Mục 2
Con đường cầu nguyện

2663 (1201)  Trong truyền thống kinh nguyện sống động, mỗi Giáo Hội giới thiệu cho các tín hữu ngôn ngữ kinh nguyện của ḿnh: những lời kinh, bài hát, cử điệu và h́nh ảnh... tùy theo bối cảnh lịch sử, xă hội và văn hóa. Huấn Quyền có trách nhiệm (x. DV 10) nhận định xem những con đường cầu nguyện này có trung thành với đức tin tông truyền không. Các mục tử và những giáo lư viên có trách nhiệm giải thích ư nghĩa của những con đường cầu nguyện này trong tương quan với Đức Giê-su Ki-tô.

Kinh nguyện dâng lên Chúa Cha

2664 (2780)   Đức Ki-tô là con đường cầu nguyện duy nhất của người Ki-tô hữu. Kinh nguyện cộng đoàn hay cá nhân, khẩu nguyện hay tâm nguyện, chỉ đạt tới Chúa Cha nếu chúng ta cầu nguyện nhân danh Chúa Ki-tô. Nhân tính thánh thiện của Đức Giê-su chính là con đường, nhờ đó Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha.

Kinh nguyện dâng lên Chúa Giê-su

2665 (451)  Được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và cử hành phụng vụ, kinh nguyện của Hội Thánh dạy cho ta biết cầu nguyện với Chúa Giê-su. Dù chủ yếu được dâng lên Chúa Cha, trong mọi truyền thống phụng vụ, kinh nguyện này đều có những h́nh thức kinh nguyện hướng về Chúa Ki-tô. Trong một số Thánh Vịnh và trong Tân Ước, chúng ta có sẵn một số tước hiệu của Đức Ki-tô để kêu cầu và khắc ghi trong ḷng: Con Thiên Chúa, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đức Chúa, Đấng Cứu Độ, Chiên Thiên Chúa, Đức Vua, Con Chí Ái của Thiên Chúa, Con Đức Trinh Nữ, Mục Tử nhân lành, Sự Sống, Ánh Sáng, Hy Vọng, và sự Phục Sinh của chúng ta, bạn của loài người...

2666 (432, 435)  Danh hiệu Giê-su mà Con Thiên Chúa đă tiếp nhận khi nhập thể bao hàm mọi tước hiệu. Con người không có quyền gọi tên Thiên Chúa (x. Xh 3,14; 33,19-23) , nhưng khi nhập thể, Ngôi Lời Thiên Chúa đă mặc khải Danh Thánh này và chúng ta có thể xướng lên Danh đó: "Giê-su"; "Thiên Chúa Cứu Độ" (Mt 1, 21). Danh Thánh Giê-su bao hàm mọi sự: Thiên Chúa và con người cùng với toàn thể nhiệm cục sáng tạo và cứu độ. Cầu nguyện với Đức Giê-su là kêu cầu Người, thầm gọi Người. Danh Người là danh hiệu duy nhất hàm chứa sự<139)

2667 (2616)  Cách kêu cầu này thật đơn sơ xuất phát từ ḷng tin, đă được khai triển dưới nhiều h́nh thức trong truyền thống kinh nguyện Đông và Tây Phương. Công thức thông dụng nhất, được các bậc thầy linh đạo tu viện Si-nai, tu viện Athos và vùng Sy-ri truyền lại, là lời cầu: "Lạy Đức Giê-su, là Đức Ki-tô, là Con Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, xin thương xót chúng con là kẻ có tội". Lời nguyện này kết hợp bài thánh thi ca ngợi Chúa Ki-tô trong thư gởi giáo đoàn Phi-líp (Pl 2,6-11) với lời van xin của người thu thuế và những người mù ḷa trong Tin Mừng (x. Mc 10,46-52;Lc 18,13) . Nhờ lời nguyện này, tâm hồn chúng ta ḥa nhịp với sự khốn cùng của con người và ḷng thương xót của Đấng Cứu Độ.

2668 (435)  Kêu cầu thánh danh Chúa Giê-su là con đường đơn giản nhất để cầu nguyện liên tục. Khi chăm chú và khiêm tốn kêu cầu liên tục như vậy, chúng ta không "lải nhải nói nhiều" (Mt 6,7), nhưng "nắm giữ Lời Chúa và nhờ kiên tŕ mà sinh hoa kết quả" (Lc 8,15). Lời nguyện này có thể thực hiện "mọi lúc", v́ đây không phải là một việc khác bên cạnh công việc ta đang làm, nhưng là công việc duy nhất: yêu mến Thiên Chúa; nhờ đó mọi hoạt động của ta được sinh động và có giá trị trong Đức Giê-su.

