Phần I - Đoạn I - Chương 2 – Mục 1

CHƯƠNG HAI

THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI

 

50  (36 1066) Nhờ lư trí tự nhiên, con người có thể nhận biết Thiên Chúa một cách chắc chắn, dựa vào những công tŕnh của Người. Nhưng c̣n có một loại nhận biết khác, mà con người không thể đạt tới bằng sức lực của chính ḿnh, đó là loại nhận biết nhờ mặc khải của Thiên Chúa (x. Cđ Vat I: DS 3015). Bằng một quyết định hoàn toàn tự do, Thiên Chúa tự mặc khải và ban chính ḿnh cho con người. Thiên Chúa làm điều đó bằng cách mặc khải mầu nhiệm của Người, ư định yêu thương Người đă có từ muôn thuở trong Đức Ki-tô, để mưu ích cho mọi người. Thiên Chúa mặc khải trọn vẹn ư định của Người khi cử Người Con chí ái là Đức Ki-tô, Chúa chúng ta, và khi cử Thánh Thần đến với loài người.

Mục 1

Mặc Khải của Thiên Chúa

I. THIÊN CHÚA MẶC KHẢI "Ư ĐỊNH YÊU THƯƠNG"

51 (2823, 1996) "Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đă muốn mặc khải chính ḿnh và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ư Người. Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa" (DV 2).

52 Thiên Chúa, Đấng "ngự trong ánh sáng siêu phàm" (1Tm 6, 16), muốn thông ban sự sống thần linh của chính ḿnh cho loài người mà Người đă tự do sáng tạo, để làm cho loài người được trở nên nghĩa tử trong Con Một của Người (Ep 1, 4-5). Bằng cách tự mặc khải chính ḿnh, Thiên Chúa muốn giúp cho loài người có khả năng đáp lời Người, nhận biết và yêu mến Người vượt trên những ǵ họ có thể làm được tự sức ḿnh.

53 (1953, 1950) Ư định mặc khải được thể hiện cùng một trật qua "hành động và lời nói, cả hai liên kết chặt chẽ và soi sáng cho nhau"(DV 2). Ư định đó hàm chứa "một đường lối sư phạm thần linh" đặc biệt của Thiên Chúa : Thiên Chúa thông ban chính ḿnh cho con người một cách tiệm tiến, chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận mặc khải siêu nhiên về chính bản thân Người. Mặc khải này sẽ đạt tới tột đỉnh nơi con người và sứ mạng của Lời nhập thể là Đức Giê-su Ki-tô.

Thánh I-rê-nê thành Ly-on nhiều lần nói về đường lối sư phạm của Thiên Chúa dưới h́nh ảnh Thiên Chúa và con người làm quen nhau : "Ngôi Lời của Thiên Chúa đă ở giữa loài người và trở thành con của loài người, để con người quen đón nhận Thiên Chúa, và để Thiên Chúa quen ở giữa loài người, theo ư định tốt đẹp của Chúa Cha" (Chống lạc giáo 3, 20, 2; xem thí dụ ở phần chống lạc giáo 3, 17, 1; 4, 12, 4; 4, 21, 3).

II. CÁC GIAI ĐOẠN MẶC KHẢI

Từ thuở ban đầu, Thiên Chúa tự mặc khải cho con người

54 (32, 374) "Thiên Chúa, Đấng sáng tạovà bảo tồn mọi sự nhờ Ngôi Lời, không ngừng làm chứng về Ḿnh trước mặt loài người qua các thụ tạo. Và v́ muốn mở đường cứu độ cao trọng nên từ đầu Người c̣n tỏ Ḿnh ra cho tổ tông chúng ta". Người đă mời các nguyên tổ sống kết hợp mật thiết với Ḿnh, khi ban cho họ ân sủng và đức công chính rạng ngời" (DV 3).

55 (397, 410) Tội của nguyên tổ không làm gián đoạn mặc khải. Quả vậy, " sau khi tổ tông sa ngă, qua lời hứa ban ơn cứu chuộc, Người đă nâng họ dậy trong niềm hy vọng ơn cứu độ. Người không ngừng săn sóc nhân loại, để ban sự sống đời đời cho tất cả những ai t́m kiếm ơn cứu độ nhờ kiên tâm làm việc thiện" ( DV 3).

