GLCG - Phần IV - Đoạn I - Chương III - Mục 2

Mục 2

Cầu nguyện là một cuộc chiến đấu

 

2725 (2612,409 2015)  Đối với chúng ta, cầu nguyện là một hồng ân của Thiên Chúa và là một lời đáp quyết liệt. Cầu nguyện luôn đ̣i phải nỗ lực. Các thánh nhân trong Cựu Ước, Đức Ma-ri-a, các thánh, và chính Đức Ki-tô đều dạy chúng ta: cầu nguyện là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu chống lại ai? Chiến đấu với bản thân ta và chống lại các mưu chước của ma quỷ cám dỗ, v́ chúng làm mọi cách để con người bỏ cầu nguyện, không kết hợp với Thiên Chúa. Người ta cầu nguyện thế nào th́ cũng sống như vậy, v́ ta sống như ta cầu nguyện. Khi ta không muốn thường xuyên hành động theo Thánh Thần của Đức Ki-tô, th́ ta không thể thường xuyên cầu nguyện nhân danh Người. Cuộc "chiến đấu thiêng liêng" để người Ki-tô hữu sống đời sống mới, không thể tách rời khỏi cuộc chiến trong cầu nguyện.

I. NHỮNG TRỞ NGẠI CHO VIỆC CẦU NGUYỆN

2726 (2710)  Trước hết, để có thể cầu nguyện, chúng ta phải đương đầu với những quan niệm sai lạc của ḿnh cũng như của những người xung quanh. Có người coi cầu nguyện chỉ đơn thuần là một hoạt động tâm lư; có người lại cho là một nỗ lực tập trung tư tưởng để tâm trí được an định. Người khác lại giản lược cầu nguyện vào những thái độ và lời kinh theo nghi thức. Trong thâm tâm, nhiều Ki-tô hữu cho rằng cầu nguyện là mất giờ, không thể dung hợp với những ǵ họ đang phải làm: họ không có giờ để cầu nguyện. Có những người mong t́m kiếm Thiên Chúa bằng cầu nguyện, nhưng lại sớm nản ḷng, v́ họ không biết rằng cầu nguyện không phải là việc của riêng họ mà c̣n do ơn Chúa Thánh Thần.

2727  Kế đến chúng ta phải cảnh giác để khỏi bị lây nhiễm những năo trạng của thế gian này, chẳng hạn:

·         Có người cho rằng chỉ những ǵ lư trí và khoa học chứng minh được mới là chân lư, trong khi cầu nguyện là một mầu nhiệm vượt quá ư thức và vô thức của con người.

·         Có người đánh giá mọi sự theo sản phẩm và thành quả nên cho việc cầu nguyện là vô ích v́ phi sản xuất.

·         Có người lấy khoái lạc và tiện nghi làm thước đo chân thiện mỹ; thực ra cầu nguyện chính là yêu mến chân thiện mỹ đích thực, là say mê Vinh Quang của Thiên Chúa hằng sống và chân thật.

·         Có người coi cầu nguyện là một cách trốn đời, tránh cuộc sống hiếu động; thật ra cầu nguyện không phải là trốn khỏi ḍng đời, cắt đứt với cuộc sống.

2728   Cuối cùng, chúng ta cần phải đương đầu với những ǵ chúng ta cảm nhận được như những thất bại trong việc cầu nguyện: chán nản v́ khô khan, buồn phiền v́ ḿnh không tiến dâng tất cả cho Chúa, (v́ chúng ta có nhiều của cải) , thất vọng v́ Chúa không theo ư ḿnh, kiêu ngạo nên chai lỳ trong t́nh trạng bất xứng của tội nhân, dị ứng với việc cầu nguyện v́ cho rằng cầu nguyện là xin xỏ và việc cho không của Chúa... Những điều này luôn luôn dẫn đến cùng một kết luận: cầu nguyện để làm ǵ? Muốn thắng được những trở ngại này, chúng ta phải chiến đấu để biết khiêm nhường, tín thác và kiên tŕ.

