Mục 9
 "Tôi tin có Hội Thánh Công Giáo"

748  "Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Ki-tô, nên Thánh Công Đồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết ḷng mong ước chiếu giăi trên mọi người ánh sáng của Chúa Ki-tô phản chiếu trên dung nhan Hội Thánh, bằng việc rao truyền Tin Mừng cho mọi thụ tạo". Những lời trên đây mở đầu "Hiến Chế Tín Lư về Hội Thánh" của Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Qua đó, Công Đồng cho thấy tín điều về Hội Thánh hoàn toàn tùy thuộc những tín điều về Đức Giê-su Ki-tô. Hội Thánh không có ánh sáng nào khác ngoài ánh sáng của Đức Ki-tô. Các giáo phụ thường ví Hội Thánh như mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời.

749  Tín điều về Hội Thánh c̣n tùy thuộc tín điều về Chúa Thánh Thần. "Quả thế, sau khi cho thấy Chúa Thánh Thần là nguồn mạch và là Đấng ban phát mọi sự thánh thiện, bây giờ chúng tôi tuyên xưng rằng chính Người đă ban phát cho Hội Thánh sự thánh thiện (x. Giáo lư Rôma 1, 10, 1)". Theo cách nói của các Giáo Phụ", Hội Thánh là môi trường hoạt động của Chúa Thánh Thần (T. Hipôlitô, truyền thống các tông đồ). 

750 (811 169)  Tin có Hội Thánh Công Giáo, Thánh Thiện, (kinh Tin Kính Ni-xê-a Con-tan-ti-nô-pô-li c̣n thêm), Duy Nhất và Tông Truyền không tách rời khỏi đức tin vào Thiên Chúa Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Trong kinh Tin Kính các tông đồ, chúng ta tuyên xưng "tôi tin có Hội Thánh", chứ không phải "tôi tin kính Hội Thánh", v́ Hội Thánh là công tŕnh của Thiên Chúa, không thể lẫn lộn với chính Thiên Chúa. Hội Thánh c̣n dùng cách tuyên xưng này để nhấn mạnh tất cả những hồng ân mà Người dành cho Hội Thánh đều do ḷng nhân từ của Người (Giáo lư Rô-ma 1, 10, 22).

Tiết 1: Hội Thánh trong ư định của Thiên Chúa

I. DANH XƯNG VÀ H̀NH ẢNH VỀ HỘI THÁNH

751  Chúng ta dùng từ "Hội Thánh" để dịch chữ Ekklèsia của Hy Lạp (Ek-kalein có nghĩa là tập họp). Thuật ngữ này chỉ những cuộc tập họp dân chúng (x. Cv 19, 39), thường có tính tôn giáo. Trong bản Cựu Ước bằng tiếng Hy lạp, thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ cuộc tập họp của "Dân được tuyển chọn" trước mặt Thiên Chúa, nhất là cuộc tập họp ở núi Xi-nai khi Ít-ra-en lănh nhận Lề Luật và được Thiên Chúa thiết lập làm Dân Thánh (x. Xh 19) của Người. Khi tự xưng là Hội Thánh, cộng đoàn tín hữu tiên khởi nh́n nhận ḿnh là thừa kế của cộng đoàn Dân Chúa trong Cựu Ước. Trong cộng đoàn mới này, Thiên Chúa "tập họp" Dân của Người từ khắp mặt đất. Trong tiếng Anh, Hội Thánh được gọi là Church; trong tiếng Đức, Hội Thánh được gọi là Kirche, cả hai từ này phát xuất từ thuật ngữ "Kyriakê" của Hy lạp có nghĩa là "cộng đoàn của Chúa".

752 (1140, 832 830)  Trong ngôn ngữ Ki-tô giáo, thuật ngữ "Hội Thánh" chỉ cộng đoàn phụng vụ (x. 1Cr 11, 18; 14, 19. 28. 34. 35), nhưng cũng chỉ cộng đoàn địa phương (x. 1Cr 1, 2; 16, 1) hay cộng đoàn tín hữu trên toàn thế giới (x. 1Cr 15, 9; Gl 1, 13; Plm 3, 6). Thực ra, ba nghĩa này không thể tách rời nhau. Hội Thánh là dân được Thiên Chúa quy tụ từ khắp cả hoàn cầu. Hội Thánh hiện diện trong những cộng đoàn địa phương và thể hiện như một cộng đoàn phụng vụ, đặc biệt là cộng đoàn Thánh Lễ. Hội Thánh sống nhờ Lời và Ḿnh Thánh Chúa Ki-tô và nhờ đó, Hội Thánh trở thành Thân Thể Chúa Ki-tô.

