GLCG - Phần IV - Đoạn II – Mục 3

Mục 3

Bảy lời nguyện xin

 

2803 (2627)  Sau khi đă đặt ḿnh trước tôn nhan Thiên Chúa là Cha để thờ lạy, yêu mến và chúc tụng Người, Thần Khí Nghĩa Tử khơi lên trong ḷng chúng ta bảy lời nguyện xin, bảy lời chúc tụng. Ba lời đầu tiên, trực tiếp hướng về Thiên Chúa hơn, hướng ḷng ta đến Vinh Quang Thiên Chúa. Bốn lời sau, như những con đường đến với Thiên Chúa, xin Người nh́n đến thân phận khốn cùng của chúng ta mà ban Ân Phúc. "Ḱa vực thẳm kêu gào vực thẳm,... Chúa quên con sao đành?" (Tv 42,8-10).

2804  Ba lời nguyện đầu tiên hướng chúng ta về Thiên Chúa và v́ Thiên Chúa: Danh Cha, Nước Cha, Ư Cha. Đặc tính của t́nh yêu là trước hết nghĩ đến người ḿnh yêu. Ba lời nguyện này, không nói ǵ đến chúng ta; nhưng chúng ta bị lôi cuốn theo ḷng "khát khao mong mỏi" "đến khắc khoải" của Chúa Con v́ lo cho Vinh Quang của Cha Người: "nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện..." Ba lời nguyện này được Thiên Chúa nhận lời trong hy tế cứu độ của Đức Ki-tô; nhưng từ nay, những lời nguyện này chứa chan hy vọng, c̣n đang hướng về ngày thực hiện chung cuộc, bao lâu Thiên Chúa chưa hoàn tất chương tŕnh cứu độ của Người (1Cr 15, 28).

2805 (1105)  Bốn lời cầu xin sau đó diễn ra giống như trong một số lời nguyện "xin ban Thánh Thần" trong thánh lễ: Chúng ta dâng lên những hy vọng của ḿnh và mong được Thiên Chúa là Cha Đầy Ḷng Thương Xót nh́n đến. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời này, xin cho chính ḿnh, ở đời này trong hiện tại "xin cho chúng con... xin tha nợ cho chúng con... xin chớ để chúng con... xin cứu chúng con..." Lời xin thứ tư và thứ năm liên quan đến cuộc sống thực tế của ta: xin lương thực và xin tha tội. Với hai lời cầu xin cuối, chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa giúp sức trong cuộc chiến để Sự Sống chiến thắng, đây cũng là cuộc chiến trong cầu nguyện.

2806 (1656, 2658)  Nhờ ba lời nguyện đầu tiên, chúng ta được củng cố đức tin, tràn đầy đức cậy và nung nóng đức mến. Chẳng những là thụ tạo mà c̣n là tội nhân, chúng ta phải khẩn cầu cho chúng ta, cho toàn thể nhân loại trong thế giới và lịch sử. Chúng ta dâng tất cả cho t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa. V́ chính nhờ Danh Đức Ki-tô và triều đại của Thánh Thần Người, Chúa Cha hoàn thành kế hoạch cứu độ của Người, cho chúng ta và cho toàn thế giới.

I. "NGUYỆN DANH CHA CẢ SÁNG" 2142, 2159

2807 (2097)  Khi đọc "nguyện Danh Cha cả sáng", chúng ta không chúc tụng Thiên Chúa được thánh thiện hơn; nhưng nguyện xin cho nhân loại nhận biết Người là Đấng Thánh, nhận ra sự Vinh Hiển của Người. Như thế, với tâm t́nh thờ lạy, lời nguyện này đôi khi được hiểu như một lời ca ngợi và tạ ơn. Đức Giê-su dạy chúng ta lời nguyện này như một ước nguyện: một khẩn cầu, một khao khát và mong đợi mà Thiên Chúa và loài người cùng cam kết. Lời nguyện đầu tiên này đưa chúng ta ngay vào mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa và công tŕnh cứu độ nhân loại. Khi "nguyện Danh Cha cả sáng" chúng ta tham dự vào "kế hoạch yêu thương Người đă định từ trước","để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ t́nh thương của người" (Ep 1,9.4).

2808 (203,432)   Vào những thời điểm quyết định của nhiệm cục cứu độ, Thiên Chúa mặc khải danh thánh Người, nhưng mặc khải bằng công tŕnh Người thực hiện. Công tŕnh này chỉ được thực hiện nơi chúng ta và cho chúng ta, nếu danh Chúa được "cả sáng" nhờ chúng ta và nơi chúng ta.

2809 (293 705)  Trọng tâm của mầu nhiệm cứu rỗi nơi Thiên Chúa là sự thánh thiện không ai vươn tới được. Tất cả những ǵ bộc lộ sự thánh thiện này qua công tŕnh sáng tạo và lịch sử được Thánh Kinh gọi là Vinh Quang của Thiên Chúa, là Uy Nghi cao cả của Người chiếu tỏa ra cho ta thấy. Khi tạo dựng nhân loại "theo h́nh ảnh Người và giống như Người", Thiên Chúa "ban cho con người vinh quang danh dự làm mũ triều thiên" (Tv 8,3). Khi phạm tội, họ bị tước mất vinh quang Thiên Chúa (Rm 3,23). Bởi vậy, Thiên Chúa sẽ bày tỏ sự Thánh Thiện bằng cách mặc khải và ban tặng Thánh Danh, để phục hồi con người "theo h́nh ảnh của Đấng Tạo Hóa" (Cl 3,10).

2810 (63)  Khi thề hứa với tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa kết ước nhưng không cho biết Thánh Danh. Với Mô-sê, Người bắt đầu mặc khải danh thánh, và cho toàn dân thấy vinh hiển của danh thánh Người, khi cứu họ khỏi tay Người Ai Cập: "Đức Chúa là Đấng cao cả uy hùng" (Xh 15,1). Kể từ Giao Ước Xi-nai, dân này là dân "của Người" và họ phải là một "dân thánh" (tiếng Híp-ri c̣n có nghĩa là dân được thánh hiến), v́ danh thánh ở nơi họ.

