Mục 3
Hội Thánh là Mẹ và Thầy

2030 (828 1172)  Chính trong Hội Thánh, nghĩa là trong sự hiệp thông với các tín hữu mà người Ki-tô hữu chu toàn ơn gọi của ḿnh. Từ nơi Hội Thánh, chúng ta đón nhận Lời Thiên Chúa chứa đựng các giáo huấn của "Luật Chúa Ki-tô" (Gl 6,2). Từ nơi Hội Thánh, chúng ta nhận lănh ân sủng, các bí tích để được nâng đỡ trên "con đường lữ hành". Từ nơi Hội Thánh chúng ta học biết)gương thánh thiện, nhận ra h́nh ảnh và cội nguồn sự thánh thiện này nơi Trinh nữ Ma-ri-a rất thánh, nhận ra sự thánh thiện này qua chứng từ chân chính của những kẻ đang sống thánh thiện, khám phá sự thánh thiện này trong truyền thống linh đạo và lịch sử chư thánh đă đi trước họ và đă được phụng vụ mừng kính theo chu kỳ chư thánh.

2031 (1368)  Đời sống luân lư là một việc thờ phượng thiêng liêng. Chúng ta "dâng hiến thân xác ḿnh làm của lễ sống động, thánh thiện, đẹp ḷng Thiên Chúa" (x. Rm 12,1), trong Thân Thể Đức Ki-tô mà chúng ta là chi thể, và trong sự hiệp thông với hy lễ Thánh Thể của Người. Qua phụng vụ và việc cử hành các bí tích, lời cầu nguyện và lời giảng dạy kết hợp với ân sủng Đức Ki-tô, để soi sáng và nuôi dưỡng đời sống Ki-tô hữu. Cũng như toàn thể đời sống Ki-tô hữu, đời sống luân lư bắt nguồn và đạt tới đỉnh cao trong hy lễ Thánh Thể.

I. ĐỜI SỐNG LUÂN LƯ VÀ HUẤN QUYỀN CỦA HỘI THÁNH:

2032 (2246 2420)  Hội Thánh, là "cột trụ và điểm tựa của chân lư" (1Tm 3,15), "đă nhận từ các tông đồ mệnh lệnh long trọng của Đức Ki-tô là rao giảng chân lư cứu độ" (x. LG 17) "Trong mọi thời và mọi nơi, Hội Thánh có thẩm quyền công bố các nguyên tắc luân lư, cả khi liên hệ đến trật tự xă hội. Hơn nữa, Hội Thánh có quyền phán quyết về tất cả các vấn đề nhân linh, mỗi khi những quyền lợi cơ bản của con người hay phần rỗi của các linh hồn đ̣i hỏi" (x. CIC, can,747).

2033 (84)  Huấn Quyền của các mục tử Hội Thánh về vấn đề luân lư, thường được thực hiện trong huấn giáo và thuyết giảng, với sự giúp đỡ của các nhà thần học và các tác giả linh đạo. Như thế, "kho tàng luân lư Ki-tô giáo" được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được các mục tử hướng dẫn và bảo vệ: "kho tàng" luân lư Ki-tô giáo, gồm một tổng hợp đặc thù những quy luật, mệnh lệnh và các nhân đức phát sinh từ ḷng tin vào Đức Ki-tô và được sinh động nhờ đức mến. Ngoài kinh Tin Kính và kinh Lạy Cha, huấn giáo theo truyền thống đặt căn bản trên Thập Giới vốn tŕnh bày những nguyên tắc của đời sống luân lư có giá trị cho tất cả mọi người.

2034  "Đức Giáo Hoàng và các giám mục là những thầy dạy đích thực, nghĩa là có uy quyền của Đức Ki-tô, rao giảng cho dân được trao phó cho các ngài, những điều phải tin và phải áp dụng vào đời sống" (x. LG 25). Huấn Quyền thông thường của Đức Giáo Hoàng và các giám mục cùng hiệp thông với người, dạy dỗ cho các tín hữu chân lư phải tin, đức mến phải thực hành, chân phúc phải hy vọng.

2035  Đặc sủng bất khả ngộ bảo đảm mức độ tham dự cao nhất vào quyền bính của Đức Ki-tô. Ơn "bất khả ngộ" có phạm vi rộng lớn như kho tàng mặc khải của Thiên Chúa (x. LG 25); liên hệ tới mọi yếu tố của giáo lư, gồm cả luân lư, v́ thiếu những yếu tố này, các chân lư cứu độ của đức tin sẽ không được bảo toàn, tŕnh bày hay tuân giữ (x. CDF, décl. "Mysterium Ecclesiae" 3).