(761) Tuy con người đă mất t́nh nghĩa với Cha v́ tội bất phục tùng, Cha cũng không đành bỏ mặc cho sự chết thống trị ... . Nhiều lần Cha đă giao ước với loài người (MR, Kinh Tạ Ơn IV, 118).

Giao ước với ông Nô-ê

 56 (01,1219) Khi tội lỗi phá vỡ sự thống nhất của nhân loại, Thiên Chúa t́m cách cứu họ qua từng nhóm người. Giao ước với ông Nô-ê sau lụt hồng thủy (St 9, 9) nói lên nguyên tắc, qua đó Thiên Chúa thực hiện Nhiệm Cục cứu độ các "dân tộc", tức là những con người tập hợp lại theo xứ sơ<150) của họ, "mỗi người tùy theo tiếng nói và tùy theo thị tộc của họ"(St 10, 5; 10, 20-31).

57  Trật tự gồm nhiều dân tộc ( x. Cv 17, 26-27) vừa có tính vũ trụ, vừa có tính xă hội và tôn giáo này được Thiên Chúa thiết đặt để ngăn chặn ḷng kiêu căng của nhân loại đă sa ngă nhưng vẫn đồng lơa với nhau trong sự đồi bại ( x. St 10, 5) để mưu cầu sự hiệp nhất như chuyện tháp Ba-ben ( x. St 11, 4-6). Nhưng v́ tội lỗi ( x. Rm 1, 18-25) làm con người mê muội, nên thuyết đa thần cũng như tệ sùng bái, dân tộc và thủ lănh luôn đe dọa nhiệm cục tạm thời này bằng sự lệch lạc ngoại giáo.

58 (674, 2569) Giao ước với ông Nô-ê có giá trị suốt thời của các dân tộc ( x. Lc 21, 24), cho tới khi Tin Mừng được loan báo khắp thế giới. Thánh Kinh tôn kính một vài gương mặt vĩ nhân của các "dân tộc", như ông "A-ben người công chính", vị vua tư tế Men-ki-xê-đê ( x. St 14, 18) được xem như h́nh bóng Đức Ki-tô ( x. Dt 7, 3), hoặc các người công chính "Nô-ê, Đa-nen và Gióp" (Êd 14, 14). Như vậy, Thánh Kinh nói lên mức độ thánh thiện cao vời mà những người sống dưới chế độ giao ước Nô-ê đă có thể đạt tới, trong khi đợi chờ Đức Ki-tô "qui tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Ga 11, 52).

Thiên Chúa tuyển chọn ông Áp-ra-ham

59 (145, 2570) Để qui tụ loài người đă bị tản mác, Thiên Chúa tuyển chọn ông Áp-ram bằng cách kêu gọi ông "rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha của ông" ( St 12, 1), để làm cho ông trở nên "Áp-ra-ham", tức là "cha của vô số dân tộc" (St 17, 5) : "nhờ ngươi, muôn dân sẽ được chúc phúc" (St 12, 3 LXX) ( x. Gl 3. 8).

60 (760 762, 781) Dân tộc phát sinh từ Áp-ra-ham sẽ lănh nhận lời Thiên Chúa đă hứa với các tổ phụ. Đây là dân tuyển chọn ( x. Rm 11, 28), được gọi để chuẩn bị cho cuộc qui tụ con cái Thiên Chúa một ngày nào đó trong Hội Thánh duy nhất ( x. Ga 11, 52; 10, 16); dân này sẽ là gốc rễ mà các dân ngoại khi tin vào Thiên Chúa sẽ được tháp vào ( x. Rm 11, 17-18. 24).

61 Các tổ phụ, các ngôn sứ và những nhân vật khác nữa của Cựu Ước đă và sẽ luôn được tôn kính như những thánh nhân trong tất cả các truyền thống phụng vụ của Hội Thánh.

