Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng – II

Evangelii Gaudium2

CHƯƠNG 2

GIỮA CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ VIỆC THAM GIA CỘNG ĐỒNG

 

50. Trước khi thảo luận về một số vấn đề cơ bản liên quan đến các hoạt động truyền giáo, tốt nhất là chúng ta nhắc lại một cách vắn tắt bối cảnh trong đó chúng ta phải sống và hành động là gì.  Ngày nay, chúng ta thường nghe nói về “việc chẩn đoán quá độ” là điều không luôn luôn đi kèm với những đề nghị đem lại những giải pháp và những  áp dụng thực tế.  Mặt khác, chúng ta cũng không cần cả đến một cái nhìn thuần túy xã hội, là điều có vẻ bao gồm toàn bộ thực tại với phương pháp luận của nó bằng một cách thuần túy trung lập và sát trùng cách giả thuyết chứ không giúp gì được chúng ta.  Thay vào đó, điều tôi có ý đề ra nằm trong dòng tư tưởng về một việc phân biệt Tin Mừng.  Đó là cái nhìn của một người môn đệ truyền giáo “được soi sáng và củng cố bởi Chúa Thánh Thần”.[53]

51. Đức Giáo Hoàng không có nhiệm vụ trình bày một phân tích chi tiết và toàn diện về những thực tại đương thời, nhưng tôi mởi gọi tất cả các cộng đồng “luôn luôn tỉnh táo để phân biệt các dấu chỉ của thời đại”.[54]  Đó là một nhiệm vụ quan trọng, bởi vì một số thực tại hiện nay, nếu không tìm ra những giải pháp tốt đẹp, có thể gây ra những tiến trình phi nhân bản là điều sau đó rất khó mà đảo ngược lại được.  Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng những gì có thể là hoa quả của Nước Thiên Chúa và những gì đi ngược lại kế hoạch của Thiên Chúa.  Điều này có nghĩa là chúng ta không những chỉ nhận ra và giải thích những tác động của thần lành và thần dữ, – và đây là điều quyết định – nhưng chọn những tác động của thần lành và loại bỏ những tác động của thần dữ.  Tôi bao hàm các phân tích khác nhau đã được đề ra trong các tài liệu khác của Huấn Quyền phổ quát, cũng như những điều mà các Giám Mục quốc gia và vùng đã đề nghị.  Trong Tông Huấn này, tôi có ý chỉ bàn đến một cách ngắn gọn với nhãn quan mục vụ về một số khía cạnh của những thực tại có thể ngăn chặn hoặc làm suy yếu động lực canh tân truyền giáo của Hội Thánh, hoặc vì chúng có ảnh hưởng đến sự sống và nhân phẩm của dân Thiên Chúa, hoặc vì chúng cũng liên quan trực tiếp đến các cơ cấu của Hội Thánh và đến việc thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

I. Một số thách đố của thế giới ngày nay

52. Trong thời đại chúng ta, nhân loại đang sống ở một khúc quanh lịch sử, mà chúng ta có thể thấy từ những tiến bộ đạt được ở nhiều lãnh vực khác nhau.  Chúng ta phải ca ngợi những thành công góp phần vào sự thịnh vượng của con người, chẳng hạn như trong lãnh vực y tế, giáo dục và truyền thông.  Tuy nhiên, chúng ta không thể quên rằng hầu hết những người nam nữ ở thời đại chúng ta đang sống trong sự bất ổn định mỗi ngày, với những hậu quả tai hại.  Một số bệnh học gia tăng.  Sợ hãi và tuyệt vọng chiếm đóng quả tim của nhiều người, ngay cả trong những nước gọi là giàu có.  Niềm vui của đời sống thường xuyên bị dập tắt, không có sự tôn trọng người khác và bạo lực gia tăng, chênh lệch về xã hội ngày càng trở nên rõ ràng.  Chúng ta phải đấu tranh để sống, và thường sống với một chút nhân phẩm.  Sự thay đổi của thời đại này gây ra bởi những bước nhảy vọt vĩ đại về chất lượng, số lượng, sự nhanh chóng và sự tích lũy, được xác nhận trong tiến bộ khoa học, trong việc cải tiến kỹ thuật và áp dụng chúng một cách nhanh chóng vào các lĩnh vực khác nhau của thiên nhiên và đời sống.  Chúng ta đang ở trong thời đại của kiến thức và thông tin, là nguồn gốc của những hình thức quyền lực mới rất thường thì vô danh.

Trả lời không với một nền kinh tế loại trừ

53.  Như điều răn “chớ giết người” đặt ra một giới hạn rõ ràng về giá trị của đời sống con người, ngày nay, chúng ta phải cũng phải nói “không với một nền kinh tế loại trừ và chênh lệch xã hội”.  Một nền kinh tế như thế cũng giết người.  Làm sao mà việc một ngưởi già vô gia cư bị chết vì lạnh không phải là một tin tức, trong khi thị trường hối đoái bị xuống hai điểm lại là tin tức?  Đó là loại trừ.  Làm sao chúng ta có thể chịu đựng nổi khi thức ăn dư thừa bị đổ đi trong khi có nhiều người bị đói?  Đó là sự chênh lệch xã hội.  Ngày nay, tất cả đều tham gia trò chơi cạnh tranh và sống sót của những kẻ thích hợp nhất, ở đó những người mạnh nuốt trửng những ngưởi yếu.  Như hậu quả của tình trạng này, một khối lớn dân chúng đang bị loại trừ và gạt ra ngoài lề: không có công ăn việc làm, không có triển vọng, không có có lối thoát.  Người ta coi con người là chính nó như những đồ tiêu thụ, nay sử dùng mai bỏ đi.  Chúng ta đã bắt đầu nền văn hóa của “loại bỏ được”, thậm chí còn cổ võ nó.  Nó không còn chỉ đơn thuần là hiện tượng khai thác và áp bức, nhưng một điều gì mới:  Với việc loại bỏ cuối cùng được ảnh hưởng tận gốc đến việc là thành phần xã hội mà chúng ta đang sống, những người bị loại bỏ khi đó không còn ở tầng lớp thấp, ở ngoài lề, hay không có quyền lực, nhưng ở bên ngoài xã hội.  Những người bị loại trừ không phải là ‘những người bị bóc lột’, nhưng là rác, là ‘đồ thừa’.

54. Trong bối cảnh này, một số ngưởi vẫn còn bảo vệ thuyết “[kinh tế] nhỏ giọt (trickle-down)”, là thuyết cho rằng sự phát triển kinh tế gây ra bởi nền kinh tế tự do sẽ chắc chắn thành công trong việc đem lại một xã hội công bằng và bao hàm hơn trên thế giới.  Quan điểm này, chưa bao giờ được xác minh bởi các sự kiện, diễn tả một sự tin tưởng thô thiển và ngây thơ vào sự tốt lành của những người nắm quyền lực kinh tế và vào cơ chế thế tục hoá của hệ thống kinh tế thịnh hành.  Trong khi đó những người bị loại trừ vẫn tiếp tục chờ đợi.  Để chống đỡ một lối sống không bao gồm những người khác, hoặc để có thể có hứng thú với lý tưởng ích kỷ này, chúng ta đã phát triển một sự toàn cầu hóa của thờ ơ.  Hầu như không nhận ra điều đó, chúng ta trở nên không có khả năng trắc ẩn trước những tiếng khóc than đau khổ của tha nhân, chúng ta không còn khóc được nữa trước thảm cảnh của người khác hoặc tìm cách chữa trị cho họ, như thể mọi người có trách nhiệm với chúng ta nhưng chúng ta không có trách nhiệm gì với những vấn đề không liên qua đến mình.  Nền văn hóa phúc lợi làm cho chúng ta bị tê mê và mất bình tĩnh khi thị trường cung cấp một thứ gì mà mình chưa mua, trong khi tất cả những đời sống bị tan vỡ vì thiếu cơ hội này đối với chúng ta chỉ như một cuộc trình diễn đơn giản, chẳng làm cho chúng quan tâm chút nào.

Trả lời không với ngẫu tượng mới của tiền bạc

55. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này nằm trong mối quan hệ mà chúng ta đã thiết lập với tiền bạc, vì chúng ta âm thầm chấp nhận sự thống trị của nó trên chúng ta và trên các xã hội của mình.  Cuộc khủng hoảng tài chính mà chúng ta đang trải qua làm cho chúng ta quên đi rằng nó có nguồn gốc sâu xa tử một cuộc khủng hoảng nhân chủng học:  việc từ chối tính ưu việt của con người!  Chúng ta đã tạo ra những ngẫu tượng mới.  Việc thờ bò vàng xưa kia (x. Xh 32:1-35) đã tìm thấy một phiên bản mới và tàn nhẫn trong chủ thuyết suy tôn tiền bạc quá đáng và chủ nghĩa độc tài của một nền kinh tế phi cá nhân và thật sự không lấy con người làm cùng đích.  Cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy đến cho nền tài chánh và kinh tế cho thấy sự mất cân bằng của chúng, và trên hết, việc thiếu một định hướng về nhân chủng nghiêm trọng hạ con người xuống thành chỉ một trong những nhu cầu của nó tiêu thụ.

56. Trong khi lợi nhuận của một thiểu số đang gia tăng theo cấp số nhân, thì lợi nhuận của đa số lại càng ngày càng thua xa lợi nhuận của thiểu số sung sướng ấy.  Sự mất cân bằng này xuất phát từ ý thức hệ bảo vệ quyền tự chủ tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chính.  Vì vậy, người ta từ chối quyền kiểm soát của các quốc gia là cơ quan có nhiệm vụ duy trì lợi ích chung.  Một chế độ chuyên chế vô hình mới được thiết lập, đôi khi tiềm ẩn, áp đặt luật lệ và những quy tắc của nó một cách đơn phương và không ngừng.  Ngoài ra, nợ nần và chồng chất tiền lời tước đoạt nhiều quốc gia những cơ hội thực tiễn về kinh tế và các công dân khả năng mua bán thật của họ.  Thêm vào tất cả điều này là nạn tham nhũng có hệ thống và trốn thuế ích kỷ đạt đến mức độ toàn cầu.  Nạn tham quyền và tham của thì không biết giới hạn.  Trong hệ thống này, là hệ thống có khuynh hướng nuốt trửng tất cả mọi điều ngăn trở việc gia tăng lợi nhuận, những gì dù là mong manh, như môi trường, không có khả năng tự vệ trước lợi ích của một thị trường đã được phong thần, là điều biến thành quyền lực tuyệt đối.

