GLCG - Phần IV - Đoạn II – Mục 2

Mục 2

"Lạy Cha chúng con ở trên trời"

I. " CHÚNG TA DÁM NGUYỆN RẰNG"

2777 (270)  Trong phụng vụ Rô-ma, cộng đoàn tham dự thánh lễ được mời đọc kinh Lạy Cha với sự dạn dĩ của người con; phụng vụ Đông Phương cũng sử dụng và khai triển các kiểu nói tương tự: "Chúng ta dám tin tưởng nguyện rằng", "xin Chúa cho chúng con xứng đáng nguyện rằng". Trước Bụi Gai Rực Cháy, có tiếng phán bảo Môi-sê: "Chớ lại gần, cởi dép ra" (Xh 3,5). Chỉ một ḿnh Đức Giê-su có thể vượt qua ngưỡng cửa thánh thiện để đến gần Thiên Chúa, v́ Người là Đấng "đă tẩy trừ tội lỗi"(Dt 1, 3), chính Người dẫn chúng ta đến trước Thánh Nhan Chúa Cha:  "Này Con đây, cùng với những con cái mà Cha đă ban cho Con" (Dt 2,13).

Ư thức t́nh trạng nô lệ của ḿnh lẽ ra chúng ta phải độn thổ, kiếp phàm nhân phải tan thành cát bụi, nếu như uy quyền của chính Cha chúng ta và Thần Khí của Chúa Con không thúc đẩy chúng ta kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi!" (Rm 8,15). Có khi nào một phàm nhân yếu hèn lại dám gọi Thiên Chúa là Cha, nếu con người không được Quyền Năng từ trời cao tác động?" (T.Gio-an Phê-rô Rít-sô-lô-gơ, bài giảng 71).

2778 (2828)  Chính Chúa Thánh Thần giúp chúng ta đọc kinh Lạy Cha. Phụng vụ Đông và Tây Phương diễn tả điều này bằng từ "Parrhésia", một thuật ngữ đặc biệt Ki-tô giáo muốn diễn tả tâm t́nh đơn sơ chân thành, ḷng tin tưởng của người con, vui mừng an tâm, dạn dĩ nhưng khiêm nhu, xác tín là ḿnh được yêu thương (x Eph 3,12; Dt 3,6;4,16; 10,19; 1Ga 2,28; 3,21; 5,14).

II. "LẠY CHA !"

2779 (239)  Trước khi bắt đầu nguyện xin, chúng ta phải loại bỏ một số h́nh ảnh sai lạc của "thế gian này". Chúng ta phải khiêm tốn nh́n nhận rằng: "Không ai biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho", nghĩa là "cho những người bé mọn" (Mt 11,25-27). Chúng ta phải thanh luyện tâm hồn, nghĩa là đừng để những h́nh ảnh của Thiên Chúa như người cha hay người mẹ, theo kinh nghiệm bản thân hay văn hóa, ảnh hưởng đến tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chúng ta, Người siêu việt trên mọi phạm trù của thế giới thụ tạo. Khi gán cho Người hay loại bỏ khỏi Người những ư tưởng của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta có nguy cơ tạo ra những ngẫu tượng để tôn thờ hay đạp đổ. Cầu nguyện cùng Chúa Cha là đón nhận mầu nhiệm của Người, như Người hằng hữu và như Chúa Con đă mặc khải cho chúng ta:

"Cách gọi Thiên Chúa là Cha trước đây chưa hề mặc khải. Khi ông Mô-sê hỏi danh tánh Thiên Chúa, ông đă được nghe một danh xưng khác. Đối với chúng ta, Danh Thiên Chúa đă được mặc khải trong Chúa Con; v́ Chúa Giê-su nhận ḿnh là Con nên Thiên Chúa được gọi là Cha" (Tertulano, 3).

2780 (240)  Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa là Cha, v́ Con Thiên Chúa làm người mặc khải như vậy, và v́ Thần Khí của Chúa Con đă làm cho chúng ta nhận biết như vậy. Chúng ta tin Đức Giê-su là Đấng Ki-tô và chúng ta "đă được Thiên Chúa sinh ra"(1Ga 5,1), nên Thần Khí của Chúa Con cho chúng ta tham dự vào tương quan ngă vị giữa Chúa Con và Chúa Cha; đây là điều con người không thể nghĩ ra được và thần thánh trên trời cũng không hiểu được (1 Ga 5,1).

