Mục 3
Trong thời của Hội Thánh

2623 (731)  Ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các môn đệ "đang tề tựu ở một nơi" (Cv 2,1), "tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, siêng năng cầu nguyện" để chờ đón Người (Cv 1, 14). Chúa Thánh Thần là Đấng dạy dỗ Hội Thánh và làm cho Hội Thánh nhớ lại mọi điều Đức Giê-su đă nói (x. Ga 14,26) , Người cũng dạy cho Hội Thánh cầu nguyện.

2624 (1342)  Trong cộng đoàn tiên khởi tại Giê-ru-sa-lem, các tín hữu "chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng"(Cv 2,42). Đây là thứ tự điển h́nh của kinh nguyện Hội Thánh trên nền tảng đức tin tông truyền, được chứng thực bằng bác ái huynh đệ, được nuôi dưỡng nhờ Thánh Thể.

2625 (1092 1200)  Trước hết, các tín hữu nghe và đọc lại những kinh nguyện trong Sách Thánh, nhưng trong bối cảnh mới là đă được hoàn tất trong Đức Ki-tô (Lc 24, 27.44), nhất là các Thánh Vịnh. Chúa Thánh Thần, Đấng nhắc lại mầu nhiệm Chúa Ki-tô cho Hội Thánh đang cầu nguyện, cũng dẫn đưa Hội Thánh vào Chân Lư trọn vẹn và khởi hứng những mẫu kinh mới để diễn tả mầu nhiệm khôn ḍ thấu về Chúa Ki-tô, Đấng đang hoạt động trong cuộc sống, trong các bí tích và trong sứ vụ của Hội Thánh. Những mẫu kinh này sẽ được phát triển trong các truyền thống phụng vụ và linh đạo chính. Những h́nh thức kinh nguyện được lưu truyền trong các văn phẩm chính lục của các tông đồ, sẽ măi măi là chuẩn mực cho kinh nguyện Ki-tô giáo.

I. CHÚC TỤNG VÀ THỜ LẠY

2626 (1078)  Thiên Chúa chúc lành cho con người và tới lượt tâm hồn con người chúc tụng Đấng là nguồn mạch mọi phúc lành. Đây là thái độ căn bản của kinh nguyện Ki-tô giáo. Kinh nguyện chúc tụng là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, Thiên Chúa ban ơn và con người đáp lại. Kinh nguyện chúc tụng là cách con người đáp lại những hồng ân của Thiên Chúa.

2627 (1083)  Kinh nguyện chúc tụng có hai h́nh thức chính : có khi được dâng lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần (chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Đấng đă chúc lành cho chúng ta) (x. Ep 1, 3-14; 2 Cr 1, 3-7; 1Pr 1, 3-9) : có khi xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần nhờ Chúa Ki-tô (chính Chúa Cha chúc lành cho chúng ta) (x. 2 Cr 13, 13; Rm 15, 5-6; Ep 6, 23-24) .

2628 (2096-2097 2559)  Thờ lạy là thái độ đầu tiên của con người khi nh́n nhận ḿnh là thụ tạo đang đối diện với Đấng Sáng Tạo. Kinh nguyện thờ lạy là tán dương Thiên Chúa cao cả, Đấng dựng nên ta (Tv 95, 1-6) và là Đấng quyền năng đă giải thoát ta khỏi sự dữ. Thờ lạy là phủ phục trước "Đức Vua Vinh Quang" (x. Tv 24,9-10) , là thinh lặng và kính cẩn trước Thiên Chúa, Đấng muôn trùng cao cả. Thái độ thờ lạy Thiên Chúa chí thánh và chí ái, giúp chúng ta khiêm tốn và tin tưởng vững vàng Người sẽ nhận lời chúng ta khẩn cầu.

II. KHẨN CẦU

2629 (396)  Trong Tân Ước, kinh nguyện này có nhiều tên gọi diễn tả những biến thái khác nhau : khẩn cầu, cầu xin, năn nỉ, kêu xin, cầu cứu, kêu la, thậm chí "chiến đấu bằng kinh nguyện". Nhưng h́nh thức thông thường và tự phát nhất là lời khẩn cầu. Trong kinh nguyện khẩn cầu, chúng ta bộc lộ ư thức về tương quan giữa ḿnh với Thiên Chúa : Chúng ta là thụ tạo, không phải tự ḿnh mà có, không làm chủ được những nghịch cảnh trong đời, không phải là cùng đích đời ḿnh; chẳng những vậy, là người Ki-tô hữu, chúng ta biết ḿnh tội lỗi, đă phản nghịch lại Thiên Chúa là Cha chúng ta. Khi khẩn cầu, con người đă quay về với Thiên Chúa.