Trả lời không việc tiền bạc cai trị thay vì phục vụ

57. Đằng sau thái độ này ẩn nấp việc chối từ luân thường đạo lý và chối từ Thiên Chúa.  Luân lý thường bị người ta nhìn một cách nào đó khinh khi và châm biếm.  Nó bị coi là phản tác dụng và quá nhân bản bởi vì nó tương đối hóa tiền bạc và quyền lực.  Nó bị coi như một mối đe dọa, vì nó lên án việc thao túng và hạ giá con người.  Cuối cùng, luân lý đề cập đến một Thiên Chúa là Đấng kêu gọi một đáp trả dấn thân, là điều ở ngoài các loại thị trường.  Khi các loại này đã được tuyệt đối đối hóa, Thiên Chúa bị coi là không thể kiểm soát được, không thể thao túng được, và thậm chí nguy hiểm, bởi vì Ngài kêu gọi con người đến sự viên mãn và độc lập với bất kỳ loại nô lệ nào.  Luân lý – một nền luân lý không ý thức hệ – cho phép chúng ta tạo ra một sự cân bằng và trật tự xã hội nhân đạo hơn.  Theo nghĩa này, tôi kêu gọi các chuyên gia tài chính và các chính phủ của các quốc gia khác nhau hãy suy nghĩ về những lời của một hiền triết thời xưa: “Không chia sẻ của cải với người nghèo là ăn cắp của họ và tước đoạt sinh kế của họ.  Đây không phải là tài sản của chúng ta mà chúng ta sở hữu, nhưng là của họ”.[55]

58. Một cuộc cải cách tài chính không coi thường luân lý sẽ đòi hỏi một sự thay đổi quyết liệt về thái độ nơi các nhà lãnh đạo chính trị, tôi kêu gọi họ đương đầu với thách đố này bằng quyết tâm và tầm nhìn xa, đương nhiên là không bỏ qua sự đặc trưng của từng trường hợp.  Tiền của phải phục vụ chứ không cai trị!  Đức Thánh Cha yêu tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, đó là nhiệm vụ của ngài, nhân danh Đức Kitô, để nhắc lại rằng người giàu phải giúp đỡ người nghèo, tôn trọng và tiến cử họ.  Tôi khuyên anh chị em đoàn kết một cách vị tha và đem nền kinh tế tài chính trở lại với một nền luân lý vì con người.

Trả lời không với sự chênh lệch xã hội là điều gây ra bạo lực

59. Ngày nay, ở khắp mọi nơi, người ta đòi hỏi một một nền an ninh rộng lớn hơn.  Nhưng bao lâu còn sự loại trừ và chênh lệch xã hội trong xã hội và giữa con người, thì sẽ không thể nhổ tận gốc bạo lực.  Những người nghèo và rất nghèo bị kết án là sử dụng bạo lực, nhưng nếu không có sự bình đẳng về cơ hội, những hình thức gây hấn và chiến tranh sẽ tìm thấy những mảnh đất màu mỡ, mà sớm hay muộn, sẽ bùng nổ.  Khi một xã hội – dù là địa phương, quốc gia hay toàn cầu – bỏ rơi ở ngoại vi một phần của chính mình, thì không một chương trình chính trị nào, không một quyền lực trật tự nào hoặc trí thông minh nào có thể đảm bảo một nền an ninh vô hạn.  Điều này xảy ra không chỉ vì do sự chênh lệch xã hội gây ra các phản ứng bạo lực của những người bị loại ra khỏi hệ thống, nhưng vì sự bất công tận gốc của hệ thống kinh tế xã hội.  Cũng như điều tốt có khuynh hướng được truyền thông, thì sự dữ mà anh chị em đồng ý, như bất công, cũng có khuynh hướng lan rộng sức mạnh tai hại của nó và âm thầm phá hủy những nền tảng của hệ thống chính trị và xã hội, bất chấp vẻ vững chắc bề ngoài của chúng.  Nếu mọi hành động đều có hậu quả, một sự dữ ẩn mình trong những cấu trúc của một xã hội luôn luôn chứa đựng một tiềm năng làm cho nó tan rã và bị tiêu diệt.  Chính vì sự dữ kết tinh trong các cấu trúc xã hội bất công, mà người ta không thể mong đợi một tương lai tốt đẹp hơn.  Chúng ta đang ở xa cái gọi là “kết thúc của lịch sử”, vì những điều kiện thuận tiện cho sự phát triển hòa bình và bền vững chưa được thiết lập và thực hiện đầy đủ.

60. Những cơ chế của nền kinh tế hiện tại cổ võ sự tiêu thụ quá mức, nhưng rõ ràng là tinh thần tiêu thụ không kiềm chế được hợp với sự chênh lệch xã hội gây thiệt hại gấp đôi cho cơ cấu xã hội.  Bằng cách này, sự chênh lệch xã hội sớm hay muộn sẽ gây ra bạo lực mà cuộc chạy đua vũ không giải quyết nổi và không bao giờ giải quyết được.  Nó chỉ được dùng để cố gắng đánh lừa những người kêu gào một nền an ninh rộng lớn hơn, như thể ngày nay chúng ta đã không biết rằng vũ khí và đàn áp bằng bạo lực, thay vì cung cấp những giải pháp, lại tạo ra những xung đột mới và tồi tệ nhất.  Một số người đơn thuần thỏa mãn với việc quy tội cho những người nghèo và các nước nghèo vì những bất hạnh của họ, bằng cách nói chung chung một cách phi lý, và làm bộ tìm một giải pháp trong “việc giáo dục” là điều bảo đảm với họ và chuyển những ngưởi này thành những người hiền lành và vô hại.  Những điều này càng trở nên khó chịu hơn nếu những những người bị loại trừ coi sự tăng trưởng của bệnh ung thư xã hội, là điều thối nát ăn rễ sâu ở nhiều nước – trong các chính phủ, trong các doanh nghiệp và các cơ chế – bất chấp ý thức hệ chính trị của các nhà cầm quyền.

Một số thách đố về văn hóa

61. Chúng ta rao giảng Tin Mừng ngay cả khi chúng ta tìm cách giải quyết những thách đố khác nhau có thể phát sinh.[56]  Đôi khi chúng xảy ra trong những cuộc tấn công thực sự vào tự do tôn giáo hoặc trong những hoàn cảnh mới của việc đàn áp các Kitô hữu, mà ở một số quốc gia đã đạt đến mức báo động về hận thù và bạo lực.  Ở nhiều nơi, một sự thờ ơ tương đối lan tràn khá rộng lớn, liên quan đến việc vỡ mộng và cuộc khủng hoảng tư tưởng xảy ra như một phản ứng chống lại tất cả những gì có vẻ chuyên chế.  Điều này không chỉ có hại cho Hội Thánh mà còn cho xã hội nói chung.  Chúng ta nhận ra rằng một nền văn hóa, trong đó mỗi người đều muốn là người mang chân lý chủ quan của riêng mình, tạo nên những khó khăn cho những công dân muốn tham gia vào một dự án hợp tác vượt trên những tư lợi và tham vọng cá nhân.

62. Trong nền văn hóa thịnh hành, vị thế đầu tiên bị chiếm đóng bởi những gì là bên ngoài, lập tức, hữu hình, nhanh chóng, hời hợt và tạm thời.  Những gì có thật nhường chỗ cho những gì có vẻ bề ngoài.  Ở nhiều quốc gia, việc toàn cầu hóa đã dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của nền văn hóa gốc, với cuộc xâm lăng của những xu hướng đến từ những nền văn hóa khác, có sự phát triển về kinh tế nhưng yếu đi về đạo đức.  Điều ấy được trình bày ở nhiều Thượng Hội Đồng Giám Mục khác nhau từ các châu lục khác nhau.  Chẳng hạn như các Giám Mục Phi Châu nhắc lại Thông Điệp Solicitudo Rei Socialis, một vài năm trước đây đã báo cáo rằng đã nhiều lần người ta muốn biến các nước Phi Châu thành “những bộ phận đơn giản của một cơ chế ở các bộ phận của một thiết bị khổng lồ.  Điều này thường cũng đúng trong lĩnh vực truyền thông xã hội, được điều hành chủ yếu bởi những trung tâm nằm ở bắc bán cầu, không luôn luôn để ý đến những ưu tiên và những vấn đề của các quốc gia này, và không tôn trọng những nét văn hóa của họ”.[57]  Tương tự như thế, các Giám Mục Á Châu nhấn mạnh đến “những ảnh hưởng bên ngoài đè nặng trên các nền văn hóa Á Châu.  Những hình thức cư xử mới đang nổi lên như là kết quả của việc tiếp xúc với quá nhiều phương tiện truyền thông […]  Kết cuộc là những khía cạnh tiêu cực của các phương tiện truyền thông và kỹ nghệ giải trí đang đe dọa các giá trị truyền thống”.[58]

63. Đức tin Công Giáo của nhiều người hiện đang phải đối diện với những thách đố của sự phát triển rộng rãi của các phong trào tôn giáo mới, một số có chiều hướng cơ bản và một số khác dường như đề ra một linh đạo không có Thiên Chúa.  Điều này, một mặt là kết quả của một phản ứng của con người trước một xã hội tiêu thụ, vật chất, cá nhân, và mặt khác, lợi dụng những yếu điểm của dân số sống ở các vùng ngoại vi và các khu vực nghèo khổ, là những người sống sót giữa những khổ đau lớn lao của con người, và đang tìm kiếm những giải pháp tức thời cho các nhu cầu của họ.  Các phong trào tôn giáo này, được đặc trưng bằng sự thâm nhập tinh tế của chúng, đến những nơi mà chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế để lấp đầy những chỗ trống để lại bởi chủ nghĩa duy lý tục hóa.   Ngoài ra, chúng ta phải thừa nhận rằng, nếu một phần những người đã được rửa tội không cảm thấy thuộc về Hội Thánh, điều đó có thể là do một số cơ cấu nào đó và bầu khí lạnh nhạt ở một số giáo xứ và cộng đồng của chúng ta, hoặc một thái độ quan liêu khi đối phó với những vấn đề, dù đơn giản hay phức tạp, của đời sống của dân chúng của chúng ta. Ở nhiều nơi bình diện hành chính của các khía cạnh mục vụ chiếm ưu thế, cũng như việc chỉ cử hành các Bí Tích mà không có những hình thức truyền giáo khác.

64. Tiến trình tục hóa có chiều hướng thu gọn đức tin và Hội Thánh vào phạm vi riêng tư và và thầm kín.  Hơn nữa, với sự hoàn toàn chối từ sự siêu việt, người ta đã tạo ra một sự méo mó càng ngày càng nhiều hơn về luân lý, một sự suy yếu của ý thức về tội lỗi cá nhân và xã hội, và một sự tăng trưởng đều đặn của thuyết tương đối, đưa đến một tình trạng mất phương hướng chung, đặc biệt là trong các giai đoạn vị thành niên và thanh niên, là những giai đoạn rất dễ thay đổi.   Như các Giám Mục Hoa Kỳ đã nhận xét, trong khi Hội Thánh khẳng định về sự hiện hữu của những quy tắc luân lý khách quan áp dụng cho tất cả mọi người, thì lại “có những người trong nền văn hóa của chúng ta miêu tả những giáo huấn này như không công bằng, nghĩa là, trái với những quyền cơ bản của con người.  Tuyên bố như thế thường là theo một hình thức của chủ nghĩa tương đối về luân lý được nối liền, không phải không có mâu thuẫn, với một niềm tin vào các quyền tuyệt đối của cá nhân.  Theo quan điểm này, Hội Thánh bị coi là cổ võ một thành kiến ​​cá nhân và như can thiệp vào tự do cá nhân”.[59]  Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin, là xã hội dồn dập tấn công chúng ta một cách bừa bãi bằng những dữ liệu mà tất cả được coi là quan trọng như nhau, và cuối cùng dẫn chúng ta đến một sự nông cạn khủng khiếp khi giải quyết những vấn đề luân lý.  Do đó, một nền giáo dục dạy suy nghĩ một cách có phê phán và cung cấp một sự trưởng thành trong những giá trị, trở nên một điều cần thiết.

