976 Kinh Tin Kính các tông đồ
không những liên kết việc tin có ơn tha tội
với việc tin kính Chúa Thánh Thần mà c̣n liên kết
với việc tin có Hội Thánh và mầu nhiệm hiệp
thông trong Dân Thánh. Khi ban Thánh Thần, Đức Ki-tô Phục
Sinh cũng ban cho các tông đồ quyền tha tội :
"Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội
cho ai th́ người ấy được tha, anh em cầm
tội ai th́ người ấy bị cầm giữ"
(Ga 20, 22-23).
(Phần hai của sách Giáo Lư này sẽ tŕnh bày rơ ràng về
ơn tha tội qua : bí tích Thánh Tẩy, bí tích Giải
Tội và các bí tích khác, nhất là bí tích Thánh Thể. Ở
đây, chúng ta chỉ nêu lên cách ngắn gọn vài dữ
kiện căn bản.)
(1263)
I. TÔI TUYÊN XƯNG CÓ MỘT PHÉP
RỬA DUY NHẤT ĐỂ THA TỘI
977 Chúa Giê-su
liên kết ơn tha tội với đức tin và bí tích
Thánh Tẩy : "Anh em hăy đi khắp tứ phương
thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi loài. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được
cứu độ" (Mc 16, 15-16). Bí tích Thánh Tẩy là
bí tích đầu tiên và chính yếu để tha tội, v́
bí tích này kết hợp chúng ta với Đức Ki-tô đă
chết v́ tội lỗi chúng ta, đă phục sinh
để chúng ta được trở nên công chính (x. Rm 4,
25), hầu chúng ta cũng được sống một
cuộc sống mới" (Rm 6, 4).
978 (1264) "Khi tuyên xưng đức tin
lần đầu trong bí tích Thánh Tẩy, chúng ta
được tha hết mọi tội lỗi,
đến nỗi tuyệt không c̣n ǵ phải tẩy xóa, dù
là nguyên tội hay những tội riêng, không c̣n ǵ phải
đền bù ... Nhưng ân sủng bí tích Thánh Tẩy không
giải thoát chúng ta khỏi bản tính yếu đuối. Trái lại chúng ta vẫn phải chiến
đấu chống lại các xu hướng xấu
dẫn chúng ta đến tội lỗi"(Giáo Lư Rô-ma 1,
11, 3).
979 (1446) Trong cuộc
chiến chống xu hướng xấu, không ai đủ
nghị lực và cảnh giác để tránh mọi tội
lỗi, "v́ thế, Hội Thánh cần có quyền tha
tội. Bí tích Thánh Tẩy không phải là phương thế
duy nhất để Hội Thánh sử dụng ch́a khóa
Nước Trời đă lănh nhận từ Đức Giê-su
Ki-tô; Hội Thánh phải có khả năng tha tội cho
tất cả các hối nhân phạm tội sau khi lănh
nhận bí tích Thánh Tẩy", cho dù họ có c̣n phạm
tội cho đến hơi thở cuối cùng " (Giáo Lư
Rô-ma 1, 11, 4).
980 (1422-1484) Chính
nhờ Bí tích Giải Tội mà người đă
được rửa tội có thể được ḥa
giải với Thiên Chúa cũng như với Hội Thánh. Các giáo phụ có lư khi gọi Bí Tích
Giải Tội là "phép rửa cực nhọc" (x. T.
Ghê-gô-ri-ô thành Naz. , or. 39, 17.). Như
những người chưa được tái sinh cần
đến bí tích Thánh tẩy để được
ơn cứu độ thế nào, th́ những người
sa ngă sau khi nhận phép Rửa cũng cần đến bí
tích Giải Tội như vậy (Công Đồng Tren-tô : DS 1672).
II. QUYỀN THÁO GỠ VÀ CẦM
BUỘC
981 (1444) Sau khi phục
sinh, Đức Ki-tô đă sai các tông đồ nhân danh
Người "rao giảng cho muôn dân sự sám hối
để được ơn tha tội" (Lc 24, 47).