2811 (2143)  Thiên Chúa Chí Thánh đă ban cho dân này Lề Luật và không ngừng nhắc nhở họ. Hơn nữa, "v́ danh thánh Người", Đức Chúa luôn nhẫn nại với họ. Nhưng dân Chúa đă bất trung với Đấng Thánh của Ít-ra-en và "xúc phạm đến danh thánh Người trước mắt các dân tộc"(Ed 20,14). Ư thức được những điều đó, những người công chính thời Cựu Ước, những người nghèo trở về sau cuộc lưu đày và các ngôn sứ luôn hết ḷng tôn kính danh thánh Chúa.

2812 (434)  Sau cùng danh thánh Thiên Chúa được mặc khải và ban tặng cho chúng ta nơi Đức Giê-su như Đấng Cứu Độ mang xác phàm: nơi bản thân Đức Giê-su, qua lời và Hy Tế của Người. Đó cũng là trọng tâm của lời nguyện tư tế: "Lạy Cha chí thánh,... Con xin thánh hiến chính ḿnh con cho họ, để họ cũng được thánh hiến nhờ sự thật" (Ga 17,19). V́ muốn Danh Cha cả sáng, Đức Giê-su đă "cho họ biết danh Cha" (Ga 17,6). Khi hoàn tất cuộc vượt qua, Đức Giê-su được Chúa Cha ban cho một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha" (Pl 2,11).

2813 (2013)  Trong nước Thánh Tẩy, chúng ta đă được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta (1 Cr 6,11). Thiên Chúa kêu gọi chúng ta sống thánh thiện (1 Th 4,7) trọn đời. "Chính nhờ Thiên Chúa mà chúng ta được hiện hữu trong Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đă trở nên sự thánh hóa cho chúng ta" (1Cr 1,30), nên vinh quang của Người và sự sống của ta tùy thuộc việc danh Chúa được cả sáng nơi chúng ta và do chúng ta. V́ thế lời nguyện đầu tiên của kinh Lạy Cha rất khẩn thiết:
Thiên Chúa là Đấng Thánh Hóa, ai có thể thánh hóa Thiên Chúa? Nhưng v́ lời Chúa dạy "các ngươi phải thánh thiện, v́ Ta, Đức Chúa, Ta là Đấng Thánh" (Lv 20,26), nên chúng ta cầu xin để sau khi được thánh hóa nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được vững bền trong đời sống thánh thiện đă khởi đầu. Hằng ngày chúng ta phải cầu xin như thế, v́ ngày nào chúng ta cũng phạm lỗi và phải thanh tẩy tội lỗi nhờ không ngừng thánh hóa bản thân...Như vậy, chúng ta phải cầu nguyện để có thể sống thánh thiện (T. Xưp-ri-a-nô 12).

2814 (2045)  Nhờ chúng ta sống đạo và cầu nguyện mà danh thánh Cha được cả sáng giữa chư dân:

Chúng ta nguyện cho danh Cha cả sáng, v́ nhờ Danh Thánh Người mà toàn thể thụ tạo sa ngă được cứu độ và thánh hóa, nhưng chúng ta nguyện cho danh thánh Chúa được cả sáng nơi chúng ta, nhờ đời sống của ta. Nếu ta sống tốt lành, mọi người sẽ chúc tụng danh Thiên Chúa, nếu ta sống tệ hại, họ sẽ xúc phạm đến danh Người. Thánh Phao lô nói: "chính v́ các ngươi mà danh Thiên Chúa bị phỉ báng giữa chư dân" (x. Rm 2,24; Ed 36,20-22). Do đó, chúng ta cầu xin để có được trong tâm hồn sự thánh thiện danh Cha cả sáng (T. Phê-rô Kim Ngôn, bài giảng 71).
Để thực thi lời Chúa dạy: phải cầu nguyện cho mọi người kể cả kẻ thù. Khi đọc "nguyện danh Cha cả sáng", chúng ta cầu xin cho danh Chúa được tôn vinh nơi chúng ta là những người đang sống trong Người, và cả nơi những người Thiên Chúa đang chờ đợi để ban ơn cho họ; chính v́ thế, chúng ta không đọc: nguyện danh Cha cả sáng nơi chúng con, v́ ta muốn Danh Thánh được cả sáng nơi mọi người (Tertuliano 3).

2815 (2750)  Lời nguyện đầu tiên này thâu tóm cả sáu lời nguyện xin tiếp theo; tất cả đă được Thiên Chúa ưng nhận qua lời nguyện của Chúa Ki-tô. Lời kinh dâng lên Chúa Cha là lời nguyện của chúng ta nếu được dâng lên nhân danh Đức Giê-su. Trong lời nguyện tư tế, Đức Giê-su đă cầu xin: "Lạy Cha chí thánh, xin ǵn giữ trong danh Cha những người mà Cha đă ban cho con" (Ga 17,11).

II. NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN

2816 (541, 2632, 560 1107)  Trong Tân Ước, cùng một từ Hy-lạp BASILEIA có thể dịch nhiều cách: vương quyền (danh từ trừu tượng), vương quốc (danh từ cụ thể), vương triều (danh từ chỉ việc cai trị). Nước Thiên Chúa đang ở trước chúng ta, đă đến gần trong Ngôi Lời Nhập Thể, được loan báo trong Tin Mừng, đă đến trong cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Ki-tô. Từ bữa Tiệc Ly và trong bí tích Thánh Thể, Nước Thiên Chúa đă đến và đang ở giữa chúng ta. Vào ngày quang lâm, Nước Thiên Chúa đến trong vinh quang và Đức Ki-tô trao lại cho Chúa Cha:

Có thể nói, Nước Thiên Chúa là chính Đức Ki-tô, Người là Đấng chúng ta kêu cầu mọi ngày và đang nóng ḷng mong đợi Người quang lâm. Người là sự phục sinh của chúng ta, v́ chúng ta được phục sinh trong Người. Cũng thế, Người là Nước Thiên Chúa, v́ chúng ta được hiển trị trong Người" (T. Xưp-ri-a-nô 13).