2630 (2090)  Tân Ước ít thấy những lời than văn, như thường gặp trong Cựu Ước. Trong Đức Ki-tô Phục Sinh, lời khẩn cầu của Hội Thánh luôn tràn đầy hy vọng, cho dù chúng ta vẫn c̣n phải chờ đợi và hoán cải mỗi ngày. Trong Ki-tô giáo, kinh nguyện khẩn cầu c̣n xuất phát từ một chiều sâu khác, được thánh Phao-lô gọi là lời "rên xiết"; tiếng rên xiết của "muôn loài thụ tạo quằn quại như sắp sinh nở" (Rm 8,22) ; tiếng rên xiết của chúng ta "c̣n trông đợi Thiên Chúa cứu chuộc toàn thể con người chúng ta, v́ ơn cứu độ vẫn là điều phải trông mong" (Rm 8,23-24); cũng là "tiếng rên xiết khôn tả" của chính Thánh Thần, Đấng "giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, v́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thánh Thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta" (Rm 8,26).

2631 (2838)  Kinh nguyện khẩn cầu đầu tiên của con người là lời xin ơn tha tội, như lời người thu thuế trong Tin Mừng Lu-ca: "Xin thương xót con là kẻ có tội" (Lc 8,13). Muốn cầu nguyện thực sự và đúng đắn, trước hết phải xin ơn tha tội. Tâm t́nh khiêm nhu tín thác cho chúng ta hiệp thông với Chúa Cha, với con của Người là Đức Giê-su Ki-tô và với anh em; nhờ đó "bất cứ điều ǵ chúng ta xin, th́ chúng ta được Người ban cho" (1Ga 3, 22). Trước khi cử hành Phụng vụ Thánh Thể cũng như cầu nguyện riêng, chúng ta phải xin ơn tha tội.

2632 (2816 1942 2854)  Theo lời Đức Giê-su dạy, khao khát và t́m kiếm Nước Thiên Chúa phải là trọng tâm kinh nguyện Ki-tô giáo. V́ thế, phải khẩn cầu theo thứ tự : trước hết là cầu xin "Nước Cha trị đến", rồi cầu xin Cha ban những ơn cần thiết để đón nhận Nước Trời và cộng tác vào việc mở mang Nước Chúa. Cộng tác vào sứ mạng của Chúa Ki-tô và của Chúa Thánh Thần, tức là sứ mạng của Hội Thánh hôm nay, là đối tượng của kinh nguyện cộng đoàn tông đồ (x. Cv 6,6; 13,3) . Lời cầu nguyện của Phao-lô, vị tông đồ tuyệt hảo, cho ta thấy : ưu tư về mọi giáo đoàn phải nổi bật trong kinh nguỵện của Ki-tô hữu. Nhờ cầu nguyện, các tín hữu góp phần vào việc mở mang Nước Chúa.

2633 (2830)  Khi tham dự vào công tŕnh yêu thương cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta có thể coi mọi nhu cầu là đối tượng của kinh nguyện khẩn cầu. Đức Ki-tô, Đấng đă đón nhận tất cả để chuộc lại tất cả, được tôn vinh qua những lời chúng ta cầu xin Chúa Cha nhân danh Người (x. Ga 14,13) . Tin tưởng như thế, thánh Gia-cô-bê và thánh Phao-lô khuyến khích chúng ta : hăy cầu nguyện mọi nơi mọi lúc.

III. KINH NGUYỆN CHUYỂN CẦU

2634 (432)  Chuyển cầu là một kinh nguyện khẩn cầu. Khi chuyển cầu, chúng ta theo mẫu cầu nguyện của Đức Ki-tô. Người là Đấng trung gian duy nhất dâng lời chuyển cầu lên Chúa Cha cho mọi người, nhất là các tội nhân. "Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ" (x. Dt 7,25). "Hơn nữa, lại có Thánh Thần cầu thay nguyện giúp chúng ta là những kẻ yếu hèn... Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ư Thiên Chúa" (x. Rm 8, 26-27) .

