Phần I - Đoạn II -
Chương 1 - Mục 1 - Tiết 4
Tiết 4: Đấng Sáng Tạo
279 Kinh Thánh
được mở đầu bằng lời long trọng
: "Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và
đất"(St 1, 1). Kinh Tin Kính lấy lại những lời
đó khi tuyên xưng Thiên Chúa là Cha toàn năng, " Đấng tạo thành trời và đất",
"muôn vật hữu h́nh và vô h́nh". Vậy trước
hết, chúng ta nói về Đấng Sáng Tạo, kế đến
về công tŕnh tạo dựng của Người, sau hết
về việc con người sa ngă phạm tội
được Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa đến nâng
dậy.
280 (288 1043) Sáng tạo là nền móng
"của mọi ư định cứu độ của
Thiên Chúa", "khởi đầu của lịch sử
cứu độ" (DCG 51) mà Chúa Ki-tô là tuyệt đỉnh.
Ngược lại, mầu nhiệm Chúa Ki-tô làm sáng tỏ
mầu nhiệm sáng tạo, mặc khải cùng đích mà
Thiên Chúa nhắm đến "lúc khởi đầu tạo
thành trời và đất" (St 1, 1) :
ngay từ buổi đầu, Thiên Chúa đă nhắm tới
vinh quang của sáng tạo mới trong Đức Ki-tô (x. Rm 8,
18-23).
281 (1095) V́ vậy, các bài Sách Thánh trong
đêm Phục Sinh, đêm mừng cuộc sáng tạo mới
trong Đức Ki-tô, bắt đầu bằng bài tường
thuật về cuộc sáng tạo. Trong phụng
vụ Byzance bài này luôn luôn là bài đọc thứ nhất
trong buổi vọng các đại lễ kính Chúa. Theo
các chứng từ cổ xưa, huấn giáo dự ṭng về
Thánh Tẩy cũng theo tiến tŕnh về
sáng tạo thứ nhất đến sáng tạo mới (x.
Ethérie, pereg. 46; T. Âu- tinh, giáo lư 3, 5).
I- HUẤN
GIÁO VỀ SÁNG TẠO
282 (1730) Huấn giáo về sáng tạo
có một tầm quan trọng cơ bản, liên quan đến
chính nền tảng của đời sống nhân bản
và đời sống Ki-tô hữu, v́ nêu rơ câu trả lời
của đức tin Ki-tô giáo cho câu hỏi căn bản mà
con người của mọi thời đại thường
đặt ra cho ḿnh:"Chúng ta từ đâu tới?" "Chúng ta đi đâu?" "Nguồn
gốc của chúng ta là ǵ?" "Cùng đích của
chúng ta là ǵ ?" "Mọi vật hiện
hữu từ đâu tới và đi về đâu?". Hai câu hỏi về nguồn
gốc và cùng đích không tách rời nhau, chúng có tính cách quyết
định đối với ư nghĩa và định
hướng cho cuộc sống và hành động của
chúng ta.
283 (159 341) Câu hỏi về nguồn gốc
thế giới và con người là đối tuợng của
rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, nhờ
đó, chúng ta hiểu biết sâu rộng về độ
tuổi và các chiều kích của vũ trụ, về sự
biến hóa của các dạng sống, về sự xuất
hiện của loài người. Những khám phá này mời
gọi chúng ta thêm ḷng cảm phục sự cao cả của
Đấng Tạo Hóa, tri ân v́ các công tŕnh của Người,
v́ trí thông minh và khôn ngoan Người ban cho các nhà bác học
và các người sưu tầm. Cùng với Sa-lô-mon, họ
có thể nói : "Chính Người đă cho tôi hiểu biết
đích thực về sự vật, cho tôi biết cấu
trúc của thế giới và đặc tính của các yếu
tố ... V́ chính Đấng Khôn Ngoan, là tác giả của mọi
sự đă dạy tôi" (Kn 7, 17-21).
284 C̣n một
câu hỏi thuộc lănh vực khác, vượt ngoài phạm
vi của khoa học tự nhiên, thúc đẩy mạnh mẽ
các cuộc nghiên cứu. Vấn đề
không phải chỉ là t́m hiểu vũ trụ xuất hiện
khi nào và cách nào, con người có mặt trên trái đất
từ bao giờ, nhưng quan trọng chính là khám phá ra ư
nghĩa của nguồn gốc đó. Phải
chăng nguồn gốc vũ trụ bị điều khiển
bởi một sự ngẫu nhiên, một định mệnh
mù quáng, một tất yếu vô danh, hay được
điều khiển bởi một Đấng Siêu Việt,
thông minh và tốt lành, mà ta gọi là Thiên Chúa. Và
nếu thế giới này xuất phát từ sự khôn ngoan
và sự tốt lành của Thiên Chúa th́ tại sao có sự dữ?
Nó tự đâu ra? Ai chịu trách nhiệm ? Có cách nào thoát khỏi
sự dữ không?