II. TÂM HỒN KHIÊM TỐN VÀ TỈNH THỨC

Đương đầu với những khó khăn khi cầu nguyện

2729 (2711)  Khó khăn thường gặp trong việc cầu nguyện là "chia trí". Chúng ta không tập trung vào lời đọc và ư nghĩa của lời kinh trong khẩu nguyện; sâu xa hơn, vào chính Đấng mà ta đang gặp gỡ trong khẩu nguyện (phụng vụ hay cá nhân), suy gẫm và chiêm niệm. Nguyên việc xua đuổi sự chia trí này là đă mắc bẫy. Lúc đó chúng ta chỉ cần trở về với chính ḷng ḿnh: chia trí cho thấy điều ḷng ta đang bận tâm; ư thức được điều đó, chúng ta sẽ khiêm tốn hơn trước mặt Chúa; ḷng khiêm tốn này sẽ nhắc nhở chúng ta phải yêu mến Người trên hết mọi sự và dâng tâm hồn ta để xin Người thanh tẩy. Như thế, đây là lúc phải chiến đấu: chọn lựa phục vụ ông chủ nào (Mt 6, 21-24).

2730 (2659)  Về mặt tích cực, cuộc chiến đấu chống lại cái tôi thích chiếm hữu và thống trị đ̣i hỏi phải tỉnh thức và tiết độ. Khi kêu gọi các môn đệ "tỉnh thức", Đức Giê-su luôn đặt điều này trong mối quan hệ với Người, và với việc Người đến vào ngày sau hết cũng như mỗi ngày: v́ ngày nào cũng là "Ngày Hôm Nay" của Thiên Chúa. Chàng Rể đến vào nửa đêm, nên ta không được để cho ánh sáng đức tin tàn lụi: "Nghĩ về Ngài ḷng con tự nhủ: hăy t́m kiếm Thánh Nhan" (Tv 27,8).

2731 (1426)  Những người thành tâm muốn cầu nguyện thường gặp khó khăn là sự khô khan. T́nh trạng khô khan thường xảy đến trong chiêm niệm; khi ta cảm thấy xa cách Chúa, không c̣n hứng thú với những ư nghĩ hoài niệm và tâm t́nh thiêng liêng. Đây là lúc chúng ta chỉ c̣n lấy đức tin mà gắn bó với Đức Ki-tô trong cơn hấp hối và trong mồ tối. "Hạt lúa gieo vào ḷng đất, nếu chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác" (Ga 12, 24). Nếu t́nh trạng khô khan xảy ra v́ đức tin của ta thiếu nền tảng vững chắc, v́ Lời Chúa đă rơi xuống đá sỏi, chúng ta cần chiến đấu để hoán cải nội tâm.

Đương đầu với những cám dỗ khi cầu nguyện

2732 (2609-2089 2092 2074)  Cơn cám dỗ thường gặp nhất, được che đậy khéo léo nhất, là thiếu ḷng tin. Đây chưa phải là thái độ dứt khoát không tin Chúa, nhưng trong thực tế nghiêng chiều về một cái ǵ khác. Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, chúng ta thấy có trăm ngàn công việc và lo toan, có lẽ cần phải làm ngay, cần phải ưu tiên hơn: một lần nữa, chúng ta thấy rơ ḷng ḿnh và sự chọn lựa ưu tiên của ḿnh. Có khi ta chạy đến Thiên Chúa như hy vọng cuối cùng, nhưng liệu ta có thực ḷng tin Người không. Có khi chúng ta kêu xin Chúa cứu giúp, nhưng ḷng vẫn đầy tự cao. Trong mọi trường hợp, thái độ thiếu ḷng tin chứng tỏ chúng ta chưa thực sự khiêm tốn: "Không có Thầy, anh em không làm ǵ được" (Ga 15,5).