Thiên Chúa huấn luyện dân Ít-ra-en

62 (060, 2574 1961)  Sau thời các tổ phụ, Thiên Chúa lập Ít-ra-en làm dân của Người khi giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai-cập. Người kư kết Giao Ước Xi-nai với dân và ban cho họ lề luật qua ông Mô-sê, để họ nh́n nhận và phụng sự Người như vị Thiên Chúa duy nhất hằng sống và chân thật, người Cha quan pḥng và vị Thẩm Phán công minh, và để họ mong đợi Vị Cứu Tinh đă được Thiên Chúa hứa (x. DV 3).

63 (204, 2801 839) Ít-ra-en là Dân tư tế của Thiên Chúa ( x. Xh 19, 6), được "mang danh ĐỨC CHÚA" (Đnl 28, 10). Đó là dân gồm "những người đầu tiên đă được nghe lời Thiên Chúa phán dạy" ( Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh ) gồm các "anh trưởng" của những người cùng chia sẻ đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham.

64 (711, 1965 489) Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa huấn luyện dân Người trong niềm hy vọng vào ơn cứu độ, trong sự chờ đợi một Giao Ước mới, Giao Ước vĩnh cửu dành cho tất cả mọi người ( x. Is 2, 2-4)và sẽ được ghi khắc trong ḷng mọi người ( x. Gr 31, 31-34; Đnl 10, 16). Các ngôn sứ tiên báo Thiên Chúa sẽ cứu chuộc trọn vẹn dân Ít-ra-en, thanh tẩy họ khỏi mọi bất trung (Ed 36) và ban ơn cứu độ cho tất cả các dân tộc ( x. Is 49, 5-6; 53, 11). Chính những người nghèo khó và khiêm nhu của Chúa (Xph 2, 3) sẽ cưu mang niềm hy vọng này. Những phụ nữ thánh thiện như các bà Xa-ra, Rê-bê-ca, Ra-khen, Mi-ri-am, Đê-bô-ra, An-na, Giu-đi-tha và Ét-te, đă ǵn giữ cho niềm hy vọng cứu độ ấy của Ít-ra-en được luôn sống động. Về vấn đề này, Đức Ma-ri-a là gương mặt sáng chói nhất (x. Lc 1, 38).

III. ĐỨC GiÊ-SU KI-TÔ "ĐẤNG TRUNG GIAN VÀ SỰ VIÊN MĂN CỦA TOÀN BỘ MẶC KHẢI " (DV 2)

Thiên Chúa đă phán dạy mọi sự trong Ngôi Lời

65 (102) "Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă dùng các ngôn sứ mà phán dạy cha ông ta; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă phán dạy ta qua Con của Người " (Dt 1, 1-2). Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người, là Lời duy nhứt, hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha. Nơi Người, Thiên Chúa phán dạy mọi sự, và sẽ không có lời nào khác ngoài Lời đó. Nối gót bao người, Thánh Gio-an Thánh Giá diễn tả điều đó với những lời lẽ sáng ngời khi quảng diễn Dt 1, 1-2 :

516 (2717)  Một khi đă ban cho chúng ta Chúa Con, là Lời của Người, Thiên Chúa không c̣n Lời nào khác để ban cho ta. Người đă nói hết trong một lần và cùng một trật, trong Lời duy nhất đó, và không c̣n ǵ để nói nữa. Những ǵ Người chỉ nói từng phần với các ngôn sứ, th́ Người đă nói hết trọn vẹn trong Con của Người bằng cách ban cho chúng ta điều trọn vẹn ấy là Con của Người. Do đó, ai c̣n muốn gạn hỏi Người hoặc ước ao có một thị kiến hay mặc khải, người ấy chẳng những làm một sự điên rồ, mà c̣n xúc phạm đến Thiên Chúa, bởi không nh́n vào Đức Ki-tô mà lại đi t́m những ǵ khác hay những điều mới lạ ( Cát minh 2, 22).

Sẽ không c̣n Mặc Khải nào khác nữa

66 (94)  "Nhiệm cục Ki-tô giáo, v́ là Giao Ước mới và vĩnh viễn, sẽ không bao giờ mai một, chúng ta không phải chờ đợi một mặc khải công khai nào khác nữa trước khi Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta hiện đến trong vinh quang" (DV 4). Dù Mặc Khải đă hoàn tất, nhưng vẫn chưa được diễn đạt hoàn toàn rơ rệt, nên Hội Thánh phải cố gắng t́m hiểu một cách tiệm tiến qua ḍng thời gian.