65. Mặc dù làn sóng thế tục đã tràn ngập xã hội chúng ta, ở nhiều quốc gia – kể cả những nơi mà Kitô Giáo là thiểu số – Hội Thánh Công Giáo được coi là một tổ chức đáng tin cậy theo dư luận quần chúng, được tin cậy trong tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực đoàn kết và quan tâm đến những người nghèo khổ nhất.  Nhiều lần, Hội Thánh phục vụ như trung gian hòa giải để tạo sự thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình, hòa hợp, môi trường, bảo vệ sự sống, nhân quyền và quyền công dân, vv. Và sự đóng góp của các trường học và các trường đại học Công Giáo trên toàn thế giới vĩ đại biết bao!  Vì vậy, rất tích cực.  Nhưng khi chúng ta đưa ra những vấn đề khác không mấy được quần chúng chấp nhận, chúng ta phải trả giá để cho người ta thấy rằng mình làm điều ấy vì trung thành với cùng một niềm tin về phẩm giá của con người và công ích.

66. Gia đình trải qua một cuộc khủng hoảng văn hóa sâu xa, giống như tất cả các cộng đồng và các liên hệ xã hội.  Trong trường hợp gia đình, sự mỏng dòn của những mối dạy các liên hệ trở nên đặc biệt nghiêm trọng bởi vì nó là đơn vị cơ bản của xã hội, ở đó chúng ta học cách sống chung với nhau trong sự khác biệt và thuộc về người khác, và là nơi mà cha mẹ truyền lại đức tin cho con cái.  Hôn nhân có khuynh hướng bị coi như một hình thức đơn giản của sự mãn nguyện tình cảm, là điều có thể là được xây dựng bất kỳ cách nào và thay đổi theo cảm xúc của mỗi người.  Nhưng sự đóng góp không thể thiếu được của hôn nhân cho xã hội vượt trên mức độ cảm xúc và nhu cầu đột xuất cặp vợ chồng.  Như các Giám Mục Pháp dạy rằng hôn nhân không sinh ra “từ cảm giác yêu thương, theo định nghĩa phù du, nhưng từ chiều sâu của sự cam kết của vợ chồng, là hai người đồng ý bước vào một sự kết hợp của toàn thể đời sống”.[60]

67. Chủ nghĩa cá nhân của thời đại hậu hiện đại và toàn cầu hóa của chúng ta ủng hộ một cách sống làm suy yếu sự phát triển và ổn định của những mối dây liên hệ giữa con người, và làm biến dạng các mối liên hệ gia đình.  Hoạt động mục vụ phải chứng tỏ tốt hơn nữa rằng sự liên hệ với Cha của chúng ta đòi hỏi và khuyến khích một sự hiệp thông chữa lành, thúc đẩy và tăng cường mối liên hệ giữa các cá nhân.  Trong khi trên thế giới, đặc biệt là ở một số quốc gia, tái xuất hiện những hình thức khác nhau của chiến tranh và xung đột, thì chúng ta, là các Kitô hữu, nhấn mạnh đến đề nghị chấp nhận nhau, chữa lành vết thương, bắc cầu, phát triển những liên hệ và “vác đỡ gánh nặng cho nhau” (Gl 6:2).  Mặt khác, ngày nay phát sinh nhiều hình thức hiệp hội nhằm mục đích bảo vệ các quyền và nhằm đạt được những mục tiêu cao thượng.  Bằng cách này, người ta thấy rõ khát vọng tham gia của nhiều công dân là những người muốn thành những người xây dựng sự tiến bộ của xã hội và văn hóa.

Những thách đố về hội nhập văn hóa của đức tin

68. Nguyên liệu làm nền tảng Kitô giáo của một số dân tộc – đặc biệt ở Tây Phương – là một thực tại sống động.  Chúng ta tìm thấy ở đó, đặc biệt là trong số những người nghèo khổ nhất, một kho dự trữ luân lý là điều bảo tồn những giá trị của một nền nhân bản Kitô giáo đích thực.  Khi nhìn vào thực tại bằng cặp mắt đức tin, chúng ta không thể không nhận ra những gì mà Chúa Thánh Thần đang gieo.  Chúng ta sẽ tỏ ra không tin tưởng vào hoạt động tự do và đại lượng của Chúa Thánh Thần khi nghĩ rằng không có những giá trị Kitô giáo chân chính ở những nơi mà phần lớn dân chúng đã được rửa tội và bày tỏ đức tin cùng tình đoàn kết huynh đệ của họ bằng nhiều cách khác nhau.  Ở đây chúng ta cần phải nhận ra nhiều hơn là “hạt giống Lời Chúa”, vì nó là một đức tin Công Giáo đích thực với cách diễn tả và thuộc về Hội Thánh riêng của nó.  Chẳng ích lợi gì khi coi thường tầm quan trọng quyết định của một nền văn hóa được đánh dấu bởi đức tin, bởi vì nền văn hóa này đã được Phúc Âm hóa, vượt trên những giới hạn của nó, nó có nhiều tài nguyên hơn đơn thuần chỉ là một tổng số các tín hữu, có thể được đem ra để đương đầu với cuộc tấn công hiện nay của chủ nghĩa thế tục.  Một nền văn hóa phổ thông đã được Phúc Âm hóa chứa đựng những giá trị đức tin và đoàn kết có thể dẫn đến việc phát triển một xã hội công bằng và đáng tin cậy hơn, cùng có một sự khôn ngoan riêng mà chúng ta phải nhìn nhận với một cái nhìn đầy biết ơn.

69.  Chúng ta bắt buộc phải rao giảng Tin Mừng cho các nền văn hóa để bản sắc hóa Tin Mừng.  Ở những nước theo truyền thống Công Giáo, sẽ là đồng hành, chữa lành và củng cố sự phong phú đã có sẵn, và ở những nước có những truyền thống tôn giáo khác hay đã bị tục hóa một cách quá sâu xa, sẽ là đưa ra một tiến trình mới để loan báo Tin Mừng cho nền văn hóa, mặc dù tiến trình này liên quan đến những dự án rất trường kỳ.  Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng mình luôn luôn được mời gọi để lớn lên.  Mọi nhóm văn hóa và xã hội đều cần sự thanh lọc và trưởng thành.  Trong trường hợp nền văn hóa phổ thông của những dân Công Giáo, chúng ta có thể nhận ra một số yếu điểm vẫn cần phải được chữa lành bởi Tin Mừng: nạn chồng chủ vợ tôi, nghiện ngập, bạo lực trong gia đình, ít người dự Thánh Lễ, tin tưởng vào thuyết định mệnh hoặc mê tín dị đoan khiến người ta cậy đến bùa phép, vv.  Nhưng chính những việc đạo đức phổ thông là khởi điểm tốt nhất để chữa lành và giải thoát họ.

70. Cũng có thật là đôi khi, thay vì nhấn mạnh đến sự thôi thúc của lòng đạo đức Kitô giáo, thì người ta lại nhấn mạnh đến những hình thức bên ngoài của truyền thống của một vài nhóm nào đó, hoặc điều mà người ta cho là mặc khải tư được coi là không thể chối cãi được.  Có một loại Kitô Giáo tạo thành bởi những việc sùng kính phản ảnh một cách cá nhân và tình cảm của đời sống đức tin, mà thật ra không phải là một “việc đạo đức phổ thông” đích thực.  Một số người khuyến khích những cách diễn tả này mà không quan tâm đến sự tiến bộ của xã hội và việc đào luyện các tín hữu, và trong một vài trường hợp, họ làm điều ấy vì những  lợi ích kinh tế hoặc vì một ít quyền hành trên những người khác.  Chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế là, trong những thập niên gần đây, xảy ra một sự  thất bại trong tiến trình truyền thụ đức tin Kitô giáo giữa các thế hệ trong những người Công Giáo.  Chúng ta không thể phủ nhận rằng nhiều người cảm thấy thất vọng và không còn coi là mình theo truyền thống Công Giáo nữa, số cha mẹ không rửa tội cho con cái và không dạy chúng cầu nguyện gia tăng, và có một cuộc xuất hành nào đó về phía những cộng đồng đức tin khác.  Một số nguyên nhân của sự thất bại này là: thiếu dịp để đối thoại trong gia đình, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, thuyết tương đối chủ quan, tinh thần tiêu thụ không thể kiềm chế được là điều kích thích thị trường, thiếu sự chăm sóc mục vụ cho những người nghèo nhất, sự thiếu vắng một chào đón nồng nhiệt trong các tổ chức của chúng ta, và chúng ta gặp khó khăn trong việc phục hồi sự gắn bó mầu nhiệm với đức tin trong một khung cảnh đa tôn giáo.

Những thách đố của nền văn hóa đô thị

71. Giêrusalem mới, Thành Thánh (Kh 21: 2-4) là mục tiêu mà toàn thể nhân loại đang hướng về.  Điều thú vị là mặc khải cho chúng ta biết rằng sự viên mãn của con người và lịch sử được thể hiện trong một thành.  Chúng ta cần phải nhận ra thành này từ một cái nhìn chiêm niệm, có nghĩa là một cái nhìn bằng con mắt đức tin để phát hiện ra Thiên Chúa ngự trong những ngôi nhà của nó, những con đường của nó, và những quảng trường của nó.  Sự hiện diện của Thiên Chúa đi kẻm với việc tìm kiếm chân thành mà những người và các nhóm đang làm để tìm sự trợ giúp và ý nghĩa cho cuộc sống của họ.  Thiên Chúa sống giữa những dân thành là những người phát huy tinh thần đoàn kết, tình huynh đệ, những ước muốn tốt, chân lý và công lý.  Sự hiện diện này không phải là được người ta chế tạo ra, nhưng được tìm thấy và phát hiện.  Thiên Chúa không ẩn mình đối với những người tìm kiếm Ngài bằng một con tim chân thành, cho dù họ mò mẫm, một cách không chính xác và rộng rãi.

72. Trong thành phố, bình diện tôn giáo được diễn tả bằng nhiều cách sống khác nhau, từ những phong tục liên quan đến một cảm giác về thời gian, đến lãnh thổ và các mối quan hệ khác với cách sống của người dân nông thôn.  Trong cuộc sống thường nhật, dân thành phố phải thường xuyên đấu tranh để sinh tồn, và trong cuộc đấu tranh này hàm chứa một ý thức sâu xa về cuộc đời là điều thường cũng liên quan đến một ý nghĩa tôn giáo sâu xa.  Chúng ta cần phải xét đến để đạt được một cuộc đối thoại như Chúa nhận ra với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng, nơi chị tìm cách làm dịu cơn khát của mình (x. Galatians 4:7-26).

73. Những nền văn hóa mới phát sinh một cách liên tục trong những khu vực địa lý rộng lớn này của con người, nơi mà các Kitô hữu không còn được coi là những người cổ võ hay tạo ra những ý nghĩa, nhưng họ nhận được chúng từ các ngôn ngữ, biểu tượng, sứ điệp và mô thức khác, là những điều cung cấp những hướng đi mới cho cuộc sống, thường đối lập với Tin Mừng của Chúa Giêsu.  Một nền văn hóa hoàn toàn mới đã sinh ra và tiếp tục phát triển trong các thành phố.  Thượng Hội Đồng Giám Mục ghi nhận rằng ngày nay, những sự biến đổi của các khu vực rộng lớn này và nền văn hóa mà chúng diễn tả là một nơi đặc biệt cho việc Tân Phúc Âm hóa.[61]  Điều này đòi hỏi chúng ta phải tưởng tượng ra những nơi cầu nguyện và hiệp thông với những đặc tính sáng tạo, hấp dẫn và có ý nghĩa hơn đối với dân thành phố.  Những vùng nông thôn, do ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng không xa lạ gì với những biến đổi văn hóa là những gì cũng đáng kể trong việc thay đổi cách sống của họ.