2733 (2094, 2559)  Tính tự cao c̣n dẫn đến một cám dỗ khác là sự "nguội lạnh". Các bậc thầy linh đạo coi đây là một h́nh thức suy nhược do thiếu khổ chế, chểnh mảng canh thức, lơ là đời sống nội tâm. "Tinh thần hăng say nhưng thể xác lại yếu hèn" (Mt 26, 41). Trèo cao té nặng. Thất vọng, đau khổ là mặt trái của ḷng tự cao. Ngược lại, người khiêm tốn không lạ ǵ về sự khốn cùng của ḿnh, nhờ vậy họ càng thêm ḷng trông cậy và kiên tŕ trong cầu nguyện.

III. L̉NG TIN TƯỞNG CỦA NGƯỜI CON

2734 (2629)  Ḷng tin tưởng của con cái Thiên Chúa sẽ bị thử thách và được chứng thực "khi gặp gian truân" (Rm 5,3-5). Khó khăn lớn nhất xảy ra khi ta khẩn cầu cho chính ḿnh hay chuyển cầu cho người khác. Có người thôi không cầu nguyện nữa, v́ nghĩ rằng Thiên Chúa không nhận lời ḿnh cầu xin. Ở đây, có hai vấn nạn: Tại sao chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa không nhận lời? Làm thế nào để lời cầu xin của chúng ta được "linh nghiệm", được Thiên Chúa nhận lời?

Tại sao phàn nàn Chúa không nhận lời?

2735 (2779)   Nghĩ cũng lạ! Khi ngợi khen hay tạ ơn Thiên Chúa v́ các ơn lành Người ban, ta không hề để ư xem những lời đó có đẹp ḷng Người hay không; trái lại khi xin ǵ chúng ta đ̣i phải được ngay. Vậy chúng ta nghĩ Thiên Chúa là ai khi cầu nguyện: Người là phương tiện để ta sử dụng hay Người là Cha của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta?

2736 (2559 1730)  Chúng ta có xác tín rằng: "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải"(Rm 8,26). Những điều chúng ta cầu xin Thiên Chúa có đúng là "những ơn lành cần thiết" không? Cha trên trời biết rơ điều chúng ta cần, trước khi chúng ta xin Người (Mt 6, 8); nhưng Người chờ chúng ta kêu xin Người, v́ phẩm giá của con cái Thiên Chúa đ̣i chúng ta phải có tự do. Vậy chúng ta phải cầu nguyện với Thần khí Tự Do của Người, để có thể thực sự nhận biết ước muốn của Người (Rm 8, 27).

2737   "Anh em không có là v́ anh em không xin. Anh em xin mà không được là v́ anh em xin với tà ư, để lăng phí trong việc hưởng lạc" (Gc 4, 2-3). Nếu chúng ta cầu xin với một tấm ḷng chia năm xẻ bảy như hạng "bất trung" (Gc 4,4), Thiên Chúa không thể nhận lời, v́ Người muốn điều tốt lành cho ta, muốn ta được sống. "Hay anh em nghĩ là Lời Kinh Thánh sau đây là vô nghĩa: Thần khí mà Thiên Chúa đă đặt trong chúng ta ước muốn đến phát ghen lên?" (Gc 4,5). Thiên Chúa "phát ghen" v́ chúng ta, đó là dấu cho thấy Người thật ḷng yêu thương chúng ta. Chúng ta hăy ước muốn theo Chúa Thánh Thần và chúng ta sẽ được nhậm lời:

"Bạn đừng buồn nếu bạn không được Thiên Chúa ban ngay điều bạn xin; v́ Người muốn cho bạn được nhiều ích lợi hơn nữa, nhờ bạn kiên tŕ kết hiệp với Người trong cầu nguyện (x. Evagre, or 34). Người muốn tôi luyện những ước muốn của chúng ta trong cầu nguyện, để chúng ta có khả năng đón nhận những ǵ Người sẵn ḷng ban" (T. Âu-tinh, ep 130, 8,17).

Làm thế nào để lời cầu nguyện của chúng ta được Thiên Chúa chấp nhận?

