Mục 7
Các nhân đức

1803   "Những ǵ là chân thật, cao quư, những ǵ là chính trực, tinh tuyền, những ǵ đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những ǵ là đức hạnh, đáng khen, th́ xin anh em hăy để ư" (Pl 4,8).

1733 (1768)  Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên định để làm điều thiện, không những giúp thực hiện những hành vi tốt, mà c̣n cống hiến hết khả năng của ḿnh. Người nhân đức hướng về điều thiện với tất cả năng lực thể xác và tinh thần. Họ cố gắng theo đuổi điều thiện và dứt khoát thực hiện bằng những hành động cụ thể.

"Mục đích của đời sống đức hạnh là nên giống Thiên Chúa" (Thánh Ghê-gô-ri-ô thành Ni-xê, các mối phúc 1).

I. CÁC ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN

1804 (2500)  Các đức tính nhân bản là những thái độ kiên định, những xu hướng bền vững, thói quen hướng thiện của lư trí và ư chí, giúp con người điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, và hướng dẫn cách ăn nết ở của ta theo lư trí và đức tin. Các đức tính này đem lại cho con người sự thoải mái, tự chủ và an vui, để sống một cuộc đời tốt lành. Người nhân đức tự nguyện làm điều thiện.

1827  Muốn có được các đức tính luân lư này, con người phải cố gắng tập luyện. Đây là hoa trái đồng thời cũng là mầm mống cho những hành vi tốt. Các đức tính hướng mọi năng lực của con người đến sự hiệp thông với t́nh yêu Thiên Chúa.
Các đức tính căn bản

1805  bốn đức tính đóng vai tṛ "bản lề," quy tụ các đức tính khác, gọi là các đức tính "căn bản": khôn ngoan, công b́nh, can đảm và tiết độ. "Con người mến chuộng điều chính trực ư ? th́ chính Khôn Ngoan sản sinh các nhân đức: Quả vậy, Khôn Ngoan dạy cho biết sống tiết độ, khôn ngoan, công b́nh và can đảm" (Kn 8,7). Các đức tính này c̣n được Kinh Thánh khen ngợi dưới nhiều tên gọi khác .

1806 (1788 1780)  Khôn ngoan là đức tính giúp lư trí thực tiễn trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới. "Người khôn ngoan th́ đắn đo từng bước" (Cn 14,15). "Anh em hăy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được" (1 Pr 4,7). Như Aristote, thánh Tô-ma cũng viết: "khôn ngoan là quy tắc đúng đắn để hành động" (x. S.th 2-2, 47,2). Không nên lầm lẫn đức tính khôn ngoan với tính nhút nhát và sợ sệt, tráo trở hay giả h́nh. Khôn ngoan là)người dẫn đường cho các đức tính, hướng dẫn các đức tính khác bằng cách vạch ra quy tắc và mức độ phải giữ. Đức khôn ngoan trực tiếp hướng dẫn phán đoán của lương tâm. Dựa theo phán đoán này, người khôn ngoan chọn cách ứng xử của ḿnh. Nhờ đức tính này, chúng ta áp dụng đúng đắn các nguyên tắc luân lư vào từng trường hợp cụ thể, và không c̣n do dự về điều thiện phải làm và điều ác phải tránh.

1807 (2095 2401)  Công b́nh là đức tính luân lư thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những ǵ thuộc về tha nhân. Công b́nh đối với Thiên Chúa được gọi là "nhân đức thờ phượng". Đối với con người, công b́nh là tôn trọng quyền lợi của mỗi người và sống hài ḥa bằng cách đối xử minh chính đối với mọi người và thực thi công ích.Theo Kinh Thánh, người công chính sống ngay thẳng trong mọi tư tưởng và cư xử chính trực với tha nhân. "Các ngươi không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quư, nhưng hăy xét xử công minh cho đồng bào" (Lv 19,15). "Người làm chủ hăy đối xử công bằng và đồng đều với các nô lệ, v́ biết rằng cả anh em nữa cũng có một Chủ trên trời"(Cl 4,1).

1808 (2848 2473)  Can đảm là đức tính luân lư giúp chúng ta kiên tŕ và quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời. Đức can đảm giúp ta cương quyết chống lại các cơn cám dỗ và vượt qua các chướng ngại trong đời sống luân lư. Nhờ can đảm, ta thắng được sợ hăi, ngay cả cái chết, đương đầu với thử thách và bách hại, sẵn sàng hy sinh mạng sống v́ chính nghĩa. "Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi" (Tv 118,14). "Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thầy đă thắng thế gian"(Ga 16,33).