2781 (2665)  Khi cầu nguyện cùng Chúa Cha, chúng ta được hiệp thông với Người, và với Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô (1 Ga 1,3). Lúc đó, chúng ta mới nhận biết và nhận ra Người, với ḷng thán phục không ngơi. Với lời đầu tiên của kinh Lạy Cha, chúng ta chúc tụng thờ lạy Chúa Cha trước khi nguyện xin Người. Thiên Chúa được tôn vinh khi chúng ta nh́n nhận Người là Cha và là Thiên Chúa thực. Chúng ta tạ ơn Người v́ đă mặc khải Danh Thánh, đă cho chúng ta tin vào Danh Người và Người hiện diện trong chúng ta.

2782 (1267)  Chúng ta có thể thờ lạy Chúa Cha v́ Người đă tái sinh chúng ta trong sự sống của Người khi nhận chúng ta là nghĩa tử trong Con Một nhờ bí tích Thánh Tẩy. Người tháp nhập chúng ta vào Thân Thể Chúa Ki-tô, và nhờ bí tích Thêm Sức, Người cho chúng ta trở thành những "người được xức dầu" bằng Thánh Thần.

Thực vậy, Thiên Chúa đă tiền định cho chúng ta được làm nghĩa tử, được đồng h́nh đồng dạng với Thân Thể vinh quang của Đức Ki-tô. Từ nay, anh em được dự phần với Đức Ki-tô, anh em đương nhiên được gọi là những "người được xức dầu" (T.Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 3,1).
Con người mới, sau khi được tái sinh và trả về cho Thiên Chúa nhờ ân sủng, trước hết sẽ thưa: "Lạy Cha" v́ đă trở nên con Thiên Chúa (T. Xy-ri-an 9).

2783 (1701)  Như thế với kinh Lạy Cha, chúng ta được mặc khải về Thiên Chúa là Cha, đồng thời được biết thiên chức của ḿnh (x. GS 22,1):

"Con người ơi, ngươi không dám ngước mặt lên trời, chỉ cúi nh́n xuống đất. Rồi th́nh ĺnh, ngươi nhận được ân sủng của Đức Ki-tô: mọi tội lỗi ngươi đă được tha. Từ một tên đầy tớ gian ác, ngươi trở thành đứa con ngoan... Hăy ngước mắt nh́n lên Chúa Cha, Đấng đă chuộc ngươi nhờ Con của Người, và thưa: lạy Cha...

Nhưng ngươi đừng đ̣i hỏi một đặc quyền nào. Người là Cha cách đặc biệt, của riêng Đức Ki-tô, nhưng Người cũng c̣n là Cha của tất cả chúng ta, v́ Người chỉ sinh ra; c̣n chúng ta là thụ tạo do một ḿnh Đức Ki-tô nhưng Người đă dựng nên chúng ta. Vậy nhờ ân sủng, ngươi cũng hăy thưa: Lạy Cha chúng con, để xứng đáng là con của Người" (T.Am-rô-xi-ô 5,19)

2784 (1428)  Ơn nghĩa tử đ̣i chúng ta phải hoán cải không ngừng để sống cuộc đời mới. Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta phải có hai tâm t́nh căn bản:

1997  Tâm t́nh thứ nhất là ước muốn được nên giống Người. Dù được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, nhưng phải nhờ ân sủng chúng ta mới được phục hồi nét giống Thiên Chúa hơn, nên chúng ta có bổn phận đáp lại ân sủng này.

Phải nhớ rằng: khi gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta có bổn phận sống như con Thiên Chúa (T. Xy-ri-an 11).

"Anh em không thể gọi Thiên Chúa Chí Nhân là Cha, nếu anh em c̣n giữ ḷng độc ác và bất nhân; v́ khi đó, anh em không c̣n giữ được dấu tích ḷng nhân lành của Cha Trên Trời." (T.Gio-an Kim Khẩu).

"Hăy luôn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Cha Trên Trời, để tâm hồn ḿnh thấm nhuần vẻ đẹp đó" (T.Ghê-gô-ri-ô thành Nít).

2785 (2562)  Tâm t́nh thứ hai là ḷng khiêm tốn và tin tưởng nơi Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta "trở nên như trẻ em" (Mt 18,3); v́ Chúa Cha "mặc khải cho những người bé mọn" (Mt 11,25).

(Khi đọc kinh Lạy Cha), chúng ta phải chiêm ngắm Thiên Chúa, ḷng chúng ta bừng cháy lửa yêu mến. Nhờ đó, linh hồn tan biến và hướng tới việc yêu mến Thiên Chúa, thân t́nh tṛ chuyện với Thiên Chúa như người Cha ruột, với ḷng yêu mến thảo kính đặc biệt (T. Gio-an Cát-xi-ô 9,18).