67 (84)  Theo ḍng lịch sử, có những điều gọi là "mặc khải tư, " một số được thẩm quyền Hội Thánh công nhận. Tuy vậy, những mặc khải đó không thuộc kho tàng đức tin. Vai tṛ của chúng không phải là "cải thiện" hoặc "bổ sung" Mặc Khải tối hậu của Đức Ki-tô, mà để giúp người ta sống Mặc Khải cách trọn vẹn hơn vào một thời điểm lịch sử. Được Huấn Quyền Hội Thánh hướng dẫn, người tín hữu nhờ cảm thức đức tin sẽ biết nhận định và tiếp thu trong các mặc khải đó, những ǵ là lời mời gọi đích thực của Đức Ki-tô hoặc của các thánh gởi đến cho Dân Người.

Theo đức tin Ki-tô giáo không có mặc khải nào được coi là vượt cao hơn hay sửa đổi mặc khải được hoàn tất trong Đức Ki-tô. Hiện nay một số tôn giáo ngoài Ki-tô giáo và một số giáo phái được sáng lập gần đây đặt nền tảng trên những "mặc khải" như thế.

TÓM LƯỢC

68  V́ t́nh thương, Thiên Chúa đă tự mặc khải và ban chính ḿnh cho con người. Như vậy, Người mang đến một lời giải đáp cuối cùng và phong phú cho những câu hỏi mà con người đặt ra cho ḿnh về ư nghĩa và cùng đích cuộc đời .

69  Thiên Chúa tự mặc khải cho con người bằng cách dùng hành động và lời nói, từng bước thông ban mầu nhiệm chính bản thân ḿnh cho họ.

70  Ngoài những chứng từ nơi các thụ tạo, Thiên Chúa c̣n đích thân tỏ ḿnh cho nguyên tổ chúng ta. Người đă nói với họ, và sau khi họ sa ngă, Người hứa ban ơn cứu độ (St 3, 15) và mời họ kư kết giao ước với Người.

71 Thiên Chúa kư kết với ông Nô-ê một giao ước vĩnh cửu giữa Người và mọi sinh linh (St 9, 16). Giao ước này sẽ tồn tại bao lâu thế gian c̣n tồn tại.

72  Thiên Chúa đă tuyển chọn ông Áp-ra-ham và kư kết một giao ước với ông và ḍng dơi ông. Từ đó, Thiên Chúa thiết lập dân Người và mặc khải Lề Luật cho họ qua ông Mô-sê. Nhờ các ngôn sứ, Thiên Chúa đă chuẩn bị dân Người đón nhận ơn cứu độ dành cho toàn thể nhân loại.

 73  Thiên Chúa tự mặc khải trọn vẹn khi cử chính Con Ḿnh đến trần gian; nơi Chúa Con, Thiên Chúa đă thiết lập Giao Ước của Người cách vĩnh viễn. Con Thiên Chúa là Lời tối hậu của Chúa Cha nói với nhân loại; sau Người, không c̣n một mặc khải nào khác.

 

Mục 2

Lưu truyền Mặc khải của Thiên Chúa

 

74 (851)  Thiên Chúa "muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư" (1Tm 2, 4), tức là nhận biết Đức Ki-tô Giê-su (Ga 14, 6). Vậy Đức Ki-tô phải được rao giảng cho mọi dân tộc và mọi người, và như thế, mặc khải phải được loan truyền đến tận cùng thế giới.

Những ǵ Thiên Chúa mặc khải để cứu độ muôn dân, Người đă ân cần sắp đặt để luôn được bảo toàn và lưu truyền nguyên vẹn cho mọi thế hệ ( DV 7).

I. TRUYỀN THỐNG CÁC TÔNG ĐỒ

75 (171)  "Toàn bộ mặc khải của Thiên Chúa tối cao được hoàn tất nơi Chúa Ki-tô. Sau khi thực hiện và công bố Tin Mừng đă được các ngôn sứ tiên báo, Chúa Ki-tô ra lệnh cho các tông đồ rao giảng Tin Mừng ấy cho mọi người như là nguồn mạch của toàn bộ chân lư cứu độ và của mọi qui luật luân lư, đồng thời ban phát cho họ những hồng ân của Thiên Chúa"(DV 7).