285 (295 28) Từ buổi đầu,
Ki-tô giáo đă phải đương đầu với những
giải đáp khác với đức tin của chính ḿnh về
vấn đề nguồn gốc. Người ta gặp
trong các tôn giáo và các văn hóa cổ xưa nhiều huyền
thoại về vấn đề nguồn gốc. Một số
triết gia cho rằng tất cả mọi sự đều
là Thiên Chúa, thế giới là Thiên Chúa, hoặc biến hóa của
thế giới là biến hóa của Thiên Chúa (thuyết phiếm
thần). Người khác cho rằng thế
giới là một sự sinh xuất tất yếu của
Thiên Chúa, chảy từ nguồn mạch rồi lại trở
về đó. Người khác lại khẳng định
sự hiện hữu của hai nguyên lư vĩnh tồn, Thiện
và Ác, Ánh Sáng và Bóng Tối đấu tranh miên trường,
(thuyết nhị nguyên, giáo phái do Manes sáng lập). Theo một
vài quan niệm, thế giới (ít nữa là thế giới
vật chất) là xấu, sản phẩm của một sự
thoái hóa, v́ vậy cần phải loại bỏ đi hoặc
phải vượt khỏi (thuyết ngộ đạo);
quan niệm khác chấp nhận rằng thế giới do
Thiên Chúa tạo nên, như một người thợ làm ra
một đồng hồ, làm ra rồi bỏ đó (tự
nhiên thần giáo). Cuối cùng, có những quan
niệm không chấp nhận nguồn gốc siêu việt
nào cho thế giới, mà chỉ xem đó hoàn toàn là một
chuyển vận của vật chất vẫn có từ
muôn thuở (thuyết duy vật). Tất
cả những cố gắng đó cho thấy, con người
ở đâu cũng như bất cứ thời đại
nào, đều thắc mắc về nguồn gốc của
vũ trụ và của ḿnh. Chỉ có con người mới
khắc khoải truy t́m về cội nguồn như thế .
286 (32 37) Trí thông minh loài người
chắc chắn có khả năng t́m ra câu trả lời cho
câu hỏi về nguồn gốc. Con người với
ánh sáng của lư trí có thể nhận ra sự hiện hữu
của Thiên Chúa qua các công tŕnh của Người (x. DS 3026)
cho dù sự hiểu biết đó nhiều khi bị lu mờ và lệch lạc v́ lầm lẫn.
V́ vậy, đức tin giúp xác nhận và soi sáng lư trí, để
hiểu biết cách chính xác chân lư này. "Nhờ đức
tin chúng ta hiểu rằng vũ trụ đă được
h́nh thành bởi một lời của Thiên Chúa; v́ thế những
cái hữu h́nh là do những cái vô h́nh mà có "(Dt 11, 3).
287 (107) Chân lư về sáng tạo rất
quan trọng cho cuộc sống loài người, đến
nỗi Thiên Chúa đă ưu ái mặc khải cho dân Người
tất cả những ǵ cần biết về vấn
đề nầy để được cứu độ.
Vượt trên những hiểu biết tự nhiên mà con
người có thể có được về Đấng Tạo
Hóa, (x. Cv. 17, 24-29; Rm 1, 19-20) Thiên Chúa đă dần dần mặc
khải cho It-ra-en mầu nhiệm sáng tạo. Chính Người
đă chọn các tổ phụ, đă đưa It-ra-en ra khỏi
Ai cập, và khi đă tuyển chọn họ làm dân riêng , Người sáng lập và đào tạo
dân nầy (x. Is 43, 1); Người cũng tự mặc khải
là Đấng làm chủ trái đất và muôn dân, là Đấng duy
nhất " đă dựng nên trời và
đất" (Tv 115, 15; 124, 8 ; 134, 3).
288 (280) Như vậy, mặc
khải về sáng tạo không tách rời khỏi việc
Thiên Chúa duy nhất mặc khải và thực hiện Giao
Ước với dân Người. Sáng Tạo được
mặc khải như là bước đầu tiên tiến
đến Giao Ước, như chứng từ tiên khởi
và phổ quát t́nh thương toàn năng của Thiên Chúa (x.
St 15, 5; Gr 33, 19-26). V́ thế, chân lư về sáng tạo
được diễn tả ngày một mạnh mẽ
hơn trong sứ điệp của các ngôn sứ (x. Is 44,
54), trong lời cầu nguyện của các thánh vịnh (x.
Tv 104) và phụng vụ, trong suy tư (x. Cn 8, 22, -31) của
dân tuyển chọn về minh triết.
289 (390 111) Trong tất cả
những lời Thánh Kinh nói về sáng tạo, ba
chương đầu của sách Sáng Thế chiếm
địa vị độc tôn. Đứng về
phương diện văn chương, những bản
văn đó có thể do nhiều nguồn khác nhau. Các tác giả
được linh hứng đă đặt các bản
văn này ở đầu Sách Thánh để long trọng
diễn tả những chân lư về sáng tạo nguồn gốc
và cùng đích của nó trong Thiên Chúa, trật tự và sự
tốt lành của nó về ơn gọi của con người,
cuối cùng về thảm kịch tội lỗi và niềm
hy vọng vào ơn cứu độ. Những lời này,
được đọc dưới ánh sáng của Chúa
Ki-tô, trong sự thống nhất của Thánh Kinh, và trong
Truyền thống sống động của Hội Thánh,
vẫn là nguồn chính yếu cho việc huấn giáo về
những mầu nhiệm của"khởi nguyên": tạo
dựng, sa ngă, lời hứa cứu độ.
