"Ngươi hăy nhớ ngày sa-bát, mà coi
đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc
của ngươi. C̣n ngày thứ bảy là
ngày sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi. Ngày
đó, ngươi không được làm công việc
nào" (Xh 20,8-10) (Đnl 5,12-15).
"Ngày sa-bát được
lập ra v́ loài người chứ không phải loài
người được dựng nên v́ ngày sa-bát". Bởi đó,
Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát (Mc 2,27-18).
I. NGÀY SA-BÁT (346-348)
2168
Điều
răn thứ ba của Thập Giới nhấn mạnh
việc thánh hóa ngày sa-bát. "Ngày thứ bảy là một
ngày sa-bát, một ngày nghỉ hoàn toàn để dâng cho
Đức Chúa" (Xh 31,15).
2169 (2057) Về ngày Sa-bát, Thánh Kinh
gợi cho Dân Chúa tưởng nhớ công tŕnh sáng tạo. "V́ trong sáu ngày, Đức Chúa đă dựng nên
trời đất, biển khơi và muôn loài trong đó,
nhưng Người đă nghỉ ngày thứ bảy.
Bởi vậy Đức Chúa đă chúc phúc cho ngày sa-bát và coi
đó là ngày thánh" (Xh 20,11).
2170 Trong ngày
của Đức Chúa, Thánh Kinh c̣n giúp Dân Chúa)tưởng
nhớ biến cố giải phóng Ít-ra-en khỏi ách nô
lệ Ai Cập. "Ngươi hăy nhớ ngươi
đă làm nô lệ tại đất Ai Cập và Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đă dang cánh tay mạnh
mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi. Bởi
vậy Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đă
truyền cho ngươi cử hành ngày sa-bát" (Đnl 5,15).
2171
Thiên
Chúa ban cho Ít-ra-en ngày sa-bát, để họ tuân giữ
như một)dấu chỉ giao ước vững bền
(x. Xh 31,16). Ngày sa-bát được
hiến dâng cho Thiên Chúa, là ngày thánh dành để chúc
tụng Thiên Chúa, ca ngợi công tŕnh sáng tạo và những
kỳ công Người đă thực hiện để cứu
Ít-ra-en.
2172 (2184) Hành động của Thiên
Chúa là mẫu mực cho đời sống con người.
"Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đă ngưng các việc và
nghỉ ngơi" (Xh 31,17), th́ con
người cũng phải "ngưng làm việc"
để những người khác, nhất là kẻ nghèo
"lấy lại sức" (Xh 23,12). Ngày
sa-bát ngắt quăng các công việc hằng ngày và cho tạm
nghỉ ngơi. Ngày sa-bát phản kháng khía cạnh nô
lệ của công ăn việc làm và thái độ tôn
thờ tiền bạc (x. Nh 13,15-22; 2Sbn
36, 21).
2173 (582) Tin Mừng ghi lại
nhiều lần Đức Giê-su bị tố cáo đă phạm
luật ngày sa-bát, nhưng chưa bao giờ Người
lỗi phạm sự thánh thiện của ngày này (x. Mc 1,21;
Ga 9,16).
Người dùng uy quyền đưa ra ư nghĩa đích
thực của ngày này: "Ngày sa-bát được lập
ra v́ loài người chứ không phải loài người v́
ngày sa-bát" (Mc 2,27). Đức Ki-tô tuyên
phán "Ngày sa-bát phải làm điều lành hơn là làm
điều dữ, cứu sống hơn là giết
chết" (Mc 3,4). Ngày sa-bát là ngày
của Đức Chúa giàu ḷng thương xót và là ngày tôn vinh
Thiên Chúa (x. Mt 12,5; Ga 7,23). "Con
người làm chủ luôn cả ngày sa-bát" (Mc 2,28).