Lời rao giảng của các tông đồ

76  Theo mệnh lệnh của Chúa, việc lưu truyền Tin Mừng đă được thực hiện bằng hai cách :

Cách truyền khẩu : "Bằng lời rao giảng, bằng gương mẫu và các định chế, các tông đồ truyền lại những điều đă học được từ chính miệng Đức Ki-tô khi sống chung với Người và thấy Người xử sự hoặc những điều các ngài đă được Thánh Thần gợi hứng".

Bằng văn tự : "Được Thánh Thần linh hứng, các tông đồ và những người thân cận với các ngài đă ghi lại sứ điệp cứu độ "( DV 7).

... được tiếp nối do những người kế nhiệm các tông đồ

77 (861)  "Để Tin Mừng luôn luôn được ǵn giữ nguyên vẹn và sống động trong Hội Thánh, các tông đồ đă đặt các Giám Mục làm người kế nhiệm, và trao lại cho họ "trách nhiệm giáo huấn của các ngài" (DV 7). V́ vậy, "những lời giảng dạy của các tông đồ được đặc biệt ghi lại trong các sách linh hứng, phải được bảo tồn và liên tục lưu truyền cho đến tận thế " (DV 8).

78 (174 1124, 2651)  Được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, cách lưu truyền sống động này được gọi là Thánh Truyền, phân biệt với Thánh Kinh, dù có liên hệ chặt chẽ với Thánh Kinh. Nhờ Thánh Truyền, "Hội Thánh qua giáo lư, đời sống và việc phượng tự của ḿnh, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của ḿnh và tất cả những ǵ ḿnh tin"( DV 8). "Giáo huấn của các thánh giáo phụ chứng thực sự hiện diện tác sinh của Thánh Truyền ấy mà sự phong phú đă thâm nhập vào nếp sống đạo của Hội Thánh hằng tin tưởng và cầu nguyện" (DV 8).

79  Như vậy, việc Chúa Cha thông ban chính ḿnh nhờ Ngôi Lời và trong Thánh Thần, vẫn hiện diện và tác động trong Hội Thánh : "Thiên Chúa Đấng xưa đă phán dạy, nay vẫn không ngừng ngơ lời với hiền thê của Con yêu dấu ḿnh; và Thánh Thần, Đấng làm cho tiếng nói sống động của Tin Mừng vang dội trong Hội Thánh, và nhờ Hội Thánh làm vang dội trong thế giới, vẫn hướng dẫn các tín hữu nhận biết toàn thể chân lư và làm cho lời Chúa Ki-tô tràn ngập trong ḷng họ" (DV 8).

II. TƯƠNG QUAN GIỮA THÁNH TRUYỀN VÀ THÁNH KINH

Cùng một nguồn mạch...

 80  "Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết và giao lưu mật thiết với nhau, v́ cả hai phát xuất từ một nguồn mạch duy nhất là Thiên Chúa, có thể nói là cả hai kết hợp nên một toàn bộ và hướng về cùng một mục đích" ( DV 9). Cả hai đều làm cho mầu nhiệm Đức Ki-tô được hiện diện và sinh hoa trái trong Hội Thánh, chính Người đă hứa ở lại với môn đệ "mọi ngày cho đến tận thế " (Mt 28, 20).

... nhưng hai cách lưu truyền khác biệt

81  "Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần".

(113) "Thánh Truyền chứa đựng Lời Thiên Chúa mà Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần đă ủy thác cho các tông đồ, và lưu truyền toàn vẹn cho những người kế nhiệm các ngài, để nhờ Thánh Thần chân lư soi sáng, họ trung thành ǵn giữ, tŕnh bày và phổ biến qua lời rao giảng".

82  Do đó, Hội Thánh, được ủy thác nhiệm vụ lưu truyền và giải thích Mặc Khải, "không chỉ nhờ Thánh Kinh mà biết cách xác thực tất cả những điều mặc khải, chính v́ thế, cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm t́nh yêu mến và kính trọng như nhau"( DV 9).