Các biểu tượng về Hội Thánh

753 (781 789)  Trong Thánh Kinh, mặc khải dùng nhiều h́nh ảnh có tương quan mật thiết với nhau để nói về mầu nhiệm khôn lường của Hội Thánh. Trong Cựu ước các h́nh ảnh này là những cách diễn tả khác nhau của một ư tưởng căn bản : "Dân Thiên Chúa". Trong Tân Ước (x. Eph 1, 22; Cl 1, 18), những h́nh ảnh ấy có một tâm điểm mới là Chúa Ki-tô, Đấng trở thành "Đầu của Dân" (x. LG 9) và Dân trở thành Thân Thể của Người. Chung quanh tâm điểm ấy, Hội Thánh c̣n được diễn tả bằng "nhiều h́nh ảnh khác lấy từ đời sống du mục, canh nông, kiến trúc, hoặc gia đ́nh và hôn lễ" (LG 6).
 
754 (857)  Thực thế, Hội thánh là "chuồng chiên" và Chúa Ki-tô là cửa vào duy nhất và cần thiết (x. Ga 10, 1-10). Hội Thánh cũng là đàn chiên mà chính Thiên Chúa đă tiên báo Người là mục tử (x. Is 40, 11; Ed 34, 11-31). Tuy được các mục tử trần gian chăn dắt, những chiên ấy luôn được chính Chúa Ki-tô, mục tử nhân lành và thủ lănh các mục tử, dẫn dắt và nuôi dưỡng (x. Ga 10, 11; 1Pr 5, 4). Người đă hiến mạng sống ḿnh cho đàn chiên (x. Ga 10, 11-15).

755 (795)  "Hội Thánh cũng là "thửa ruộng", hay "cánh đồng Thiên Chúa" (1 Cr 3, 9). Trong cánh đồng ấy, mọc lên cây ô-liu cổ thụ mà các Tổ Phụ là gốc rễ thánh. Nơi cây cổ thụ này, sự ḥa giải giữa dân Ít-ra-en và các dân ngoại đă được và sẽ được thực hiện (x. Rm 11, 13-26). Hội Thánh được chủ vườn nho thiên quốc vun trồng như một cây nho tuyển chọn (x. Mt 21, 33-43 par). Chúa Ki-tô là cây nho đích thực: Người ban sức sống và hoa trái cho các nhánh là chúng ta. Nhờ Hội Thánh, chúng ta ở trong Người. Không có Người, chúng ta không thể làm ǵ được (Ga 15, 1-5).

756 (857 1045)  Hội Thánh cũng thường được gọi là "toà nhà của Thiên Chúa (1Cr 3, 9). Chính Chúa Ki-tô đă tự ví Người như viên đá mà các thợ xây nhà loại bỏ, nhưng đă trở nên viên đá góc tường (Mt 21, 42) (x. Cv 4, 11; 1Pr 2, 7; Tv 118, 22). Trên nền móng này, các tông đồ đă xây dựng Hội Thánh (1Cr 3, 11) và Hội Thánh được bền vững, liên kết nhờ nền móng đó. Toà nhà này c̣n được gọi bằng nhiều tên khác: Nhà Thiên Chúa (1Tm 3, 15) nơi Gia đ́nh Người cư ngụ, nơi Thiên Chúa cư ngụ trong Chúa Thánh Thần (Ep 2, 19-22); "Lều Tạm của Thiên Chúa giữa loài người" (Kh 21, 3) và nhất là Đền Thánh, tiêu biểu bằng các đền thờ bằng đá, đă từng được các thánh Giáo phụ ca tụng, và được Phụng Vụ sánh ví rất đúng với Thành Thánh, thành Giê-ru-sa-lem mới. Thật vậy, trong Hội Thánh tại thế, chúng ta là những viên đá sống động dùng vào việc xây cất (1Pr 2, 5). Thánh Gio-an đă chiêm ngưỡng Thành Thánh ấy từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống trong ngày canh tân vũ trụ, "sẵn sàng như hôn thê trang điểm để đón tân lang ḿnh" (Kh 21, 1-2).