74. Cần phải có một cách truyền giáo có thể chiếu sáng những cách thức mới của sự liên hệ với Thiên Chúa, với tha nhân và với môi trường, là điều sẽ làm sáng tỏ những giá trị cơ bản.  Cần phải đi đến những nơi mà ở đó chúng ta hình thành những câu chuyện và những mô thức mới để đem Lời của Chúa Giêsu tận đáy linh hồn của thành phố.  Chúng ta không được quên rằng thành phố là một môi trường đa văn hóa.  Ở các thành phố lớn, người ta có thể tìm thấy một mạng liên kết mà trong đó những nhóm người chia sẻ cùng một loại tưởng tượng và mơ ước tương tự về đời sống, tạo nên những hành động hỗ tương giữa con người, những nền văn hóa mới, trong những thành phố vô hình.  Các hình thức văn hóa phụ khác nhau cùng tồn tại bên cạnh nhau, nhưng thường thực hành sự tách biệt và bạo lực.  Hội Thánh được mời gọi phục vụ một cuộc đối thoại khó khăn.  Ngoài ra, có những thị dân có đủ phương tiện để phát triển cuộc sống cá nhân và gia đình của họ, nhưng có một số rất lớn, những “người còn lại của thành phố, những người “không phải là dân đô thị” hay “dân bán đô thị”.  Thành phố tạo nên một loại mâu thuẫn thường trực, bởi vì trong khi nó cung cấp cho thị dân những tiềm năng vô tận, thì cũng phát sinh nhiều khó khăn làm cản trở cho sự phát triển đầy đủ về cuộc sống của nhiều người.  Những mâu thuẫn này gây ra đau khổ đau.  Ở nhiều nơi trên thế giới, các thành phố là cảnh trí của những cuộc biểu tình tập thể, ở đó hàng ngàn người đòi hỏi tự do, tham gia, công lý và những đòi hỏi khác nhau mà nếu không giải quyết đúng cách, sẽ không thể bịt miệng họ bằng vũ lực.

75. Chúng ta không thể làm như không biết đến rằng ở trong các thành phố có việc buôn bán ma túy và buôn bán người, lạm dụng và bóc lột trẻ em, bỏ rơi các người già cả và bệnh tật, các hình thức tham nhũng khác nhau và tội phạm gia tăng cách dễ dàng.  Đồng thời, điều đáng lẽ là những nơi người ta gặp gỡ và thể hiện tinh thần đoàn kết, thường biến thành những nơi chạy trốn và ngờ vực lẫn nhau.  Những căn nhà ở và các khu dân cư được xây lên để cô lập hóa và bảo vệ hơn là để liên kết và hòa nhập.  Việc công bố Tin Mừng sẽ là nền tảng cho việc khôi phục phẩm giá của đời sống con người trong những hoàn cảnh này, bởi vì Chúa Giêsu muốn rải trong các thành phố này sự sống dồi dào (x. Ga 10:10).  Ý nghĩa kết hợp và đầy đủ của đời sống con người mà Tin Mừng cung cấp là phương thuốc điều trị tốt nhất cho những căn bệnh của thành phố, tuy nhiên chúng ta phải nhận ra rằng một chương trình và một phương thức truyền giáo độc dạng và cứng nhắc không phù hợp với thực tại này.  Nhưng việc sống trọn vẹn những gì là con người và tự giới thiêu mình vào trung tâm của những thách đố như những nắm men nhân chứng, trong bất cứ nền văn hóa nào, trong bất cứ thành phố nào, làm cho chúng ta thành những Kitô hữu tốt hơn và sinh hoa kết quả trong thành phố.

II. Những cám dỗ của những người làm mục vụ

76. Tôi cảm thấy rất biết ơn sự dấn thân của tất cả những người làm việc trong Hội Thánh.  Lúc này tôi không muốn dừng lại để trình bày các hoạt động của những người làm việc mục vụ khác nhau, từ các Giám Mục cho đến những ngưởi phục vụ Hội Thánh cách khiêm tốn và âm thầm nhất.  Thay vào đó, tôi muốn suy nghĩ về những thách đố mà tất cả mọi người trong họ hiện đang phải đương đầu trong bối cảnh văn hóa bị toàn cầu hóa.  Tuy nhiên, trước hết tôi phải công bằng mà nói rằng sự đóng góp của Hội Thánh trong thế giới ngày nay thật là bao la.  Sự đau lòng và xấu hổ của chúng ta vì tội lỗi của một số thành viên của Hội Thánh, và cũng của chúng ta, không bao giờ được làm cho chúng ta quên tất cả những Kitô hữu đã hiến cuộc đời của họ cho tình yêu: họ giúp đỡ quá nhiều người để những người ấy được chữa lành hoặc được bình an chết trong những tạm xá, đồng hành với những người trở thành nô lệ cho những loại nghiện ngập khác nhau ở những nơi nghèo nhất trên trái đất, hiến thân cho việc giáo dục trẻ em và thanh niên, chăm sóc những người già cả bị mọi người bỏ rơi, tìm cách thông truyền những giá trị giữa những môi trường thù nghịch, tận tâm bằng nhiều cách khác nhau để chứng tỏ tình yêu bao la dành cho nhân loại mà Thiên Chúa làm người truyền cho chúng ta.  Tôi biết ơn vì những tấm gương tuyệt đẹp đã làm cho tôi bởi nhiều Kitô hữu là những người dâng hiến cuộc đời và thời gian của họ với niềm vui.  Chứng từ này làm cho tôi rất nhiều điều tốt và nâng đỡ tôi trong khát vọng cá nhân của tôi để vượt qua sự ích kỷ mà hiến mình nhiều hơn nữa.

77. Mặc dù thế, như những trẻ em ở thời đại này, tất cả chúng ta, một cách nào đó, cũng bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa toàn cầu hóa ngày nay, là nền văn hóa, trong khi mang lại cho chúng ta những cơ hội và những giá trị mới, cũng có thể hạn chế chúng ta và ra điều kiện cho chúng ta để làm hại chúng ta.  Tôi biết rằng chúng ta cần phải tạo ra những chỗ phù hợp để thúc đẩy và đào tạo những người làm mục vụ, “những nơi mà đức tin vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh được nhắc lại, những nơi mà những vấn đề sâu xa nhất và những quan tâm hàng ngày được chia sẻ, những nơi mà sự phân biệt thâm sâu nhất về những kinh nghiệm và chính đời sống được thực hiện trong ánh sáng của Tin Mừng, để hướng về sự tốt lành và vả đẹp của những lựa chọn cá nhân và lựa chọn xã hội của mình”.[62]  Đồng thời, tôi muốn mọi người chú ý đến những một vài cám dỗ có ảnh hưởng đến đặc biệt đến những người làm mục vụ.

Trả lời có với những thách đố của một linh đạo truyền giáo

78. Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy nơi nhiều người làm mục vụ, kể cả những người được thánh hiến, một bận tâm quá đáng về tự do cá nhân và giải trí của mình, khiến họ sống những nhiệm vụ của họ như là một phần phụ thuộc đơn giản của đời sống, như thể chúng không phải là một phần của căn tình của họ.  Đồng thời, đời sống tâm linh được đồng hóa với những giây phút tôn giáo cung cấp một ít an ủi, nhưng không nuôi nấng được việc gặp gỡ với những người khác, tham gia vào thế giới, đam mê truyền giáo.  Do đó, người ta có thể tìm thấy ở nhiều người làm việc truyền giáo, mặc dù họ có cầu nguyện, một nhấn mạnh đến chủ nghĩa cá nhân, một cuộc khủng hoảng căn tính và suy giảm nhiệt tình.  Đây là ba tệ nạn tự nuôi nhau.

79. Đôi khi nền văn hóa truyền thông và một số trí thức truyền tải một sự ngờ vực đáng kể ở những bài tường trình về sứ điệp của Hội Thánh, cùng với một ít thái độ yếm thế.  Kết quả là, nhiều người làm mục vụ, ngay cả khi họ cầu nguyện, phát triển một loại mặc cảm, dẫn họ đến việc tương đối hóa hoặc che giấu căn tính và những xác tín Kitô giáo của họ.  Vì thế một vòng luẩn quẩn được hình thành, cho nên họ không hài lòng với những gì họ đang có và những gì họ làm, họ không cảm thấy được đồng hóa với sứ vụ rao giảng Tin Mừng, và điều này làm suy yếu việc dấn thân.  Cuối cùng họ bóp nghẹt niềm vui của sứ vụ bằng cách quá bận tâm về việc giống như mọi người khác và có những gì người khác có.  Bằng cách này, nhiệm vụ loan báo Tin Mừng trở nên bó buộc và họ dành rất ít nỗ lực và một số thì giờ rất hạn chế cho nó.

80. Ngoài kiểu tâm linh hay dòng tư tưởng cụ thể mà họ có thể có, nơi những người làm mục vụ phát triển một thuyết tương đối thậm chí còn nguy hiểm hơn thuyết tương đối về tín lý nhiều.  Nó liên quan đến những lựa chọn sâu xa nhất và chân thành nhất là những điều xác định một cách sống.  Thuyết tương đối thực tế này hệ tại ở việc hành động như thể không có Thiên Chúa, ở việc quyết định như thể không có người nghèo, ở việc mơ ước là không có tha nhân, làm việc như thể tất cả những người chưa nhận được lời rao giảng Tin Mừng là không có.  Cần nhấn mạnh rằng ngay cả những người dường như có xác tín về tín lý và tâm linh, cũng thường rơi vào một lối sống dẫn đến một gắn bó với sự an toàn về kinh tế, hoặc với việc muốn có quyền hành và vinh quang loài người bằng bất cứ giá nào, thay vì dâng hiến đời mình cho tha nhân trong việc truyền giáo.  Chúng ta đừng để mình bị cướp mất nhiệt tâm truyền giáo!

Trả lời không với sự ươn lười ích kỷ

81. Khi chúng ta cần một sự năng động truyền giáo nhất là điều đem muối và ánh sáng vào trần gian, nhiều giáo dân sợ rằng mình bị mời làm một nhiệm vụ tông đồ, nên tìm cách trốn tránh để thoát khỏi bất kỳ cam kết nào có thể làm mất thì giờ rảnh rỗi của mình.  Chẳng hạn như ngày nay rất khó để tìm thấy các giáo lý viên được đào tạo cho các giáo xứ và kiên trì trong công tác của họ nhiều năm.  Nhưng một điều gì đó tương tự cũng xảy ra cho các linh mục, những người bận tâm quá mức với thì giờ rảnh rỗi của họ.  Điều này thường xảy ra vì sự thể là người ta cảm thấy tuyệt đối cần phải bảo tồn không gian tự chủ của họ, như thể việc dấn thân rao giảng Tin Mừng là một chất độc nguy hiểm thay vì là một đáp trả hân hoan với tình yêu của Thiên Chúa là Đấng triệu tâp chúng ta để truyền giáo và làm cho chúng ta hoàn thành và hiệu quả.  Một số chống lại việc tận hiến hoàn toàn cho sứ vụ và chung cuộc bị bao bọc trong một trạng thái ươn lười tê liệt.