II. NGÀY CỦA
CHÚA
Này là ngày Thiên
Chúa đă làm, ta hăy reo vui mừng rỡ (Tv 118, 24)
Ngày Phục Sinh:
công tŕnh sáng tạo mới
2174 (638 349) Chúa
Giê-su đă sống lại từ trong kẻ chết vào
"ngày thứ nhất trong tuần" (x. Mt 28, Mc 16,2, Lc
24,1, Ga 20,1), ngày phục sinh của Đức Ki-tô. V́ là
"ngày thứ nhất" nên nhắc đến cuộc
sáng tạo đầu tiên; v́ là "ngày thứ tám"
liền sau ngày Sa-bát (x. Mc 16,1; Mt 28,1), nên
mang ư nghĩa một công tŕnh sáng tạo mới đă
được khai mở với biến cố Đức
Ki-tô phục sinh. Đối với các Ki-tô hữu, đây là
ngày thứ nhất của mọi ngày, ngày lễ quan
trọng nhất trong các lễ, ngày của Đức Chúa, ngày
"Chúa nhật":
Tất cả chúng tôi tụ họp nhau,
ngày của mặt trời, v́ đó là ngày thứ nhất
(liền sau ngày sa-bát Do Thái, mà cũng là ngày thứ nhất)
ngày mà Thiên Chúa đưa vật chất ra khỏi tối
tăm để tạo dựng vũ trụ, và cũng
cùng ngày ấy, Đức Giê-su Ki-tô Đấng cứu độ
chúng tôi sống lại từ trong kẻ chết (FT.Justin,
Apol 1,67)
Chúa Nhật -
ngày sa-bát viên măn
2175 (1166) Chúa nhật khác hẳn ngày sa-bát
và được Ki-tô hữu mừng hằng tuần thay
cho ngày sa-bát. Qua cuộc phục sinh của Đức Ki-tô, Chúa
nhật hoàn tất ư nghĩa thiêng liêng của ngày sa-bát Do
Thái, và báo trước sự an nghỉ đời
đời của con người trong Thiên Chúa. Phụng
tự theo lề luật chuẩn bị cho mầu
nhiệm Đức Ki-tô, và những nghi thức của
luật cũ đều qui hướng về Chúa Ki-tô (x.
1Cr 10,11):
"Những ai sống theo luật cũ,
nay đạt tới niềm hy vọng mới, họ
sẽ không c̣n giữ ngày sa-bát nữa, nhưng giữ ngày
của Chúa, v́ trong ngày đó đời sống chúng ta
được chúc phúc nhờ Người và nhờ
cuộc tử nạn của Người" (T.Inhace
d'Antioche, Magn 9,1).
2176 Việc
cử hành ngày Chúa nhật tuân theo qui định luân lư
tự nhiên đă được ghi khắc trong ḷng con
người, "Thờ phượng Thiên Chúa cách hữu
h́nh, công khai, và đều đặn, để nhớ
đến ơn huệ phổ quát Thiên Chúa ban cho toàn
thể nhân loại" (T.Tô-ma Aquinô,S th 2-2, 122,4).). Việc
cử hành ngày Chúa nhật chu toàn giới
luật của Cựu Ước
Thánh lễ ngày Chúa nhật
2177 (1167) Việc giữ ngày Chúa
nhật và cử hành Thánh thể, là trung tâm đời
sống của Hội Thánh ."Theo truyền thống các
tông đồ, ngày Chúa Nhật, ngày cử hành mầu
nhiệm vượt qua, phải được giữ
trong toàn thể Hội Thánh như ngày lễ buộc" (x.
CIC, 1246,1).
2043 "Ngoài
ra c̣n phải giữ các ngày lễ: Sinh Nhật Chúa Giê-su
Ki-tô, lễ Hiển Linh, lễ Chúa Lên Trời, lễ Ḿnh
Máu Thánh Chúa Ki-tô, lễ Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, lễ
Đức Mẹ Vô Nhiễm, lễ Đức Mẹ Lên Trời,
lễ Thánh Giu-se, lễ các Thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ,
lễ Các Thánh" (CIC, 1246,1).
2178 (1343) Từ thời các tông
đồ, các Ki-tô hữu đă có thói quen tập họp
ngày Chúa nhật (x. Cv 2,42-46; 1Cr 11,17).). Thư gởi
người Do Thái nhắc lại rằng: "Chúng ta
đừng bỏ các buổi hội họp như vài
người quen làm, trái lại phải khuyến khích
nhau" (Dt 10,25)
"Truyền thống c̣n giữ
được một vài giảng huấn luôn hợp
thời: Hăy tới nhà thờ sớm, lại gần Chúa và
xưng thú tội lỗi, hăy sám hối bằng kinh
nguyện ... Tham dự vào phụng vụ thánh đến
hết lời nguyện hiệp lễ và đừng ra
về trước khi có lời giải tán ... Như chúng
tôi thường nói: ngày này được ban cho anh em
để cầu nguyện và nghỉ ngơi. Đây là ngày Thiên Chúa đă tạo nên, ta hăy phấn
khởi và mừng vui trong ngày ấy"(x. Auteur anonyme, serm.dom).