757( 507, 796 1616)  Hội Thánh c̣n được gọi là "thành Giê-ru-sa-lem trên trời là "mẹ chúng ta" (Gl 4, 26) (x. Kh 12, 17), được mô tả như hiền thê tinh tuyền của Con Chiên không t́ ố (Kh 19 7; 21 2. 9; 22, 17), được Chúa Ki-tô yêu mến "và hiến thân để thánh hóa", được Người kết hợp bằng một giao ước bất khả tiêu hủy, được Người "nuôi dưỡng và săn sóc" không ngừng" (Ep 5, 29; LG 6).

II. NGUỒN GỐC, NỀN TẢNG VÀ SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH

758 (257)  Để t́m hiểu kỹ càng mầu nhiệm Hội Thánh, trước hết chúng ta nên suy gẫm nguồn gốc của Hội Thánh trong ư định của Thiên Chúa Ba Ngôi được thực hiện tiệm tiến trong lịch sử.

Một ư định phát xuất từ t́nh yêu của Chúa Cha

759 (293)   "Bởi ư định khôn ngoan nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đă tạo dựng vũ trụ Người quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh" trong Chúa Con : "Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin Chúa Ki-tô họp thành Hội Thánh".

(1655)  "Gia đ́nh của Thiên Chúa" này được thành lập và hiện thực tuần tự qua các giai đoạn tiếp nối của lịch sử loài người, thể theo sự an bài của Chúa Cha. Thật vậy, "từ nguyên thủy Hội Thánh được tiên báo bằng h́nh bóng, được chuẩn bị kỳ diệu trong lịch sử dân Ít-ra-en và trong Giao Ước cũ được thành lập trong thời cuối cùng; và được biểu hiện lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống, rồi đến ngày tận thế sẽ được hoàn tất trong vinh quang" (LG 2).

Hội Thánh được tiên báo từ khi tạo dựng trời đất

760 (294, 309)   "Các Ki-tô hữu thời sơ khai cho rằng (Hermas, vis. 2, 4, 1; x. Aristide, apol. 16, 6; Justide, apol. 2, 7):"Vũ trụ được tạo dựng v́ Hội Thánh". Thiên Chúa đă sáng tạo để vũ trụ được hiệp thông vào đời sống thần linh của Người; sự hiệp thông này được thể hiện bằng cách "triệu tập" loài người trong Chúa Ki-tô; và sự "triệu tập" đó chính là Hội Thánh. Hội Thánh là cùng đích của mọi sự (x. T. Epiphane, chống lạc giáo. 1, 1, 5). Ngay cả những biến thiên đau đớn, như sự sa ngă của các thiên thần và tội lỗi của loài người, cũng là do Thiên Chúa cho phép xảy ra, như là cơ hội và phương tiện để biểu dương tất cả quyền lực, tất cả t́nh yêu vô biên Người muốn ban cho nhân loại.

"Cũng như ư muốn của Thiên Chúa là hành động và hành động đó có tên là thế gian, th́ ư định của Người là sự cứu độ loài người, và sự cứu độ ấy có tên là Hội Thánh" (Cờ lê men tê, Giám mục A-lê-xan-ri, Giáo huấn 1, 6).

Hội Thánh được chuẩn bị trong Cựu Ước

761 (55)   Việc tập họp Dân Thiên Chúa bắt đầu ngay lúc tội lỗi phá hủy sự hiệp thông giữa loài người với Thiên Chúa và giữa loài người với nhau. Việc tập họp Hội Thánh có thể nói là cách Thiên Chúa phản ứng trước cảnh hỗn độn do tội lỗi gây ra. Cuộc tái thống nhất này được âm thầm thực hiện giữa ḷng tất cả các dân tộc: "Trong bất cứ quốc gia nào, hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, đều được Người coi như đẹp ḷng Người" (Cv 10, 35) (x. LG 9, 13; 16).