1809 (2341 2517)  Tiết độ là đức tính luân lư giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của những lạc thú và sử dụng chừng mực những của cải trần thế. Tiết độ giúp ư chí làm chủ các bản năng và kềm chế các ham muốn trong giới hạn chính đáng. Người tiết độ hướng các thèm muốn giác quan về điều thiện và luôn thận trọng, "không chiều theo những đam mê của ḷng ḿnh" (Hc 5,2). Cựu Ước thường khen ngợi đức tiết độ: "Con đừng buông theo các tham vọng của con, nhưng hăy kềm chế các dục vọng" (Hc 18,30). Tân Ước gọi tiết độ là "chừng mực" hay "điều độ", chúng ta phải sống "chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này" (Tt 2,12).

"Sống tốt lành không ǵ khác hơn là yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết sức lực ḿnh. Chúng ta dành cho Người một t́nh yêu trọn vẹn (nhờ tiết độ), không ǵ lay chuyển nổi (nhờ can đảm) , chỉ vâng phục một ḿnh Người (nhờ công b́nh), luôn tỉnh thức để khỏi sa vào cạm bẩy của mưu mô và gian dối (nhờ khôn ngoan)" (T.Âu-tinh, những thói quen của Hội Thánh Công Giáo 1,25,46).

Các đức tính và ân sủng

1810 (1266)  Ân sủng Thiên Chúa thanh luyện và nâng cao các đức tính mà con người có được nhờ giáo dục, nhờ các hành vi chủ ư và nhờ kiên tŕ tập luyện. Nhờ Thiên Chúa trợ giúp, các đức tính tôi luyện tính t́nh và giúp ta dễ dàng làm điều thiện. Người đức độ phấn khởi tập luyện các đức tính.

1811 (2015)  bị tội lỗi làm tổn thương, con người khó giữ được thế quân b́nh luân lư. Ơn cứu độ của Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta ân sủng cần thiết để kiên tâm trau dồi các đức tính. Mỗi người phải luôn cầu xin ơn soi sáng, cậy nhờ đến các bí tích, cộng tác với Chúa Thánh Thần, nghe theo tiếng Người gọi để yêu mến điều thiện và lánh xa điều ác.

(2086-2094 2636-2638)

II. CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN

1812 (1266)  Các đức tính nhân bản bắt nguồn từ những nhân đức đối thần. Nhân đức đối thần đem lại cho con người những khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4). V́ quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa, các nhân đức đối thần giúp người Ki-tô hữu sống với Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần.

1813 (2008)  Các nhân đức đối thần là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lư Ki-tô giáo. Chúng định h́nh và làm sinh động mọi đức tính luân lư, Thiên Chúa ban các nhân đức này cho tín hữu, để họ có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống muôn đời. Nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần: tin, cậy, mến (x. 1Cr 13,13).

Đức tin

1814 (506)  Đức tin là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin tất cả những ǵ Người nói và mặc khải cho chúng ta cũng như những ǵ Hội Thánh dạy phải tin, v́ Thiên Chúa là chân lư. "Trong đức tin, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do" (x. DV 5). "Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống" (Rm1,17). "Chỉ đức tin hành động nhờ đức mến, mới có hiệu lực." (Gl 5,6)

1815  Những người không phạm tội nghịch với đức tin, đều có hồng ân đức tin (x. Công đồng TREN-TÔ: DS 1545). "Đức tin không có hành động là đức tin chết" (Gcb 2,26). Đức tin mà không có đức cậy và đức mến, sẽ không kết hợp trọn vẹn người tín hữu với Đức Ki-tô và không làm cho họ trở nên chi thể sống động trong Thân Thể Người.

1816 (2471)  Người môn đệ Đức Ki-tô không những phải ǵn giữ và sống đức tin, nhưng c̣n tuyên xưng, can đảm làm chứng và truyền bá đức tin: "Mọi tín hữu phải sẵn sàng tuyên xưng Đức Ki-tô trước mặt mọi người và bước theo Người trên đường thập giá, giữa những cuộc bách hại Hội Thánh không ngừng gặp phải" (x. LG 42; DH 14). Việc phục vụ và làm chứng cho đức tin cần thiết cho ơn cứu độ. "Ai nhận Thầy trước mặt thiên hạ, th́ Thầy cũng nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. C̣n ai chối Thầy trước mặt thiên hạ th́ Thầy cũng chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời" (x. Mt 10,32-33).