II.
SÁNG TẠO - CÔNG TR̀NH CỦA BA NGÔI CHÍ THÁNH
290 (326) "Lúc khởi đầu Thiên
Chúa tạo dựng trời và đất": những lời
đầu tiên này của Kinh thánh khẳng định ba
điều : Thiên Chúa vĩnh cửu đă đặt một
khởi điểm cho tất cả những ǵ hiện hữu
bên ngoài Người; duy chỉ ḿnh Người là Đấng
Sáng Tạo (động từ "sáng tạo"- tiếng
hipri là bara - luôn có chủ từ là Thiên Chúa) ; toàn thể những
ǵ hiện hữu (được diễn tả bằng
công thức "trời và đất") đều tùy
thuộc vào Đấng đă cho chúng hiện hữu.
291 (241 331 703) "Từ
nguyên thủy đă có Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa... Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo
thành và không có Người th́ chẳng có ǵ được tạo
thành" (Ga 1, 1-3). Tân Ước mặc khải rằng : Thiên Chúa đă tạo dựng tất
cả nhờ Ngôi Lời vĩnh cửu là Con yêu quí của
Người. Chính trong Người mà "mọi sự trên
trời và dưới đất được tạo dựng... , mọi sự được dựng nên
nhờ Người và cho Người. Người
có trước mọi sự và mọi sự tồn tại
trong Người" (Cl 1, 16-17). Đức tin của Hội
Thánh cũng xác quyết như vậy về hoạt động
sáng tạo của Chúa Thánh Thần. Người là "Đấng
ban sự sống" (Kinh Tin Kính Ni-xê-a Con-tan-ti-nô-po-li), là
"Thần trí tác tạo"("Veni, Creator Spiritus"),
là nguồn mạch của mọi thiện hảo (Phụng
vụ Byzantine, kinh chiều lễ Hiện Xuống)
292 (699 257) Sự thống
nhất không thể tách rời giữa hành động sáng
tạo của Chúa Con và Chúa Thánh Thần với hành động
sáng tạo của Chúa Cha đă được thoáng thấy
trong Cựu Ước (x. Tv 33, 6; 104, 30; St 1, 2-3), và
được mặc khải trong Tân Ước, nay
được qui luật đức tin của Hội
Thánh xác định rơ ràng : "chỉ có một Thiên Chúa duy
nhất... : Người là Cha, là Thiên Chúa, là Đấng Sáng Tạo,
là Tác Giả, là Đấng an bài mọi sự. Người tự
ḿnh tác tạo mọi sự nghĩa là nhờ Lời và
đức Khôn Ngoan của Người" (T. I-rê-nê , chống lạc giáo, 2, 30. 9), "nhờ
Chúa Con và Chúa Thánh Thần" như "những bàn tay của
Người" (Ibid, 4, 20, 1.). Sáng tạo là công tŕnh chung của Ba Ngôi Chí Thánh.
III. "VŨ TRỤ
ĐƯỢC TẠO DỰNG ĐỂ LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA"
293 (337, 344 1361) Đây là chân lư
căn bản mà Thánh Kinh và Truyền Thống không ngừng
giảng dạy và biểu dương : "Thế giới
được tạo dựng để làm vinh danh Thiên
Chúa" (x. Cđ Va-ti-can I : DS 3025). Thánh Bo-na-ven-tu-ra giải
thích : Thiên Chúa đă sáng tạo mọi sự
"không phải để gia tăng Vinh Quang, nhưng
để biểu lộ và thông ban Vinh Quang đó" (x.
Sent 2, 1, 2, 2. 1). Thiên Chúa không có lư do nào khác để sáng tạo
ngoài t́nh thương và ḷng nhân hậu của Người :
"Chính ch́a khóa t́nh thương đă mở bàn tay Người
để sản sinh vạn vật" (T. Tô-ma Aq, Sent 2,
prol). Công đồng Va-ti-ca-nô I giải thích :
759 Thiên Chúa duy nhất, trong ư định
hoàn toàn tự do, ngay khởi đầu đă tạo dựng
tất cả từ hư không, loài thiêng liêng hay loài có thể
xác. Thiên Chúa đă làm như vậy, với ḷng nhân hậu
và nhờ sức mạnh toàn năng của Người;
không phải để gia tăng hạnh phúc của Người,
hoặc để đạt sự trọn hảo,
nhưng là để biểu lộ sự trọn hảo ấy
qua những điều tốt lành Người ban cho các thụ
tạo (DS 3002).