762 (122, 22, 60 64)  Việc qui tụ Dân Thiên Chúa được "chuẩn bị xa" với ơn gọi của Áp-ra-ham. Thiên Chúa hứa là ông sẽ thành cha của một dân tộc đại (x. Ga 12, 2; 15, 5-6). Cuộc chuẩn bị gần bắt đầu bằng việc tuyển chọn Ít-ra-en làm Dân Thiên Chúa (x. Xh 19, 5-6; Đnl 7, 6). Được Thiên Chúa tuyển chọn, Ít-ra-en phải là dấu chỉ cho việc qui tụ tất cả các dân tộc trong tương lai (x. Is 2, 2-5; Mk 4, 1-4). Nhưng các ngôn sứ tố cáo Ít-ra-en đă phản bội giao ước và cư xử như một gái điếm (x. Hs 1; Is 1, 2-4; Gr 2; v. v...). Các Ngài loan báo một giao ước mới và vĩnh viễn (x. Gr 31, 31-34; Is 55, 3). "Giao ước mới này do chính Đức Ki-tô đă thiết lập" (LG 9).

Hội Thánh được Đức Ki-tô thiết lập

763 (541)  Việc Chúa Con phải thực hiện chương tŕnh cứu độ của Chúa Cha khi thời gian đến hồi viên măn, là lư do của "sứ mạng Người" (x. LG 3; AG 3). "Chúa Giê-su đă khai sinh Hội Thánh bằng việc rao giảng Tin Mừng, loan báo Nước Thiên Chúa đă hứa trong Kinh Thánh từ ngàn xưa nay được khai sáng" (LG 5). Để thực thi ư Chúa Cha, Đức Ki-tô khai mạc Nước Trời trên mặt đất. Hội Thánh là "triều đại của Đức Ki-tô hiện diện một cách huyền nhiệm" (LG 3).

này chiếu sáng trước mặt mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Đức Ki-tô" (LG 5). "Ai đón nhận lời của Đức Giê-su là đón nhận Nước Thiên Chúa" (Ibid). Mầm mống và khai nguyên của Nước Trời là "đoàn chiên bé nhỏ" (Lc 12, 32). Chúa Giê-su đă tập họp quanh Người và chính Người là mục tử (x. Mt 10, 16; 26, 31; Ga 10, 1-21). Những người đó họp thành gia đ́nh đích thực của Chúa Giê-su (x. Mt 12, 49). Người đă dạy cho họ một "cách sống mới" và một kinh nguyện riêng (x. Mt 5-6).

765 (860, 551)  Chúa Giê-su thiết lập một cộng đoàn có cơ cấu, và cộng đoàn này sẽ tồn tại cho đến lúc Nước Trời được hoàn thành. Trước hết, Người tuyển chọn nhóm Mười Hai với Phê-rô làm thủ lănh (x. Mc 3, 14-15). Đại diện cho 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Mt 19, 28; Lc 22, 30), nhóm 12 là nền tảng của Giê-ru-sa-lem mới (x. Kh 21, 12-14). Nhóm Mười Hai (x. Mc 6, 7) và các môn đệ khác (x. Lc 10, 1-2) tham dự vào sứ mạng của Đức Ki-tô, vào quyền năng và cả số phận (x. Mt 10, 25; Ga 15, 20) của Người. Qua những hành động trên, Đức Ki-tô chuẩn bị và xây dựng Hội Thánh của Người.

766 (813, 610, 1340 617 478)  Nhưng Hội Thánh phát sinh chủ yếu từ việc Đức Ki-tô hiến thân hoàn toàn để cứu độ chúng ta; sự hiến thân được thể hiện trước trong việc thiết lập bí tích Thánh Thể và được thực hiện trên Thập Giá. "Sự khai nguyên và phát triển của Hội Thánh được biểu thị bằng máu và nước trào ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giê-su bị đóng đinh" (x. LG 3). "Chính từ cạnh sườn của Đức Ki-tô chịu chết trên Thập Giá đă phát sinh bí tích kỳ diệu là toàn thể Hội Thánh" (SC 5). Cũng như E-và được tạo ra từ cạnh sườn của A-đam khi ông ngủ, th́ Hội Thánh cũng đă sinh từ trái tim bị đâm thủng của Đức Giê-su chết trên Thập Giá.

