một duy nhất thể hiện trong nhân tính với con người và cho mọi người.

2600 (535 554,612 858, 443)  Tin Mừng theo thánh Lu-ca nhấn mạnh tác động của Thánh Thần và ư nghĩa cầu nguyện trong thừa tác vụ của Đức Ki-tô. Đức Giê-su cầu nguyện trước những thời điểm quyết định của sứ vụ: trước khi Chúa Cha làm chứng về Người lúc Người chịu phép rửa (x. Lc 3,21) và Hiển Dung (x. Lc 9,28) ; trước khi hoàn thành ư định yêu thương của Chúa Cha nhờ cuộc khổ nạn. Người cũng cầu nguyện trước những thời điểm quyết định đối với sứ vụ của các tông đồ: trước khi chọn và gọi nhóm Mười Hai (x. Lc 6,12) ; trước khi Phê-rô tuyên xưng Người là "Đức Ki-tô của Thiên Chúa" (x. Lc 9,18-20) ; và cầu nguyện cho vị thủ lănh các tông đồ khỏi mất ḷng tin (x. Lc 22,32) . Khi cầu nguyện trước các biến cố cứu độ mà Chúa Cha trao phó cho Người thực thi, Đức Giê-su khiêm tốn và tin tưởng ḥa hợp ư chí nhân loại của ḿnh với thánh ư yêu thương của Chúa Cha.

2601 (2765)  "Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện" (Lc 11,1). Khi nh́n Thầy ḿnh cầu nguyện, người môn đệ của Đức Ki-tô cũng muốn cầu nguyện, và học cầu nguyện với Thầy. Chính khi chiêm ngưỡng và lắng nghe Chúa Con, con cái Thiên Chúa học biết cầu khẩn Chúa Cha.

2602 (616)  Đức Giê-su thường vào nơi thanh vắng để cầu nguyện một ḿnh trên núi, thường là vào ban đêm. V́ đă làm người khi Nhập Thể, Đức Giê-su "mang lấy mọi người" trong lời cầu nguyện và dâng nhân loại lên Chúa Cha khi hiến dâng chính ḿnh. Ngôi Lời "đă làm Người" đưa tất cả những ǵ "anh em Người" đang sống vào lời cầu nguyện (Dt 2, 12). Người đă cảm thông được những yếu đuối của họ để giải thoát họ. Chính v́ thế Chúa Cha đă cử Người đến (x. Dt 2,15; 4,15) . Những lời nói và việc làm của Người bộc lộ những ǵ Người cầu nguyện trong thầm kín.

2603 (2637 2546 494)  Các tác giả Tin Mừng ghi lại hai lần Chúa Giê-su cầu nguyện rơ tiếng trong thời kỳ Người rao giảng. Cả hai đều khởi đầu bằng lời tạ ơn. Trong lời nguyện thứ nhất (x. Mt 11,25-27; Lc 10,21-23), Đức Giê-su tuyên xưng, nh́n nhận và chúc tụng Chúa Cha "v́ điều Chúa Cha đă giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết, th́ Cha lại mặc khải cho những người bé mọn" (những người nghèo khó theo các mối phúc). Lời thưa "Vâng, lạy Cha" bộc lộ những ǵ tận đáy ḷng Người, bộc lộ ước muốn "làm đẹp ḷng Cha", như vọng lại tiếng "xin vâng" của mẹ Người ngày thụ thai và như khúc dạo đầu cho lời Người sẽ dâng lên Cha trong cơn hấp hối. Toàn thể kinh nguyện của Đức Giê-su đều chất chứa tâm t́nh gắn bó yêu thương đối với "mầu nhiệm thánh ư Cha" (Ep 1,9), bằng cả trái tim con người của ḿnh.

2604 (478)  Lời kinh thứ hai được thánh Gio-an lưu truyền cho chúng ta. Trước khi cho La-da-rô sống lại, "Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: Lạy Cha, con cảm tạ Cha, v́ Cha đă nhận lời con". Lời cám ơn đi trước biến cố chứng tỏ Chúa Cha luôn nghe lời cầu xin của Người. Ngay sau đó, Đức Giê-su thêm: "Con biết Cha hằng nhận lời Con"; lời này cho thấy Đức Giê-su vẫn luôn cầu nguyện với Cha, lời cầu nguyện đầy tâm t́nh tạ ơn của Đức Giê-su dạy ta cách cầu xin: trước khi được nhận ơn, Đức Giê-su đă gắn bó với Đấng ban ơn, cũng là Đấng ban chính ḿnh qua các hồng ân. Đấng ban ơn th́ quư trọng hơn ơn được ban. Người là "kho báu" đích thực và ḷng Chúa Con luôn hướng về Người. Hồng ân chỉ là điều "được ban thêm".

