Phần Thứ Tư: Kinh Nguyện trong Đời Sống Đức Tin

ĐOẠN THỨ NHẤT
KINH NGUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU

2558  Mầu nhiệm đức tin thật là cao cả. Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm đức tin trong kinh Tin Kính (Phần I) và cử hành trong phụng vụ bí tích (Phần II) để đời sống người Ki-tô hữu nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Ki-tô trong Chúa Thánh Thần nhằm tôn vinh Thiên Chúa Cha (Phần III). Người tín hữu phải tin, cử hành và sống mầu nhiệm đức tin trong tương quan sống động và thân t́nh với Thiên Chúa hằng sống và chân thật. Cầu nguyện giúp người tín hữu sống tương quan này.

Cầu nguyện là ǵ?

Đối với tôi, cầu nguyện là sự hứng khởi của tâm hồn, là cái nh́n đơn sơ hướng về trời, là lời kinh tri ân và yêu mến giữa cơn thử thách cũng như lúc hân hoan. (T. Tê-rê-xa Hài đồng, tự truyện)

Cầu nguyện là ân huệ của Thiên Chúa

2559 (2613 2736)  Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên Chúa hay cầu xin Người ban cho những ơn cần thiết (T. Gio-an Đamat, đức tin chính thống) . Khi cầu nguyện, chúng ta bắt đầu với tâm t́nh nào? Với ḷng kiêu hănh và ư riêng ta, hay với tâm t́nh khiêm nhường và thống hối "thẳm sâu" (Tv130,14)? "Ai hạ ḿnh xuống sẽ được tôn lên" (x. Lc 18, 14) . Khiêm nhường là tâm t́nh căn bản của cầu nguyện, "v́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải" (Rm 8,26). Khiêm nhường là tâm t́nh phải có để đón nhận được ơn cầu nguyện: trước mặt Thiên Chúa, con người chỉ là kẻ van xin (x. T. Âu-tinh bài giảng 56,6,9.) .

2560  "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban!" (Ga 4,10). Bên bờ giếng, nơi chúng ta đến t́m nước, Đức Ki-tô đến gặp từng người và cho thấy điều kỳ diệu của cầu nguyện. Đức Ki-tô t́m chúng ta, trước khi chúng ta t́m Người; và Người xin: "cho tôi chút nước uống". Đức Giê-su khát; lời Người xin phát xuất từ nỗi khát khao sâu thẳm Thiên Chúa dành cho chúng ta. Dù ta biết hay không, kinh nguyện vẫn là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, cả hai cùng đang khát. Thiên Chúa khát mong chúng ta khao khát Người (T.Âu-tinh 64, 4).

2561  "... Hẳn chị đă xin và Người đă ban cho chị nước trường sinh" (Ga 4,10). Hóa ra, lời khẩn cầu của chúng ta lại chính là câu trả lời: đáp lại tiếng than trách của Thiên Chúa hằng sống "chúng đă bỏ Ta là mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn" (Gr 2,13), tin tưởng đáp lại lời Thiên Chúa tự ư hứa ban ơn cứu độ, yêu mến đáp lại ḷng khao khát của Con Một Thiên Chúa.

Cầu nguyện là giao ước

2562  Kinh nguyện của con người phát xuất từ đâu? Thưa từ chính con người toàn diện đang cầu nguyện, dù bằng lời hay cử điệu. Trong Thánh Kinh, có đôi chỗ nói kinh nguyện phát xuất từ linh hồn hay tinh thần , nhưng thường cho rằng từ trái tim. Chúng ta cầu nguyện với cả tấm ḷng. Nếu ḷng ta xa cách Thiên Chúa th́ cầu nguyện cũng vô ích.

2563 (368 2699 1696)  Theo cách nói Híp-ri hay Thánh Kinh, trái tim là trung tâm hiện hữu của con người. Trái tim là nơi thầm kín của riêng ta; lư trí hay người ngoài không ḍ thấu được; chỉ có Thánh Thần Thiên Chúa mới có thể thăm ḍ và thấu suốt được. Vượt trên mọi khuynh hướng tâm lư, trái tim vẫn là nơi quyết định. Trái tim là nơi con người chân thật với ḿnh nhất, để chọn lựa sự sống hay sự chết. Đó cũng là nơi gặp gỡ để sống các mối tương giao, v́ chúng ta được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa: Trái tim là nơi sống giao ước.

2564  Khi cầu nguyện, người Ki-tô hữu sống tương quan giao ước với Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Kinh nguyện vừa là hoạt động của Thiên Chúa vừa của con người, phát xuất từ Chúa Thánh Thần và từ con người. Kinh nguyện hoàn toàn hướng về Chúa Cha, nhờ hiệp nhất với ư chí nhân trần của Con Thiên Chúa làm người.

Cầu nguyện là hiệp thông

2565 (260 792)  Trong Giao Ước Mới, khi cầu nguyện, người tín hữu sống tương quan sinh động của con cái Thiên Chúa với Người Cha nhân lành vô cùng của ḿnh, với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô và với Chúa Thánh Thần. Hồng ân Nước Trời là "sự kết hợp của Ba Ngôi Chí Thánh với toàn thể tâm linh con người" (T.Ghê-gô-ri-ô thành Naz 16,9) . Sống đời cầu nguyện là luôn hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa Chí Thánh và hiệp thông với Người. Sự hiệp thông đời sống này lúc nào cũng có thể thực hiện được, v́ chính nhờ bí tích Thánh Tẩy chúng ta đă được nên một với Đức Ki-tô (x. Rm 6,5) . Lời cầu nguyện mang đặc tính Ki-tô giáo khi được hiệp thông với lời nguyện của Chúa Ki-tô và được triển khai trong Hội Thánh là Thân Thể Người. Cầu nguyện có cùng kích thước như t́nh yêu Chúa Ki-tô (Eph 3,18-21).