2036 (1960)  Huấn Quyền c̣n liên hệ đến các giới luật đặc biệt của luật tự nhiên, v́ tuân giữ các giới luật ấy, theo Đấng Sáng Tạo đ̣i hỏi, là điều cần thiết để được cứu rỗi. Khi nhắc lại các quy định của luật tự nhiên, huấn quyền thực thi một phần chính yếu của chức năng ngôn sứ là loan báo cho mọi người chân lư về con người và nhắc nhở họ phải sống thế nào cho đẹp ḷng Thiên Chúa (x. DH 14) .

2037 (2041)  Được Thiên Chúa ủy thác, Hội Thánh dạy cho các tín hữu Luật Thiên Chúa như con đường sự sống và chân lư. Do đó, các tín hữu có)quyền (x. CIC can, 213) được giáo huấn về các giới luật cứu độ của Thiên Chúa; những giới luật này có sức thanh luyện óc phán đoán và cùng với ân sủng, chữa lành lư trí bị tổn thương của con người. Họ có nghĩa vụ tuân giữ các hiến chế và sắc lệnh do quyền bính hợp pháp của Hội Thánh ban bố. Cả khi những điều này mang tính cách kỷ luật, các tín hữu vẫn phải vâng phục với t́nh yêu.

2038 (2442)  Khi giảng dạy và áp dụng luân lư Ki-tô giáo, Hội Thánh cần đến sự tận tâm của các mục tử, kiến thức của các nhà thần học và đóng góp của mọi Ki-tô hữu và mọi người thiện chí. Đức tin và việc thực hành Tin Mừng đem lại cho mỗi người kinh nghiệm sống "trong Đức Ki-tô"; kinh nghiệm này soi sáng và giúp họ đánh giá những thực tại thần linh và nhân loại theo Thánh Thần Thiên Chúa (x.1Cr 2,10-15). Như vậy, Chúa Thánh Thần có thể dùng những kẻ thấp hèn nhất, để soi sáng các người thông thái và những người giữ chức vị cao trọng nhất.

2039 (1783)  Các thừa tác vụ phải được thi hành với tinh thần phục vụ huynh đệ và tận tụy đối với Hội Thánh nhân danh Chúa (x.Rm 12,8.11). Đồng thời khi đưa ra phán đoán luân lư về các hành vi riêng của ḿnh, thừa tác viên phải tránh việc khép kín trong nhăn giới cá nhân. Họ cần hết sức lưu ư đến lợ)i ích của mọi người, như được tŕnh bày trong luật luân lư, tự nhiên và mặc khải và dĩ nhiên, trong luật Giáo Hội và giáo huấn có thẩm quyền của huấn quyền về các vấn đề luân lư. Không nên đối nghịch lương tâm cá nhân và lư trí với luật luân lư hay với Huấn Quyền.

2040 (167)  Như thế, một tinh thần hiếu thảo đích thực đối với Hội Thánh sẽ được triển nở trong các Ki-tô hữu. Đây là sự triển nở b́nh thường của ân sủng bí tích Thánh Tẩy đă tái sinh chúng ta trong ḷng Hội Thánh và làm cho chúng ta trở nên chi thể của Thân Thể Đức Ki-tô. Như người mẹ hiền từ, Hội Thánh thông truyền cho chúng ta ḷng thương xót của Thiên Chúa; ḷng thương xót này chiến thắng mọi tội lỗi chúng ta, và tác động đặc biệt trong bí tích Ḥa Giải. Hằng ngày qua phụng vụ, như người mẹ ân cần, Hội Thánh đem đến cho chúng ta lương thực là Lời Chúa và Thánh Thể.

II. CÁC ĐIỀU RĂN HỘI THÁNH

2041  Các điều răn Hội Thánh nhằm nâng đỡ một đời sống luân lư gắn liền với đời sống phụng vụ và được đời sống này nuôi dưỡng. Tính cách bó buộc của các luật thiết định do các mục tử ban hành này có mục đích bảo đảm cho các tín hữu mức cần thiết phải có trong tinh thần cầu nguyện, trong cố gắng sống hợp với luân lư, trong sự gia tăng ḷng mến Chúa yêu người.

2042 (1389 2180)  Điều răn thứ nhất (vào các Chúa nhật và các ngày lễ buộc, các tin hữu buộc phải tham dự thánh lễ và không làm những công việc nô dịch) đ̣i các tín hữu thánh hóa ngày mừng Chúa Phục Sinh, cũng như những lễ phụng vụ chính để tôn kính các mầu nhiệm của Chúa, của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Diễm Phúc, của các thánh, trước hết bằng việc tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể, là bí tích qui tụ cộng đoàn, và tránh tất cả những công việc tự bản chất ngăn trở việc thánh hóa những ngày ấy (x. CIC, 1246-1248; CCEO 880, 3; 881).