82. Vấn đề không phải luôn luôn có quá nhiều hoạt động, nhưng điều chính là các hoạt động ấy được thực hiện một cách tồi tệ, không đủ hứng thú, không có một linh đạo thấm nhuần các hoạt động và biến chúng thành điều đáng mong ước.  Từ đó các nhiệm vụ làm cho họ mệt mỏi quá sức và đôi khi còn bị bệnh.  Đó không phải là một sự mệt mỏi thanh thản vui tươi, nhưng căng thẳng, đau đớn, bất bình, và cuối cùng không thể chịu nổi.  Sự ươn lười về mục vụ này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.  Một số người rơi vào tình trạng ấy vì họ theo đuổi những dự án thiếu khả thi và không âm thầm hài lòng với những gì khả thi.  Những người khác, vì không kiên nhẫn nổi với sự tiến hành khó khăn của những tiến trình và muốn tất cả mọi sự từ trời rơi xuống.  Những người khác, vì gắn bó với một số dự án và những ước mơ thành công được vun trồng bởi tính khoa trương của họ. Những người khác đã mất liên lạc thật sự với dân chúng trong việc không còn cá nhân hóa việc mục vụ của mình, họ quan tâm nhiều đến tổ chức hơn là nhân sự, để rồi các “bảng lộ trình” làm cho họ hứng thú hơn là chính cuộc hành trình.  Những người khác rơi vào sự lười biếng vì họ không biết chờ đợi, họ muốn chế ngự cả nhịp sống.  Ngày nay, việc nóng lòng muốn có kết quả ngay khiến cho những người làm mục vụ không dễ dàng chấp nhận cảm thức có một chút mâu thuẫn, việc có thể thất bại, một lời chỉ trích, một thập giá.

83. Do đó mối đe dọa lớn nhất từ từ thành hình, “đó là chủ nghĩa thực dụng buồn rầu của đời sống hàng ngày của Hội Thánh, trong đó dường như mọi việc xảy ra bình thường, trong khi trên thực tế, đức tin bị suy yếu và thoái hóa thành nhỏ nhen.”[63]  Vì thế phát triển một tâm lý nấm mồ, dần dần biến các Kitô hữu thành những xác ướp trong viện bảo tàng.  Thất vọng với thực tại, với Hội Thánh hoặc với chính mình, họ sống trong cám dỗ bám vứu không ngừng vào một nỗi buồn mơ hồ, không có hy vọng, là điều xâm nhập quả tim của họ như “rượu thuốc quý giá nhất của ma quỷ”.[64]  Được mời gọi để soi sáng và truyền thông sự sống, rốt cuộc họ cũng bị quyến rũ bởi những điều chỉ tạo ra bóng tối và mệt mỏi nội tâm, và những điều ấy làm suy yếu động năng tông đồ.  Đối với tất cả những điều này tôi muốn nhấn mạnh: chúng ta đừng để cho mình bị cướp mất niềm vui của việc loan báo Tin Mừng!

Trả lời không với một bi quan vô bổ

84. Niềm vui của Tin Mừng là điều không ai và không gì có thể tước đoạt khỏi tay chúng ta (x. Ga 16, 22).  Những sự dữ của thế giới chúng ta – và của Hội Thánh – không phải là một lý do để giảm bớt sự dấn thân và nhiệt tình của chúng ta.  Hãy chỉ coi chúng như những thách đố để lớn lên.  Ngoài ra, con mắt đức tin có thể nhận ra ánh sáng mà Chúa Thánh Thần luôn luôn tỏa lan trong bóng tối, đừng quên rằng “ở đâu tội lỗi gia tăng, thì ở đó ân sủng càng thêm dồi dào” (Romans 5:20).  Đức tin của chúng ta được thách đố để thấy rượu mà trong đó nước có thể được biến đổi, và để khám phá ra hạt lúa mọc giữa cỏ dại.  Năm mươi năm kể từ Công Đồng Vaticanô II, trong lúc chúng ta cảm thấy đau đớn vì những khổ đau của thời đại mình, và dù chúng ta không lạc quan ngây thơ, thì hiện thực lớn hơn của chúng ta không phải là ít tin tưởng vào Chúa Thánh Thần hoặc ít quảng đại hơn.  Theo ý nghĩa này, chúng ta có thể nghe lại những lời của Chân Phước Gioan XXIII, vào ngày đáng nhớ hôm đó, ngày 11 tháng 10 năm 1962: “Đôi khi chúng ta phải nghe, thường thì cách đáng tiếc, tiếng nói của những người, mặc dù được đốt cháy bởi lòng nhiệt thành với tôn giáo, nhưng phân tích những sự kiện với một phán đoán không đủ khách quan hay thiếu thận trọng.  Trong tình hình hiện nay của xã hội loài người, họ không có khả năng thấy được bất cứ điều gì khác ngoài đổ nát và thiên tai […]  Có lẽ chúng ta cần phải nói rằng chúng ta hoàn toàn không đồng ý với những tiên tri về ngày tận thế này, là những người luôn luôn giảng những gì kinh khủng nhất, như thể tận thế đã gần.  Trong trình trạng hiện tại của những biến cố của con người, trong đó nhân loại có vẻ bước vào một một trật tự mới của sự vật, và thật là tốt đẹp khi nhận ra kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa Quan Phòng, xảy ra vào các thời điểm khác nhau qua công việc của con người, và thường vượt quá những mong đợi của họ, và sự khôn ngoan trong đó tất cả mọi sự, ngay cả những biến cố bất lợi cho con người, đều lợi ích cho Hội Thánh”.[65]

85. Một trong những cám dỗ nghiêm trọng hơn bóp nghẹt sự nhiệt tình và mạnh bạo là cảm giác thất bại, là điều biến đổi chúng ta thành bi quan bất mãn và thất vọng khi phải đối diện với tình trạng đen tối.  Không ai có thể ra trận nếu không nắm chắc phần thắng.  Ai bắt đầu mà không có lòng tự tin thì đã thua trước một nửa trận chiến và chôn vùi tài năng của mình.  Ngay cả khi với một ý thức đau xót về những giới hạn riêng của mình, chúng ta phải tiến lên mà không lùi bước, và nhớ những gì Chúa đã nói với Thánh Phaolô, “Ơn sủng của Thầy đã đủ cho con rồi vì quyền năng của Thầy được thể hiện trong sự yếu đuối” (2 Corinthians 12:9).  Chiến thắng của Kitô hữu luôn luôn là Thánh Giá, nhưng một cây Thánh Giá đồng thời là một biểu ngữ của chiến thắng mà người ta mang với một sự dịu dàng hiếu chiến chống lại những cuộc tấn công của ma quỷ.  Thần dữ chủ bại là anh em của sự cám dỗ muốn tách lúa ra khỏi cỏ dại không đúng lúc, là sản phẩm của sự lo âu thiếu tin tưởng và quy về mình.

86. Rõ ràng là ở một số nơi đã có việc “sa mạc hóa” về tâm linh, là hậu quả dự án của những xã hội muốn xây dựng mà không có Thiên Chúa hoặc phá hủy gốc rễ Kitô giáo của họ.  Ở đó “thế giới Kitô giáo trở nên cằn cỗi và kiệt quệ như một vùng đất đã bị khai thác quá mức đến nỗi biến thành cát”.[66]  Ở các nước khác, việc chống đối Kitô giáo bằng bạo lực đã bắt buộc những Kitô hữu sống đức tin của họ hầu như tàng ẩn trong trong đất nước mà họ yêu mến.  Đây là một hình thức khác rất đau lòng của sa mạc.  Ngay cả gia đình riêng hoặc sở làm của chúng ta cũng có thể là những môi trường khô cằn này, ở đó chúng ta phải giữ vững đức tin và tìm cách truyền bá nó.  Nhưng “chính từ việc bắt đầu từ kinh nghiệm về hoang địa này, sự trống rỗng này, mà chúng ta có thể một lần nữa khám phá ra niềm vui của đức tin, tầm quan trọng sống còn của nó đối với chúng ta, những người nam nữ.  Trong hoang địa, người ta tái khám phá ra giá trị của những gì là thiết yếu cho sống.  Trong thế giới ngày nay có rất nhiều dấu chỉ, thường được tỏ lộ cách gián tiếp hay tiêu cực, về sự khao khát Thiên Chúa, về ý nghĩa tối hậu của cuộc đời.  Và trong hoang địa, rất cần phải có những người có đức tin, bằng gương sáng của chính đời sống họ, cho những người khác thấy con đường về Đất Hứa và giữ cho niềm hy vọng được sống mãi”.[67]  Trong mọi trường hợp, trong những trường hợp tương tự, chúng ta được mời gọi là những người mang bình nước để phân phát nước uống cho người khác.  Đôi khi cái bình biến thành một cây Thánh Giá nặng nề, nhưng chính trên Thánh Giá, ở nơi lưỡi đòng đâm thâu qua, mà Chúa đã ban cho chúng ta một nguồn suối nước trường sinh.  Chúng ta hãy đừng để cho mình bị cướp mất niềm hy vọng!

Thưa có với những mối quan hệ mới được mang đến bởi Đức Chúa Giêsu Kitô

87.  Ngày nay, khi mạng lưới và các công cụ truyền thông của con người đạt đến một cấp độ phát triển vô tiền khoáng hậu, chúng ta cảm thấy bị thách đố để khám phá và thông truyền một “sự huyền nhiệm” của việc sống chung và hòa đồng với nhau, để gặp gỡ, ôm trong vòng tay, nâng đỡ, tham gia vào làn sóng hơi hỗn loạn này, là điều có thể trở thành một kinh nghiệm thực sự của tình huynh đệ giữa một đoàn người đoàn kết trong một cuộc hành hương thánh.  Bằng cách này, sẽ đưa đến nhiều cơ hội lớn hơn cho việc truyền thông và thêm nhiều dịp để gặp gỡ và đoàn kết giữa tất cả mọi người.  Nếu chúng ta có thể đi theo con đường này, sẽ là một điều gì rất tốt, rất chữa lành, rất thanh thoát, tạo ra rất nhiều hy vọng!  Ra khỏi chính mình để đoàn kết với những người khác là điều tốt.  Tự khép mình lại có nghĩa là nếm mùi cay đắng của nọc độc của tính nội tại, nhân loại sẽ trở nên xấu hơn vì mỗi lựa chọn ích kỷ mà chúng ta làm.

88. Lý tưởng Kitô giáo luôn luôn mời gọi chúng ta vượt qua sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng thường trực, sợ bị xâm lấn và những thái độ phòng thủ mà thế giới ngày nay áp đặt trên chúng ta.  Nhiều người cố gắng trốn tránh người khác để có một cuộc sống riêng tư thoải mái, hoặc ở trong vòng những người thân thiết nhất, và từ bỏ chủ nghĩa hiện thực của chiều kích xã hội của Tin Mừng.  Bởi vì, như một số người muốn một Đức Kitô hoàn toàn thiêng liêng, không có xác thịt hoặc Thánh Giá, nên họ cho rằng mối liên hệ giữa con người chỉ cần được trung gian qua những thiết bị tinh vi, những màn ảnh và những hệ thống có thể mở hay tắt bằng mệnh lệnh.  Trong khi đó, Tin Mừng mời gọi chúng ta luôn luôn có nguy cơ gặp gỡ khuôn mặt những người khác, với sự hiện diện thể lý của họ là điều thách đố chúng ta, với sự đau khổ và những đòi hỏi của họ, với niềm vui hay lây của họ trong một sự tiếp xúc liên tục giữa người với người.  Đức tin chân chính vào Con Thiên Chúa làm người không thể tách rời việc tự hiến, việc là phần tử của cộng đồng, phục vụ, hòa giải với người khác bằng xương bằng thịt.  Trong việc nhập thể của Mình, Con Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta vào cuộc cách mạng tình yêu.