2669 (478 1674)  Hội Thánh tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su, y như đă kêu cầu thánh danh Người trong kinh nguyện, v́ đây là trái tim của Ngôi Lời Nhập Thể đă yêu thương nhân loại đến nỗi bị đâm thâu v́ tội lỗi chúng ta. Ki-tô hữu c̣n có thói quen cầu nguyện theo Đường Thánh Giá: những chặng đàng, từ dinh Phi-la-tô đến Núi Sọ và Mộ Đá, đưa chúng ta theo bước Chúa Giê-su, Đấng đă dùng Thánh Giá mà cứu chuộc nhân loại.

" Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến "

2670 (683 2001 1310)  "Nếu không được Thánh Thần giúp sức cho, không ai có thể nói rằng: "Giê-su là Đức Chúa"(1 Cr12, 3). Mỗi lần chúng ta muốn cầu nguyện với Chúa Giê-su, chính Chúa Thánh Thần dùng ơn tiền sủng đưa chúng ta vào kinh nguyện. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết cầu nguyện bằng cách nhắc ta nhớ đến Chúa Ki-tô, Vậy tại sao ta không cầu xin chính Chúa Thánh Thần? V́ thế, Hội Thánh kêu gọi chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày, nhất là khi khởi sự và kết thúc mỗi việc quan trọng.

"Chúa Thánh Thần đă thần hóa chúng ta bằng bí tích Thánh Tẩy, tại sao chúng ta không tôn thờ Người? Nếu Người đáng được tôn thờ, tại sao không dành cho Người một phụng tự riêng biệt? "(T . Ghê-gô-ri-ô thành Nadien Bài giảng thần học 5,28) .

2671  H́nh thức truyền thống để cầu khẩn Chúa Thánh Thần là kêu xin Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, để Cha ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ (Lc 11,13). Chúa Giê-su nhấn mạnh phải cầu khẩn nhân danh Người, ngay cả khi Người hứa ban tặng Thánh Thần Chân Lư (Ga 16, 13; 15, 26; 14,17). Lời nguyện đơn giản và trực tiếp nhất trong truyền thống là: "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến". Mọi truyền thống phụng vụ đều có khai triển lời nguyện này trong các tiền xướng và thánh thi:

"Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài ngự đến tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa t́nh yêu Chúa trong ḷng họ" (Ca tiếp liên lễ Hiện Xuống).

Lạy Chúa Thánh Thần là vua thiên quốc, Đấng Bảo Trợ, là Thần Chân Lư, Đấng hiện diện khắp nơi và tràn ngập mọi sự, là kho tàng chứa mọi điều thiện hảo, là Nguồn Mạch Sự Sống, xin Ngài đến cư ngụ trong ḷng chúng con. Lạy Đấng Nhân Lành, xin thanh tẩy và cứu độ chúng con, (Phụng vụ By-zan-tin, điệp ca kinh chiều lễ Hiện Xuống)

2672 (695)  Khi chúng ta được Thiên Chúa xức dầu bằng Thánh Thần, Chúa Thánh Thần thấm nhập toàn thể con người ta, trở thành người Thầy nội tâm dạy cho ta biết cầu nguyện. Người là tác giả truyền thống kinh nguyện sống động của Hội Thánh. Có bao nhiêu người cầu nguyện th́ cũng có bấy nhiêu cách cầu nguyện, nhưng chỉ có một Thánh Thần, Đấng tác động trong mọi người và cùng với mọi người. Được hiệp thông nhờ Chúa Thánh Thần, khi Ki-tô hữu cầu nguyện, họ cầu nguyện trong Hội Thánh.

Hiệp thông với Thánh Mẫu của Thiên Chúa

2673 (689)  Trong kinh nguyện, Chúa Thánh Thần kết hiệp chúng ta với Ngôi Vị của Chúa Con, nơi nhân tính vinh quang của Người. Nhờ và trong nhân tính ấy, khi chúng ta cầu nguyện như những người con Thiên Chúa, chúng ta hiệp thông với Mẹ của Đức Giê-su trong Hội Thánh (x. Cv 1,14).