"Để chu toàn thừa tác vụ ḥa giải"(2 Cr 5,
18), các tông đồ và những người kế
nhiệm không chỉ rao giảng cho mọi người
ơn tha thứ của Thiên Chúa mà chúng ta được
hưởng nhờ công trạng Đức Ki-tô và kêu gọi
mọi người hoán cải và tin nhận Tin Mừng; các
ngài c̣n ban ơn tha tội qua bí tích Thánh Tẩy, cũng
như ḥa giải họ với Thiên Chúa và Hội Thánh, nhờ
quyền tháo gỡ và cầm buộc nhận lănh từ
Đức Ki-tô :
(553) Hội
Thánh đă nhận ch́a khóa Nước Trời để ban
ơn tha tội nhờ Máu Đức Ki-tô và tác động
của Chúa Thánh Thần. Chính trong Hội Thánh, kẻ đă
chết do tội lỗi được sống lại
để sống với Đức Ki-tô, Đấng cứu
độ chúng ta nhờ ân sủng của Người
(x. T. Âu-tinh, bài giảng 214, 11).
982 (1463
605) Không có tội
nào nặng đến nỗi Hội Thánh không thể tha
thứ được. "Dù có ai gian ác và
xấu xa đến đâu... vẫn có thể tin chắc
được tha thứ, miễn là chân thành sám
hối" (x. Giáo lư Rô-ma 1, 11, 5). Đức Ki-tô, Đấng
đă chết cho mọi người, muốn rằng:
mọi cánh cửa tha thứ trong Hội Thánh luôn rộng
mở cho bất cứ ai ăn năn
trở lại (x. Mt 18, 21-22).
983 (1442) Huấn giáo phải cố
gắng khơi dậy và nuôi dưỡng nơi các tín
hữu niềm tin vào hồng ân vô song Đức Ki-tô Phục
Sinh đă ban cho Hội Thánh là sứ mạng và quyền tha
tội nhờ thừa tác vụ của các tông đồ và
những người kế nhiệm :
(1465) "Chúa
muốn các môn đệ của Người có một
quyền năng vô biên : Người
muốn các tôi tớ thấp hèn của Người nhân danh
Người mà thực hiện tất cả những ǵ
Người đă làm khi c̣n tại thế" (x. T.
Am-rô-siô bàn về phép giải tội 1, 34).
Các linh mục đă nhận
được một quyền năng mà Thiên Chúa đă
không ban cho các thiên thần hoặc các tổng lănh thiên
thần... Từ trời cao, Thiên Chúa phê chuẩn tất
cả những ǵ các linh mục làm dưới đất (x. T.
Gio-an Kim Khẩu, chức linh mục 3,
5).
Nếu Hội Thánh không
có quyền tha tội, th́ chúng ta không c̣n hy vọng nào, không
c̣n hy vọng được sống đời đời
và được ơn giải thoát vĩnh cửu. Chúng ta hăy tạ ơn Thiên Chúa v́
đă ban cho Hội Thánh một hồng ân
như vậy (x. T. Âu-tinh bài giảng 213, 8)!
TÓM LƯỢC
984 Kinh Tin Kính
nối kết "phép tha tội" với tín
điều về Chúa Thánh Thần, v́ Chúa Ki-tô Phục Sinh
đă ban cho các tông đồ quyền tha tội, khi ban cho
các ngài Chúa Thánh Thần.
985 Bí tích Thánh Tẩy là bí tích
đầu tiên và chính yếu để tha tội. Bí tích này
kết hợp chúng ta với Đức Ki-tô, Đấng đă
chết và sống lại, cũng như ban cho chúng ta Chúa
Thánh Thần.
986 Do ư muốn của Đức Ki-tô,
Hội Thánh có quyền tha tội cho những người
đă được rửa tội. Thông
thường Hội Thánh thi hành quyền này trong bí tích
Giải Tội qua các giám mục và linh mục.
987 "Trong việc tha tội, linh mục và bí tích chỉ là dụng cụ mà Chúa Giê-su Ki-tô, tác giả và Đấng duy nhất ban ơn cứu độ, dùng để xóa bỏ tội lỗi và tái sinh chúng ta trong ân sủng" (x Giáo lư Rô-ma 1, 11, 6).