2746  Lời nguyện "tư tế" của Đức Giê-su có một vị trí độc đáo trong nhiệm cục cứu độ (chúng ta sẽ suy niệm ở cuối đoạn thứ nhất). Lời nguyện này cho thấy kinh nguyện của Đức Ki-tô Thượng Tế luôn là lời cầu nguyện của ngày hôm nay; đồng thời cũng dạy ta cách cầu nguyện cùng Chúa Cha (vấn đề sẽ bàn đến ở đoạn thứ hai).

2605 (614)  Khi đến giờ Người phải chu toàn ư định yêu thương của Chúa Cha, Đức Giê-su hé mở cho thấy chiều sâu khôn ḍ trong kinh nguyện của người con, không chỉ trước khi tự nguyện hiến ḿnh. ("Lạy Cha... xin đừng làm theo ư Con, mà xin theo ư Cha" (x. Lc 22,42)); mà ngay cả trong những lời cuối cùng của Người trên thập giá, khi cầu nguyện và tự hiến chỉ c̣n là một. ("Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm....Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng" (x. Lc 23,34;24,43) ; "Thưa Bà, đây là con của Bà...Đây là Mẹ của anh...Tôi khát" (x. Ga 19,26.27.28) ; "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con" (x. Mc 15,34; Tv 22,2) ; "Mọi sự đă hoàn tất" (x. Ga 19,30) ; "Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha" (Lc 23, 46); kể cả "tiếng kêu lớn" của Người khi trút hơi thở (x. Mc 15,37; Ga 19, 30b)

2606 (403 653 2587)  Tất cả những đau khổ của nhân loại ở mọi thời sống dưới ách nô lệ tội lỗi và sự chết, tất cả mọi lời van xin và chuyển cầu trong toàn lịch sử cứu độ, đều được quy tụ trong Tiếng Kêu Lớn của Ngôi Lời Nhập Thể. Chúa Cha đă đón nhận tất cả và Người đă nhận lời vượt quá mọi hy vọng của chúng ta khi cho Chúa Con sống lại. Như thế, toàn thể kinh nguyện trong nhiệm cục sáng tạo và cứu độ đă được thực hiện và hoàn tất. Tập Thánh Vịnh mở ngỏ cho chúng ta cầu nguyện trong Đức Ki-tô. Chính trong "Ngày hôm nay" của cuộc Phục sinh, chúng ta nghe Chúa Cha phán: "Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đă sinh ra Con. Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng, toàn cơi đất làm phần lănh địa" (Tv 2,7-8).
Thư Do Thái dùng những lời tha thiết để diễn tả cách Đức Giê-su đem lại chiến thắng cứu độ:

Khi c̣n sống kiếp phàm nhân Đức Giê-su đă lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền cứu Người khỏi chết. Thiên Chúa đă nhận lời Người, v́ Người đă tôn kính Thiên Chúa. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đă trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đă tới mức thập toàn, Người đă trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho những ai tùng phục người"(Dt 5,7-9).

Đức Giê-su dạy cầu nguyện

2607 (520)  Khi Đức Giê-su cầu nguyện, Người đă dạy ta cầu nguyện. Cách Đức Giê-su cầu nguyện với Cha bằng tin cậy mến là mẫu mực cho chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa. Ngoài ra, Tin Mừng c̣n ghi lại cho chúng ta một lời dạy rơ ràng của Đức Giê-su về cầu nguyện. Với tài sư phạm, Người bắt đầu từ t́nh trạng hiện tại của chúng ta, để từng bước dẫn chúng ta đến cùng Chúa Cha. Khi nói với đám đông dân chúng đang theo Người, Người bắt đầu từ những ǵ họ đă biết về cầu nguyện theo Cựu Ước, rồi mở ra cho họ thấy nét mới mẻ của Nước Trời đang đến. Kế đó, Người mặc khải cho họ nét mới này qua các dụ ngôn. Sau cùng, đối với các môn đệ là những người sẽ phải dạy cầu nguyện trong Hội Thánh, Người nói rơ về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