2738 (2568 307)  Mặc khải về cầu nguyện trong nhiệm cục cứu độ cho biết chúng ta có thể tin v́ dựa vào hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Hành động tuyệt vời của Người, cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô đă khơi lên trong chúng ta ḷng tin tưởng phó thác của người con thảo. Đối với người Ki-tô hữu, cầu nguyện là cộng tác với Chúa Quan Pḥng, với ư định yêu thương Người dành cho nhân loại.

2739 (2778)  Theo thánh Phao-lô, chúng ta dám tin tưởng như thế (x. Rm 10,12-13) , v́ Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong ḷng chúng ta và v́ Chúa Cha, Đấng đă ban Con Một của Người cho chúng ta (x. Rm 8, 26-39) , hằng trung tín yêu thương ta. Ơn đầu tiên Chúa ban cho người cầu nguyện là tâm hồn họ được biến đổi.

2740 (2604)  Nhờ Đức Giê-su cầu nguyện mà lời cầu xin của chúng ta được Thiên Chúa nhận lời. Chẳng những là gương mẫu, Người c̣n cầu nguyện trong chúng ta và với chúng ta nữa. Chúa Con chỉ t́m kiếm những ǵ đẹp ḷng Chúa Cha, không lẽ chúng ta là nghĩa tử lại bận tâm về các quà tặng hơn cả Đấng ban tặng sao?

2741 (2606 2614)  Đức Giê-su cũng đứng vào vị trí của chúng ta và v́ lợi ích của chúng ta mà cầu nguyện cho chúng ta. Mọi lời khẩn cầu của chúng ta đều được thâu tóm lại một lần trong tiếng kêu lớn của Người trên Thập Giá, và đă được Chúa Cha nhận lời khi cho Người sống lại; v́ thế Người không ngừng chuyển cầu cho chúng ta bên ṭa Chúa Cha (x. Dt 5, 7; 7, 25; 9, 24). Khi cầu nguyện nếu chúng ta kết hiệp với lời cầu nguyện của Đức Giê-su trong ḷng tín thác và dạn dĩ của người con thảo, chúng ta sẽ nhận được mọi điều cầu xin nhân danh Người; hơn thế nữa, chúng ta không những nhận ơn này tới ơn khác mà c̣n nhận được chính Thánh Thần là nguồn mạch mọi hồng ân.

IV. KIÊN TR̀ TRONG T̀NH YÊU

2742 (2089 162)  "Hăy cầu nguyện không ngừng" (1Tx 5,17). "Hăy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha, trong mọi hoàn cảnh và về mọi sự" (Ep 5,20). "Theo ơn Thần khí hướng dẫn, anh em hăy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn măi. Anh em hăy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể Dân Thánh" (Ep 6,18). " Chúng ta không được truyền dạy là phải lao động, phải canh thức và giữ chay liên lỉ, nhưng chúng ta có luật là phải cầu nguyện không ngừng"(Evagre, những vấn đề thực tiễn 49). Nhiệt t́nh cầu nguyện không ngừng chỉ có thể phát xuất từ t́nh yêu. Cầu nguyện là cuộc chiến của t́nh yêu khiêm tốn, tin tưởng và kiên tŕ, chống lại thân xác nặng nề và ươn lười của chúng ta. T́nh Yêu này mở ḷng ta đón nhận ba thực tại hiển nhiên của đức tin, rất rơ ràng và sống động.

2743   Lúc nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện: dù đời chúng ta có nhiều băo tố, thời giờ của người tín hữu là thời giờ của Đức Ki-tô Phục Sinh, Đấng "đang ở với chúng ta mỗi ngày"(Mt 28,20). Thời giờ của ta ở trong tay Thiên Chúa:

"Bạn có thể cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng khi đang ở ngoài chợ hay đi dạo một ḿnh, khi đang mua bán ở cửa hàng hay đang làm bếp"(T.Gio-an Kim Khẩu, ecl. 2).