Hội Thánh được Chúa Thánh Thần giới thiệu

767 (731 849)  "Khi Chúa Con hoàn tất công tŕnh Chúa Cha trao phó cho Người ở trần gian, Chúa Thánh Thần được cử đến trong ngày lễ Ngũ Tuần, để thánh hoá Hội Thánh măi măi" (LG 4). "Bây giờ, Hội Thánh được công khai giới thiệu cho nhân loại, và Tin Mừng bắt đầu được rao giảng cho muôn dân" (AG 4). Bởi Hội Thánh là cuộc "triệu tập" tất cả mọi người để được cứu độ, nên Hội Thánh tự bản chất là thừa sai, được Chúa Ki-tô cử đến với muôn dân, để làm cho họ trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28, l9-20; AG 2, 5-6).

768 (541)  Để giúp Hội Thánh thi hành sứ mạng, Chúa Thánh Thần "trang bị và điều khiển Hội Thánh bằng nhiều ân huệ phẩm trật và các đặc sủng khác nhau" (LG 4). "V́ thế được trang bị với các hồng ân của Đấng Sáng Lập và chăm chú trung thành tuân giữ các giới răn về bác ái, khiêm nhường và từ bỏ, Hội Thánh lănh nhận sứ mạng rao truyền và thiết lập Nước của Đức Ki-tô và của Thiên Chúa nơi mọi dân tộc; Hội Thánh là mầm mống và khai nguyên của Nước ấy trên trần gian" (LG 5).

Hội Thánh được hoàn tất trong vinh quang

769 (671, 2818 675 1045)  "Hội Thánh chỉ được hoàn tất trong vinh quang trên trời" (x. LG 48), trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm. Từ nay đến đó, "Hội Thánh vẫn tiến bước trên đường hành hương, bị thế gian bách hại và được Thiên Chúa an ủi" (Thánh Âu-tinh, Đô thị Thiên Chúa, l8-5l; LG 8). Nơi trần thế, Hội Thánh biết ḿnh đang ở chốn lưu đày, xa cách Chúa (x. 2Cr 5, 6; LG 6) và khao khát ngày Vương Quốc đăng quang trọn vẹn, "giờ mà Hội Thánh được kết hợp cùng Vua của ḿnh trong vinh quang" (LG 5). Hội Thánh sẽ phải trải qua nhiều thử thách lớn lao trước khi đạt tới vinh quang viên măn; và nhờ Hội Thánh, thế giới cũng được vinh quang. Chỉ khi đó "mọi người công chính từ A-đam, từ A-ben người công chính, cho đến người được tuyển chọn cuối cùng, sẽ được qui tụ trong Hội Thánh hoàn vũ bên cạnh Chúa Cha"(LG 2).

III. MẦU NHIỆM HỘI THÁNH

770 8l2  Hội Thánh sống trong lịch sử, nhưng vượt trên lịch sử. Chỉ với "con mắt đức tin" (x. Sách Giáo lư Rô-ma l, l0, 20), chúng ta mới có thể thấy được thực tại thiêng liêng mang sức sống thần linh nơi thực tại hữu h́nh của Hội Thánh.

Hội Thánh - vừa hữu h́nh vừa thiêng liêng

77l (827)   "Đức Ki-tô, Đấng Trung Gian duy nhất, đă thiết lập và không ngừng nâng đỡ Hội Thánh luôn thánh thiện, là một cộng đoàn sống đức tin, cậy, mến như một cơ cấu hữu h́nh trên trần gian. Qua Hội Thánh, Người loan truyền chân lư và ân sủng cho mọi người". Hội Thánh đồng thời là :

·         xă hội có tổ chức theo phẩm trật và là Nhiệm Thể Chúa Ki-tô;

·         tập họp hữu h́nh và cộng đoàn thiêng liêng;

·         Hội Thánh dưới đất và Hội Thánh được trang bị những ân sủng trên trời".