2179 (1567 2691 2226)
"Giáo xứ " là một cộng đồng tín
hữu nhất định được thiết lập
cách bền vững, trong một Giáo Hội địa
phương, và việc săn sóc mục vụ
được ủy thác cho linh mục chính xứ, như
vị mục tử riêng của giáo xứ, dưới
quyền của giám mục giáo phận" (x. CIC 313,1). Giáo
xứ là nơi mọi tín hữu có thể tập họp
để cử hành Thánh Thể mỗi Chúa Nhật. Giáo
xứ hướng dẫn dân Chúa vào đời sống
phụng vụ, và tập họp họ để cử
hành Phụng Vụ, truyền cho họ giáo lư cứu
độ của Đức Ki-tô, thực thi đức ái qua
các công việc từ thiện và huynh đệ:
"Ở nhà, bạn không thể cầu
nguyện như ở nhà thờ được, v́ ở
nhà thờ có đông người cùng chung
tấm ḷng dâng lời cầu khẩn lên Thiên Chúa. Hơn nữa, c̣n có sự hiệp ư đồng
tâm, có dây liên kết đức mến và kinh nguyện
của các linh mục." (T.Gio-an Kim khẩu,
incomprihens, 3,6)
Luật giữ
ngày Chúa Nhật
2180 (2042 1348) Một điều răn của
Hội Thánh xác định rơ luật của Chúa: "các tín
hữu buộc phải dự Thánh Lễ vào ngày Chúa
Nhật và các ngày lễ buộc"(x. CIC, 1247). "Ai tham
dự thánh lễ theo nghi thức công giáo
vào chính ngày lễ hoặc chiều hôm trước, là chu
toàn luật buộc dự lễ" (x. CIC, 1248, 1).
2181
Thánh
lễ Chúa Nhật đặt nền tảng và xác
định toàn bộ cuộc sống người tín
hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh
lễ vào ngày lễ buộc, trừ khi có một lư do quan
trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ
sinh) hay được cha sở miễn chuẩn (x. CIC,1245). Ai cố t́nh vi phạm sẽ mắc
tội trọng .
2182 (815) Khi
cùng tham dự thánh lễ Chúa Nhật, người tín
hữu minh chứng sự gắn bó và trung thành với
Đức Ki-tô và Hội Thánh, bày tỏ sự hiệp thông
trong đức tin và đức mến. Họ
cùng nhau làm chứng cho sự thánh thiện của Thiên Chúa
và cho niềm hy vọng của họ vào ơn cứu
chuộc. Họ nâng đỡ nhau
dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần.
2183 "Nếu
như không có thừa tác viên thánh hay v́ lư do khẩn trọng
mà người tín hữu không thể tham dự thánh lễ,
th́ Hội Thánh khuyên họ tham dự vào cử hành Phụng
Vụ Lời Chúa trong nhà thờ giáo xứ hay một
nơi thánh khác theo qui định của giám mục giáo
phận, hoặc dành một thời gian thích hợp
để cầu nguyện cá nhân hay cùng với cả gia
đ́nh, và nếu có thể cùng với một nhóm gia
đ́nh" (x. CIC 1248.2)
Ngày hồng ân -
ngày nghỉ
2184 (2172) Như Thiên Chúa "nghỉ
ngơi vào ngày thứ bảy, sau khi hoàn tất cả công
tŕnh" (x. St 2,2), đời sống con người
cũng theo nhịp như thế giữa lao động và
nghỉ ngơi. Khi lập ra ngày Chúa Nhật, Thiên Chúa
muốn mọi người có thời giờ nghỉ
ngơi và giải trí, để có thể chăm lo
đời sống gia đ́nh, văn hóa, xă hội và tôn giáo
(GS 67,3).
2185 (2428) Ngày
Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, các tín hữu tránh lao
động và các sinh hoạt ngăn trở việc thờ
phượng Thiên Chúa, việc hưởng niềm vui trong
ngày của Chúa, việc bác ái và tịnh dưỡng thể
xác cũng như tinh thần. Luật giữ
ngày Chúa Nhật có thể được miễn chuẩn,
khi có trách nhiệm gia đ́nh hay nghĩa vụ xă hội
quan trọng. Nhưng tín hữu cũng
phải coi chừng, đừng để những
miễn chuẩn này dẫn đến thói quen thờ ơ
với việc thờ phượng, với cuộc
sống gia đ́nh hay sức khỏe của ḿnh.
"Ai yêu chuộng chân lư sẽ t́m kiếm
sự nhàn rổi thánh thiện; Ai yêu mến sẽ sẵn
sàng đón nhận khó nhọc chính đáng"(Âu-tinh, Thành Đô
Thiên quốc 19,19).