89. Sự cô lập, là một hình thức của thuyết nội tại, có thể được diễn tả dưới dạng tự lập giả tạo là loại trừ Thiên Chúa ra ngoài, và đương nhiên, cũng có thể được tìm thấy trong một hình thức tôn giáo theo chủ thuyết tiêu thụ tinh thần trong phạm vi cá nhân chủ nghĩa bệnh hoạn của nó.  Việc trở lại với những cuộc tìm kiếm sự thánh thiện và thiêng liêng đặc trưng cho thời đại chúng ta, là những hiện tượng mập mờ.  Ngày nay thách đố của chúng ta không còn là chủ thuyết vô thần, mà là nhu cầu phải đáp ứng đầy đủ cho nhiều người đang khao khát Thiên Chúa, để họ không tìm cách thỏa mãn nhu cầu này bằng những giải pháp xa lạ hoặc với một Đức Chúa Giêsu Kitô không có thân xác và không có nghĩa vụ gì với nhau.  Nếu họ không tìm thấy trong Hội Thánh một linh đạo có thể chữa lành họ, giải thoát họ, đổ đầy sự sống và bình an trên họ, đồng thời cũng mời gọi họ đến một sự hiệp thông đoàn kết và một sứ vụ truyền giáo sinh hoa quả, thì cuối cùng họ sẽ bị lừa gạt bởi những đề nghị vô nhân đạo và không làm sáng danh Thiên Chúa.

90. Những hình thức riêng của việc đạo đức phổ thông được nhập thể, bởi vì chúng đã phát sinh trong việc nhập thể của đức tin Kitô giáo trong nền văn hóa phổ thông.  Chính vì thế mà chúng bao gồm một mối liên hệ cá nhân, không phải với những năng lượng hài hòa, nhưng với Thiên Chúa, với Đức Chúa Giêsu Kitô, với Đức Mẹ Maria và một vị Thánh.  Các Ngài có thân xác, có dung nhan.   Những hình thức riêng của việc đạo đức phổ thông được thích nghi để nuôi dưỡng những tiềm năng quan hệ mà không phải những lẩn trốn cá nhân.  Trong những lĩnh vực khác của xã hội, chúng ta thấy người ta càng ngày càng bị thu hút bởi những hình thức khác nhau của một “hạnh phúc tinh thần” không có cộng đồng, một “nền thần học về thịnh vượng” mà không cần phải dấn thân huynh đệ, hoặc những kinh nghiệm chủ quan không chân dung, là những điều tự rút lại thành một cuộc tìm kiếm ích kỷ bên trong.

91. Một thách đố quan trọng là chứng tỏ rằng giải pháp sẽ không bao giờ hệ tại ở việc chạy trốn một mối liên hệ cá nhân và cam kết với Thiên Chúa, và đồng thời khiến chúng ta dân thân vì tha nhân.  Điều này đang xảy ra ngày nay khi các tín hữu tìm cách trốn tránh hay ẩn mình khỏi nhãn quan của người khác, khi họ tinh vi chạy trốn từ nơi này đến nơi khác hoặc từ công tác này sang công tác khác mà không cần tạo ra những mối liên hệ sâu xa và vững chắc. Imaginatio locorum et mutatio multos fefellit (nghĩa là sự tưởng tượng và đổi chỗ đã lừa dối nhiều người) [68]  Đây là một biện pháp sai lầm làm hại tâm hồn và đôi khi cả thể xác nữa.  Chúng ta cần phải giúp họ nhận ra rằng cách duy nhất là học tập để gặp gỡ những người khác với thái độ đúng đắn, nghĩa là nhận ra và chấp nhận họ như những người bạn đồng hành trong cuộc hành trình, mà không ấm ức trong lòng.  Tốt hơn nữa là học để khám phá ra Chúa Giêsu trong khuôn mặt của những người khác, trong tiếng nói của họ và trong những yêu cầu của họ.  Chúng ta cũng có thể học chịu đau khổ bằng cách ôm chặt lấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh khi chúng ta bị đả kích một cách bất công hay vô ơn, mà không bao giờ mệt mỏi chọn tình huynh đệ.[69]

92. Có sự chữa lành thật, vì cách chúng ta liên hệ với những người khác thực sự chữa lành chúng ta thay vì làm cho chúng ta đau ốm, là một tình huynh đệ huyền nhiệm và chiêm niệm, biết làm thế nào để nhìn thấy sự cao quý thánh thiện của tha nhân, biết cách tìm thấy Thiên Chúa trong mỗi con người, biết chịu đựng sự bất tiện của việc chung sống bằng cách bám chặt vào tình yêu của Thiên Chúa, biết rộng mở tâm hồn cho tình yêu của Thiên Chúa để tìm kiếm hạnh phúc cho tha nhân như Cha Nhân Lành của chúng ta đã làm.  Trong thời đại này, nhất là ở những nơi mà chúng ta là “đàn chiên bé nhỏ” (Lc 12:32), các môn đệ của Chúa được mời gọi để sống như một cộng đồng muối đất và ánh sáng thế gian (x. Matthew 5:13-16).  Họ được mời gọi để làm nhân chứng như phần tử của cộng đồng rao giảng Tin Mừng bằng những cách thế luôn luôn mới mẻ.[70]  Chúng ta đừng để cho mình bị cướp mất cộng đồng!

Trả lời không với tinh thần thế tục

93. Tinh thần thế tục, là tinh thần nấp đằng sau những vẻ đạo đức bề ngoài và ngay cả tình yêu đối với Hội Thánh, để tìm vinh quang và phúc lợi cho con người thay vì vinh quang của Chúa.  Đây là điều Chúa khiển trách người Pharisêu: “Làm sao các ông có thể tin được, khi các ông chấp nhận lời ca tụng của nhau, và không tìm lời khen chỉ đến từ một mình Thiên Chúa?” (Ga 5:44).  Đây là một cách tinh vi để tìm “lợi ích riêng của mình chứ không phải của Đức Chúa Giêsu Kitô” (Philippians 2:21).  Nó có nhiều hình thức, tùy thuộc vào loại người và hoàn cảnh mà nó xâm nhập.  Vì nó liên quan đến việc tìm kiếm vẻ bề ngoài, nên không luôn luôn đi kèm với các tội công khai, và nhìn bề ngoài mọi sự đều có vẻ như thường.  Nhưng nếu nó tràn ngập Hội Thánh, “nó sẽ tai hại vô cùng so với bất kỳ loại thế tục nào khác chỉ đơn thuần luân lý”.[71]

94. Tính thế tục này có thể được nuôi dưỡng bằng hai cách đặc biệt liên kết với nhau một cách chặt chẽ.  Một là sự hấp dẫn của Ngộ Đạo, một đức tin bị giam hãm trong sự chủ quan, chỉ quan tâm đến một kinh nghiệm cụ thể nào đó hoặc một loạt các lý luận và kiến ​​thức được coi là an ủi và soi sáng, trong khi đối tượng vẫn đang bị giam kín trong tính nội tại của những lý luận hay cảm xúc riêng của mình.  Cách khác là theo chủ thuyết tân Pelagus quá tin ở sức mình và chỉ biết nghĩ đến mình của những người cuối cùng chỉ cậy vào sức của mình và cảm thấy mình trổi vượt hơn những người khác bởi vì họ giữ những tiêu chuẩn đã được thiết lập hoặc trung thành với một kiểu Công Giáo trong quá khứ.   Đó là việc cho rằng mình có một sự chắc chắn về tín lý hay kỷ luật tạo nên một chủ nghĩa ưu tú độc tài chỉ biết nghĩ đến cái đúng của mình, bởi đó thay vì rao giảng Tin Mừng, người ta phân tích và xếp loại những người khác, và thay vì tạo điều kiện để tiếp cận với ân sủng, người ta dốc hết tâm lực để kiểm soát.  Trong cả hai trường hợp, người ta không thực sự quan tâm đến Chúa Giêsu Kitô hoặc tha nhân.  Đây là những biểu hiện của một học thuyết nội tại đặt con người làm rốn vũ trụ (immanentisme anthropocentrique).  Không thể tưởng tượng được rằng những hình thức thu nhỏ này của Kitô giáo có thể phát sinh một động năng truyền giáo chân chính.

95. Tính thế tục tối tăm này được bày tỏ bằng nhiều thái độ trái ngược nhau nhưng với cùng một cớ tương tự là để “chiếm chỗ của Hội Thánh.”  Nơi một số người, chúng ta nhận thấy có một sự chăm sóc phô trương về phụng vụ, tín lý và uy tín của Hội Thánh, nhưng không bận tâm gì đến việc thực sự lồng Tin Mừng vào dân Thiên Chúa và những nhu cầu thực tế của lịch sử.  Bằng cách này, đời sống của Hội Thánh trở nên một viện bảo tàng, hoặc trở thành tài sản của một vài người.  Nơi những người khác, cùng tinh thần thế tục này nấp đằng sau sự quyến rũ của việc phô trương những thành tích xã hội và chính trị, hoặc trong hư danh liên quan đến khả năng quản lý các công việc thực tế của họ, hoặc trong sự hấp dẫn của động năng tự trọng và tự phát triển khả năng.  Nó cũng có thể dẫn đến bằng nhiều cách khác nhau việc cho người khác thấy rằng mình tham gia vào một đời sống xã hội bận rộn đầy những cuộc du lịch, hội họp, tiệc tùng và tiếp tân.  Hoặc nó xảy ra trong một kiểu quản lý theo chủ nghĩa thực dụng, chịu trách nhiệm về thống kê, lịch trình và lượng giá, trong đó những người được thụ hưởng chính không phải là dân Thiên Chúa, mà là Hội Thánh như một tổ chức.  Trong mọi trường hợp, nó tước đi ấn tín của Đức Kitô Nhập Thể, Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, nó thu gọn lại thành một nhóm người ưu tú, không thực sự đi tìm những người ở xa hay những đám đông vô số kể đang khao khát Đức Kitô.  Họ không còn lòng nhiệt thành truyền giáo nữa, mà chỉ nghĩ đến hưởng thụ giả dối của việc thỏa mãn ích kỷ.

96. Trong bối cảnh này, có việc nuôi dưỡng hư danh của những người tự hài lòng với việc có một số quyền hành và muốn trở thành những tướng lãnh của một quân đội bại trận chứ không muốn chỉ là những người lính hợp thành đội ngũ để tiếp tục chiến đấu.  Bao nhiêu lần chúng ta mơ ước những kế hoạch tông đồ theo chủ nghĩa bành trướng, được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận, đó là điển hình cho những tướng lãnh bại trận!  Như thế, chúng ta từ chối lịch sử của mình về Hội Thánh, là một lịch sử vẻ vang của hy sinh, của hy vọng, của đấu tranh hàng ngày, của hao mòn trong phục vụ, của kiên trì trong những việc khó khăn, bởi vì tất cả mọi việc đều được thực hiện trong sự “đổ mồ hôi trán của chúng ta.”  Ngược lại, chúng ta mất thì giờ vô ích bàn về việc “chúng ta nên làm gì” – tội “nên làm” – giống như các vị thầy tâm linh và các chuyên gia mục vụ là những người ra chỉ thị nhưng đứng ở ngoài.  Chúng ta vun trồng trí tưởng tượng của mình một cách vô giới hạn và mất liên lạc với thực tại đau thương của những người tín hữu của mình.