Những chiều kích trên cấu thành một thực thể phức tạp, duy nhất, được tạo nên do hai yếu tố nhân loại và thần linh kết thành" (LG 8).

"Hội Thánh có đặc tính vừa nhân loại vừa thần linh, vừa hữu h́nh vừa hàm chứa những thực tại vô h́nh, vừa nhiệt t́nh hoạt động vừa chiêm niệm, vừa hiện diện trên trần gian nhưng đồng thời cũng là lữ khách. Tuy nhiên, trong Hội Thánh, yếu tố nhân loại quy hướng và lệ thuộc vào yếu tố thần linh; những thực tại hữu h́nh quy hướng về những thực tại vô h́nh; hoạt động hướng về chiêm niệm; và những ǵ hiện tại phải hướng về thành đô tương lai là nơi chúng ta đang t́m kiếm" (SC 2).

"Ôi khiêm tốn ! Ôi cao cả ! Lều tạm Xê-đa và Thánh Điện của Thiên Chúa, nơi cư trú trần gian và là cung điện trên trời; ngôi nhà bằng đất sét và là cung điện của Vua; thân xác hư nát và là đền thờ ánh sáng; đối tượng của sự khinh khi của bọn kiêu căng và là hiền thê của Đức Ki-tô ! Nàng đen mà đẹp, nữ tử Giê-ru-sa-lem, nàng xanh xao nhợt nhạt v́ mệt mỏi, đau khổ qua cuộc lưu đày dài đằng đẵng, song nàng đă được trang sức bằng nữ trang thượng giới (T. Bernard Cant 27, 14).

Hội Thánh - Mầu Nhiệm hiệp nhất giữa loài người với Thiên Chúa

772 (518, 796) Chính trong Hội Thánh, Đức Ki-tô hoàn tất và mặc khải Mầu nhiệm sâu thẳm của Người như cùng đích của ư định Thiên Chúa : "thâu tóm mọi sự trong Đức Ki-tô" (Ep l, l0). Sự kết hiệp của Đức Ki-tô với Hội Thánh là Hiền Thê của Người, được thánh Phao-lô gọi là "mầu nhiệm cao cả" (Ep 5-32). V́ được kết hiệp với Đức Ki-tô như Phu Quân của ḿnh (x. Ep 5, 25-27), Hội Thánh đến lượt ḿnh cũng trở thành Mầu Nhiệm (x. Ep 3, 9-l4). Chiêm ngắm mầu nhiệm này, thánh Phao-lô nói : "Đức Ki-tô đang ở giữa anh em, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang" (Cl 1, 27).

773 (671 972)  Mục đích của Hội Thánh là giúp con người hiệp thông với Thiên Chúa nhờ "đức ái không bao giờ tàn tạ" (x. 1Cr l3, 8); mục đích ấy chi phối tất cả những ǵ là phương tiện mang tính bí tích, gắn liền với thế giới đang qua đi (x LG 48). "Phẩm trật Hội Thánh, hoàn toàn nhằm vào việc thánh hoá các chi thể của Chúa Ki-tô. Sự thánh thiện của Hội Thánh tùy thuộc vào "mầu nhiệm cao cả", là mầu nhiệm Hội Thánh đón nhận và đáp lại t́nh yêu của Đức Ki-tô" (x. MD 27). Đức Ma-ri-a đă trổi vượt trên tất cả chúng ta về sự thánh thiện. Sự thánh thiện này là mầu nhiệm Hội Thánh xét như "Hiền Thê không tỳ ố, không vết nhăn" (x Ep 5, 27). V́ vậy "trong Hội Thánh, chiều kích Thánh Mẫu trổi vượt hơn chiều kích Tông Đồ" (Ibid) .