2608 (541,1430)  Ngay từ Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su đă nhấn mạnh đến việc hoán cải tâm hồn: phải làm ḥa với anh em trước khi đến dâng lễ vật trên bàn thờ (x. Mt 5, 23-24) phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bách hại ḿnh (x. Mt 5, 44-45) phải "cầu nguyện cùng Chúa Cha, Đấng hiện diện nơi kín đáo" (x. Mt 6, 6) ; khi cầu nguyện đừng lải nhải nhiều lời (x. Mt 6, 7) thật ḷng tha thứ cho tha nhân (x. Mt 6, 14-15) , giữ tâm hồn trong sạch và lo t́m kiếm Nước Trời (x. Mt 6, 21.25.33) . Cuộc hoán cải này hoàn toàn hướng về Chúa Cha, đượm t́nh con thảo.

2609 (153,1814)  Khi ḷng ḿnh đă quyết tâm hoán cải, con người sẽ học biết cầu nguyện trong đức tin. Tin là gắn bó với Thiên Chúa bằng t́nh con thảo, vượt trên những ǵ thuộc giác quan và nhận thức. Chúng ta được như thế v́ Con yêu dấu của Thiên Chúa đă mở đường cho ta đến cùng Chúa Cha. Chúa Con có quyền đ̣i chúng ta phải "t́m kiếm" và "gơ cửa", v́ chính Người là cửa và là đường (Mt 7, 7-11.13-14).

2610 (165)  Đức Giê-su đă cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha trước khi nhận được ơn, Người cũng dạy cho chúng ta dạn dĩ như người con: "Tất cả những ǵ anh em xin khi cầu nguyện, anh em cứ tin là ḿnh đă được rồi" (Mc 11, 24). Đó chính là sức mạnh của lời cầu nguyện: "cái ǵ cũng có thể, đối với người có ḷng tin" (Mc 9,23); sức mạnh của một đức tin "không chút nghi nan" (Mt 21, 22). Đức Giê-su đă rất buồn khi thấy "đám bà con thân thuộc Người ... không chịu tin" (Mc 6, 6), và thấy các môn đệ "kém ḷng tin" (Mt 8, 26). Trái lại người thán phục trước "ḷng tin mạnh mẽ" của viên sĩ quan Rô-ma và người phụ nữ xứ Ca-na-an (Mt 8,10; 15,28).

2611 (2827)  Kinh nguyện của người tín hữu không chỉ là thưa: "Lạy Chúa, Lạy Chúa", nhưng chính là sẵn ḷng thi hành thánh ư Chúa cha (Mt 7, 21). Đức Giê-su dạy các môn đệ cầu nguyện với tâm t́nh muốn cộng tác với thánh ư Chúa (x. Mt 9, 38; Lc 10, 2; Ga 4, 34).

2612 (672 2725)  Khi Đức Giê-su đến, triều đại Thiên Chúa đă gần kề, Người kêu gọi con người hoán cải, tin và tỉnh thức. Trong cầu nguyện, người môn đệ tỉnh thức đón Đấng Hiện Có và Đang Tới, vừa tưởng nhớ việc Người đến lần thứ nhất trong xác phàm khiêm hạ vừa mong đợi Người đến lần thứ hai trong Vinh Quang (x Mc 13; Lc 21, 34-36) . Đối với các môn đệ của Đức Ki-tô, cầu nguyện là một cuộc chiến đấu không ngừng; nhờ hiệp thông với Thầy chí Thánh, người môn đệ sẽ chiến thắng: "Ai tỉnh thức trong cầu nguyện sẽ không sa chước cám dỗ" (Lc 22, 40.46).

2613 (546)  Thánh Luca ghi lại cho chúng ta ba dụ ngôn chính về cầu nguyện:

·         Dụ ngôn thứ nhất, "người bạn quấy rầy" (Lc 11,5-13), dạy chúng ta kêu cứu "Anh em cứ xin th́ sẽ được,..., cứ gơ cửa th́ cửa sẽ mở ra". Khi một người kêu cứu như vậy, Cha Trên Trời "sẽ ban cho tất cả những ǵ anh em cần đến", nhất là Người sẽ ban tặng Thánh Thần, kho tàng mọi hồng ân.