2817 (451, 2632, 671)  Lời nguyện này là lời "MA-RA-NA-THA", là tiếng kêu cầu của Thần Khí và Hội Thánh "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến":

"Dù lời cầu nguyện này không đ̣i chúng ta cầu cho Nước Chúa trị đến, nhưng chúng ta vẫn kêu lên như thế, để sớm đạt được những ǵ chúng ta kỳ vọng. Sách Khải Huyền cho biết từ dưới bàn thờ, linh hồn các vị tử đạo lớn tiếng kêu cầu Chúa: "Lạy Chúa, cho đến bao giờ Ngài c̣n tŕ hoăn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con?"(Kn 6,10). Chắc chắn các ngài sẽ được xét xử công bằng vào ngày tận thế. Lạy Cha, nguyện Nước Cha trị đến (Tertulien 5)!

2818 (769)  Khi đọc "Nước Cha trị đến", chúng ta mong đợi ngày Nước Chúa hoàn tất khi Chúa Ki-tô quang lâm. Ước mong này không làm cho Hội Thánh xao lăng sứ mạng nơi trần thế, trái lại càng thúc giục chúng ta dấn thân hơn nữa. V́ từ ngày Hiện Xuống, việc làm cho Nước Chúa trị đến là công tŕnh của Chúa Thánh Thần, "Đấng kiện toàn sự nghiệp của Chúa Ki-tô trên trần gian và hoàn tất công tŕnh thánh hóa muôn loài" (SLRM, kinh tạ ơn 4).

2819 (2046 2516)  "Nước Thiên Chúa là sự công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17). Thời đại cuối cùng mà chúng ta đang sống là thời Thánh Thần được ban tràn đầy cho muôn người. Kể từ đó, cuộc chiến đấu quyết định giữa "xác thịt" và Thần Khí đă khởi đầu:

2519   Chỉ người có tâm hồn trong sạch mới có thể tin tưởng xướng lên: nguyện Nước Cha trị đến. Ai nghe lời thánh Phao-lô dạy: "Đừng để tội lỗi thống trị thân xác phải chết của chúng ta nữa" (Rm 6,12) và biết giữ tư tưởng, lời nói và hành vi của ḿnh trong sạch, người đó mới có thể nói với Thiên Chúa: "nguyện Nước Cha trị đến" (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,13).

2820 (1049)  Được Thánh Thần hướng dẫn, các tín hữu phải biết phân biệt giữa sự thăng tiến của Nước Thiên Chúa và sự tiến bộ văn hóa và xă hội trong môi trường họ sinh sống. Phân biệt chứ không phải tách biệt, v́ ơn gọi sống đời đời không miễn trừ nhưng đ̣i buộc con người phải sử dụng những năng lực và phương tiện được Đấng Tạo Hóa ban tặng, để phục vụ công lư và ḥa b́nh trên trần gian.

2821 (2746)  Lời nguyện xin này được ghép vào và được Thiên Chúa nhận lời trong lời nguyện của Đức Giê-su đang hiện diện và hữu hiệu trong bí tích Thánh Thể. Lời nguyện xin này sinh hoa kết quả trong đời sống mới theo các mối phúc.

III. Ư CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI

2822 (851 2196)  Cha chúng ta muốn "mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư"(1Tm 2,3-4). "Người kiên nhẫn đối với chúng ta, v́ Người không muốn cho ai phải diệt vong"(2 Pr 3,9). "Chúng ta hăy yêu thương nhau như Người đă yêu thương chúng ta" (Ga 13,34). Đó là điều răn tóm lược mọi điều răn khác và cho chúng ta biết rơ ư Chúa.

2823 (59)   "Người cho ta được biết Thiên ư nhiệm mầu: Thiên ư này là kế hoạch yêu thương Người đă định từ trước... là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lănh là Đức Ki-tô. Cũng trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ư muốn của Người, đă tiền định cho chúng ta đây làm cơ nghiệp riêng"(Ep1,9-11). Chúng ta khẩn xin Người cho kế hoạch yêu thương này được thực hiện trọn vẹn dười đất, như đă thực hiện trên trời.

2824 (475 612)   Ư Cha được thực hiện trọn vẹn và một lần dứt khoát trong Đức Ki-tô và qua ư muốn nhân loại của Người". Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ư Ngài" (Dt 10,7). Chỉ ḿnh Đức Giê-su mới có thể nói: "Tôi hằng làm những điều đẹp ư Người" (Ga 8,29). Trong giờ hấp hối, Người cũng hoàn toàn vâng phục ư Cha: "Xin đừng làm theo ư con, mà xin theo ư Cha" (Lc 22,42). V́ thế, "Đức Ki-tô đă tự hiến v́ tội lỗi chúng ta, theo ư muốn của Thiên Chúa"(Gl 1,4). "Theo ư đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đă hiến dâng thân ḿnh làm lễ tế" (Dt 10,10).

2825 (615)  Đức Giê-su, dù là Con Thiên Chúa, Người đă phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục" (Dt 5,8); phương chi chúng ta là những thụ tạo và là tội nhân, đă được nhận làm nghĩa tử của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Chúng ta cầu xin Chúa Cha cho ư muốn của ta nên một với ư muốn của Chúa Con để chúng ta chu toàn ư Cha và thực hiện ư định cứu độ của Cha là cho thế gian được sống. Trong công việc này, chúng ta hoàn toàn bất lực, nhưng nhờ kết hiệp với Đức Giê-su và nhờ quyền năng của Thánh Thần, chúng ta có thể dâng cho Cha ư muốn của ta và quyết định chọn điều Chúa Con luôn chọn: làm điều đẹp ḷng Cha (Ga 8,29).

"Khi gắn bó với Chúa Ki-tô, chúng ta có thể một ḷng một ư với Người, và nhờ đó thực thi ư muốn của Người; như thế, ư Chúa sẽ được chu toàn dưới đất cũng như trên trời"(Ô-ri-ghê-nê 26).
Hăy xem cách Đức Giê-su Ki-tô dạy chúng ta sống khiêm tốn, khi cho ta thấy rằng đức độ của ta không tùy thuộc công sức của ḿnh nhưng nhờ ân sủng Thiên Chúa. Ở đây Người ra lệnh cho mỗi tín hữu: khi cầu nguyện, phải cầu nguyện chung cho toàn thế giới. V́ Người không dạy: "Xin cho ư Cha thể hiện" nơi tôi hay nơi anh em, nhưng là "trên khắp địa cầu"; nghĩa là chúng ta cầu nguyện: Xin Cha xóa bỏ mọi sai lầm, cho chân lư ngự trị, nết xấu bị hủy diệt, nhân đức được nảy nở và đất không c̣n khác với trời nữa (T. Gio-an Kim Khẩu, Mt 19,5).