294 (2809 1722 1992) Thiên Chúa
bày tỏ vinh quang của Người qua việc biểu lộ
và thông ban sự tốt lành của Người. V́ thế
Người đă tạo thành vũ trụ . Theo ư muốn
đầy ḷng nhân hậu của Người, Người
đă tiền định cho ta "làm nghĩa tử nhờ
Đức Giê-su Ki-tô, để xưng tụng Vinh Quang của
ân sủng Người"(Ep 1, 5-6). "V́ vinh quang của
Thiên Chúa là con người sống động và sự sống
của con người là được thấy Thiên Chúa :
nếu trước đây sự mặc khải Thiên Chúa
qua cuộc sáng tạo đă đem đến sự sống
cho mọi loài trên trái đất, th́ sự biểu lộ của
Cha nhờ Ngôi Lời càng đem lại gấp bội sự
sống cho những ai thấy Thiên Chúa" (T. I-rê-nê chống
lạc giáo 4, 20. 7). Cùng đích tối hậu của sáng tạo
là : "Thiên Chúa được muôn loài suy phục (1Cr 15,
28), khi Người tỏ hiện vinh quang của Người
và đem lại hạnh phúc cho chúng ta" (AG 2).
IV. MẦU
NHIỆM SÁNG TẠO
Thiên
Chúa lấy Đức Khôn Ngoan và T́nh Thương mà sáng tạo
295 216, 1951 Chúng ta tin Thiên
Chúa đă tạo dựng vũ trụ theo sự khôn ngoan của
Người (x. Dtc 9, 9). Vũ trụ không phải là sản
phẩm của một tất yếu nào đó, của một
định mệnh mù quáng hoặc bởi ngẫu nhiên.
Chúng ta tin vũ trụ phát xuất từ ư muốn tự
do của Thiên Chúa, Người muốn cho các thụ tạo
được tham dự vào hữu thể, sự khôn ngoan
và tốt lành của Người. "V́ chính Ngài đă tác tạo
mọi sự, Ngài muốn chúng coi là chúng được tạo
dựng" (Kh 4, 11). "Công tŕnh của Ngài nhiều biết
bao! Lạy Chúa, Ngài đă tạo dựng tất cả thật
khôn ngoan" (Tv 104, 24). "Đức Chúa tốt lành với mọi
loài, tỏ ḷng yêu thương đối với mọi
công tŕnh Người làm ra" (Tv 145, 9).
Thiên Chúa tạo dựng từ
"hư không"
296 (285) Chúng ta tin Thiên Chúa không cần một
thứ ǵ có trước hoặc một sự trợ giúp
nào để sáng tạo (x. Cđ Va-ti-can I : DS 3022). Công tŕnh
sáng tạo cũng không phải là một sự phát xuất
tất yếu từ bản thể Thiên Chúa (x. Cđ
Va-ti-can I 3023 - 3024). Thiên Chúa tự do sáng tạo "từ
hư không"(DS 800 ; 3025).
Nếu Thiên Chúa làm nên
vũ trụ từ một chất liệu có trước
th́ có ǵ là phi thường ? Một người thợ, khi
ta cho họ vật liệu, cũng làm ra được những
ǵ họ muốn. Quyền năng Thiên Chúa được tỏ
hiện khi Người làm tất cả những ǵ Người
muốn từ hư không (T. Thê-ô-phi thành An-ti-ô-ki-aAutol 2, 4).
297 (338) Đức tin vào sự sáng tạo
"từ hư không" được xác nhận trong
Thánh Kinh như một chân lư đầy hứa hẹn và hy
vọng. V́ thế, trong sách Ma-ca-bê, bà mẹ đă khuyến
khích bảy người con ḿnh chịu cực h́nh tử
đạo như sau :
Mẹ không biết các con đă xuất hiện thế nào
trong dạ mẹ. Không phải mẹ đă cho chúng con tinh
thần và sự sống, không phải mẹ đă sắp
đặt các yếu tố cấu tạo nên mỗi
người chúng con. V́ thế, Đấng tạo dựng thế
giới, đă tác tạo loài người và là nguồn gốc
mọi sự, sẽ trả lại cho chúng con, cả tinh
thần lẫn sự sống, theo lượng từ bi của
Người, v́ giờ đây chúng con coi khinh chính ḿnh v́ ḷng
yêu mến giới luật Người. Này con, hăy nh́n trời,
đất và tất cả những thứ trong đó mà biết
rằng, từ hư không, Thiên Chúa đă làm nên chúng và loài
người cũng được tạo nên như vậy
(2Mcb 7, 22-23, 28).
298 (1375 992) V́ Thiên Chúa có thể sáng tạo từ
hư không, nên Người có thể nhờ Thánh Thần,
ban sự sống phần hồn cho người tội lỗi
bằng cách tạo cho họ một quả tim tinh tuyền
(x. Tv 51, 12), và nhờ sự Phục Sinh, ban sự sống
phần xác cho người đă chết, v́ Người là
"Đấng làm cho kẻ chết được sống và
khiến những ǵ không hóa có" (Rm 4, 17). V́ Người
đă có thể làm cho ánh sáng bừng lên từ đêm tối
(x. St 1, 3) nhờ Lời của Người, nên cũng có
thể ban ánh sáng đức tin cho những kẻ chưa biết
Người (x. 2Cr 4, 6).