2744   Cầu nguyện là một nhu cầu sống c̣n. Chúng ta có thể thấy ngay bằng chứng ngược lại: nếu không để Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta sẽ lại rơi vào ách nô lệ của tội lỗi (x. Gl 5, 16-25); làm sao Thánh Thần có thể trở thành "sự sống" của ta, nếu ḷng ta xa Người?

Không có ǵ sánh được với cầu nguyện: nhờ cầu nguyện, chúng ta làm những điều tưởng chừng không thể làm nổi, làm dễ dàng những điều tưởng chừng khó khăn. Người cầu nguyện th́ không thể phạm tội (T. Gio-an Kim Khẩu, Anna 4,5).

"Ai cầu nguyện chắc chắn sẽ được cứu độ; ai không cầu nguyện chắc chắn sẽ bị án phạt" (T. An-phong-sô Li-gô-ri).

2745 (2660)   Cầu nguyện và sống đạo là hai việc không thể tách rời. Cả hai cùng xuất phát từ t́nh yêu và sự quên ḿnh v́ yêu; cả hai cùng nhắm đến chỗ ḥa hợp với ư định yêu thương của Chúa Cha trong tâm t́nh mến yêu của người con thảo; cả hai cùng giúp tín hữu hiệp thông với Chúa Thánh Thần để được biến đổi ngày càng nên giống Đức Giê-su Ki-tô; cả hai cùng thể hiện t́nh yêu thương mọi người, bắt nguồn từ t́nh yêu Đức Ki-tô đă yêu thương ta. "Tất cả những ǵ anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy th́ Người sẽ ban cho anh em. Điều Thầy truyền cho anh em là hăy yêu thương nhau" (Ga 15,16-17).

Ai cầu nguyện liên lỉ cũng biết kết hiệp kinh nguyện với việc làm và việc làm với kinh nguyện. Chỉ như vậy, chúng ta mới thực hiện được nguyên tắc cầu nguyện liên lỉ (Ô-ri-gê-nê 12).

Kinh nguyện của Đức Giê-su vào Giờ của Người

2746 (1085)  Khi đến Giờ, Đức Giê-su cầu nguyện cùng Chúa Cha (x. Ga 17). Đây là kinh nguyện dài nhất của Người được Tin Mừng ghi lại; Kinh Nguyện này bao hàm toàn thể nhiệm cục Sáng Tạo và Cứu Độ, cả cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người. Cũng như cuộc vượt qua đă diễn ra một lần dứt khoát, kinh nguyện vào Giờ của Đức Giê-su luôn luôn là của riêng Người, luôn hiện diện trong phụng vụ của Hội Thánh.

2747   Truyền thống Ki-tô giáo gọi kinh nguyện này là "lời nguyện tư tế" của Đức Giê-su. Đây là kinh nguyện của Vị Thượng Tế. Kinh nguyện này gắn liền với Hiến Tế và cuộc Vượt Qua, trong đó Người tự hiến trọn vẹn cho Chúa Cha (x. Ga 17,11.13.19).

2748 (518 820)  Với lời cầu nguyện Vượt Qua và Hiến Tế này, tất cả đă được thâu tóm trong Người (x. Eph 1,10): Thiên Chúa và vũ trụ, Ngôi Lời và xác phàm, sự sống vĩnh cửu và thời gian; t́nh yêu tự hiến và tội lỗi phản bội t́nh yêu, các môn đệ đang hiện diện và những người sẽ tin vào Người nhờ lời của các ngài, mầu nhiệm tự hạ và vinh quang của Con Thiên Chúa. Đây là Kinh Nguyện Hiệp Nhất.