2826  Nhờ cầu nguyện, chúng ta "có thể nhận ra đâu là ư Chúa" (Rm 12,2), và có được ḷng "kiên nhẫn để thi hành ư Thiên Chúa"(Dt 10,36). Đức Giê-su đă dạy: người ta vào được Nước Trời, không phải nhờ nói, nhưng nhờ việc "thi hành ư muốn của Cha trên trời" (Mt 7,21).

2827 (2611)   "Ai làm theo ư Thiên Chúa, th́ Người nhậm lời kẻ ấy" (Ga 9,31). Lời Hội Thánh cầu nguyện nhân danh Chúa có được sức mạnh ấy, nhất là trong Thánh Lễ. Lời cầu nguyện của Hội Thánh c̣n là một lời chuyển cầu hiệp thông với Thánh Mẫu của Thiên Chúa (x. Lc 1, 38.49) và với toàn thể các thánh, những người "đẹp ḷng Chúa" v́ luôn thi hành thánh ư Người:

(796)  "Chúng ta có thể không sợ sai khi dịch câu "Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" là nguyện cho Ư Cha được thể hiện trong Hội Thánh cũng như nơi Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con, nơi Hiền Thê của Người cũng như nơi Phu Quân là Đấng đă chu toàn Ư Cha (T. Âu-tinh, bài giảng Chúa nhật 2, 6, 24).

IV. "XIN CHA CHO CHÚNG CON HÔM NAY LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY"

2828 (2778)   "Xin Cha cho chúng con": c̣n ǵ đẹp hơn ḷng tin tưởng của con cái trông chờ Cha ban cho mọi sự. "Người cho mặt trời mọc lên, soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính" (Mt 5,45). "Hết mọi loài ngửa trông lên Chúa, đợi chờ Ngài đến bữa cho ăn" (x. Tv 104,27). Đức Giê-su dạy chúng ta lời xin này v́ đây là lời tôn vinh Chúa Cha, nh́n nhận Người là Đấng Tốt Lành, vượt xa mọi ḷng tốt của con người.

2829 (1939)  "Xin Cha cho chúng con" cũng là lời cầu xin trong tinh thần Giao Ước: chúng ta thuộc về Người và Người thuộc về chúng ta, lo cho chúng ta. Nhưng "chúng con" cũng nh́n nhận Người là Cha của mọi người, nên cầu xin Cha cho mọi người, lời chúng con cùng chia sẻ mọi nhu cầu và đau khổ của họ.

2830 (2638)  Khi xin "lương thực", chúng ta muốn nói: Cha là "Đấng ban cho chúng con sự sống, không lẽ Cha lại không ban cho chúng con lương thực cần thiết để sống, cùng với mọi của cải" "xứng hợp" cả tinh thần lẫn vật chất. Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su nhấn mạnh đến ḷng tín thác của con cái: cộng tác với Cha là Thiên Chúa Quan Pḥng. Người không khuyến khích chúng ta thụ động, nhưng muốn giải thoát ta khỏi mọi lo lắng và bận tâm. Người dạy ta sống tâm t́nh phó thác của con cái Thiên Chúa:

(227)  Đối với những ai lo t́m kiếm Nước Trời và sự công chính của Thiên Chúa, Người hứa sẽ ban cho họ đủ mọi sự. Mọi sự đều là của Chúa: ai có được Thiên Chúa th́ có mọi sự, miễn là Thiên Chúa có người ấy (T. Cyprien 21).

2831 (1038)  Chung quanh ta c̣n có những người đói v́ thiếu ăn. Điều này mở ra cho chúng ta một ư nghĩa sâu xa hơn của lời cầu xin này. Cảnh nghèo đói trên thế giới mời gọi các Ki-tô hữu đang thật ḷng cầu nguyện phải có trách nhiệm thực tế đối với anh em, cả trong đời sống cá nhân cũng như trong t́nh liên đới với các gia đ́nh nhân loại. Lời cầu xin này trong kinh Lạy Cha gắn liền với giáo huấn của dụ ngôn Người Nghèo Khó La-da-rô và dụ ngôn Ngày Phán Xét Chung (Mt 25,31-46).

2832 (1928)  Như men trong bột, nét mới mẻ của Nước Trời phải được Thần Khí của Chúa Ki-tô khơi dậy trên khắp địa cầu (AA 5). Nét mới mẻ này phải được thể hiện qua việc thiết lập công b́nh trong các tương quan cá nhân cũng như xă hội, kinh tế và quốc tế. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng không thể có cơ cấu xă hội công b́nh nếu không có những con người muốn sống công b́nh.

2833 (2790, 2546)  Chúng ta xin lương thực "cho chúng ta": "ít lương thực" cho "nhiều người". Mối phúc thứ nhất về tinh thần nghèo khó dạy chúng ta biết chia sẻ: hiệp thông và chia sẻ của cải vật chất cũng như tinh thần, không phải v́ bó buộc nhưng v́ yêu thương, "Anh em có được dư giả là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu" (2 Cr 8,15).

2834 (2428)  Thánh Biển Đức dạy các đan sĩ: "Cầu nguyện và làm việc" (T. Benoit 20,48). Chúng ta phải cầu nguyện như thể tất cả đều tùy thuộc vào Thiên Chúa và phải làm việc như thể tất cả tùy thuộc vào ḿnh. Lương thực nhận được sau khi chúng ta đă vất vả làm việc vẫn là quà tặng của Cha Trên Trời; nên chúng ta vẫn phải cầu xin Cha ban lương thực và phải tạ ơn Người v́ lương thực có được. V́ thế, các gia đ́nh Ki-tô hữu đọc kinh khi dùng bữa.