Thiên Chúa sáng tạo một
thế giới trật tự và tốt lành
299 (339 41, 1147 358 2415) V́ Thiên Chúa sáng tạo là Đấng
khôn ngoan nên công tŕnh sáng tạo có trật tự : "Ngài
đă an bài mọi sự có mực thước, có số,
có lượng"(Kn 11, 20). Vũ trụ được
sáng tạo trong và nhờ Ngôi Lời vĩnh cửu,
"h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh"(Cl 1, 15) nên
được dành sẵn cho con người là h́nh ảnh
của Thiên Chúa (x. St 1, 26), là kẻ được mời
gọi để hiệp thông trong tương quan cá nhân với
Người. Được tham dự vào ánh sáng của Đấng
thượng trí, trí khôn con người có thể nghe
được những ǵ Thiên Chúa nói với chúng ta qua công
tŕnh sáng tạo (x. Tv 19, 2-5); dĩ nhiên con người cần
cố gắng nhiều, trong khiêm tốn và kính trọng
trước Đấng Tạo Hóa và công tŕnh của Người
(x G 42, 3). Phát xuất từ Thiên Chúa tốt lành, công tŕnh
sáng tạo dự phần vào sự tốt lành của
Người : ("và Thiên Chúa thấy điều đó tốt
lành... rất tốt lành":St 1, 4. 10. 12. 18. 21. 31), và Thiên
Chúa muốn trao ban nó cho con người như một quà tặng,
một gia sản được dành sẵn và ủy thác
cho họ. Hội Thánh nhiều lần phải biện hộ
cho sự tốt lành của công tŕnh sáng tạo, kể cả
thế giới vật chất (x. DS 286 ; 455-463 ; 800 ; 1333 ;
3002).
Thiên Chúa vừa siêu việt
vừa hiện diện
300 (42, 223) Thiên Chúa vô cùng
cao cả vượt trên các công tŕnh của Người (x.
Hc 43, 28) : "Oai phong của Người vượt trên
các tầng trời" (Tv 8, 2). "Sự cao cả của
Người khôn lường" (Tv 145, 3). Nhưng v́
Người là Đấng Tạo Hóa tối cao và tự do,
căn nguyên của tất cả những ǵ hiện hữu,
Người hiện diện nơi thâm sâu nhất của
loài thụ tạo : "Nơi Người chúng ta sống,
chúng ta cử động và chúng ta hiện hữu"(Cv 17,
28). Theo lời Thánh Âu-tinh : "Người cao cả
hơn những ǵ cao cả nhất trong tôi, thâm sâu hơn những
ǵ thâm sâu nhất trong tôi" (T. Âu-tinh, Conf 3, 6, 11).
Thiên Chúa giữ ǵn và nâng
đỡ loài thụ tạo
301 (1951, 396) Sau khi sáng tạo, Thiên Chúa không bỏ
mặc các thụ tạo của Người. Người
không chỉ ban cho chúng hữu thể và hiện hữu,
Người c̣n luôn giữ ǵn chúng hiện hữu, cho chúng
khả năng hành động và đưa chúng đến
cùng đích. Một trong những nguồn mạch khôn ngoan
và tự do, niềm vui và niềm cậy trông của con
người là nhận ra mọi sự tùy thuộc hoàn toàn
vào Đấng tạo hóa.
Vâng, Ngài yêu thương tất
cả những ǵ hiện hữu, và không chán ghét một thứ
ǵ trong những điều Ngài làm ra; v́ nếu Ngài ghét sự
ǵ, th́ Ngài đă không làm ra nó. Và làm sao, một sự vật
có thể tồn tại được nếu Ngài không muốn?
Hoặc làm sao những thứ Ngài không gọi đến có
thể được bảo tồn? Nhưng Ngài
thương tiếc tất cả v́ tất cả là của
Ngài, Ngài là chủ nhân yêu thích sự sống (Kn 11, 24-26).
V.
THIÊN CHÚA THỰC HIỆN Ư ĐỊNH CỦA NGƯỜI : SỰ
QUAN PH̉NG
302 Công tŕnh sáng tạo có sự tốt
lành và hoàn hảo riêng, nhưng chưa hoàn tất khi
được dựng nên. Vạn vật đang ở
trong một "tiến tŕnh" hướng đến sự
trọn hảo tối hậu do Thiên chúa định sẵn.
Sự quan pḥng của Thiên Chúa chính là những đường
lối Người xếp đặt để đưa
vạn vật tới sự trọn hảo đó.
Nhờ sự quan pḥng của
Người, Thiên Chúa ǵn giữ và điều khiển tất
cả những ǵ Người đă sáng tạo, "biểu
dương sức mạnh trên khắp địa cầu
và dịu dàng xếp đặt tất cả" (Kn 8, 1).
V́ "tất cả mọi sự đều trần trụi
và phơi bày ra trước mặt Người" (Dt 4,
13), kể cả những điều do hành động tự
do của con người tạo ra (Cđ Va-ti-can I : DS 3003).