2749 (2616)   Đức Giê-su đă hoàn thành công tŕnh của Chúa Cha; cũng như hiến tế, lời nguyện của Người trải rộng đến ngày tận thế. Kinh nguyện vào giờ của Người hoàn tất thời gian cuối cùng và đưa tới ngày viên măn. Với tư cách là Con Một đă được Chúa Cha ban cho mọi sự. Chúa Giê-su tự hiến trọn vẹn cho Chúa Cha; như thế, Người chứng tỏ ḿnh hoàn toàn tự do (x. Ga 17,11.13.19.24) nhờ quyền năng Chúa Cha đă ban cho Người trên mọi xác phàm. Chúa Con, Đấng đă tự hạ mang thân phận tôi đ̣i, chính là Đức Chúa, Chúa Tể muôn loài. Vị Thượng Tế chuyển cầu cho chúng ta, cũng là Đấng cầu nguyện trong ta và là Thiên Chúa nhận lời chúng ta cầu xin.

2750 (2815)   Khi đă thuộc về Đức Giê-su, trong Người chúng ta có thể đón nhận từ bên trong, lời cầu nguyện Người dạy: "Lạy Cha". Lời nguyện tư tế hoàn tất tự bên trong những lời nguyện xin chính của kinh Lạy Cha: nguyện Danh Cha cả sáng (x. Ga 17,6.11.12.26) , Nước Cha trị đến (x.Ga 17, 1.5.10.24.23-26) ư Cha thể hiện, xin cho con người được cứu độ (x. Ga 17, 2.4.6.9.11. 12. 24) và thoát khỏi sự dữ (Ga 17,15).

2751 (240)   Cuối cùng, chính trong kinh nguyện này, Đức Giê-su mặc khải và dạy chúng ta: Ai biết Chúa Cha cũng nhận biết Chúa Con; ai nhận biết Chúa Con cũng nhận biết Chúa Cha (x. Ga 17,3.6-10.25); nhận biết này chính là mầu nhiệm của đời sống cầu nguyện.

TÓM LƯỢC

2752  Cầu nguyện đ̣i hỏi chúng ta phải nỗ lực và chiến đấu với bản thân và chống lại các mưu chước của ma quỷ cám dỗ. Cuộc chiến trong cầu nguyện không thể tách rời khỏi cuộc "chiến đấu thiêng liêng" cần thiết để người Ki-tô hữu thường xuyên hành động theo Thánh Thần của Đức Ki-tô: người ta cầu nguyện thế nào th́ cũng sống như vậy, v́ ta sống như ta cầu nguyện.

2753   Để có thể cầu nguyện, chúng ta phải chiến đấu chống lại những quan niệm sai lầm, với những năo trạng lệch lạc, và kinh nghiệm về những lần thất bại. Những cám dỗ này làm chúng ta nghi ngờ về lợi ích cũng như khả năng cầu nguyện; để đối phó, chúng ta cần phải khiêm tốn, phó thác và kiên tŕ.

2754   Những khó khăn chính khi cầu nguyện là chia trí và khô khan. Để chữa trị, chúng ta cần đến đức tin, hoán cải tâm hồn và tỉnh thức.

2755   Hai cám dỗ thường làm chúng ta bỏ việc cầu nguyện là thiếu ḷng tin và nguội lạnh. Nguội lạnh là một h́nh thức suy nhược xảy ra v́ thiếu khổ chế nên chán nản thất vọng.

2756   Ḷng tin tưởng phó thác của người Con Thiên Chúa bị thử thách khi chúng ta cảm thấy ḿnh không được Người nhận lời. Tin Mừng mời gọi chúng ta hăy xét xem lời cầu nguyện của ta có hợp với đ̣i hỏi của Thánh Thần không.

2757   "Hăy cầu nguyện không ngừng" (1Tx 5,17). Lúc nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện. Cầu nguyện là một nhu cầu sống c̣n và không thể tách rời việc sống đạo.

2758   Lời cầu nguyện của Đức Giê-su trong Giờ của Người được gọi là Lời cầu nguyện "tư tế". Kinh nguyện này thâu tóm toàn thể nhiệm cục Sáng Tạo và Cứu Độ và hoàn tất những nguyện xin chính của kinh Lạy Cha.