"Lạy Cha chúng con: danh hiệu này gợi lên trong ḷng chúng ta t́nh yêu và sự tha thiết khi cầu nguyện... đồng thời tin tưởng sẽ được Thiên Chúa nhận lời. Thiên Chúa từ chối sao được, khi chính Người vừa nhận họ là con?" (T. Âu-tinh 2,4, 16).

III. LẠY CHA "CHÚNG CON"

2786 (443)  Khi gọi Thiên Chúa là Cha "của chúng ta", chúng ta không nghĩ rằng ḿnh chiếm hữu được Thiên Chúa, nhưng có một tương quan mới mẻ với Người.

2787 (728)  Khi gọi Thiên Chúa là Cha "của chúng ta", trước hết chúng ta nh́n nhận rằng mọi lời Thiên Chúa yêu thương hứa qua các ngôn sứ đă được thực hiện nơi Đức Ki-tô trong Giao ước Mới và Vĩnh cữu: Chúng ta đă trở thành Dân "của Người" và từ nay Người là Thiên Chúa "của chúng ta". Thiên Chúa và chúng ta thuộc về nhau: tương quan mới này là quà tặng của Thiên Chúa (x. Hs 2,21-22; 6,1-6). Chúng ta phải đáp lại "ân sủng và sự thật" mà Người ban tặng "nhờ Đức Giê-su Ki-tô" (Ga 1,17) bằng ḷng yêu mến và trung thành.

2788   Kinh Lạy Cha là kinh nguyện của Dân Chúa trong "thời sau hết", nên khi đọc "của chúng con" chúng ta hy vọng vững vàng vào lời hứa tối hậu của Thiên Chúa. Trong thành thánh Giê-ru-sa-lem mới, Người sẽ phán với kẻ chiến thắng: "Ta sẽ là Thiên Chúa của người ấy và người ấy sẽ là con của Ta"(Kh 21,7).

2789 (245 253)   Khi đọc "Lạy Cha chúng con", chúng ta thân thưa với Cha của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Chúng ta không phân chia thần tính, v́ Chúa Cha là "nguồn mạch và căn nguyên" của thần tính. Nhưng ở đây, chúng ta muốn tuyên xưng: từ muôn thuở, Chúa Con được Chúa Cha sinh ra và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha. Chúng ta cũng không hề lẫn lộn các Ngôi Vị, v́ chúng ta tuyên xưng rằng: chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô, trong Thánh Thần duy nhất. Ba Ngôi Chí Thánh đồng bản tính và không thể phân chia. Khi cầu nguyện cùng Chúa Cha, chúng ta thờ lạy và tôn vinh Người cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

2790 (787)  Khi đọc "Lạy Cha chúng con", chúng ta tuyên xưng Người là Cha của nhiều người. Chỉ có một Thiên Chúa và Người được nh́n nhận là Cha của những kẻ đă được tái sinh bởi nước và Thánh Thần (nhờ tin vào Con Một Thiên Chúa). "Hội Thánh" chính là hiệp thông mới giữa Thiên Chúa và loài người: Hội Thánh hiệp nhất với Con Một Thiên Chúa là "trưởng tử giữa một đàn em đông đúc" (Rm 8,29), nên Hội Thánh được hiệp thông với Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần. Khi thưa "Lạy Cha chúng con", mỗi Ki-tô hữu cầu nguyện trong sự hiệp thông này: "các tín hữu tuy đông đảo, mà chỉ có một ḷng một ư" (Cv 4,32).

2791 (821)  Do đó, dù các Ki-tô hữu c̣n chia rẽ, kinh Lạy Cha vẫn là tài sản chung và là một lời mời gọi khẩn thiết cho mọi Ki-tô hữu. Được hiệp thông với Chúa Ki-tô nhờ đức tin và nhờ bí tích Thánh Tẩy, họ phải cùng cầu nguyện với Chúa Giê-su để các môn đệ được hiệp nhất (x. UR 8;22).

2792   Sau cùng, nếu thật ḷng cầu nguyện "Lạy Cha chúng con", chúng ta thoát được chủ nghĩa cá nhân, v́ khi đón nhận Thiên Chúa yêu thương, chúng ta được giải thoát. Từ "chúng con" ở đầu kinh Lạy Cha, cũng như từ "chúng con" trong bốn lời xin cuối kinh, không loại trừ một ai. Để thật ḷng đọc kinh Lạy Cha (x. Mt 5,23-24;6,14-16) , chúng ta phải vượt qua mọi chia rẽ và chống đối.