303 (269) Chứng từ của Thánh Kinh
đều đồng nhất : Thiên Chúa quan pḥng chăm sóc
mọi sự cách cụ thể và trực tiếp, từ
những cái nhỏ nhất đến những biến cố
vĩ đại của thế giới và lịch sử.
Các Sách Thánh xác quyết mạnh mẽ quyền tối
thượng của Thiên Chúa trong mọi biến cố :
"Thiên Chúa chúng ta, trên trời, dưới đất,
Người làm những ǵ Người muốn"(Tv 115,
3). Sách Thánh cũng nói về Chúa Ki-tô: "Người mở
ra th́ không ai đóng được, Người đóng lại
th́ không ai mở được" (Kh 3, 7) ; "Con người
có nhiều kế hoạch, nhưng duy chỉ có ư định
của Thiên Chúa là sẽ thực hiện" (Cn 19, 21).
304 (2568) Kinh Thánh dưới tác động
của Chúa Thánh Thần, thường qui các hành động
về Thiên Chúa, mà không nhắc đến các nguyên nhân đệ
nhị. Đó không phải là "cách nói" ngây ngô, nhưng là
cách rất sâu sắc để nhắc lại quyền tối
thượng và địa vị Chủ Tể tuyệt
đối của Thiên Chúa trên lịch sử và toàn thế
giới (x. Is 10, 5-15 ; 45, 5-7; Đnl 32, 39 ; Hc 11, 14), và nhân đó
giáo dục chúng ta tín thác vào Người. Lời cầu nguyện
của các Thánh Vịnh là trường huấn luyện niềm
tín thác đó (x. Tv 22 ; 32 ; 35 ; 103 ; 138 ;... .)
305 (2115) Đức Giê-su đ̣i hỏi chúng ta
phó thác với t́nh con thảo vào sự quan pḥng của Cha
trên trời, Đấng chăm sóc đến những nhu cầu
nhỏ bé nhất của con cái : "Anh em đừng quá lo
lắng tự hỏi : ta sẽ ăn ǵ ? uống ǵ ? Cha
anh em Đấng ngự trên trời, biết anh em cần những
thứ đó. Vậy, trước hết phải lo t́m kiếm
Nước Chúa và sự công chính của người, rồi
các thứ kia, Người sẽ ban thêm cho" (Mt 6, 31-33;
10, 29-31).
Sự
quan pḥng và các nguyên nhân đệ nhị
306 (1884 1951) Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ ư định
của Người. Nhưng để thực hiện, Người
cũng dùng đến sự cộng tác của các thụ tạo.
Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu kém,
nhưng là dấu của sự cao cả và ḷng tốt của
Thiên Chúa Toàn Năng. V́ Thiên Chúa không chỉ cho các thụ tạo
hiện hữu, nhưng cũng cho chúng phẩm giá tự
ḿnh hoạt động, làm nguyên nhân và nguyên lư cho nhau, và nhờ
đó mà cộng tác vào việc hoàn thành ư định của
Người.
307 (106, 373 1954 2427 2738 618, 1505) Thiên
Chúa c̣n ban cho con người khả năng tự do tham dự
vào sự quan pḥng của Người khi trao cho họ trách
nhiệm "làm chủ" trái đất và thống trị
nó (x. St 1, 26-28); như thế con người trở nên những
nguyên nhân thông minh và tự do để hoàn tất công tŕnh
sáng tạo, làm cho công tŕnh ấy được hài ḥa trọn
vẹn hầu mưu ích cho ḿnh và cho tha nhân. Con người
thường cộng tác với Thiên Chúa mà không ư thức
nhưng có thể hội nhập một cách ư thức vào
chương tŕnh của Thiên Chúa bằng hành động, bằng
lời cầu nguyện, bằng chính đau khổ của
ḿnh (x. Cl 1, 24). Khi đó, họ hoàn toàn trở thành "những
cộng tác viên của Thiên Chúa" (1Cr 3, 9;1Th 3, 2) và của
Nước Trời (x. Cl 4, 11).
308 (970) Thiên Chúa hành động trong tất
cả các hành động của thụ tạo, đây là một
chân lư không thể tách rời khỏi đức tin vào Thiên
Chúa, Đấng Sáng Tạo. Người là nguyên nhân đệ
nhất tác động trong và qua các nguyên nhân đệ nhị
: "V́ chính Thiên Chúa tác động nơi chúng ta, để
chúng ta quyết chí và hành động theo kế hoạch
Người đă đặt ra v́ yêu thương" (Pl 2,
13) (x. 1Cr 12, 6). Chân lư này không làm giảm bớt nhưng c̣n
gia tăng phẩm giá của các thụ tạo. Được
Thiên Chúa quyền năng, khôn ngoan và tốt lành sáng tạo từ
hư không, thụ tạo không thể làm ǵ được
nếu bị tách khỏi nguồn gốc; v́ "thụ tạo
mà không có Đấng Tạo Hóa th́ sẽ tan biến" (GS 36,
3), nó lại càng không thể đạt tới cùng đích tối
hậu của ḿnh nếu không có sự trợ giúp của
ân sủng (x. Mt 19, 26; Ga 15, 5; Pl 4, 13).