·         Dụ ngôn thứ hai, "Bà góa quấy rầy" (Lc 18,1-8), chú trọng đến một đặc tính của cầu nguyện: "phải cầu nguyện luôn, không được nản chí", với đức tin nhẫn nại". Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người c̣n thấy ḷng tin trên mặt dất nữa chăng?" (

·         2559)- Dụ ngôn thứ ba, "Người Pha-ri-sêu và người thu thuế"(Lc 18,9-14), dạy chúng ta phải khiêm cung khi cầu nguyện "Lạy Thiên Chúa, con là kẻ tội lỗi, xin thương xót con". Lời cầu này đă được Hội Thánh nhận làm của ḿnh và không ngừng lặp lại: " xin Chúa thương xót chúng con".

2614 (434)  Lúc dạy các môn đệ phải cầu nguyện với Chúa Cha, Đức Giê-su đă dạy các ngài và cả chúng ta cách cầu nguyện như thế nào một khi Người về cùng Chúa Cha trong Nhân Tính vinh quang. Từ đây sẽ có một điểm mới là: "nhân danh Thầy mà cầu xin" (Ga 14,13). Tin vào Người, các môn đệ sẽ nhận biết Chúa Cha, v́ "chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6). Đức tin này sẽ trổ sinh những hoa trái trong đức mến: giữ Lời Người, giữ các điều răn của Người, ở lại với Người trong Chúa Cha là Đấng yêu mến chúng ta trong Người đến độ ở lại với chúng ta. Trong Giao Ước mới này những lời khẩn cầu của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa Cha nhận lời v́ dựa trên lời cầu khẩn của Đức Giê-su (Ga 14, 13-14).

2615 (728)  Hơn nữa, khi chúng ta hiệp nhất lời nguyện của ḿnh với lời cầu của Đức Giê-su, Chúa Cha "sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn măi. Đó là Thánh Thần Chân Lư" (Ga 14,16-17). Nét mới mẻ này và các điều kiện cần có khi cầu nguyện được Đức Giê-su đề cập đến trong diễn từ cáo biệt của Người (x. Ga 14, 23-26; 15, 7.16; 16, 13-15; 16, 23-27). Trong Thánh Thần, kinh nguyện Ki-tô giáo là hiệp thông đầy yêu thương với Chúa Cha, không chỉ nhờ Đức Ki-tô mà c̣n trong Người: "Cho đến bây giờ, anh em đă chẳng xin ǵ nhân danh Thầy. Anh em cứ xin th́ sẽ được trọn vẹn" (Ga,16,24).

Đức Giê-su nhận lời cầu nguyện

2616 (548 2667)  Trong khi thi hành tác vụ, Đức Giê-su từng nhận lời cầu khẩn Người, qua những dấu chỉ tiên báo quyền năng của Đấng chịu chết và sống lại. Người thương nhận lời cầu xin đầy tin tưởng của nhiều người, dù họ lên tiếng (người bệnh phong (x. Mc 1, 40-41), ông Giai-rô (x. Mc 5, 36), người phụ nữ Ca-na-an (x. Mc 7, 29) , người trộm lành (x. Lc 23, 39-43), hay chỉ im lặng (những người khiêng người bất toại (x. Mc 2, 5), người đàn bà bị bệnh loạn huyết cố sờ áo Người (x. Mc 5,28) , nước mắt và dầu thơm của người phụ nữ tội lỗi (x. Lc 7, 37-38) . Lời khẩn cầu tha thiết của những người mù: "Lạy Con Vua Đa-vít, xin thương xót chúng tôi" (Mt 9, 27) hay "Lạy Đức Giê-su, Con Vua Đa-vít, xin thương xót tôi" (Mc 10,48) sẽ được Hội Thánh lặp lại trong truyền thống lời nguyện dâng lên Đức Giê-su: "Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, Chúa chúng con, xin thương xót con là kẻ tội lỗi". Dù chữa bệnh hay tha tội, Đức Giê-su luôn đáp lời kêu cầu của người tin tưởng khấn xin Người: "Cứ về b́nh an, ḷng tin anh đă cứu chữa anh".
Thánh Âu-tinh đă khéo léo tóm tắt ba chiều kích trong kinh nguyện của Đức Giê-su: "Người cầu nguyện cho chúng ta với tư cách là Đầu; Người được chúng ta kêu cầu với tư cách là Thiên Chúa. Vậy chúng ta phải nhận biết tiếng của chúng ta trong Người và tiếng của Người trong chúng ta" (x. Tv 85,1; x. IGLH 7) .