Truyền thống Tông đồ và các truyền thống trong Hội Thánh

83  Truyền Thống mà chúng ta nói đây khởi phát từ các tông đồ và lưu truyền những ǵ các ngài đă lănh nhận từ giáo huấn và gương mẫu của Chúa Giê-su cũng như những ǵ các ngài học được nhờ Thánh Thần. Thật vậy, thế hệ các Ki-tô hữu đầu tiên chưa có một Tân Ước thành văn, và chính bản văn Tân Ước chứng thực tiến tŕnh của truyền thống sống động này.

(1202, 2041 2684)  Chúng ta phải phân biệt "Truyền Thống" các tông đồ với các "truyền thống" thuộc diện thần học, kỷ luật, phụng vụ hoặc sùng kính đă phát sinh theo thời gian trong các giáo đoàn địa phương. Những truyền thống này tạo nên những h́nh thức đặc thù, qua đó, Thánh Truyền thu nhận những lối diễn tả thích nghi cho những nơi khác nhau và những thời kỳ khác nhau. Chính trong ánh sáng truyền thống các tông đồ, mà các truyền thống này được giữ lại, sửa đổi hay bị loại bỏ, theo sự hướng dẫn của Huấn Quyền Hội Thánh.

III. GIẢI NGHĨA KHO TÀNG ĐỨC TIN

Kho tàng đức tin được giao phó cho toàn thể Hội Thánh

84 (857, 871 2033)  "Kho tàng đức tin" (depositum fidei) (2Tm 1, 12-14), chứa đựng trong Thánh Truyền và Thánh Kinh, đă được các tông đồ giao phó cho toàn thể Hội Thánh. "Nhờ gắn bó với kho tàng ấy, toàn thể dân thánh hiệp nhất với các mục tử, vẫn một niềm trung tín, chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, sống hiệp thông huynh đệ, tham dự lễ bẻ bánh và các giờ cầu nguyện, đến nỗi trong cách giữ đạo, hành đạo, và tuyên xưng đức tin được truyền lại, các mục tử và đoàn chiên đồng tâm nhất trí với nhau cách lạ thường"(DV 10).

Huấn Quyền Hội Thánh

85 (888- 892 2032-2040)  "Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa đă được viết ra hay lưu truyền, chỉ được ủy thác cho Huấn Quyền sống động của Hội Thánh, và Hội Thánh thi hành quyền đó nhân danh Đức Giê-su Ki-tô " (DV 10), nghĩa là <F255D)được ủy thác cho những Giám mục sống hiệp thông với Giám mục Rô-ma là người kế nhiệm Thánh Phê-rô.

86 (688)  "Tuy nhiên, Huấn Quyền không vượt trên Lời Chúa, nhưng phải phục vụ Lời Chúa, nên chỉ dạy những ǵ đă được truyền lại. Theo lệnh Chúa với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Huấn Quyền thành tâm lắng nghe, ǵn giữ cách thánh thiện và thành tín tŕnh bày Lời Chúa. Và từ kho tàng đức tin duy nhất ấy, rút ra mọi điều phải tin như là Mặc Khải của Thiên Chúa" (DV 10).

87 (1548 2037)  V́ ghi nhớ lời Đức Ki-tô đă nói với các tông đồ : "Ai nghe anh em là nghe Thầy" (Lc 10, 16) (LG 20), các tín hữu nhiệt thành ngoan ngoăn nhận lănh lời dạy và chỉ thị mà các mục tử ban cho họ dưới những h́nh thức khác nhau.

Các tín điều đức tin

88  Huấn Quyền thực thi trọn vẹn quyền bính nhận từ Đức Ki-tô khi định tín, tức là khi công bố, dưới h́nh thức buộc dân thánh phải tin, những chân lư được chứa đựng trong mặc khải hoặc khi công bố một cách xác định dức khoát những chân lư có liên hệ tất yếu với các chân lư đó.

89 (2625)  Có một tương quan hữu cơ giữa đời sống thiêng liêng của chúng ta với các tín điều. Tín điều là những ánh sáng trên con đường đức tin, soi sáng và làm cho con đường đức tin ấy được an toàn. Ngược lại, nếu chúng ta sống ngay thẳng, trí tuệ và tâm hồn sẽ mở rộng đón nhận ánh sáng các tín điều (x. Ga 8, 31-32).