Sự quan pḥng và vấn đề
sự dữ
309 (164, 385 2805) Nếu Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng
Sáng Tạo nên thế giới có trật tự và tốt
lành, chăm sóc hết mọi thụ tạo, tại sao có sự
dữ ? Trước câu hỏi không thể tránh và khẩn
thiết, vừa đau thương, vừa bí nhiệm này
không thể có một câu trả lời ngắn gọn mà
đầy đủ được. Toàn bộ đức
tin Ki-tô giáo là câu trả lời cho câu hỏi này : sự tốt
lành củacuộc sáng tạo, thảm kịch tội lỗi,
t́nh yêu kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng đă đi
bước trước đến với con người
qua các giao ước, qua việc Nhập Thể cứu chuộc
của Chúa Con, qua việc ban Thánh Thần, qua việc qui tụ
Hội Thánh qua sức mạnh của các bí tích, qua việc
kêu gọi con người tới hưởng một cuộc
sống diễm phúc mà ngay từ đầu các thụ tạo
có tự do được mời gọi đón nhận,
nhưng cũng ngay từ đầu chúng có thể từ
chối, do một huyền nhiệm khủng khiếp! Không
có bất cứ chi tiết nào của sứ điệp
Ki-tô giáo mà không là một phần của câu trả lời
cho câu hỏi về sự dữ.
310 (412 1042, 1050 342) Tại sao Thiên Chúa không tạo dựng
một thế giới thật hoàn hảo để không có
một sự dữ nào xuất hiện ? Xét theo quyền
năng vô biên Thiên Chúa vẫn có thể tạo dựng
được điều tốt hơn (x. T. Tô-ma A-qui-nô tổng
luận . 1, 25, 6). Nhưng trong sự khôn ngoan và nhân hậu
vô biên của Ngừơi, Thiên Chúa đă tự ư sáng tạo
một thế giới trong "tiến tŕnh" hướng
về sự trọn hảo tối hậu. Theo ư định
của Thiên Chúa, sự tiến hóa này gồm có việc vật
này xuất hiện và vật khác biến đi, có cái hoàn hảo
hơn và có cái kém hơn, có xây đắp và cũng có tàn phá
trong thiên nhiên. V́ vậy bao lâu mà cuộc sáng tạo chưa
đạt được sự trọn hảo của nó,
th́ cùng với điều tốt thể lư, cũng có sự
dữ thể lư (x. T. Tô-ma A-qui-nô, s. gent 3. 71).
311 (396 1849) Thiên thần và con người là
những thụ tạo thông minh và tự do, nên phải tiến
về cùng đích bằng một sự lựa chọn tự
do và yêu chọn cái tốt hơn. Do đó họ có thể lầm
lạc. Trong thực tế, họ đă phạm tội.
Như vậy, sự dữ luân lư, vô cùng nghiêm trọng
hơn so với sự dữ thể lư, đă xâm nhập
vào thế giới. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của
sự dữ luân lư, cho dù trực tiếp hay gián tiếp (x.
T. Âu-tinh, lib 1, 1, 1; Th. Tô-ma Aqu, s. th, 1-2, 79, 1). Tuy nhiên , v́ tôn
trọng tự do của thụ tạo, Người để
nó xảy ra, và một cách mầu nhiệm, Người biết
cách rút lấy điều lành từ sự dữ.
Thiên Chúa Toàn Năng bởi
Người tốt lành vô cùng, nên không bao giờ để
bất cứ một sự dữ nào xảy ra trong các công
tŕnh của Người, nếu Người không đủ
quyền năng và ḷng nhân lành để rút lấy điều
lành từ chính sự dữ (x. T. Âu-tinh, enchir 11, 3).
312 (598-600 1994) Như thế
thời gian giúp chúng ta khám phá rằng: Thiên Chúa trong sự
quan pḥng toàn năng có thể rút sự lành từ hậu
qua<150) của một sự dữ, cho dù là sự dữ
luân lư do thụ tạo gây nên : "Giu-se nói với anh em :
không phải các anh đă đưa đẩy tôi đến
đây nhưng là Thiên chúa, ... sự dữ mà các anh đă
định làm cho tôi, ư định của Thiên Chúa đă
chuyển thành sự lành... để cứu sống một
dân đông đảo" (St 45, 8; 50, 20) (x. Tb 2, 12-18 vulg). Từ
việc Ít-ra-en chối bỏ và hạ sát Con Thiên Chúa là sự
dữ luân lư lớn nhất chưa từng có do tội lỗi
của mọi người gây nên, Thiên Chúa đă rút ra
được sự lành lớn nhất do sự sung măn của
ân sủng (x. Rm 5, 20): Đức Ki-tô được tôn vinh và
chúng ta được cứu chuộc. Tuy nhiên không v́ thế
mà cái xấu trở thành cái tốt được.