2186 (2447) Khi hưởng những
giờ nhàn rỗi, người tín hữu nên nhớ
đến anh chị em của ḿnh, những người
cùng có nhu cầu và quyền lợi như ḿnh, nhưng không
được nghỉ ngơi v́ nghèo khổ và túng cực.
Theo truyền thống đạo đức
công giáo, ngày Chúa Nhật phải là ngày dành riêng để làm
việc lành và khiêm tốn phục vụ cho bệnh nhân,
kẻ tàn tật và già lăo. Người
tín hữu cũng phải thánh hiến ngày Chúa Nhật
bằng cách dành thời giờ để chú tâm đến
gia đ́nh và thân hữu, những người mà
thường nhật họ khó chú tâm tới. Ngày Chúa Nhật cũng là thời gian suy tư,
tĩnh lặng, rèn luyện và suy niệm cần thiết
để đời sống nội tâm của tín hữu
được phát triển.
2187 (2289) Để thánh hóa ngày Chúa
Nhật và lễ trọng, phải có một nỗ lực
chung. Nếu không cần thiết, người Ki-tô hữu
đừng bắt anh em làm điều ǵ khiến họ không
thể giữ ngày Chúa Nhật. Nếu những tổ
chức (thể thao hay gặp gỡ) và nhu cầu xă
hội (các dịch vụ công cộng) đ̣i buộc
một số người phải lao động ngày Chúa
Nhật, th́ họ cũng phải t́m đủ thời gian
để nghỉ ngơi. Với tinh thần
điều độ và yêu thương, người tín
hữu phải tránh những bốc đồng và bạo
lực thường gặp thấy nơi các cuộc
giải trí tập thể. Dù có những
nhu cầu cấp bách về kinh tế, nhà cầm quyền
phải lo cho công dân có đủ thời gian nghỉ
ngơi và thờ phượng Thiên Chúa. Chủ
nhân cũng có trách nhiệm như vậy đối với
công nhân của ḿnh.
2188 (2105) Trong
tinh thần tôn trọng sự tự do tôn giáo và thiện
ích chung, người Ki-tô hữu phải
đấu tranh để các ngày Chúa Nhật và các ngày
lễ của Hội Thánh được luật pháp công
nhận. Họ phải nêu gương công khai
về cầu nguyện, thờ phượng và sống vui
tươi, bảo vệ truyền thống của ḿnh
như một đóng góp quí báu cho đời sống tinh
thần của cộng đồng nhân loại. Cho dù
luật lệ hiện hành của một nước hay
những lư do khác buộc phải lao động ngày Chúa
Nhật, ngày này vẫn được sống như là ngày
giải thoát và cho chúng ta tham dự vào "cộng đoàn
mừng lễ", "vào đại hội giữa các
con đầu ḷng của Thiên Chúa, là những kẻ đă
được ghi tên trên trời" (Dt 12,22-23).
TÓM LƯỢC
2189
"Ngươi
hăy giữ ngày sa-bát và thánh hóa nó" (Đnl 5,12). "Ngày
thứ bảy là ngày sa-bát, ngày nghỉ ngơi,
được thánh hiến cho Chúa" (Xh 31,15).
2190
Ngày
Chúa Nhật thay thế ngày sa-bát vốn là ngày tưởng
nhớ việc hoàn tất công tŕnh sáng tạo thứ
nhất. Ngày Chúa Nhật tưởng nhớ công tŕnh sáng
tạo mới được khai mở với biến
cố Đức Ki-tô phục sinh.
2191
Hội
Thánh mừng kính Đức Ki-tô Phục Sinh vào ngày thứ tám
thường được gọi là ngày của Chúa hay
ngày Chúa Nhật.
2192
"Theo
truyền thống các tông đồ, ngày Chúa Nhật
phải được giữ trong toàn thể Hội Thánh
như ngày lễ buộc" (x. CIC, 1246,1)."Người tín hữu buộc phải dự thánh
lễ vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác" (x.
CIC, 1247).
2193 Ngày Chúa
Nhật và các ngày lễ buộc, người tín hữu
tránh lao động và các sinh hoạt ngăn trở việc
thờ phượng Thiên Chúa, việc hưởng niềm
vui và tịnh dưỡng cần thiết cho tinh thần
cũng như thể xác (x. CIC,1247).
2194
Ngày
Chúa Nhật được thiết lập cho "mỗi
người có đủ thời gian nghỉ ngơi và nhàn
rỗi để sống gia đ́nh, văn hóa, xă hội và
tôn giáo" (x. GS 67,3).
2195 Nếu
không cần thiết, người Ki-tô hữu đừng
bắt anh em làm điều ǵ khiến họ không thể
giữ ngày Chúa Nhật.