2635 (2571 2577)  Chuyển cầu là khẩn cầu cho người khác. Từ thời Áp-ra-ham, đây là đặc tính của một tâm hồn ḥa theo ḷng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Trong thời đại của Hội Thánh, lời chuyển cầu của Ki-tô hữu tham dự vào kinh nguyện chuyển cầu của Đức Ki-tô, đây là cách diễn tả mầu nhiệm các thánh thông công. Trong kinh nguyện chuyển cầu, chúng ta "không t́m lợi ích cho riêng ḿnh, nhưng t́m lợi ích cho người khác" (Pl 2,4), ngay cả cầu xin cho kẻ làm hại ḿnh (x. Lời cầu của Đức Ki-tô và Thánh Tê-pha-nô, Lc 23, 28-34; Cv 7,60) .

2636 (1900 1037)  Những cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi đă nhiệt thành sống h́nh thức chia sẻ này (x. Cv 12,5; 20, 36) trong kinh nguyện. Tông đồ Phao-lô đă kêu gọi các tín hữu tham gia vào công cuộc rao giảng Tin Mừng bằng lời cầu nguyện; chính Người cũng luôn cầu nguyện cho họ. Người Ki-tô hữu chuyển cầu "cho hết mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền" (Tm 2,1), cho những người bách hại ḿnh, cho những ai khước từ Tin Mừng cũng nhận được ơn cứu độ (x. Rm 12,14; 10,1).

IV. KINH NGUYỆN TẠ ƠN

2637 (224,1328 2603)  Tạ ơn là đặc tính của kinh nguyện Hội Thánh, đặc biệt khi cử hành Thánh lễ. Thật vậy trong công tŕnh cứu độ, Đức Ki-tô giải thoát toàn thể thụ tạo khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết, để thánh hiến và qui hướng chúng ta về với Chúa Cha, để tôn vinh Chúa Cha. Lời kinh tạ ơn của các chi thể trong Thân Thể được tham dự vào lời tạ ơn của Đức Ki-tô là đầu.

2638   Cũng như trong kinh nguyện khẩn cầu, mọi biến cố và mọi nhu cầu đều có thể trở thành dịp để dâng lời tạ ơn. Các thư của thánh Phao-lô thường khởi đầu và kết thúc bằng một lời tạ ơn, và luôn luôn nhắc tới Chúa Giê-su. "Hăy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, Thiên Chúa muốn anh em làm như vậy, v́ anh em đă được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su" (Tx 5,18). "Anh em hăy siêng năng cầu nguyện ; trong khi cầu nguyện, hăy tỉnh thức mà tạ ơn" (Cl 4,2).

V. KINH NGUYỆN CA NGỢI

2639 (213)  Ca ngợi là h́nh thức cầu nguyện nh́n nhận Thiên Chúa là Chúa Tể một cách trực tiếp nhất. Lời kinh ca ngợi tán dương Thiên Chúa, tôn vinh Người không chỉ v́ những ǵ Người đă làm nhưng c̣n v́ chính Người là Chúa. Khi ca ngợi Thiên Chúa, chúng ta thông phần hạnh phúc của những tâm hồn trong sạch, những kẻ yêu mến Người trong đức tin trước khi được thấy Người trong Vinh Quang. Khi chúng ta ca ngợi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần kết hợp với tâm hồn chúng ta để chứng nhận rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8,16), làm chứng cho Con Một Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta được nhận làm nghĩa tử và có thể dâng lời tôn vinh Chúa Cha. Lời kinh ca ngợi kết hợp với những h́nh thức kinh nguyện khác và dâng tất cả lên Đấng là nguồn mạch và cùng đích của mọi sự, "Thiên Chúa duy nhất, Chúa Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta" (1 Cr 8,6).

2640  Tin Mừng Lu-ca thường nhắc đến thái độ thán phục và ca ngợi của con người trước những điềm thiêng dấu lạ của Đức Ki-tô. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng nhấn mạnh những việc kỳ diệu do tác động của Chúa Thánh Thần: h́nh thành cộng đoàn Giê-ru- sa-lem (Cv 2,47), việc Phê-rô và Gio-an chữa lành người bất toại (Cv 3,9), dân chúng tôn vinh Thiên Chúa (Cv 4,21) v́ việc đó, dân ngoại ở Pi-xi-đi-a "vui mừng suy tôn Lời Chúa" (x. Cv 13,48) .