Đức cậy

1817 (1024)  Đức cậy là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta khao khát Nước Trời và sự sống vĩnh cửu như hạnh phúc đời ḿnh, khi tin tưởng vào các lời hứa của Đức Ki-tô và phó thác vào ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần chứ không dựa vào sức ḿnh. "Ta hăy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng v́ Đấng đă hứa là Đấng trung tín" (Dt 10,23). "Thiên Chúa tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Đấng Cứu Độ chúng ta. Như vậy, một khi nên công chính nhờ ân sủng Đức Ki-tô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời như chúng ta vẫn hy vọng" (Tt 3, 6-7)

1818 (27)  Đức cậy đáp ứng khát vọng hạnh phúc Thiên Chúa đă đặt trong ḷng mọi người, đảm nhận các niềm hy vọng gợi hứng cho sinh hoạt của con người, thanh luyện và quy hướng các hy vọng ấy về Nước Trời. Đức cậy bảo vệ chúng ta khỏi thất vọng, nâng đỡ khi ta bị bỏ rơi, giúp ta phấn khởi mong đợi hạnh phúc muôn đời. Đức cậy giải thoát ta khỏi ḷng ích kỷ và đưa ta đến với hạnh phúc của đức mến.

1819 (146)  Đức cậy Ki-tô giáo tiếp nhận và kiện toàn niềm hy vọng của Ít-ra-en. Niềm hy vọng này bắt nguồn và noi theo ḷng trông cậy của Áp-ra-ham. Tổ phụ Áp-ra-ham được măn nguyện v́ Thiên Chúa thực hiện những lời hứa nơi I-xa-ác, được thanh luyện qua việc thử thách hiến tế I-xa-ác (x. St 17,4-8; 22,1-18). "Mặc dầu không c̣n ǵ để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin; do đó, ông trở thành tổ phụ nhiều dân tộc" (Rm 4,18).

1820 (1716 2772)  Đức cậy Ki-tô giáo được triển khai ngay trong bài giảng đầu tiên của Đức Giê-su về các mối phúc. Các mối phúc hướng niềm hy vọng của chúng ta lên Thiên Quốc như hướng về miền đất hứa mới, vạch đường chỉ lối xuyên qua những thử thách đang chờ đợi các môn đệ của Đức Giê-su. Nhờ công ơn và cuộc khổ nạn của Đức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa ǵn giữ chúng ta trong đức cậy: "Chúng ta sẽ không phải thất vọng" (Rm 5,5). "Đối với chúng ta, niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn, để đi sâu vào bên trong... nơi Đức Giê-su đă vào như người tiền phong mở đường cho ta" (Dt 6,19-20). Đức cậy cũng là vũ khí bảo vệ ta trong cuộc chiến để được cứu độ: "mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ" (1Tx 5,8). Đức cậy mang lại cho ta niềm vui, ngay trong thử thách: "Hăy vui mừng v́ có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân ..." (Rm 12,12). Đức cậy được diễn tả và nuôi dưỡng trong kinh nguyện, nhất là kinh Lạy Cha, bản tóm lược tất cả những ǵ mà đức cậy gợi lên trong ta.

1821 (2016 1037)  Do đó, chúng ta có thể hy vọng được hưởng vinh quang thiên quốc mà Thiên Chúa đă hứa ban cho những ai yêu mến Người và thực thi ư Người (x. Mt 7,21). Trong mọi hoàn cảnh, mỗi người phải hy vọng sẽ được ơn Thiên Chúa trợ giúp " bền đỗ đến cùng" (x. Mt 10,22; Công đồng Tren-tô; DS 1514) và được hưởng niềm vui thiên quốc như phần thưởng đời đời Thiên Chúa ban, v́ các việc lành đă thực hiện nhờ ân sủng Đức Ki-tô. Với ḷng trông cậy, Hội Thánh cầu nguyện cho "mọi người được cứu độ" (1Tm 2,4), Hội Thánh mong được kết hợp với Đức Ki-tô, Phu Quân của ḿnh, trong vinh quang thiên quốc.