2835 (2443 1384)  Lời cầu xin này trong kinh Lạy Cha và trách nhiệm kèm theo, cũng áp dụng vào một cái đói khác mà con người phải chịu, đói Lời Chúa và Thánh Thần như Sách Thánh nói: "người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng c̣n sống nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,3; Mt 4,4). Các Ki-tô hữu phải vận dụng mọi nỗ lực để "loan Tin Mừng cho những người nghèo khó." Con người trên trái đất c̣n một thứ đói khát, "không phải đói bánh ăn, cũng không phải khát nước uống, mà là đói khát được nghe Lời Đức Chúa" (Am 8,11). V́ thế, người Ki-tô hữu đặc biệt hiểu lời xin thứ tư về Bánh Hằng Sống: đó là Lời Chúa ta đón nhận trong đức tin và Ḿnh Thánh Chúa ta lănh nhận trong bí tích Thánh Thể (Ga 6,26-58).

2836 (1165)  Khi đọc "hôm nay", chúng ta cũng nói lên ḷng tín thác. Chúa dạy như vậy chứ chúng ta không dám đặt ra. Khi nói đến Lời và Ḿnh Thánh Chúa, chữ "hôm nay" không chỉ nói đến ngày hôm nay của thời gian mau qua này, mà muốn nói đến Ngày Hôm Nay của Thiên Chúa:

"Nếu bạn nhận được lương thực mỗi ngày, th́ mỗi ngày đối với bạn đều là ngày hôm nay. Nếu Đức Ki-tô thuộc về bạn hôm nay, th́ mỗi ngày Người sống lại cho bạn. Làm sao lại như thế được? Thiên Chúa phán: "Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đă sinh ra con" (Tv 2,7). Ngày Hôm Nay nghĩa là: Ngày Đức Ki-tô Phục Sinh" (T. Am-rô-xi-ô 5,26).

2837 (2659 2633 1405 1166 1389)  " Hằng ngày": Tân Ước không có chỗ nào khác sử dụng từ ngữ này. Hiểu theo nghĩa thời gian, chữ "hằng ngày" lặp lại chữ "hôm nay" theo ư giáo dục: giúp chúng ta khẳng định ḷng tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Gắn với từ "lương thực", đây là những ǵ cần để sống, hay hiểu rộng hơn là những ǵ cần để sống đầy đủ. Nguyên ngữ Hy lạp (épiousios: vượt trên cái cốt yếu) trực tiếp chỉ về Bánh Hằng Sống, Ḿnh Thánh Chúa, phương dược trường sinh, nếu thiếu chúng ta không có Sự Sống. Cuối cùng, liên kết với những ǵ vừa nói trên đây, ư nghĩa Nước Trời rất rơ: "hằng ngày" là Ngày của Chúa, Ngày của Tiệc Nước Trời đă được cho thấy trước trong Thánh Lễ để chúng ta nếm trước Nước Trời đang đến. V́ thế nên cử hành Thánh Thể "hằng ngày".

"Thánh Thể là lương thực hằng ngày của chúng ta. Đặc tính của lương thực thần thiêng này là sức mạnh hiệp nhất: hiệp nhất chúng ta với Thân Thể Đấng Cứu Độ và làm cho chúng ta trở nên chi thể Người, để chúng ta trở thành Thân Thể của Đấng chúng ta lănh nhận...Lương thực hằng ngày cũng được ban trong các bài đọc chúng ta nghe mỗi ngày ở nhà thờ, trong các thánh thi chúng ta nghe và hát. Tất cả đều cần thiết cho chúng ta trên đường lữ hành" (T. Âu-tinh).

"Cha Trên Trời khuyến khích chúng ta là con cái Nước Trời hăy xin Bánh Bởi Trời (x. Ga 6,51). Đức Ki-tô là tấm bánh: Thiên Chúa gieo trong ḷng Đức Trinh Nữ, cho lớn lên trong xác phàm, nhào nắn trong cuộc Khổ Nạn, nướng trong mộ đá, cất giữ trong Hội Thánh, dọn ra trên các bàn thờ, và mỗi ngày cung cấp cho các tín hữu làm lương thực trường sinh"(T. Phê-rô Kim Ngôn 71).

V. "XIN THA NỢ CHÚNG CON NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA KẺ CÓ NỢ CHÚNG CON "

2838 (1425 1933 2631)  Lời cầu xin này thật lạ lùng. Nếu chỉ có phần đầu "xin tha nợ chúng con", lời xin này lẽ ra đă hàm chứa trong ba lời nguyện đầu kinh Lạy Cha, v́ Đức Ki-tô tự hiến tế để "cho mọi người được tha tội". Phần thứ hai của lời xin cho thấy: Thiên Chúa chỉ nhận lời nếu trước đó chúng ta đáp ứng một đ̣i buộc. Lời xin này sẽ được Thiên Chúa ban với điều kiện chúng ta phải đáp ứng điều Chúa đ̣i buộc trước: Thiên Chúa sẽ tha cho chúng ta "như " chúng ta tha cho anh em.

"Xin tha nợ chúng con"...

2839 (1425 1439 1422)  Chúng ta đă bắt đầu xin Cha trên trời với ḷng tin tưởng dạn dĩ. Khi "nguyện Danh Cha cả sáng", chúng ta đă xin Người luôn thánh hóa chúng ta hơn nữa. Nhưng dù đă được mặc áo trắng tinh tuyền khi Rửa Tội, chúng ta vẫn tiếp tục phạm tội, quay lưng lại với Thiên Chúa. Giờ đây, trong lời xin này, chúng ta như người con hoang đàng trở về với Cha, và như người thu thuế nhận ḿnh là tội nhân trước nhan Người. Lời xin này bắt đầu bằng một lời thú tội, vừa thú nhận t́nh trạng khốn cùng của ḿnh vừa tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng hay thương xót. Niềm hy vọng này được bảo đảm trong Con Một Người, "chúng ta đă được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" (Cl 1,14; Ep 1,7). Trong các bí tích của Hội Thánh, chúng ta gặp được dấu chỉ hữu hiệu và chắc chắn về ơn tha tội (x. Mt 26-28; Ga 20,23).