2674 (494)  Trong ngày Truyền Tin, Mẹ Ma-ri-a đă tin tưởng mà ưng thuận và Mẹ không ngần ngại giữ vững sự ưng thuận ấy dưới chân Thập Giá. T́nh mẫu tử của Đức Ma-ri-a lan rộng đến "những anh em của Đức Giê-su đang lữ hành trên dương thế và đang gặp bao nguy hiểm, thử thách" (x. LG 62) . Đức Giê-su, Đấng Trung Gian duy nhất, là con đường chúng ta phải theo khi cầu nguyện. Đức Ma-ri-a là Mẹ của Người và Mẹ chúng ta; Mẹ là h́nh ảnh trong suốt của Người. Các ảnh tượng thánh truyền thống của Giáo Hội Đông và Tây Phương đều cho thấy Mẹ là " người chỉ đường " và là "dấu chỉ " về Đức Giê-su.

2675 (970 512 2619)  Các Giáo Hội khai triển việc cầu nguyện với Thánh Mẫu của Thiên Chúa, bằng cách tập trung suy niệm các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Ki-tô, v́ Đức Ma-ri-a đă cộng tác đặc biệt vào các hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong vô số thánh thi và tiền xướng diễn tả tâm t́nh cầu nguyện này, có hai hướng thường xuyên xen kẽ nhau: hướng thứ nhất "ngợi khen" Chúa v́ "biết bao điều cao cả" Người đă ban cho Nữ Tỳ hèn mọn và qua Mẹ, cho tất cả nhân loại (Lc 1,46-55); hướng thứ hai dâng lên Thân Mẫu của Đức Giê-su những lời khẩn cầu và ca ngợi của con cái Thiên Chúa, v́ giờ đây Mẹ đă liên kết chặt chẽ với Con Thiên Chúa làm người.

2676  Cả hai hướng cầu nguyện với Đức Ma-ri-a được nổi bật trong kinh Kính Mừng:

(722)  "Kính Mừng Ma-ri-a": kinh Kính Mừng mở đầu bằng lời chào của thiên thần Gáp-ri-en. Qua lời sứ thần, chính Thiên Chúachào Đức Ma-ri-a. Chúng ta lặp lại lời Thiên Chúa nói với người nữ tỳ hèn mọn (Lc 1,48) và hân hoan v́ niềm vui Thiên Chúa t́m được nơi Đức Ma-ri-a (Xp 3,17b).

(490)  "Bà đầy ân phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà": hai lời chào của thiên thần bổ túc cho nhau. Đức Ma-ri-a đầy ân sủng v́ "Chúa ở cùng bà". Ân sủng cao quư nhất nơi Mẹ chính là sự hiện diện của Đấng là nguồn mạch mọi ân sủng. "Mừng vui lên... thiếu nữ Giê-ru-sa-lem... Đức Chúa ở với ngươi" (Xp 3,14.17a). V́ Chúa đến ở cùng Mẹ, nên Mẹ là hiện thân của thiếu nữ Xi-on, là khám Giao Ước, nơi vinh quang Đức Chúa ngự trị. Đức Ma-ri-a là "nơi Thiên Chúa ở cùng nhân loại" (Kh 21,3). "Đầy ơn phúc", Mẹ đă tận hiến cho Đấng đến ở cùng Mẹ và Mẹ sắp trao Người lại cho thế giới.

(435 146)  "Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con ḷng bà gồm phúc lạ". Sau lời chào của thiên thần, chúng ta lặp lại lời của bà Ê-li-sa-bét. "Được tràn đầy ơn Thánh Thần" (Lc 1,41), bà Ê-li- sa-bét là người đầu tiên trong chuỗi người muôn thế hệ tuyên xưng Đức Ma-ri-a là người diễm phúc (Lc 1,48): "diễm phúc v́ đă tin..."(Lc 1,45). Đức Ma-ri-a "có phúc lạ hơn mọi người nữ" v́ Mẹ đă tin lời Chúa phán sẽ được thực hiện. Nhờ tin, ông Áp-ra-ham đă trở nên lời chúc phúc cho "mọi dân tộc trên mặt đất" (St 12,3). Nhờ tin, Đức Ma-ri-a trở nên Mẹ của các tín hữu; nhờ Mẹ, mọi dân tộc trên mặt đất nhận được Đấng là chính phúc lành của Thiên Chúa: " Giê-su, con ḷng bà gồm phúc lạ ".