313 (227) "Mọi sự đều sinh
lợi ích cho ai yêu mến Thiên Chúa" (Rm 8, 28). Chứng từ
của các thánh không ngừng xác nhận chân lư nầy :
Thánh Ca-ta-ri-na thành Si-ê-na
nói với "những người bất b́nh và nổi loạn
v́ những ǵ xảy đến cho họ": "Tất
cả mọi sự đều bởi t́nh thương mà
ra, mọi sự đều được xếp đặt
để con người đạt đến ơn cứu
độ. Thiên Chúa không làm ǵ khác ngoài mục đích đó
(x. Dial 4, 138).
Trước khi tử
đạo ít lâu, Thánh Tô-ma More an ủi con gái ḿnh : "Không
ǵ xảy ra mà không do Chúa muốn. Và tất cả những
ǵ Người muốn, cho dù có vẻ rất xấu đối
với chúng ta, vẫn là cái tốt nhất cho chúng ta"
(x. Lettre).
Bà Giu-li-a-na thành Norwich
nói : "Nhờ ơn Chúa, tôi đă học biết phải
kiên vững trong đức tin, và tin một cách chắc chắn
là tất cả mọi sự sẽ nên tốt... Và rồi
bạn sẽ thấy là mọi sự sẽ nên tốt"
(x. Rev 32).
314 (1040 2550) Chúng ta tin vững vàng rằng Thiên
Chúa là chủ tể thế giới và lịch sử.
Nhưng thường chúng ta không biết được
đường lối của Thiên Chúa quan pḥng. Chỉ khi
nào tới chung cuộc, lúc mà sự hiểu biết phiến
diện của chúng ta kết thúc, khi chúng ta thấy Chúa
"diện đối diện" (1Cr 13, 12) chúng ta sẽ
hiểu biết một cách trọn vẹn các đường
lối này, mà Thiên Chúa đă dùng để dẫn đưa
cuộc sáng tạo, dù có pha<150)i tra<150)i qua các tha<150)m
trạng của sự dữ và tội, tới sự yên
nghỉ của ngày Sa-bat (x. St 2, 2) chung cuộc, ngày mà Thiên
Chúa đă nhắm đến khi tạo dựng trời và
đất.
TÓM LƯỢC
315 Với việc tạo dựng
vũ trụ và con người, Thiên Chúa ban cho ta chứng cứ
tiên khởi và phổ quát về t́nh thương toàn năng
và sự khôn ngoan của Người, cũng là lời loan
báo đầu tiên về "ư định nhân hậu"
mà cùng đích là công tŕnh sáng tạo mới trong Đức Ki-tô.
316 Tuy công tŕnh sáng tạo được
coi là của Chúa Cha, nhưng chân lư đức tin cũng dạy
: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là nguyên lư duy nhất và
không thể phân chia được của công tŕnh sáng tạo.
317 Chỉ có Thiên Chúa mới sáng tạo
vũ trụ một cách tự do, trực tiếp, không cần
một sự trợ giúp nào.
318 Không một thụ tạo
nào có được quyền năng vô biên cần thiết
để "sáng tạo" theo đúng nghĩa của
thuật ngữ đó, nghĩa là làm ra những ǵ trước
đó không có và cho chúng hiện hữu "từ hư
không" (DS 3624).
319 Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ
để biểu lộ và thông ban vinh quang của Người.
Người muốn các thụ tạo được dự
phần vào chân thiện mỹ của Người. Đó là sự
vinh quang v́ đó mà Người đă tạo dựng nên
chúng.
320 Thiên Chúa đă sáng tạo vũ trụ
th́ cũng duy tŕ nó nhờ Ngôi Lời, "Người Con
dùng lời quyền năng của ḿnh mà duy tŕ vạn vật"
(Dt 1, 3) và nhờ Thánh Thần của Người, Đấng
sáng tạo và ban sự sống.
321 Sự quan pḥng chính là Thiên Chúa lo liệu
với sự khôn ngoan và t́nh thương để dẫn
đưa mọi thụ tạo tới cùng đích tối
hậu của chúng .
322 Đức Ki-tô mời gọi chúng ta
phó thác với tâm t́nh con thảo vào sự quan pḥng của
Cha trên trời (x. Mt 6, 26-34). Thánh Phê-rô cũng nhắc :
"Mọi lo âu, hăy trút cả cho Người v́ Người
chăm sóc anh em" (1Pr 5, 7) (x. Tv 55, 23).
323 Thiên Chúa quan pḥng cũng hành động
qua hành động của các thụ tạo. Thiên Chúa cho con
người được tự do cộng tác vào các kế
hoạch của Người.
324 Việc Thiên Chúa cho phép có sự dữ
thể lư và sự dữ luân lư là một huyền nhiệm
mà Thiên Chúa soi sáng nhờ Con của Người là Đức
Giê-su Ki-tô, Đấng đă chết và sống lại để
chiến thắng sự dữ. Đức tin giúp chúng ta xác tín
rằng, Thiên Chúa sẽ không cho phép có sự dữ xảy
ra nếu Người không rút được sự lành từ
chính sự dữ , bằng những con đường mà
chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong
đời sống vĩnh cửu.