2840 (1864)   Nhưng thật đáng sợ, nguồn ơn thương xót của Thiên Chúa không vào được ḷng ta nếu chúng ta không tha cho những người có lỗi với chúng ta. Cũng như Thân Thể Đức Ki-tô, T́nh yêu không thể phân chia: chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa mà ta không thấy, nếu ta không yêu mến anh chị em mà ta đang thấy được. Khi từ chối tha thứ cho anh chị em ḿnh, ḷng chúng ta đóng lại và trở nên chai đá không thể đón nhận t́nh thương tha thứ của Cha. Khi thú nhận tội lỗi, chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận ân sủng của Người.

2841   Lời xin này quan trọng đến nỗi đây là lời duy nhất, trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-su phải trở lại chủ đề này và khai triển thêm. Con người không có khả năng chu toàn đ̣i hỏi quyết liệt này của mầu nhiệm giao ước, nhưng Thiên Chúa có thể làm được mọi sự.

..."như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con"

2842 (521)   Khi giảng dạy, Đức Giê-su nhiều lần dùng chữ "như": "anh em hăy nên hoàn thiện "như" Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" (Mt 5,48); "Anh em hăy có ḷng nhân từ "như" Cha anh em là Đấng nhân từ" (Lc 6,36) ; "Thầy ban cho anh em một điều răn mới: anh em hăy yêu thương nhau "như" Thầy đă yêu thương anh em"(Ga 13,34). Chúng ta không thể giữ được điều răn của Chúa, nếu chỉ bắt chước Chúa bằng những hành vi bên ngoài. Chúng ta phải hiệp thông sống động và "hết ḷng" với sự thánh thiện, ḷng thương xót và yêu thương của Thiên Chúa. Chỉ có Thánh Thần, "nhờ Người mà chúng ta sống" (Ga 5,25), mới có thể làm cho chúng ta có được tâm t́nh của Đức Giê-su Ki-tô (Pl 2,1-5). Khi được hiệp thông với Thiên Chúa đầy ḷng tha thứ, "chúng ta biết tha thứ cho nhau "như" Thiên Chúa đă tha thứ cho chúng ta trong Đức Ki-tô" (Ep 4,32).

2843 (368)   Như thế, lời Chúa dạy về tha thứ mang sức sống v́ dạy chúng ta sống đến tận cùng của t́nh yêu (Ga 13,1). Khi đưa ra dụ ngôn người đầy tớ không biết thương xót là đỉnh cao của giáo huấn về hiệp thông trong Hội Thánh (x. Mt 18,23-35) , Đức Giê-su kết luận: "Cũng vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết ḷng tha thứ cho anh em ḿnh" (Mt 18, 23-35). Tội lỗi của chúng ta bị cầm buộc hay được tháo gỡ đều tùy vào việc "hết ḷng tha thứ" của ta. Chúng ta không có khả năng bỏ qua hay quên đi lỗi của anh em; nhưng ai sống theo Thánh Thần sẽ biết cảm thương người bị xúc phạm đến ḿnh và thanh luyện kư ức bằng cách chuyển cầu cho người có lỗi.

2844 (2262)   Việc cầu nguyện giúp người Ki-tô hữu biết tha thứ cho cả kẻ thù (x. Mt 5,43-44) , và biến đổi người môn đệ nên đồng h́nh đồng dạng với Thầy của ḿnh. Tha thứ là một đỉnh cao của kinh nguyện Ki-tô giáo; Thiên Chúa chỉ ban ơn cầu nguyện cho tâm hồn nào biết ḥa nhịp với ḷng thương xót của Người. Tha thứ c̣n minh chứng rằng trong thế giới này, t́nh yêu mạnh hơn tội lỗi. Các vị tử đạo, trong quá khứ cũng như hiện tại, đều làm chứng cho Đức Giê-su bằng cách này. Tha thứ là điều kiện căn bản để có sự giao ḥa giữa con người với Thiên Chúa (x. 2Cr 5, 18-21) và giữa con người với nhau (x. Gio-an Phao-lô II, DM 14).

2845 (1441)   Sự tha thứ này bắt nguồn từ Thiên Chúa nên không có giới hạn hay mức độ. Nếu đề cập đến xúc phạm (hay "tội" theo Lc 11,4; "nợ" theo Mt 6,12), trong thực tế chúng ta luôn luôn là kẻ mắc nợ: "anh em đừng mắc nợ ǵ ai, ngoài món nợ tương thân tương ái" (Rm 13,8). Sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Chí Thánh là nguồn mạch và tiêu chuẩn chân thực cho mọi tương quan. Chúng ta sống hiệp thông này trong cầu nguyện, nhất là trong bí tích Thánh Thể.

Thiên Chúa không nhận lễ vật của kẻ gây bất ḥa. Người dạy họ để của lễ lại bàn thờ về giao ḥa với anh em trước đă; Thiên Chúa chỉ vui nhận những lời cầu nguyện trong an ḥa. Đối với Thiên Chúa, lễ dâng đẹp nhất là chúng ta sống an b́nh, ḥa thuận, và toàn dân thánh hiệp nhất trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (T. Cyprien 23).

VI. "XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ"

2846 (164 2516)  Lời xin này đề cập đến gốc rễ của lời xin trước, v́ chúng ta phạm tội khi chiều theo chước cám dỗ. Do đó, chúng ta xin: chớ để chúng con "sa" chước cám dỗ. Theo nguyên ngữ Hy Lạp, chữ "sa" này có nghĩa là "lâm vào" (x. Mt 26,41) ,"khỏi sa ngă theo chước theo cám dỗ". "Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai" (Gc 1,13). Trái lại, Người muốn giải thoát chúng ta khỏi cơn cám dỗ. Chúng ta cầu xin Người đừng để ta đi vào con đường dẫn đến tội lỗi. Chúng ta đang bị giằng co giữa xác thịt và Thần Khí. Với lời nguyện cầu này, chúng ta muốn xin Thiên Chúa ban Thánh Thần để biết nhận định và có sức mạnh chống lại cơn cám dỗ.

2847 (2284)   Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết "nhận định" đâu là thử thách cần thiết để con người nội tâm tăng trưởng nhờ "quen chịu đựng gian truân" (Rm 5,3-5), và đâu là cám dỗ dễ dẫn đến tội lỗi và sự chết. Chúng ta c̣n phải biết phân biệt giữa "bị cám dỗ" và "chiều theo chước cám dỗ". Nhờ nhận định, chúng ta có thể vạch trần sự dối trá của chước cám dỗ: bề ngoài, đối tượng có vẻ "ngon lành, trông đẹp mắt, đáng quư" (St 3,6), nhưng kết quả của nó là sự chết.