2677 (495)  "Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con... " Cùng với bà Ê-li-sa-bét chúng ta sửng sốt: "Bởi đâu tôi được hân hạnh thân mẫu Chúa tôi đến viếng thăm như vậy?" (Lc 1,43). V́ Mẹ đă đem đến cho chúng ta Đức Giê-su Con của Mẹ, nên Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta: chúng ta có thể phó thác cho Mẹ mọi nỗi âu lo và mọi lời cầu khẩn. Mẹ cầu nguyện cho chúng ta như Mẹ đă cầu nguyện cho chính bản thân: "Xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1,38). Khi nhờ Mẹ cầu thay nguyện giúp, chúng ta cùng với Mẹ phó thác cho Thánh Ư Thiên Chúa: "Nguyện cho ư Cha thể hiện".

(1020)  "Cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử ": Khi xin Mẹ cầu thay nguyện giúp, chúng ta nh́n nhận ḿnh là kẻ tội lỗi khốn cùng và kêu cầu đến "Mẹ từ bi nhân ái", Mẹ Rất Thánh. Chúng ta trao phó cho Mẹ cuộc đời ta "khi này", trong giây phút hiện tại này. Ḷng tín thác này c̣n trải dài đến tận "giờ lâm tử". Xin Mẹ hiện diện trong giờ phút đó như ngày xưa lúc Con của Mẹ chết trên thập giá. Giờ chúng ta qua đời, ước mong Mẹ đón nhận chúng ta là con cái và dẫn đưa đến cùng Đức Giê-su Con của Mẹ trong nước Thiên Đàng.

2678 (971, 1674)   Thời Trung Cổ, các tín hữu Tây Phương phát triển việc lần hạt Mân côi như một h́nh thức đạo đức b́nh dân thay thế các giờ kinh Phụng Vụ. Trong Giáo Hội Đông Phương, h́nh thức kinh cầu Đức Bà (Acathiste và Paraclisis) c̣n rất gần với Phụng Vụ Giờ Kinh dạng hợp xướng của các Giáo Hội Bi-zan-tin; trong khi đó, những truyền thống Armeni, Copte và Siriaque lại ưa chuộng các thánh thi và thánh ca b́nh dân về Mẹ Thiên Chúa. Nhưng trong kinh Kính Mừng, các kinh cầu Thánh Mẫu, những thánh thi của thánh Ép-rem hay Ghê-gô-ri-ô thành Narek, truyền thống cầu nguyện về căn bản vẫn là một.

2679 (967 972)  Đức Ma-ri-a là Người Cầu Nguyện trọn hảo, là h́nh ảnh của Hội Thánh. Khi cầu cùng Mẹ, chúng ta cùng với Mẹ liên kết vào ư định của Chúa Cha, Đấng cử Con Một Người đến để cứu độ toàn thể nhân loại. Mẹ của Đức Giê-su đă trở thành Mẹ của toàn thể chúng sinh (Ga 19,27), nên như người môn đệ được Chúa yêu, chúng ta rước Mẹ về nhà ḿnh. Chúng ta có thể cầu nguyện cùng với Mẹ và kêu cầu Mẹ. Kinh nguyện của Hội Thánh được lời cầu nguyện của Đức Ma-ri-a nâng đỡ và được kết hiệp với kinh nguyện của Mẹ trong niềm cậy trông (LG 68-69).

TÓM LƯỢC

2680  Kinh nguyện chủ yếu được dâng lên Chúa Cha, cũng được hướng về Chúa Giê-su, nhất là bằng việc kêu cầu Thánh Danh Người: "Lạy Đức Giê-su Ki-tô, là Con Thiên Chúa và là Chúa chúng con, xin thương xót chúng con là kẻ có tội".

2681  "Không ai có thể nói rằng: "Đức Giê-su là Chúa" nếu không được Thánh Thần giúp sức cho"(1 Cr 12, 3). Hội Thánh mời gọi chúng ta kêu cầu Chúa Thánh Thần như người Thầy nội tâm dạy người Ki-tô hữu biết cầu nguyện.

2682  Nhờ sự cộng tác đặc biệt của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a vào tác động của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh thường kết hợp với Đức Mẹ trong kinh nguyện, để cùng với Mẹ ngợi khen Thiên Chúa v́ biết bao điều cao cả Người đă làm cho Mẹ, và dâng lên Mẹ lời khẩn cầu và ca ngợi.