2641 (2587)  "Hăy cùng nhau xướng đáp những bài Thánh Vịnh, thánh thi và những bài ca do Thánh Thần linh hứng; hăy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa" (x. Eph 5,19; Cl 3,16) . Như các thánh sử Tân Ước, những cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên đọc lại sách Thánh Vịnh trong cách nh́n mới, để ca ngợi mầu nhiệm Đức Ki-tô ẩn tàng trong đó. Dưới ánh sáng mới của Thánh Thần, họ cũng sáng tác những thánh thi và thánh ca về biến cố khôn ḍ Thiên Chúa đă thực hiện nơi Chúa Con: cuộc Nhập Thể, Tử Nạn chiến thắng sự chết, Phục Sinh và Lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa (x. Pl 2, 6-11; Col 1, 15-20; Eph 5, 14; 1Tm 3, 16; 6, 15-16; 2Tm 2, 11-13) . V́ "kỳ công" đặc biệt này của công tŕnh cứu độ, các tín hữu dâng lên lời vinh tụng ca để ca ngợi Thiên Chúa (x Eph 1,3-14; Rm 16,25-27; Ep 3,20-21; Gđa 24-25) .

2642 (1137)  Sách Khải Huyền, lời mặc khải "về những điều sắp phải xảy đến", đầy dẫy những bài thánh ca của phụng vụ trên trời nhưng cũng nhờ kinh nguyện chuyển cầu của "các chứng nhân" (các vị tử đạo) (x. Kh 6,10) . Các ngôn sứ và các thánh nhân, tất cả những người đă bị sát hại dưới thế để làm chứng cho Đức Giê-su, đám đông vô số "những người đă trải qua cơn thử thách lớn lao", tất cả đă đi trước chúng ta vào trong Nước Thiên Chúa, họ đang ca ngợi vinh quang của "Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên" (Kh 19,1-8). Hiệp thông với các ngài, Hội Thánh tại thế cũng hát lên những bài hát thánh ca này, trong đức tin và giữa cơn thử thách. Trong kinh nguyện khẩn cầu và chuyển cầu, đức tin làm cho chúng ta vẫn hy vọng dầu có vẻ đă tuyệt vọng, và dâng lên "lời tạ ơn" Chúa Cha, Đấng tạo dựng muôn tinh tú và ban xuống mọi ân huệ tốt lành" (Gc 1,17). Đức tin cũng là một kinh nguyện ca ngợi tinh tuyền.

2643 (1330)  Bí tích Thánh Thể chứa đựng và diễn tả mọi h́nh thức kinh nguyện. Bí tích Thánh Thể là "lễ dâng tinh tuyền" của toàn Thân Thể Chúa Ki-tô "v́ vinh quang Danh Người". Truyền thống Đông và Tây Phương đều gọi bí tích Thánh Thể là "hy tế ca ngợi".

TÓM LƯỢC

2644  Chúa Thánh Thần là Đấng dạy dỗ và nhắc lại cho Hội Thánh tất cả những ǵ Đức Giê-su đă nói, chính Người dạy Hội Thánh cầu nguyện bằng cách khơi lên những cách diễn tả mới cho các h́nh thức kinh nguyện quen thuộc: chúc tụng, khẩn cầu, chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi.

2645  Thiên Chúa đă chúc lành cho con người, nên tâm hồn con người có thể chúc tụng Đấng là nguồn mạch mọi phúc lành.

2646  Chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Kinh nguyện khẩn cầu để xin ơn tha tội, xin cho chúng ta biết t́m kiếm Nước Chúa xin Thiên Chúa ban những ơn cần thiết.

2647  Chuyển cầu là cầu xin cho người khác. Lời cầu nguyện của Ki-tô hữu không có biên giới : chúng ta cầu nguyện cho mọi người, kể cả kẻ thù.

2648  Mọi vui buồn, mọi biến cố và nhu cầu, đều là dịp để chúng ta dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện tạ ơn. Tham dự vào kinh tạ ơn của Đức Ki-tô, cả cuộc đời người Ki-tô hữu là bài ca tạ ơn Thiên Chúa : "Anh em hăy tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh" (1Tx 5,18).

2649  Chúng ta dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện ca ngợi, thuần túy vô vị lợi, để ca khen, tôn vinh Người, không chỉ v́ những việc Người đă làm cho ta, mà c̣n v́ Người là Thiên Chúa.