"Thiên Chúa không muốn áp đặt điều tốt, Người muốn chúng ta tự do... Cám dỗ cũng có cái lợi. Ngoại trừ Thiên Chúa, không ai biết được những ǵ hồn ta đă nhận được từ Thiên Chúa, kể cả chính bản thân ta. Nhưng cơn cám dỗ bộc lộ cho chúng ta biết nhận ra con người của ḿnh; nhờ đó, chúng ta khám phá ra t́nh trạng tệ hại của ḿnh, và buộc chúng ta phải tạ ơn Chúa v́ những ơn lành được cơn cám dỗ làm lộ ra"(Ô-ri-gê-nê 29).

2848 (1808)  Muốn khỏi "sa chước cám dỗ", chúng ta phải có quyết tâm: "Kho tàng của anh ở đâu th́ ḷng anh ở đó... Không ai có thể làm tôi hai chủ" (Mt 6,21.24). "Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, th́ cũng hăy nhờ Thần Khí mà hành động" (Gl 5,25). Khi biết "chiều theo" Thánh Thần, chúng ta được Chúa ban sức mạnh. "Không một cám dỗ nào đă xảy đến cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị cám dỗ quá sức; nhưng khi để anh em bị cám dỗ, Người sẽ cho anh em phương thế để thoát khỏi và sức mạnh để chịu đựng" (1 Cr 10,13).

2849 (540, 612 2612 162)  Trong cuộc chiến đấu này, chúng ta chỉ có thể chiến thắng nhờ cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện, Đức Giê-su đă chiến thắng Tên Cám Dỗ, lúc khởi đầu sứ vụ (x. Mt 4,1-11) và trong cuộc chiến cuối cùng (x. Mt 26,36-44) vào giờ hấp hối. Đức Ki-tô kết hiệp chúng ta với Người trong cuộc chiến đấu và cơn hấp hối của Người để xin Chúa Cha "chớ để chúng con sa chước cám dỗ". Người khẩn nài chúng ta cùng canh thức với Người. Canh thức là giữ tâm hồn ḿnh. Đức Giê-su xin Chúa Cha "ǵn giữ chúng ta trong danh Cha" (Ga 17,11). Chúa Thánh Thần luôn t́m cách giúp chúng ta canh thức. Lời cầu xin này càng trở nên quan trọng hơn nữa, khi cuộc chiến đấu trên trần thế của ta bước vào cơn cám dỗ cuối cùng; chúng ta phải xin ơn bền đỗ đến cùng: "Đây, Ta đến như kẻ trộm. Phúc thay kẻ đang canh thức" (Kh 16,15).

VII. " NHƯNG CỨU CHÚNG CON CHO KHỎI SỰ DỮ"

2850 (309)  Lời xin cuối cùng dâng lên Cha cũng được bao hàm trong kinh nguyện của Đức Giê-su: "Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha ǵn giữ họ khỏi ác thần" (Ga 17,15). Lời xin này liên hệ đến từng người chúng ta, nhưng bao giờ cũng là "chúng con" đang cầu nguyện, trong hiệp thông với toàn Hội Thánh và xin Thiên Chúa cứu toàn thể gia đ́nh nhân loại. Kinh Lạy Cha không ngừng mở ra cho chúng ta thấy những chiều kích của nhiệm cục cứu độ. Chúng ta từng liên đới với nhau trong tội lỗi và sự chết, nay được liên đới trong Thân Thể Chúa Ki-tô, trong mầu nhiệm "các thánh thông công" (x. 1 Cr 16, 13; Cl 4, 2; 1 Tx 5, 6; 1Pr 5, 8).

2851 (391)   Trong lời xin này, Sự Dữ không là một điều trừu tượng, nhưng là một nhân vật, là Xa-tan, Ác thần, thiên thần đă chống lại Thiên Chúa. Sự Dữ ở đây là ma quỷ (tiếng Hy Lạp là Dia-Bolos: kẻ phá ngang), kẻ t́m cách ngăn cản kế hoạch của Thiên Chúa và công tŕnh cứu độ trong Chúa Ki-tô.

2852  Ma quỷ "ngay từ đầu đă là tên sát nhân, là kẻ nói dối và là cha sự gian dối"(Ga 8,44), "là Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại" (Kh 12,9). Do thần dữ, tội lỗi và sự chết đă xâm nhập thế giới, và khi nó bị đánh bại hoàn toàn, mọi thụ tạo"sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết" (x. MR, kinh nguyện Thánh Thể IV). "Chúng ta biết rằng phàm ai đă được Thiên Chúa sinh ra, th́ không phạm tội nhưng có Đấng Thiên Chúa đă sinh ra ǵn giữ người ấy và Ác Thần không đụng đến người ấy được. Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, c̣n tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác Thần"(1Ga 5,18-19):

"Chúa là Đấng xóa tội và tha lỗi cho chúng ta; Người bảo vệ và ǵn giữ chúng ta khỏi những mưu kế của Ma Quỷ hăm hại, để kẻ thù quen dẫn đường tội lỗi không lừa dối được chúng ta. Ai trông cậy Chúa th́ không sợ ma quỷ. "Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, c̣n ai chống lại được chúng ta? " (Rm 8,31) (T. Am-brô-xi-ô 5,30).

2853 (677 972)  Thần Dữ là "thủ lănh thế gian" đă bị đánh bại, một lần dứt khoát, vào Giờ Đức Giê-su tự hiến thân chịu chết để ban cho chúng ta Sự Sống của Người. Đó là lúc Người phán xét thế gian này và "thủ lănh thế gian này bị tống ra ngoài" (Ga 12,31; Kh 12,11). "Sách Khải Huyền cho biết: "Khi đó, nó đuổi bắt Người Phụ Nữ" (12,13), nhưng không bắt được Bà; Bà là E-và mới, "đầy ân sủng" của Thánh Thần, được ǵn giữ khỏi tội lỗi và sự hư nát do cái chết. Hội Thánh hiểu Người Phụ Nữ này là Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và được ơn Hồn Xác Lên Trời. Người Phụ Nữ này cũng là h́nh ảnh của Hội Thánh. "Lúc đó, nó nổi giận với Người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người c̣n lại trong ḍng dơi Bà" (Kh 12,17). V́ thế Thánh Thần và Hội Thánh cùng cầu nguyện: "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến" (Kh 22,17-20), v́ khi Người quang lâm sẽ giải thoát chúng ta khỏi tay Ác Thần.