Hy vọng đi, hồn tôi hỡi, hăy hy vọng! Bạn không biết ngày nào và giờ nào. Hăy tỉnh thức, mọi sự qua đi nhanh chóng, v́ quá nóng ḷng nên bạn hoài nghi điều chắc chắn và cảm thấy quá dài khoảng thời gian vắn vỏi. Hăy nhớ rằng, bạn càng chiến đấu, càng chứng tỏ t́nh yêu đối với Thiên Chúa, và càng vui sướng hơn, một ngày kia với Đấng ḷng bạn yêu mến, trong niềm hạnh phúc và say mê bất tận (T. Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, tự thuật 15,3).

Đức mến

1822 (1723)  Đức mến là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự v́ chính Chúa, và v́ yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người thân cận như chính ḿnh.

1823 (1970)  Đức Giê-su đặt đức mến làm điều răn mới (Ga 13,34). Khi yêu mến những kẻ thuộc về Người "đến cùng" (Ga 13, 1), Người biểu lộ t́nh yêu Người đă nhận được từ Chúa Cha. Khi yêu thương nhau, các môn đệ noi gương Đức Giê-su, Đấng đă yêu mến họ. V́ thế, Đức Giê-su nói: "Chúa Cha đă yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hăy ở trong t́nh yêu của Thầy" (Ga 15, 9). " Đây là điều răn của Thầy: Anh em hăy yêu thương nhau, như Thầy đă yêu thương anh em" (Ga 15,12).

1824 (735)  Đức mến là hoa trái của Thánh Thần và là sự viên măn của lề luật. Yêu mến là giữ các điều răn của Thiên Chúa và của Đức Ki-tô: "Hăy ở trong t́nh thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, th́ anh em sẽ ở trong t́nh thương của Thầy" (Ga 15,9-10) (x. Mt 22,40; Rm 13,8-10).

1825 (604)  Đức Ki-tô đă chịu chết v́ yêu mến chúng ta, ngay lúc chúng ta c̣n là "thù nghịch" với Thiên Chúa (Rm 5,10). Chúa đ̣i ta yêu thương như Người (x. Mt 5,44), yêu cả những kẻ thù nghịch, thân cận với những người xa lạ (x. Lc 10, 27-37), yêu mến trẻ em (x. Mc 9,37) và người nghèo như chính Người (Mt 25,40-45).

Thánh tông đồ Phao-lô liệt kê một loạt các đặc điểm của đức mến: "Đức mến th́ nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không t́m tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả"(1Cr 13,4-7).

1826  Thánh tông đồ c̣n nói: "không có đức mến, tôi cũng chẳng là ǵ...". Tất cả những đặc ân, công việc phục vụ hay nhân đức mà "không có đức mến, th́ cũng chẳng ích ǵ cho tôi" (1 Cr 13,1-4). Đức mến cao trọng hơn mọi đức tính, đứng đầu các nhân đức đối thần. "Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1Cr 13,13).

1827 (815 826)  Đức mến gợi hứng và thúc đẩy việc tập luyện mọi đức tính. Đức mến là "mối dây liên kết tuyệt hảo" (Cl 3,14); là mô thể của các đức tính; liên kết và phối hợp các đức tính; là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các đức tính trong đời sống ki-tô hữu. Đức mến bảo đảm thanh luyện và nâng khả năng yêu thương của con người lên mức hoàn thiện siêu nhiên, trở thành t́nh yêu thiêng liêng.

1828 (1972)  Đời sống luân lư được sinh động nhờ đức mến mới đem lại cho người Ki-tô hữu sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Trong tương quan với Thiên Chúa, Ki-tô hữu không c̣n là kẻ nô lệ sống trong sợ hăi hay người làm công ăn lương, nhưng là người con đáp lại t́nh thương của "Đấng đă yêu thương chúng ta trước" (1Ga 4,19).

Nếu xa lánh sự dữ v́ sợ bị phạt, chúng ta sống như tên nô lệ. Nếu chạy theo phần thưởng, chúng ta khác nào kẻ làm thuê. Nếu chúng ta tuân phục v́ chính sự thiện và v́ yêu mến Đấng ban hành lề luật, chúng ta mới thực sự là con (Thánh Ba-xi-li-ô Cả khảo luận thêm về luật sống 3).

