1680 (1525) Tất cả các bí tích, nhất là
các bí tích khai tâm Ki-tô giáo, đều hướng tới
mục tiêu là cuộc Vượt Qua cuối cùng dẫn
đưa người con Thiên Chúa vượt qua sự
chết, vào Đời Sống trong Nước Trời. Những điều người tín hữu tuyên
xưng trong đức tin và hy vọng"tôi đợi
trông ngày kẻ chết sống lại, và sự sống
đời sau", lúc đó được hoàn tất
trọn vẹn (x. Kinh Tin Kính của CĐ Ni-xê-a
Công-tăng-ti-nô-pô-li).
I. CUỘC VƯỢT QUA CUỐI
CÙNG CỦA KI-TÔ HỮU
1681 (1010-1014) Đối với
Ki-tô hữu, ư nghĩa sự chết được
mặc khải trong ánh sáng của mầu nhiệm
Vượt Qua, mầu nhiệm Tử Nạn và Phục
Sinh của Đức Ki-tô, Đấng đem lại cho chúng ta
niềm hy vọng duy nhất. Người ki-tô hữu
được cùng chết với Đức Ki-tô, "ĺa
bỏ thân xác này để được ở bên Chúa"
(x. 2 Cr 5,8).
1682 Đối với Ki-tô
hữu, chết là kết thúc đời sống bí tích, là
khởi đầu sự viên măn của cuộc tái sinh
đă bắt đầu nơi bí tích Thánh Tẩy, là nên
"giống" hoàn toàn với "h́nh ảnh Con Thiên
Chúa" nhờ Thánh Thần xức dầu và nhờ tham
dự Bàn Tiệc Nước Trời đă được
tiền dự trong bí tích Thánh Thể; cho dù người
đó c̣n cần thanh luyện trước khi
được mặc áo tinh tuyền vào dự tiệc
cưới Con Chiên.
1683 (1020 627) Như
người mẹ hiền, Hội Thánh đă dùng các bí tích
cưu mang người tín hữu suốt cuộc lữ
hành trần thế, nay cũng đồng hành đến
cuối đường để trao họ lại
"trong tay Chúa Cha". Trong Đức Ki-tô, Hội Thánh dâng lên
Chúa Cha đứa con của ân sủng, và trong hy vọng
gửi lại ḷng đất hạt giống thân xác sẽ
chỗi dậy vinh quang (x. 1Cr 15,42-44). Nghi thức phó dâng này
được cử hành long trọng trong thánh lễ; kèm theo các á bí tích là những nghi thức làm phép
trước và sau thánh lễ.
II. CỬ HÀNH LỄ NGHI AN TÁNG
1684 Lễ an táng theo nghi thức Ki-tô
giáo là một cử hành phụng vụ của Hội Thánh.
Chính v́ vậy Hội Thánh muốn vừa
diễn tả sự hiệp thông hữu hiệu với
người đă qua đời, vừa giúp cộng
đoàn tham dự mầu nhiệm hiệp thông này và công
bố niềm tin vào sự sống đời sau.
1685 Trong Hội Thánh, để
diễn tả đặc tính Vượt Qua nơi cái
chết của Ki-tô hữu, có những lễ nghi an táng khác
nhau, tùy theo những hoàn cảnh và truyền thống
từng miền, ngay cả về màu sắc phụng
vụ (x. SC 81).
1686 Sách Lễ Nghi An Táng của
Phụng vụ Rô-ma đề ra 3 mẫu cử hành,
tương ứng với ba địa điểm
(tại nhà tang, tại nhà thờ và ở nghĩa trang), và
để tùy theo tâm t́nh của gia đ́nh, theo các phong
tục địa phương, theo văn hóa và ḷng
đạo đức. Tuy nhiên, tất cả các truyền
thống phụng vụ đều có chung
diễn tiến, gồm bốn th́ chính:
1687 Đón Tiếp. Khởi
đầu nghi thức là một lời chào đầy ḷng
tin tưởng. Vị chủ sự đón tiếp
thân nhân người quá cố bằng một lời "an
ủi" (theo Tân Ước: Sức mạnh của Thánh
Thần đem lại niềm an ủi trong hy vọng) (x.
1Tx 4,18). Cộng đoàn tập họp
để cầu nguyện, chờ đợi
"những lời ban phúc trường sinh" (x. Ga 6,68). Cái chết của một thành viên trong
cộng đoàn (hay ngày giỗ tính theo tuần, tháng, hay
năm của người đó) là một biến cố
nhắc nhở các tín hữu phải vượt qua
những cách nh́n của "thế gian này" và
hướng đến những viễn ảnh chân
thực trong đức tin vào Đức Ki-tô Phục Sinh.
1688 Phụng vụ Lời
Chúa trong lễ nghi an táng, cần được chuẩn
bị chu đáo, v́ cộng đoàn hiện diện có
thể gồm các tín hữu ít tham dự phụng vụ, và
cả những thân hữu của người quá cố
không phải Ki-tô hữu. Đặc biệt, bài giảng
"không được theo h́nh thức
điếu văn" (x. Sách Lễ Nghi An Táng 41), và
phải tŕnh bày mầu nhiệm sự chết dưới
ánh sáng Đức Ki-tô Phục Sinh.
1689 (1371 958) Phụng vụ Thánh Thể khi
lễ nghi an tang cử hành trong nhà thờ, bí tích Thánh
Thể là tâm điểm của thực tại Vượt
Qua nơi cái chết của Ki-tô hữu (x. Sách Lễ Nghi An
Táng 1). Trong thánh lễ, Hội Thánh bày tỏ sự hiệp
thông hữu hiệu của ḿnh với người quá
cố: khi dâng lên Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần, hy tế
cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô,
Hội Thánh cầu xin Cha cho người con của ḿnh
được thanh luyện khỏi mọi tội
lỗi, được tha mọi h́nh phạt, và
được nhận vào bàn tiệc trong nước Chúa
(x. Sách Lễ Nghi An Táng 57). Nhờ bí tích Thánh Thể,
cộng đoàn tín hữu, nhất là gia đ́nh
người quá cố, học sống hiệp thông với
người "đă an nghỉ trong Chúa", bằng cách
rước Ḿnh Thánh Chúa mà người đó đang là
một chi thể sống động, để rồi
cầu nguyện cho và cùng với người đó.
1690 (2300) Nghi thức
từ biệt người quá cố lần cuối cùng là
lời Hội Thánh "phó dâng người này cho Chúa".
"Cộng đoàn Ki-tô hữu chào từ biệt lần
cuối cùng một chi thể của ḿnh, trước khi
xác người đó được mai táng" (x. Sách
Lễ Nghi An Táng 10). Truyền thống
By-zan-tin diễn tả ư nghĩa này bằng cái hôn từ
biệt người quá cố:
"Bằng
lời chào cuối cùng này, chúng tôi hát tiễn người
ra đi khỏi cuộc đời này và hát bài chia ly,
cũng là bài hiệp thông và tái ngộ. Đúng
vậy, cái chết không hề chia ĺa chúng tôi, v́ tất
cả chúng tôi đang đi cùng một đường và
sẽ gặp lại nhau ở cùng một nơi. Chúng
tôi sẽ không bao giờ bị chia cách, v́ đang sống
cho Đức Ki-tô và giờ này đang được kết
hiệp với Người, đang đi gặp
Người...Tất cả chúng tôi sẽ đoàn tụ
trong Đức Ki-tô" (x. Thánh Si-mê-on thành Thê-xa-lô-ni-ca, Sep.).