90 (114, 158 234)  Toàn bộ mặc khải mầu nhiệm Đức Ki-tô cho thấy các tín điều có liên hệ hỗ tương và đan kết với nhau (Cđ Va-ti-can I : DS 3016 : nexus mysteriorum: LG 25). Thực vậy cần nhớ là "chúng ta phải nhận có một trật tự hay phẩm trật" các chân lư trong đạo lư công giáo, v́ sự liên hệ giữa các tín điều với các nền tảng đức tin Ki-tô giáo không đồng đều" (UR 11).

Cảm thức siêu nhiên về đức tin

91 (737)  Mọi tín hữu đều tham dự vào ơn hiểu biết và việc lưu truyền chân lư mặc khải. Họ được Thánh Thần xức dầu, chính Người dạy dỗ (x. 1Ga 2, 20. 27) và dẫn họ tới chân lư toàn diện (x. Ga 16, 13).

92 (785)  "Toàn thể tín hữu ... không thể sai lầm trong đức tin. Họ biểu lộ đặc tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi" từ các Giám mục cho đến người giáo dân rốt hết", đều đồng ư về những chân lư liên quan đến đức tin và phong hóa" (LG 12).

93 (889)  "Thực vậy, nhờ cảm thức về đức tin được Thánh Thần chân lư khơi dậy và duy tŕ, và dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền ... dân Thiên Chúa một ḷng gắn bó không sờn với đức tin đă được truyền lại một lần dứt khoát, đào sâu đức tin hơn nhờ giải thích đúng đắn và thực thi trọn vẹn đức tin ấy trong đời sống của ḿnh" (LG 12).

Gia tăng hiểu biết đức tin

94 (66)  Nhờ Thánh Thần trợ giúp, sự hiểu biết về các thực tại và các lời thuộc kho tàng đức tin có thể tăng trưởng trong đời sống Hội Thánh :

(2651)  -"Nhờ suy niệm và học hỏi của những tín hữu hằng gẫm suy trong ḷng những thực tại và lời nói ấy" (DV 8); đặc biệt "việc nghiên cứu thần học giúp đào sâu hiểu biết về chân lư mặc khải" ( x. GS 62, 7; x. 44, 2 ; DV 23, 24; UR 4 );

(2038, 2518)  -"Nhờ sự hiểu biết nội tâm mà các tín hữu cảm nhận được những điều thiêng liêng" (DV 8); "Lời Chúa lớn lên cùng với người đọc" ( Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giảng về Ed 1, 7, 8);

-"Nhờ lời rao giảng của các vị trong hàng Giám Mục đă nhận được đặc sủng chắc chắn về chân lư " ( DV 8).

95  "Vậy rơ ràng là Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn Quyền, nhờ một sự an bài rất khôn ngoan của Thiên Chúa, liên kết và phối hiệp với nhau đến nổi không một thực thể nào một trong ba có thể đứng vững một ḿnh được. Dưới tác động của một Thánh Thần duy nhất, cả ba cùng góp phần hữu hiệu vào việc cứu độ các linh hồn, mỗi thứ theo phương cách riêng của ḿnh" (DV 10, 3).

TÓM LƯỢC

96  Điều Đức Ki-tô đă ủy thác cho các Tông đồ, các ngài đă truyền lại bằng lời rao giảng và bằng văn bản, dưới sự linh hứng của Thánh Thần, cho tất cả mọi thế hệ, cho đến ngày Đức Ki-tô trở lại trong vinh quang.

97  "Thánh Truyền và Thánh Kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa ( DV 10), trong đó, Hội Thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của ḿnh như trong một tấm gương.

98 "Qua giáo lư, đời sống và phụng tự của ḿnh, Hội Thánh bảo tồn và truyền lại cho mọi thế hệ tất cả thực chất của ḿnh và tất cả những ǵ ḿnh tin" ( DV 8).

99  Nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin, toàn thể Dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mặc khải ngày càng trọn vẹn hơn.

100  Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho Huấn Quyền, tức là cho Đức Giáo Hoàng và cho các Giám Mục hiệp thông với Người.