(1457)  Điều răn thứ hai: (mọi tín hữu buộc phải xưng tội trong một năm ít là một lần) bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lănh nhận bí tích Ḥa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của bí tích Thánh Tẩy (x. CIC, 989, CCEO, 719)

(1389)  Điều răn thứ ba: (mọi tín hữu buộc phải rước Ḿnh Thánh Chúa ít là một lần trong mùa Phục Sinh) bảo đảm mức tối thiểu trong việc rước Ḿnh Máu Chúa Giê-su. Điều răn này phải được chu toàn vào mùa Phục Sinh, v́ lễ Phục Sinh là nguồn gốc và là trung tâm của phụng vụ Ki-tô giáo (x. CIC, 920, CCEO, 708-881).

2043 (2177)  Điều răn thứ tư: (vào những ngày sám hối do Hội Thánh ấn định, các tín hữu buộc phải kiêng thịt và giữ chay) bảo đảm thời gian tu luyện và sám hối để chuẩn bị tâm hồn mừng các ngày lễ phụng vụ. Chay tịnh và hăm ḿnh góp phần giúp chúng ta làm chủ được các bản năng và đạt tới tự do nội tâm (x. CIC, 1246, CCEO, 881,1,4; 880,3)).

(1387 1438)  Điều răn thứ năm (các tín hữu buộc phải đóng góp cho các nhu cầu của Hội Thánh) dạy các tín hữu có bổn phận chu cấp cho những nhu cầu vật chất của Hội Thánh, tùy theo khả năng mỗi người (x. CIC, 222; CCEO 25). Trong cước chú, các Hội Đồng Giám Mục có thể ấn định những điều luật khác nữa của Hội Thánh cho phần lănh thổ của ḿnh (x. CIC, 455).

III. ĐỜI SỐNG LUÂN LƯ VÀ CHỨNG TỪ TRUYỀN GIÁO

2044 (852, 905)  Các tín hữu sống trung thành với Tin Mừng là một điều kiện chính yếu để Hội Thánh loan báo Tin Mừng và thi hành sứ mạng trong thế giới. Sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng đời sống các Ki-tô hữu, để có thể biểu lộ trước mặt mọi người sức mạnh của chân lư và ánh sáng. "Chứng từ của đời sống Ki-tô hữu và các việc lành được làm với tinh thần siên nhiên, có sức lôi kéo người ta đến với đức tin và với Thiên Chúa" (x. AA. 6).

2045 (828)  là chi thể của Thân Thể mà Đức Ki-tô là Đầu (x. Eph 1,22), các Ki-tô hữu góp phần vào việc xây dựng Hội Thánh nhờ kiên định trong xác tín của ḿnh và trong đời sống luân lư. Hội Thánh lớn lên, kiên vững và phát triển nhờ sự thánh thiện của các tín hữu (x. LG 39), "cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới con người trưởng thành, tới tầm vóc viên măn của Đức Ki-tô" (Eph 4,13).

2046 (671, 2819)  Nhờ sống theo Đức Ki-tô, các Ki-tô hữu góp phần làm cho Nước Chúa mau đến, "Vương quốc đầy tràn sự thật, công lư và b́nh an mau đến" (x. MR.). Dù vậy, họ không xao lăng các trách vụ trần thế, nhưng trung thành với Thầy ḿnh, họ chu toàn các nghĩa vụ đó cách ngay thẳng, nhẫn nại và yêu thương.

TÓM LƯỢC

2047  Đời sống luân lư là một việc thờ phượng thiêng liêng. Đời sống Ki-tô hữu được nuôi dưỡng nhờ phụng vụ và các bí tích.

2048  Các điều răn Hội Thánh nhằm vào đời sống Ki-tô giáo và luân lư; đời sống này gắn liền với phụng vụ và được phụng vụ nuôi dưỡng.

2049
Huấn Quyền của các mục tử Hội Thánh về vấn đề luân lư thường được thực thi trong huấn giáo và thuyết giảng, dựa trên Thập Giới, v́ Thập Giới tŕnh bày những nguyên tắc của đời sống luân lư có giá trị cho tất cả mọi người.

2050  Đức Giáo Hoàng và các giám mục là những thầy dạy đích thực rao giảng cho dân Chúa những điều phải tin và phải áp dụng vào đời sống. Các ngài cũng có bổn phận lên tiếng về các vấn đề luân lư trong lănh vực của luật tự nhiên và của lư trí.

2051  Ơn bất khả ngộ của Huấn Quyền liên hệ tới mọi yếu tố của giáo lư, gồm cả luân lư, v́ thiếu những yếu tố này, các chân lư cứu độ của đức tin sẽ không được bảo toàn, tŕnh bày hay tuân giữ.