CHƯƠNG HAI
TRUYỀN THỐNG CẦU NGUYỆN

2650 (75)  Kinh nguyện không chỉ là một ngẫu hứng nội tâm: phải muốn, mới cầu nguyện được. Biết những ǵ Kinh Thánh mặc khải về cầu nguyện chưa đủ, chúng ta c̣n phải học cầu nguyện nữa. Trong "Hội Thánh là cộng đoàn đức tin và cầu nguyện", chính Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa biết cầu nguyện, bằng một Thánh Truyền sống động.

2651 (94)  Truyền thống cầu nguyện Ki-tô giáo là một cách thức để Truyền Thống đức tin định h́nh và phát triển đặc biệt nhờ việc chiêm niệm và học hỏi của các tín hữu, những người ghi nhớ trong ḷng những lời đă phán trong nhiệm cục cứu độ; ngoài ra c̣n nhờ những hiểu biết sâu sắc về thực tại thiêng liêng mà họ cảm nghiệm được.

Mục 1
Những nguồn mạch của kinh nguyện

2652 (694)  Chúa Thánh Thần là "Nước trường sinh","một mạch nước chảy vọt, đem lại sự sống đời đời" (Ga 4, 14). Nơi tâm hồn người cầu nguyện, Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết đón nhận Người tận Nguồn Mạch đích thực là Đức Ki-tô. Trong đời sống Ki-tô hữu, có những nguồn mạch, ở đó Đức Ki-tô đang chờ để ban Thánh Thần cho chúng ta.

Lời Chúa

2653 (133 1100)  Hội Thánh tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Ki-tô hữu... hăy năng đọc Thánh Kinh để học biết "khoa học siêu việt của Chúa Giê-su Ki-tô"... Nhưng mọi người cũng nên nhớ rằng kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, v́ "chúng ta ngỏ lời với Người khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Người nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh" (T. Am-rô-xi-ô, nhiệm vụ thừa tác viên 1,88; DV 25) .

2654  Khi tŕnh bày về Mt 7,7, các linh phụ đă tóm tắt thái độ của một tâm hồn được Lời Chúa nuôi dưỡng trong kinh nguyện như sau: khi đọc, hăy t́m kiếm, bạn sẽ t́m thấy khi suy gẫm; khi cầu nguyện, hăy gơ cửa, bạn sẽ được mở cho nhờ chiêm niệm (x Guigue le Chartreux, Những nấc thang thiêng liêng).

Phụng vụ của Hội Thánh

2655 (1073 368)  Sứ mạng của Đức Ki-tô và Chúa Thánh Thần là công bố, hiện thực và thông truyền mầu nhiệm cứu độ trong Phụng vụ của Hội Thánh; sứ vụ ấy được tiếp nối nơi tâm hồn người cầu nguyện. Các linh phụ đôi khi so sánh tâm hồn với bàn thờ. Kinh nguyện tiếp nhận Phụng vụ và đồng hóa với phụng vụ trong khi và sau khi được cử hành. Dù con người cầu nguyện "nơi kín đáo" (Mt 6, 6), lời nguyện của họ vẫn là kinh nguyện của Hội Thánh, là sự hiệp thông với Ba Ngôi Chí Thánh.

Các nhân đức đối thần 1812-1829

2656  Chúng ta đi vào kinh nguyện cũng như đi vào phụng vụ, qua cửa hẹp là đức tin. Qua những dấu chỉ về sự hiện diện thần linh, chúng ta t́m kiếm và trông mong Thánh Nhan Đức Chúa, chúng ta muốn lắng nghe và suy niệm Lời Người.

2657  Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cử hành phụng vụ đang khi đợi chờ Đức Ki-tô tái lâm, chính người hướng dẫn ta biết cầu nguyện trong hy vọng. Ngược lại , kinh nguyện của Hội Thánh và của cá nhân nuôi dưỡng hy vọng trong ḷng chúng ta. Đặc biệt, các Thánh Vịnh, với ngôn ngữ cụ thể và đa dạng, dạy chúng ta biết gắn chặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa:
"Tôi đă hết ḷng trông đợi Chúa, Người nghiêng ḿnh xuống và nghe tiếng tôi kêu" (Tv 40,2). "Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng ban cho anh em chan chứa niềm vui và b́nh an nhờ ḷng tin, để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng" (Rm 15,13).

2658 (826)  "Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, v́ Thiên Chúa đă đổ t́nh yêu của Người vào ḷng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta" (Rm 5,5). Được huấn luyện bằng đời sống phụng vụ, kinh nguyện bắt nguồn từ t́nh yêu Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương chúng ta trong Đức Ki-tô và giúp ta đáp trả như Người đă yêu thương chúng ta. T́nh yêu là nguồn mạch của kinh nguyện; ai đến với nguồn mạch đó, sẽ đạt tới tột đỉnh của kinh nguyện:

"Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Ngài. Con chỉ mong ước một điều là được yêu Ngài đến hơi thở cuối cùng của đời con. Lạy Thiên Chúa vô cùng khả ái, con yêu mến Ngài. Con thà chết v́ yêu Ngài, c̣n hơn sống mà không yêu Ngài. Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, con chỉ xin Ngài một ân huệ duy nhất là được yêu Ngài măi măi...Lạy Thiên Chúa của con, nếu mọi lúc con không thể nói con yêu Ngài, con chỉ mong theo nhịp thở của con, trái tim không ngừng lập lại: con yêu Ngài" (T. Gio-an Ma-ri-a Vianey, kinh nguyện).

"Hôm nay"

2659 (1165, 305)  Chúng ta học biết cầu nguyện vào một số thời gian nhất định, bằng cách lắng nghe Lời Chúa và tham dự mầu nhiệm Vượt Qua của Người; Người c̣n ban Thánh Thần để giúp chúng ta cầu nguyện trong mọi lúc, trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày. Khi dạy ta cầu nguyện với Cha Trên Trời, Đức Giê-su cũng dạy về sự quan pḥng của Chúa Cha (Mt 6, 11.34). Thời gian là của Cha; chúng ta gặp được Người trong hiện tại, không phải hôm qua hay ngày mai, nhưng chính hôm nay: "Ngày hôm nay, ước ǵ hôm nay anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: các ngươi, chớ cứng ḷng" (Tv 95,7-8).

2660 (2546, 2632)  Cầu nguyện trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày, là một trong những điều bí ẩn của Nước Trời được mặc khải cho nhũng kẻ bé mọn, những người tôi tớ của Đức Ki-tô, những người nghèo theo các Mối Phúc. Cầu nguyện cho Nước công lư và b́nh an tác động vào diễn tiến của lịch sử, là việc chính đáng và tốt đẹp; nhưng phải đem những hoàn cảnh b́nh thường của cuộc sống hằng ngày vào kinh nguyện. Mọi h́nh thức cầu nguyện đều có thể là thứ men cần thiết được Chúa nói đến trong dụ ngôn về Nước Trời (Lc 13, 20-21).

TÓM LƯỢC

2661  Qua một truyền thống sống động trong Hội Thánh là Thánh Truyền. Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa biết cầu nguyện,

2662  Lời Chúa, Phụng Vụ của Hội Thánh, các nhân đức Tin Cậy Mến, là những nguồn mạch của kinh nguyện.