2793 (604)  Các tín hữu không thể cầu nguyện "Lạy Cha chúng con", mà không dâng lên tất cả những ai Chúa đă ban tặng Con yêu dấu. T́nh yêu của Thiên Chúa không có biên giới, nên lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải như vậy (x. NA 5). Khi đọc "Lạy Cha chúng con", ḷng chúng ta được mở rộng theo t́nh yêu của Chúa Cha được biểu lộ trong Đức Ki-tô: cầu nguyện với và cho tất cả những ai chưa nhận biết Chúa, để họ "được quy tụ về một mối" (Ga11,52). Sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho mọi người và muôn loài đă thôi thúc các thánh nhân, chúng ta phải mở rộng lời cầu nguyện theo t́nh thương này khi chúng ta dám đọc "Lạy Cha chúng con".

IV. "Ở TRÊN TRỜI"

2794 (326)   Khi gọi Thiên Chúa là "Đấng ngự trên trời", Thánh Kinh không muốn nói Người đang ở một nơi nào đó trong không gian, nhưng nói đến một cách hiện hữu; không muốn nói Người ở xa ta, nhưng muốn nói Người rất uy nghi cao cả. Thiên Chúa không ở một nơi nào đó, nhưng Người là Đấng Thánh vượt trên mọi sự chúng ta có thể quan niệm. V́ Người là Đấng Chí Thánh, nên rất gần gũi với những tâm hồn khiêm cung và thống hối:

Thật có lư khi ta hiểu "Lạy Cha chúng con ở trên trời" là Người hiện diện nơi tâm hồn những người công chính, như trong đền thờ của Người. Câu kinh đó cũng có nghĩa là người cầu nguyện ước mong Đấng ḿnh kêu cầu ngự trong ḷng ḿnh (T. Âu-tinh, Bài giảng Chúa nhật 2,5,17).

"Ở đây, chúng ta có thể hiểu "trời" là những ai mang h́nh ảnh thiên quốc, Thiên Chúa vui thích cư ngụ nơi tâm hồn họ" (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,11).

2795 (1024)  Biểu tượng "trời" nhắc chúng ta nhớ đến mầu nhiệm Giao Ước chúng ta đang sống, khi đọc kinh "Lạy Cha". Trời là nơi Thiên Chúa ngự, là Nhà Cha, nên là "quê hương" của ta. V́ tội lỗi, chúng ta bị lưu đày xa miền đất Giao Ước; nhờ hoán cải tâm hồn, chúng ta được về "trời", về cùng Cha. trong Đức Ki-tô, trời đất được giao ḥa, v́ chỉ Chúa Con là Đấng "từ trời xuống thế" và đưa chúng ta lên trời với Người, nhờ cuộc Khổ Nạn, Phục Sinh và Thăng Thiên (x. Ga 12,32; 14,2-3; 16,28;20,17; Eph 4,9-10; Dt 1,3; 2,13).

2796 (1003)  Khi kêu cầu "Lạy Cha chúng con ở trên trời", Hội Thánh tuyên xưng: chúng ta là Dân Thiên Chúa, "đă được cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cơi trời" (Eph 2,6), "hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa"(Cl 3,3), đồng thời, "chúng ta rên siết là v́ những ước mong được thấy ngôi nhà thiên quốc của chúng ta phủ lên chiếc lều ở dưới đất này"(2 Cr 5,2):
"Các tín hữu có xác phàm, nhưng không sống theo xác phàm. Họ sống trên dương thế, nhưng là công dân Nước Trời" (Epitre á Diognète 5, 8-9).

TÓM LƯỢC

2797  Chúng ta phải đọc kinh Lạy Cha với ḷng tin tưởng đơn sơ và trung thành, khiêm tốn và vui mừng phó thác nơi Thiên Chúa.

2798  Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa là "Cha", v́ Con Thiên Chúa làm người đă dạy chúng ta như thế. Trong Đức Ki-tô, nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được tháp nhập vào Thân Thể Người và được nhận là con Thiên Chúa.

2799   Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, đồng thời chúng ta được biết thiên chức của ḿnh (GS 22,1).

2800   Khi đọc kinh "Lạy Cha", chúng ta phải ước muốn được nên giống Thiên Chúa, và phải có ḷng khiêm tốn và tin tưởng.

2801   Khi đọc Lạy Cha "của chúng con", chúng ta nhắc đến Giao Ước Mới trong Đức Giê-su Ki-tô, sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và t́nh yêu Thiên Chúa bao trùm cả thế giới nhờ Hội Thánh.

2802   Khi gọi Thiên Chúa là Đấng "ở trên trời", chúng ta không nghĩ rằng Người đang ở một nơi nào đó, nhưng muốn nói Người rất uy nghi cao cả và đang hiện diện nơi tâm hồn những người công chính. "Trời" là Nhà Cha, là quê hương đích thực, nơi chúng ta hy vọng sẽ tới và hiện nay chúng ta đă là thành viên.