Hội Thánh - Bí Tích phổ quát của ơn cứu độ

774 (1075 515 2014 1116)

Tiếng La tinh dùng hai từ Mysterium (mầu nhiệm) và Sacramemtum (bí tích) để dịch từ Mysterion của Hy lạp. Về sau, người ta phân biệt thuật ngữ Sacramentum (bí tích) để diễn tả dấu chỉ hữu h́nh của ơn cứu độ thuật ngữ Mysterium (mầu nhiệm) diễn tả ơn cứu độ ẩn giấu dưới dấu chỉ hữu h́nh đó. Theo nghĩa này, chính Đức Ki-tô là mầu nhiệm cứu độ : mầu nhiệm Thiên Chúa không có ǵ khác hơn là chính Đức Ki-tô (T. Âu-tinh thư l87, ll, 34). Công tŕnh cứu độ của nhân tính thánh thiên và có sức thánh hóa của Đức Ki-tô là bí tích cứu độ được tỏ lộ và tác động trong các bí tích của Hội Thánh (mà các Giáo Hội Đông Phương gọi là các "mầu nhiệm thánh"). Bảy bí tích là những dấu chỉ và những khí cụ Chúa Thánh Thần dùng để ban tràn đầy ân sủng của Đức Ki-tô là Đầu, cho Hội Thánh là Thân Thể. Như thế, Hội Thánh chứa đựng và thông ban ân sủng vô h́nh mà Hội Thánh là dấu chỉ. Chính trong nghĩa loại suy này mà Hội Thánh được gọi là "bí tích".

775 (360)   "Trong Đức Ki-tô, Hội Thánh là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hiệp mật thiết giữa con người với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (LG 8). Mục đích đầu tiên của Hội Thánh là trở thành bí tích của sự kết hiệp mật thiết con người với Thiên Chúa. V́ sự hiệp thông giữa con người với nhau bắt nguồn từ sự kết hiệp với Thiên Chúa, nên Hội Thánh cũng là bí tích hiệp nhất của nhân loại. Trong Hội Thánh, sự hiệp nhất đó đă bắt đầu, v́ Hội Thánh qui tụ những người "thuộc mọi quốc gia, mọi chủng tộc, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ" (Kh 7, 9); đồng thời, Hội Thánh là "dấu chỉ và khí cụ" thực hiện trọn vẹn sự hiệp nhất c̣n phải đạt đến.

776 (l088)   V́ là bí tích, Hội Thánh cũng là khí cụ của Đức Ki-tô. "Chúa Ki-tô dùng Hội Thánh như khí cụ để cứu chuộc mọi người" (x. LG 9), như "bí tích phổ quát của ơn cứu độ" (x. LG 48), nhờ đó Đức Ki-tô "bày tỏ và thực hiện mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương con người" (x. GS 45, l). Hội Thánh là "dự phóng hữu h́nh của t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhân loại" (Phao-lô VI-diễn từ 22-6-l973). Thiên Chúa muốn cho "tất cả loài người họp thành một Dân duy nhất của Thiên Chúa, quy tụ trong Thân Thể duy nhất của Đức Ki-tô, xây dựng thành một đền thờ duy nhất của Thánh Thần" (AG 7; LG l7).

TÓM LƯỢC

777  Từ "Hội Thánh" nghĩa là "tập họp". Thuật ngữ này chỉ cuộc hội họp của những người được Lời Chúa tập họp thành Dân Thiên Chúa, và nhờ bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng, họ trở thành Thân Thể Đức Ki-tô. 

778  Hội Thánh vừa là con đường, vừa là cùng đích của ư định Thiên Chúa. Được tiên báo từ khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất, được chuẩn bị trong Cựu Ước, được thành lập do Lời và hành động của Đức Giê-su Ki-tô, được thực hiện nhờ Thập Giá cứu chuộc và sự Phục Sinh của Người, cuối cùng Hội Thánh được giới thiệu với nhân loại như mầu nhiệm cứu độ qua việc Thánh Thần được ban tràn đầy. Hội Thánh sẽ được hoàn tất trong vinh quang trên trời như cuộc tập họp tất cả những ai được chuộc về từ dưới đất (x. Kh l4, 4).

779  Hội Thánh vừa hữu h́nh vừa thiêng liêng, vừa là một xă hội có phẩm trật vừa là Nhiệm Thể Đức Ki-tô. Hội Thánh duy nhất họp thành bởi hai yếu tố: nhân loại và thần linh. V́ thế, chỉ có đức tin mới thấu hiểu được mầu nhiệm Hội Thánh.

780  Ở đời này, Hội Thánh là bí tích cứu độ, dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con người.