Kinh nguyện của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a

2617 (148 494 409)  Chúng ta được biết Đức Ma-ri-a cầu nguyện vào lúc b́nh minh của thời Viên Măn. Trước khi Con Thiên Chúa nhập thể và trước khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, lời cầu nguyện của Mẹ đă cộng tác một cách độc đáo vào kế hoạch nhân hậu của Chúa Cha, trong ngày Truyền Tin để Đức Ki-tô mặc lấy xác phàm (x. Lc 1, 38) và trong ngày lễ Ngũ Tuần để h́nh thành Hội Thánh là Thân Thể Đức Ki-tô (x. Cv 1, 14) . Trong ḷng tin của người nữ tỳ khiêm cung này, Hồng Ân Thiên Chúa đă được tiếp nhận xứng đáng, sự tiếp nhận Người đă chờ đợi từ thuở khai thiên lập địa. Con người được Đấng Toàn Năng ban "đầy ân sủng" này đă đáp lại bằng việc hiến dâng trọn xác hồn: "Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói". Lời "Xin Vâng" chính là kinh nguyện Ki-tô giáo: xin dâng tất cả cho Chúa v́ Chúa là tất cả đối với chúng ta.

2618 (2674 726)  Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Ma-ri-a đầy tin tưởng khi cầu nguyện và chuyển cầu cho những người khác: tại Ca-na (x. Ga 2,1-12) , Mẹ đă xin Đức Giê-su lo đến nhu cầu của bữa tiệc cưới, đây là dấu chỉ về một Bữa Ăn khác, bữa tiệc cưới của Chiên Con hiến Ḿnh và Máu theo lời xin của Hiền Thê là Hội Thánh. Trong giờ Giao Ước Mới, dưới chân thập giá (x. Ga 19, 25-27) , Đức Ma-ri-a đă được nhận lời như Người Phụ Nữ, bà E-và mới, người mẹ đích thực của chúng sinh.

2619 (724)  Do đó, bài ca của Đức Ma-ri-a (x. Lc 1, 46-55) (bài Magnificat theo La-tinh hay Megalynei theo Hy-lạp) vừa là bài ca của Mẹ Thiên Chúa vừa là bài ca của Hội Thánh, bài ca của Thiếu Nữ Xi-on và của Dân Mới, bài ca tạ ơn v́ muôn ngàn hồng ân Thiên Chúa đă ban cho con người trong nhiệm cục cứu độ, bài ca của "những người nghèo" thấy hy vọng của ḿnh trở thành hiện thực v́ Thiên Chúa đă thi hành "như đă hứa cùng cha ông chúng ta, v́ Người nhớ lại ḷng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời".

TÓM LƯỢC

2620  Trong Tân Ước, khuôn mẫu tuyệt hảo của cầu nguyện là lời cầu nguyện đầy t́nh con thảo của Đức Giê-su. Người thường cầu nguyện nơi vắng vẻ, kín đáo. Kinh nguyện của Người đầy tâm t́nh gắn bó yêu thương, vâng phục thánh ư Chúa Cha dù phải chấp nhận Thập Giá, và tuyệt đối tin tưởng là ḿnh sẽ được nhận lời.

2621  Đức Giê-su đă dạy các môn đệ cầu nguyện với tâm hồn trong sạch, một đức tin sống động và kiên tŕ, một sự dạn dĩ của người con . Người kêu gọi họ tỉnh thức và muốn họ dâng những lời khẩn cầu lên Thiên Chúa nhân danh Người. Chính Đức Giê-su Ki-tô cũng nhận lời chúng ta cầu xin.

2622  Kinh nguyện của Đức Ma-ri-a, trong lời Xin Vâng và bài ca Ngợi Khen, làm nổi bật tâm t́nh hiến