1829 (2540)  Hoa trái của đức mến là niềm vui, b́nh an và ḷng thương xót. Đức mến đ̣i buộc ta phải làm điều thiện và sửa lỗi huynh đệ. Đức mến là tử tế, bất vụ lợi và hào phóng, là t́nh thân và sự hiệp thông:

Tột đỉnh của mọi công việc là t́nh thương. Đó là mức đến mà chúng ta cố gắng chạy tới, và khi tới đích, chúng ta sẽ nghỉ ngơi trong t́nh yêu (T.Âu tinh , thư Gio-an 10,4).

III. HỒNG ÂN VÀ HOA TRÁI CỦA THÁNH THẦN

1830  Chúa Thánh Thần ban các hồng ân nâng đỡ đời sống luân lư của tín hữu. Các hồng ân này là những xu hướng bền vững giúp con người dễ dàng sống theo Thánh Thần.

1831 (1266, 1299)  Bảy ơn Chúa Thánh Thần là: ơn khôn ngoan, ơn thông minh, ơn biết lo liệu, ơn dũng cảm, ơn hiểu biết, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa. Các ơn này được Thánh Thần ban xuống tràn đầy nơi Đấng Mê-si-a, Con Vua Đa-vít (x. Is 11,1-2); bổ túc và hoàn thiện các đức tính nơi người lănh nhận; làm cho tín hữu dễ dàng và mau mắn tuân theo các điều Thiên Chúa soi sáng.

"Xin Thần Khí tốt lành của Chúa dẫn con đi trên miền đất phẳng phiu" (TV 143,10).

"Ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa ... Đă là con th́ cũng là thừa kế; mà Thiên Chúa cho thừa kế, tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô" (Rm 8, 14.17).

1832 (736)  Các hoa trái của Thánh Thần là những điều thiện hảo Thánh Thần ban cho chúng ta như hoa quả đầu mùa của vinh quang vĩnh cửu. Truyền thống Hội Thánh kể ra mười hai hoa trái của Thánh Thần "Bác ái, hoan lạc, b́nh an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, hiền ḥa, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ và thanh khiết" (Gl 5,22-23).

TÓM LƯỢC

1833  Đức tính là những xu hướng bền vững và kiên định để làm điều thiện.

1834  Các đức tính nhân bản là những xu hướng bền vững của lư trí và của ư chí, để điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê và hướng dẫn cách ăn nết ở theo lư trí và đức tin. Có bốn đức tính "căn bản", quy tụ các đức tính khác, là: khôn ngoan, công b́nh, can đảm và tiết độ.

1835  Đức khôn ngoan giúp lư trí thực tiễn nhận ra điều thiện đích thực trong mọi hoàn cảnh và lựa chọn những phương thế tốt để đạt tới.

1836  Đức công b́nh thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những ǵ thuộc về tha nhân.

1837  Đức can đảm giúp chúng ta kiên tŕ quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời.

1838  Đức tiết độ giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của những lạc thú và sử dụng chừng mực những của cải trần thế.

1839  Các đức tính luân lư tăng trưởng nhờ giáo dục, nhờ<179) các hành vi chủ ư và nhờ kiên tŕ tập luyện. Nhờ ân sủng Thiên Chúa các đức tính được thanh luyện và nâng cao.

1840  Các nhân đức đối thần giúp người ki-tô hữu sống với Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là căn nguyên và đối tượng của nhân đức đối thần: Đấng được nhận biết nhờ đức tin, được cậy trông và yêu mến v́ chính Người.

1841  Có ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến. Ba nhân đức này định h́nh và làm sinh động mọi đức tính luân lư.

1842  Nhờ đức tin chúng ta tin vào Thiên Chúa và tin tất cả những điều Người đă mặc khải cũng như những ǵ Hội Thánh dạy phải tin.

1843  Nhờ đức cậy, chúng ta khao khát và chờ mong với xác tín rằng Thiên Chúa sẽ ban cho ta sự sống vĩnh cửu và các ân sủng để ta xứng đáng hưởng sự sống đó.

1844  Nhờ đức mến, chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và v́ yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người thân cận như chính bản thân. Đức mến là "mối dây liên kết tuyệt hảo" (Cl 3,14) và là mô thể của mọi đức tính.

1845  Bảy ơn Thánh Thần ban cho tín hữu là ơn khôn ngoan, ơn thông minh, ơn biết lo liệu, ơn dũng cảm, ơn hiểu biết, ơn đạo đức và ơn kính sợ Thiên Chúa.