97. Những người rơi vào tình trạng thế tục này nhìn từ trên cao xuống và từ xa lại, họ từ chối lời tiên tri của anh em, họ thanh trừng những người có thắc mắc, liên tục nhấn mạnh đến những sai lầm của người khác và chú ý quá đáng đến vẻ bề ngoài.  Họ thu hẹp những gì liên quan đến quả tim của họ vào một chân trời khép kín của nội tại và tư lợi, và do đó họ không học được gì về tội lỗi của họ và không thực sự mở lòng ra cho sự tha thứ.  Đây là một sự thối nát khủng khiếp đội lốt một vẻ bề ngoài tốt lành.  Chúng ta phải tránh điều này bằng làm cho Hội Thánh luôn luôn đi ra ngoài chính mình, đặt trọng tâm của sứ vụ vào Đức Chúa Giêsu Kitô, và dấn thân cho người nghèo.  Xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi một Hội Thánh thế tục nấp đàng sau những bức phông tinh thần và mục vụ hời hợt!  Tinh thần thế tục ngột ngạt này chỉ có thể được chữa lành qua việc hít thở bầu không khí trong lành của Chúa Thánh Thần, là Đấng giải thoát chúng ta khỏi việc tiếp tục tập trung vào chính mình, ẩn nấp đằng sau một vẻ bề ngoài về tôn giáo mà không có Thiên Chúa.  Chúng ta đừng để cho mình bị cướp mất Tin Mừng!

Trả lời không với chiến tranh giữa chúng ta

98.  Có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh trong Dân Chúa và trong các cộng đồng khác nhau!  Trong khu phố, ở sở làm, có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh vì ham muốn và ganh tỵ, ngay cả giữa các Kitô hữu!  Tinh thần thế tục đưa một số Kitô hữu đến chiến tranh với những Kitô hữu khác là những người cản trở việc tìm kiếm quyền lực, uy tín, thú vui và an ninh kinh tế của họ.  Ngoài ra, một số người ngưng sống như thành viên thân yêu trong Hội Thánh, để nuôi dưỡng một tinh thần bất hòa.   Thay vì thuộc về toàn thể Hội Thánh, với sự phong phú đa dạng của nó, họ thuộc về một nhóm tự cho là mình khác người hoặc đặc biệt.

99. Thế giới bị rách nát vì chiến tranh và bạo lực, hoặc bị thương bởi sự lan tràn của chủ nghĩa cá nhân là chủ nghĩa chia rẽ con người và đặt họ vào vị thế chống chọi nhau trong việc theo đuổi hạnh phúc riêng của họ.  Ở một số nước nổi lên những xung đột và những chia rẽ cũ rích mà một số người nghĩ là đã lỗi thời.  Đối với các Kitô hữu của tất cả các cộng đồng trên thế giới tôi muốn đặc biệt yêu cầu một chứng từ cụ thể cho sự hiệp thông huynh đệ la điều trở nên hấp dẫn và tươi sáng.  Để tất cả mọi người ngưỡng mộ cách anh chị em chăm sóc nhau, cách anh chị em khuyến khích nhau và đồng hành với nhau: “Bằng cách này mọi người nhận biết rằng các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau” (Ga 13:35).  Đây là những gì Chúa Giêsu cầu xin cùng Chúa Cha trong lời cầu nguyện tha thiết: “Xin cho họ nên một trong Chúng Ta: để thế gian có thể tin” (Ga 17:21).  Hãy coi chừng cám dỗ ghen tị!  Chúng ta ở trên cùng một con thuyền và chúng ta đi đến cùng một bến!  Chúng ta hãy xin ơn để vui mừng vì các hoa quả của những người khác, mà cũng là của tất cả mọi người.

100. Những người bị tổn thương vì những chia rẽ cổ xưa thấy rất khó để chấp nhận việc chúng ta kêu gọi họ tha thứ và hòa giải, bởi vì họ nghĩ rằng chúng ta coi thường những đau khổ của họ hoặc giả vờ như mất trí nhớ về những lý tưởng của họ.  Nhưng nếu họ nhìn thấy những chứng từ của các cộng đồng huynh đệ và hòa giải thật sự, điều này luôn luôn là một ánh sáng hấp dẫn.  Vì vậy, tôi cảm thấy rất đau lòng khi khám phá ra rằng làm sao trong một số cộng đồng Kitô hữu và thậm chí giữa những người được thánh hiến, còn có chỗ cho các hình thức khác nhau của hận thù, chia rẽ, vu khống, nói xấu, trả thù, ghen ghét, mong muốn áp đặt ý tưởng của mình với bất cứ giá nào, để đàn áp tương tự như một cuộc tróc nã phù thủy không thương xót.  Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai với những hành vi như thế?

101. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu luật tình yêu.  Tốt biết bao khi có luật này!  Thật tốt cho chúng ta biết bao khi chúng ta yêu thương nhau hơn trên hết mọi sự!  Vâng, trên hết mọi sự!  Mỗi người chúng ta được khuyên nhủ bởi lời của Thánh Phaolô: “Ðừng để sự dữ thắng anh em, nhưng hãy lấy điều lành mà thắng sự dữ” (Romans 12:21).  Và thêm: “Chúng ta đừng chán nản khi làm việc lành” (Galatians 6:9).  Tất cả chúng ta đểu có thiện cảm và ác cảm, và có lẽ chính lúc này chúng ta đang tức giận một ai đó.  Chúng ta hãy ít nhất thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, con khó chịu với điều này hay điều kia.  Con cầu nguyện cho anh ấy và chị ấy.”  Cầu nguyện cho những người mà chúng ta đang giận dữ là một bước dài tiến về phía tình yêu, và đó là một hành động loan báo Tin Mừng.  Chúng ta hãy làm điều đó ngay hôm nay!  Chúng ta đừng để cho mình bị cướp mất lý tưởng huyng đệ!

Những thách đố khác của Hội Thánh

102.  Nói cách đơn giản, giáo dân là đa số rộng lớn của dân Thiên Chúa.  Để phục vụ của họ, có một thiểu số: các các thừa tác viên có chức thánh.  Ý thức về căn tính và sứ vụ của giáo dân trong Hội Thánh đang lớn dần.  Chúng ta trông cậy vào một số giáo dân, mặc dù vẫn chưa đủ, với một ý thức sâu xa về cộng đồng và một lòng trung thành lớn lao với sự dấn thân trong các việc bác ái, dạy giáo lý và cử hành đức tin.  Nhưng ý thức về trách nhiệm của giáo dân phát sinh từ Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức không tỏ lộ cùng một cách với mọi người.  Trong một số trường hợp vì họ không được đào tạo để đảm nhận trách nhiệm quan trọng, trong những trường hợp khác vì họ không tìm thấy chỗ đứng trong Hội Thánh địa phương để có thể lên tiếng và hoạt động, vì chế độ giáo sĩ trị quá mức, là điều gạt họ ra ngoài lề trong việc đi đến những quyết định.  Ngoài ra, ngay cả khi có một sự tham gia của nhiều thừa tác viên giáo dân, việc dấn thân này không được phản ảnh trong sự thấm nhập các giá trị Kitô giáo vào thế giới xã hội, chính trị và kinh tế.  Sự tham gia này thường bị giới hạn trong những công tác nội bộ của Hội Thánh mà không có một sự dấn thân thực sự trong việc áp dụng Tin Mừng vào việc biến đổi xã hội.  Việc đào luyện giáo dân và rao giảng Tin Mừng của các loại chuyên nghiệp và trí thức là một thách đố mục vụ quan trọng.

103. Hội Thánh nhìn nhận sự đóng góp quan trọng của phụ nữ đối với xã hội, bởi sự nhạy cảm, trực giác và một số khả năng của họ, là những gì mà phụ nữ thường trổi vượt hơn nam giới.   Chẳng hạn như sự chú ý đặc biệt đến phụ nữ khác, được thể hiện một cách đặc biệt, mặc dù không độc quyền, trong việc sinh sản.  Tôi vui mừng vì thấy biết bao phụ nữ chia sẻ trách nhiệm mục vụ với các linh mục, đang góp phần vào việc giúp đỡ các cá nhân, gia đình hoặc các nhóm và có những đóng góp mới về suy tư thần học.  Nhưng chúng ta còn phải mở rộng không gian cho một sự hiện diện quyết định hơn của phụ nữ trong Hội Thánh.  Bởi vì “thiên tài của phụ nữ là điều cần thiết trong tất cả các hình thức của đời sống xã hội, do đó, sự hiện diện của phụ nữ trong lĩnh vực lao động cũng phải được đảm bảo” [72] và ở các khung cảnh khác nhau, nơi mà những quyết định quan trọng được thực hiện, cũng cả trong Hội Thánh lẫn các cơ cấu xã hội.

104. Việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng của phụ nữ, dựa trên xác tín vững chắc rằng đàn ông và phụ nữ có cùng một phẩm giá, đặt ra cho Hội Thánh những vấn đề thách đố sâu xa và không thể nhẹ nhàng né tránh.  Chức linh mục dành cho nam giới như một dấu chỉ của Đức Kitô Phu Quân là Đấng sống trong Bí Tích Thánh Thể, là một vấn đề không được đem ra thảo luận, nhưng có thể trở thành một nguyên nhân của cuộc xung đột cụ thể nếu chúng ta quá đồng hóa quyền năng bí tích với quyền hành.  Chúng ta không được quên rằng khi chúng ta nói về quyền năng linh mục “chúng ta ở trong phạm vi chức năng, chứ không nói về phẩm giá và sự thánh thiện.”[73]  Thừa tác vụ linh mục là một phương tiện được Chúa Giêsu sử dụng để phục vụ dân Người, nhưng phẩm giá cao quý đến từ Bí Tích Rửa Tội, là Bí Tích mà tất cả mọi người đều đến gần được.  Quy định hình dạng của linh mục với Đức Kitô là Đầu – nghĩa là nói về nguồn mạch chính của ân sủng – không có ý nâng cao các ngài lên và đặt trên tất cả những người còn lại.  Trong Hội Thánh, các chức năng “không biện minh cho tính ưu việt của một người trên những người khác”.[74]  Thực ra, một phụ nữ, Đức Mẹ Maria, còn quan trọng hơn các Giám Mục.  Ngay cả khi người ta kể đến chức năng của chức linh mục thừa tác được coi như “phẩm trật”, chúng ta phải nhớ rằng “nó được xắp đặt hoàn toàn theo sự thánh thiện của các chi thể của Đức Kitô”.[75]  Chìa khóa và trọng điểm cơ bản không phải là quyền bính thống trị, nhưng quyền năng cử hành Bí Tích Thánh Thể;  cho nên quyền năng của linh mục, luôn luôn là để phục vụ dân chúng.  Đây là một thách đố lớn cho các mục tử và các thần học gia, là những người có thể giúp đỡ trong việc nhận biết rõ hơn những gì liên quan đến vai trò khả thi của phụ nữ ở những nơi mà những quyết định quan trọng được đưa ra trong các lãnh vực khác nhau của Hội Thánh.

