Mục 6:
"Đức Giê-su lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng

 

659 (645 66 697 642)  "Nói xong, Chúa Giê-su được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa" (Mc 16, 19). Thân xác Đức Ki-tô đă được vinh hiển ngay khi Người sống lại; điều này được chứng thực qua các đặc tính mới và siêu nhiên mà từ nay thân xác của Người được hưởng vĩnh viễn (x. Lc 24, 31; Ga 20, 19. 26). Nhưng trong bốn mươi ngày, vinh quang của Người vẫn c̣n che giấu dưới dạng một con người b́nh thường (x. Mc 16, 12; Lc 24, 15; Ga 20, 14-15; 21, 4). Người ăn uống thân mật với các môn đệ của Người (x. Cv 10, 41) và dạy dỗ họ về Nước Trời (x. Cv 1, 3). Lần hiện ra cuối cùng được kết thúc bằng việc nhân tính của Người đi vào vinh quang Thiên Chúa một cách vĩnh viễn; vinh quang này được tượng trưng bằng đám mây (x. Cv 1, 9; Lc 9, 34-35; Xh 13, 22) và cơi trời (x. Lc 24, 51) nơi từ nay Người ngự bên hữu Thiên Chúa (x. Mc 16, 19; Cv 2, 33; 7, 36; Tv 110, 1). Hoàn toàn ngoại lệ và độc nhất, chỉ một lần, Người tỏ ḿnh ra cho thánh Phao-lô "chẳng khác nào cho một đứa trẻ sinh non" (1Cr15, 8) trong lần cuối cùng này, Người đặt ông làm tông đồ (x. 1Cr 9, 1; Ga 1, 16).

660  Vinh quang c̣n che giấu của Đấng Phục Sinh trong thời gian này được giải thích qua lời Người nói với bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: "Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hăy đi gặp anh em Thầy và bảo họ : "Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em" (Ga 20, 17). Điều này cho thấy sự khác biệt trong cách thể hiện, giữa vinh quang của Đức Ki-tô Phục Sinh và vinh quang của Đức Ki-tô được tôn vinh bên hữu Chúa Cha. Biến cố Thăng Thiên, vừa lịch sử vừa siêu việt, đánh dấu sự chuyển tiếp từ vinh quang này đến vinh quang kia.

661 (792)  Giai đoạn cuối cùng này vẫn liên kết mật thiết với giai đoạn đầu, nghĩa là khi Ngôi Hai từ trời xuống nhập thể. Chỉ Đấng "từ Chúa Cha mà đến" mới có thể "trở về cùng Chúa Cha": đó là Đức Ki-tô (Ga 16, 28). "Không ai đă lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống" (Ga 3, 13) (x. Ep 4, 8-10). Với sức tự nhiên, nhân loại không thể vào được "Nhà Cha" (Ga 14, 2), vào sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Chỉ Đức Ki-tô mới có thể mở lối cho con người : "Người lên trời không phải để ĺa xa chúng ta là những kẻ yếu đuối, nhưng v́ là Đầu và là thủ lănh của chúng ta, nên Người đă lên trước, để chúng ta là những chi thể của Người vững niềm tin tưởng cũng sẽ được lên theo" (MR. Tiền tụng lễ Thăng thiên).

662 (1545 1137)   "Phần tôi, một khi được đưa lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người đến với tôi" (Ga 12, 32). Việc đưa lên thập giá mang ư nghĩa biểu hiện và báo trước việc "đưa lên" trong mầu nhiệm Thăng Thiên. Thập Giá là bước đầu của Thăng Thiên. Đức Giê-su Ki-tô, vị Thượng Tế duy nhất của Giao Ước mới và vĩnh cửu, đă chẳng "vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, ... nhưng Người đă vào chính cơi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa, mà chuyển cầu cho chúng ta" (Dt 9, 24). Trên trời, Đức Ki-tô liên tục thực thi chức tư tế của Người, "Người hằng sống để chuyển cầu cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa" (Dt 7, 25). Với tư cách "Thượng Tế đem lại phúc lộc của thế giới tương lai" (Dt 9, 11), Người là trung tâm và là chủ tế của Phụng Vụ tôn vinh Chúa Cha trên trời (x. Kh 4, 6-11).

663 (648)   Từ nay, Đức Ki-tô, ngự bên hữu Chúa Cha : "Ngự bên hữu Chúa Cha nghĩa là hưỡng vinh quang và danh dự của Thiên Chúa; Con Thiên Chúa đă hiện hữu từ muôn thuở như Thiên Chúa và đồng bản thể với Chúa Cha, nay đang ngự trong vinh quang và danh dự này cùng với thân xác được tôn vinh (T. Gioan Đa-mát 0. 4. 2)".

664 (541)   Việc Đức Ki-tô ngự bên hữu Chúa Cha khai mạc triều đại Đấng Mê-si-a, thực hiện thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en về Con Người : "Người được trao cho quyền thống trị, vinh quang và vương quốc; mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phụng sự Người. Vương Triều của Người vĩnh cửu, không bao giờ mai một; Vương Quốc của Người sẽ vô cùng vô tận" (Đn 7, 14). Kể từ lúc ấy, các tông đồ trở thành chứng nhân cho "Triều Đại không bao giờ chấm dứt" (Kinh Tin Kính Ni-xê Con-tan-ti-nô-pô-li).

TÓM LƯỢC

665  Đức Ki-tô lên trời nghĩa là nhân tính của Người vĩnh viễn đi vào thượng giới của Thiên Chúa. Từ nơi đó, Người sẽ trở lại (x. Cv 1, 11). Giữa Thăng Thiên và Tái Lâm, loài người không trông thấy Người được (x. Cl 3, 3).

666   Đức Giê-su Ki-tô, Đầu của Hội Thánh, đi trước chúng ta vào Vương Quốc vinh hiển của Chúa Cha, để chúng ta là chi thể của Thân Thể Người, sống trong niềm hy vọng một ngày kia được ở vĩnh viễn với Người.

667  Đức Giê-su Ki-tô đă vĩnh viển đi vào cung thánh trên trời. Người không ngừng chuyển cầu cho chúng ta như là Đấng trung gian bảo đảm sẽ luôn ban tràn đầy Thánh Thần cho chúng ta.