2854 (2632)  Khi xin Thiên Chúa giải thoát khỏi Ác Thần, chúng ta cũng xin cứu khỏi mọi sự dữ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, do ma quỷ là thủ phạm hay kẻ chủ mưu. Trong lời cầu xin cuối cùng này, Hội Thánh tŕnh lên Cha mọi nỗi khốn cùng của thế giới. Hội Thánh không những xin được ǵn giữ khỏi mọi sự dữ đang hoành hành nơi nhân loại, mà c̣n van xin Cha ban ơn b́nh an và ơn bền vững đang khi trông đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm. Khi cầu nguyện như thế, Hội Thánh khiêm tốn và tin tưởng tiền dự vào ngày mọi người và mọi loài được quy tụ trong Đức Ki-tô Đấng nắm quyền trên "Tử Thần và Âm Phủ", "Chủ Tể của mọi sự, Đấng hiện có, đă có và đang đến" (Kh 1,4.8.18):

1041   Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được b́nh an. Nhờ Cha rộng ḷng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi, và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con đợi chờ ngày hồng phúc, ngày Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng con ngự đến"(SLRM. nghi thức hiệp lễ).

VINH TỤNG CA KẾT THÚC

2855 (2760)   Để kết thúc, Vinh tụng ca "V́ Cha là Vua, là Chúa quyền năng, là Đấng vinh hiển muôn đời" lặp lại ba lời nguyện đầu tiên dâng lên Cha trên trời: danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện. Nhưng câu lặp lại này mang h́nh thức thờ lạy và tạ ơn, như lời cộng đoàn chư thánh trên trời. Xa-tan là "thủ lănh thế gian này" đă dối gạt người đời, tự gán cho ḿnh ba tước hiệu: Vua, quyền năng và vinh quang. Đức Ki-tô là Đức Chúa, Người hoàn lại các tước hiệu này về cho Cha của Người cũng là Cha của chúng ta, cho tới ngày Người trao Vương Quốc lại cho Cha, khi mầu nhiệm cứu độ được hoàn tất chung cuộc, khi "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" (x. 1Cr 15,24-28).

2856 (1061, 1065)  Sau khi đọc kinh xong, chúng ta thưa: A-MEN, nghĩa là "Xin Chúa cứ làm cho con như vậy" (Lc 1,38). Qua lời A-men, chúng ta quyết tâm đón nhận những điều Thiên Chúa dạy trong lời kinh này (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,18).

TÓM LƯỢC

2857   Trong kinh Lạy Cha, ba lời nguyện đầu hướng về Vinh Quang của Cha: Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện. Bốn lời xin sau tŕnh lên Người những ước vọng của chúng ta. Chúng ta xin những ǵ cần thiết cho đời sống của ḿnh: lương thực nuôi sống, ơn tha tội, và ơn phù trợ trong cuộc chiến để đạt tới điều thiện và thắng được Sự Ác.

2858   Khi "nguyện danh Cha cả sáng", chúng ta tham dự vào chương tŕnh của Thiên Chúa: làm cho Danh Người - đă mặc khải cho Mô-sê, sau đó được biểu lộ nơi Đức Giê-su được cả sáng, được tôn vinh nơi chúng ta và do chúng ta, cũng như nơi mỗi người và nơi muôn dân.

2859   Với lời nguyện thứ hai, Hội Thánh mong đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm và Nước Chúa hoàn tất. Triều Đại Thiên Chúa đến lần cuối cùng khi Đức Ki-tô tái lâm. Chúng ta cũng cầu xin cho Nước Thiên Chúa lớn mạnh trong "ngày hôm nay" của đời sống ta.

2860   Trong lời nguyện thứ ba, chúng ta xin Cha trên trời cho ư của ta được nên một với ư của Chúa Con để chu toàn chương tŕnh Cứu Độ của Người trong cuộc sống trần thế.

2861   Trong lời xin thứ tư, khi đọc "xin cho chúng con", chúng ta hiệp thông với anh em, nói lên ḷng tín thác của con cái đối với Cha trên trời. Chữ "lương thực" vừa chỉ thức ăn cần để nuôi sống thân xác, vừa chỉ về Bánh Hằng Sống là Lời Chúa và Ḿnh Thánh Chúa Ki-tô. Chúng ta được lănh nhận lương thực thiên quốc này trong "Ngày Hôm Nay" của Thiên Chúa, như của ăn không thể thiếu, của ăn cốt yếu của Bàn Tiệc Nước Trời mà chúng ta được nếm trước trong bí tích Thánh Thể.

2862   Lời xin thứ năm khẩn cầu Thiên Chúa xót thương tha thứ những ǵ ta xúc phạm đến Người. Nguồn ơn thương xót của Chúa chỉ vào được ḷng ta nếu ta biết tha thứ cho kẻ thù, theo gương mẫu và với sự trợ giúp của Chúa Ki-tô.

2863   Khi đọc "xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ", chúng ta cầu xin Thiên Chúa đừng để chúng ta theo con đường dẫn đến tội lỗi. Với lời cầu này, chúng ta muốn xin Thiên Chúa ban Thánh Thần để biết nhận định và có sức mạnh, biết canh thức và bền đỗ đến cùng.

2864   Trong lời xin cuối cùng "nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ", cùng với Hội Thánh chúng ta xin Thiên Chúa biểu dương chiến thắng mà Đức Ki-tô đă đạt được trên "thủ lănh thế gian" là Xa-tan, kẻ chống đối Thiên Chúa và chương tŕnh cứu độ của Người.

2865   Với tiếng A-men cuối cùng, chúng ta thưa "xin Chúa cứ làm cho con" như bảy lời nguyện xin, "ước ǵ được như vậy... ".