105. Mục vụ giới trẻ, như chúng ta thường khai triển, phải chịu những va chạm mạnh mẽ của những thay đổi xã hội.  Trong những cơ cấu thông thường, giới trẻ thường không tìm thấy những câu trả lời cho những quan tâm, những nhu cầu, những vấn đề và những vết thương của các em.  Như những người trưởng thành, chúng ta thấy khó mà kiên nhẫn lắng nghe các em, hiểu biết những quan tâm hoặc yêu cầu của các em, và học cách nói chuyện với các em bằng ngôn ngữ mà các em hiểu được.  Cùng một lý do đó, những nỗ lực của chúng ta trong lãnh vực giáo dục đã không đem lại những kết quả mong muốn.  Sự phát triển và tăng trưởng của các đoàn thể và các phong trào bao gồm hầu hết các người trẻ có thể được hiểu là một hành động của Chúa Thánh Thần, mở ra những con đường mới để đáp ứng những mong đợi của các em và việc tìm kiếm một linh đạo sâu xa và một cảm giác thuộc về Hội Thánh cách cụ thể hơn của các em.  Tuy nhiên, vẫn còn một nhu cầu để đảm bảo rằng các đoàn thể này tham gia một cách ổn định hơn vào toàn thể nỗ lực mục vụ của Hội Thánh.[76]

106. Mặc dù không phải luôn luôn dễ dàng để tiếp cận giới trẻ, những tiến bộ đã được thực hiện trong hai lĩnh vực: ý thức rằng toàn thể cộng đồng được mời gọi để rao giảng Tin Mừng cho các em và giáo dục các em, và nhu cầu khẩn cấp để biến các em thành những nhân vật chính.  Phải công nhận rằng trong cuộc khủng hoảng hiện tại của việc dấn thân và liên hệ cộng đồng, nhiều người trẻ, là những người cung cấp sự giúp đỡ đoàn kết của họ chống lại các tệ nạn của thế giới và thực hiện các hình thức khác nhau của đấu tranh và hoạt động tình nguyện.  Một số em tham gia vao đời sống của Hội Thánh, ban sự sống cho những nhóm phục vụ và những sáng kiến truyền giáo khác nhau trong giáo phận của các em hoặc các ​​địa điểm khác.  Đẹp thay những người trẻ đang là “những người hành hương đức tin”, vui sướng đem Chúa Giêsu ra mọi đường phố, vào mọi nơi, đến mọi ngóc ngách của trái đất!

107. Ở nhiều nơi ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến đang trở nên khan hiếm.  Thường trong những cộng đồng này điều ấy xảy ra vì thiếu vắng một lòng nhiệt thành tông đồ hay lây, và vì lý do này mà không còn sự hăng say và hấp dẫn.  Nơi nào có sự sống, sự nhiệt tình, mong ước đem Đức Kitô đến cho người khác, thì nơi đó ơn gọi đích thực phát sinh.  Ngay cả trong các giáo xứ mà các linh mục hơi có một chút tham gia và vui vẻ, chính đời sống huynh đệ và nhiệt thành của cộng đồng có thể đánh thức khát vọng hiến mình hoàn toàn cho Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng, đặc biệt là nếu một cộng đồng sống động như thế cầu nguyện tha thiết cho ơn thiên triệu và can đảm đề nghị cho những người trẻ của mình con đường thánh hiến đặc biệt.  Mặt khác, bất chấp tình trạng thiếu ơn gọi, chúng ta có một ý thức rõ ràng hơn về sự cần thiết phải có một lựa chọn tốt về các ứng viên cho thiên chức linh mục.  Các chủng viện không thể nhận các ứng viên dựa vào bất cứ một động lực nào, đặc biệt là khi những động lực ấy liên quan đến tình trạng bấp bênh về tình cảm, theo đuổi của quyền lực, vinh quang con người và thịnh vượng về kinh tế.

108. Như tôi đã nói trước đây, tôi không muốn đưa ra một phân tích đầy đủ, nhưng tôi khuyến khích các cộng đồng bổ sung và phong phú hóa những viễn cảnh này dựa trên những ý thức về các thách đố của riêng mình và của những cộng đồng lân cận.  Khi họ làm điều ấy, tôi hy vọng là họ sẽ nhận ra rằng, khi nào chúng ta cố gắng đọc các dấu chỉ của thời đại trong tình hình hiện nay, chúng ta nên lắng nghe những người trẻ và những người già.  Cả hai đều là những niềm hy vọng của mọi dân tộc.  Những người lớn tuổi mang với họ ký ức và sự khôn ngoan của kinh nghiệm, là những điều nhắc cho chúng ta đừng lặp lại một cách ngu xuẩn những sai lầm trong quá khứ.   Những người trẻ mời gọi cho chúng ta đánh thức và phát huy hy vọng, bởi vì các em mang theo những khuynh hướng mới của nhân loại và mở lòng chúng ta hướng về tương lai, để  chúng ta không bám chặt lấy trong nhung nhớ những cơ chế và tục lệ không còn mang lại sự sống trong thế giới ngày nay.

109.  Những thách đố hiện hữu là để được khuất phục.  Chúng ta phải thực tế, nhưng không làm mất niềm vui, sự mạnh dạn và sự dấn thân đầy hy vọng!  Chúng ta đừng để cho mình bị cướp mất nhiệt tình truyền giáo!

(Còn tiếp)

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

http://giaoly.org/vn/

———————————

Notes:

[53] JOHN PAUL II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Pastores Dabo Vobis (25 March 1992), 10: AAS 84 (1992), 673.

[54] PAUL VI, Encyclical Letter Ecclesiam Suam (6 August 1964), 19: AAS 56 (1964), 609.

[55] SAINT JOHN CHRYSOSTOM, De Lazaro Concio, II, 6: PG 48, 992D.

[56] Cf. Propositio 13.

[57] JOHN PAUL II, Apostolic Exhortation Ecclesia in Africa (14 September 1995), 52: AAS 88 (1996), 32-33; ID., Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis (30 December 1987), 22: AAS 80 (1988), 539.

[58] JOHN PAUL II, Apostolic Exhortation Ecclesia in Asia (6 November 1999), 7: AAS 92 (2000), 458.

[59] UNITED STATES CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, Ministry to Persons with a Homosexual Inclination: Guidelines for Pastoral Care (2006), 17.

[60] CONFÉRENCE DES ÉVÊQUES DE FRANCE, Conseil Famille et Société, Élargir le mariage aux personnes de même sexe? Ouvrons le débat! (28 September 2012).

[61] Cf. Propositio 25.

[62] AZIONE CATTOLICA ITALIANA, Messaggio della XIV Assemblea Nazionale alla Chiesa ed al Paese (8 May 2011).

[63] J. RATZINGER, The Current Situation of Faith and Theology. Conference given at the Meeting of Presidents of Latin American Episcopal Commissions for the Doctrine of the Faith, Guadalajara, Mexico, 1996. Translation in L’Osservatore Romano, English Language Edition, 6 November 1996. Cf. FIFTH GENERAL CONFERENCE OF THE LATIN AMERICAN AND CARIBBEAN BISHOPS, Aparecida Document, 29 June 2007, 12.

[64] G. BERNANOS, Journal d’un curé de campagne, Paris, 1974, 135.

[65] Address for the Opening of the Second Vatican Council (11 October 1962): 4, 2-4: AAS 54 (1962), 789.

[66] J.H. NEWMAN, Letter of 26 January 1833, in The Letters and Diaries of John Henry Newman, vol. III, Oxford 1979, 204.

[67] BENEDICT XVI, Homily at Mass for the Opening of the Year of Faith (11 October 2012): AAS 104 (2012), 881.

[68] THOMAS À KEMPIS, De Imitatione Christi, Lib. I, IX, 5: “Dreaming of different places, and moving from one to another, has misled many”.

[69] We can benefit from the testimony of Saint Thérèse of Lisieux, who speaks of one particular Sister whom she found especially disagreeable, where an interior experience had a decisive impact: “One winter afternoon I was engaged as usual in my little task. It was cold and growing dark… Suddenly I heard in the distance the harmonious sounds of a musical instrument. I began to imagine a well-lit room, draped in gold, and in it, elegantly dressed young ladies exchanging worldly compliments and courtesies. Then I looked at the poor sick woman whom I was attending. In place of a melody, I heard her occasional groans and sighs… I cannot express what took place in my soul. All that I do know is that the Lord illumined it with the rays of truth which so surpassed the flickering glow of earthly revels, that I could scarcely believe my happiness” (Ms. C, 29v-30r, in Oeuvres Complètes, Paris, 1992, 274-275).

[70] Cf. Propositio 8.

[71] H. DE LUBAC, Méditation sur l’Église, Paris, 1968, 321.

[72] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 295.

[73] JOHN PAUL II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Christifideles Laici (30 December 1988), 51: AAS 81 (1989), 413.

[74] CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, Declaration Inter Insigniores on the Question of the Admission of Women to the Ministerial Priesthood (15 October 1976): AAS 68 (1977) 115, cited in JOHN PAUL II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Christifideles Laici (30 December 1988), note 190: AAS 81 (1989), 493.

[75] JOHN PAUL II, Apostolic Letter Mulieris Dignitatem (15 August 1988), 27: AAS 80 (1988), 1718.

[76] Cf. Propositio 51.

Galatians 4:7-26
View in: NAB
7Therefore now he is not a servant, but a son. And if a son, an heir also through God.
8But then indeed, not knowing God, you served them, who, by nature, are not gods.
9But now, after that you have known God, or rather are known by God: how turn you again to the weak and needy elements, which you desire to serve again?
10You observe days, and months, and times, and years.
11I am afraid of you, lest perhaps I have laboured in vain among you.
12Be ye as I, because I also am as you: brethren, I beseech you: you have not injured me at all.
13And you know, how through infirmity of the flesh, I preached the gospel to you heretofore: and your temptation in my flesh,
14You despised not, nor rejected: but received me as an angel of God, even as Christ Jesus.
15Where is then your blessedness? For I bear you witness, that, if it could be done, you would have plucked out your own eyes, and would have given them to me.
16Am I then become your enemy, because I tell you the truth?
17They are zealous in your regard not well: but they would exclude you, that you might be zealous for them.
18But be zealous for that which is good in a good thing always: and not only when I am present with you.
19My little children, of whom I am in labour again, until Christ be formed in you.
20And I would willingly be present with you now, and change my voice: because I am ashamed for you.
21Tell me, you that desire to be under the law, have you not read the law?
22For it is written that Abraham had two sons: the one by a bondwoman, and the other by a free woman.
23But he who was of the bondwoman, was born according to the flesh: but he of the free woman, was by promise.
24Which things are said by an allegory. For these are the two testaments. The one from mount Sina, engendering unto bondage; which is Agar:
25For Sina is a mountain in Arabia, which hath affinity to that Jerusalem which now is, and is in bondage with her children.
26But that Jerusalem, which is above, is free: which is our mother.
Romans 5:20
View in: NAB
20Now the law entered in, that sin might abound. And where sin abounded, grace did more abound.
2 Corinthians 12:9
View in: NAB
9And he said to me: My grace is sufficient for thee; for power is made perfect in infirmity. Gladly therefore will I glory in my infirmities, that the power of Christ may dwell in me.
Matthew 5:13-16
View in: NAB
13You are the salt of the earth. But if the salt lose its savour, wherewith shall it be salted? It is good for nothing any more but to be cast out, and to be trodden on by men.
14You are the light of the world. A city seated on a mountain cannot be hid.
15Neither do men light a candle and put it under a bushel, but upon a candlestick, that it may shine to all that are in the house.
16So let your light shine before men, that they may see your good works, and glorify your Father who is in heaven.
Philippians 2:21
View in: NAB
21For all seek the things that are their own; not the things that are Jesus Christ's.
Romans 12:21
View in: NAB
21Be not overcome by evil, but overcome evil by good.
Galatians 6:9
View in: NAB
9And in doing good, let us not fail. For in due time we shall reap, not failing.