CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN -C
“Người Samaritano nhân hậu” đó là một cụm từ để khen ngợi một người nào. Ai được gọi là Người Samaritano nhân hậu là chúng ta biết ngay là người đó có lòng thương cảm với người lạ đang cần được giúp đỡ, mặc dù phải tốn kém cho mình. Nhưng, lẽ cố nhiên, đối với người Do Thái, người Samaritano là những người không tốt, và họ bị xem là kẻ thù địch. Và cả hai bên đều không ưa nhau. Hai dân tộc thù nhau từ bao nhiêu thế hệ. Và những người Do Thái đang nghe Chúa Giêsu kể dụ ngôn này đều không cần nhắc đến việc đó. Đối với họ dụ ngôn này không làm họ hài lòng. Dụ ngôn này trở nên một cú sốc làm cho những người nghe suy nghĩ lại về những thành kiến họ đã có từ trước đến nay.
Người thông luật muốn biết ông “phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Ông ấy không muốn biết những chuyện gì xa lạ, nhưng chỉ muốn biết điều gì giúp ông có được sự sống trong liên hệ mật thiết với Thiên Chúa ngay từ bây giờ, một liên hệ mà ngay cả sự chết không phá huỷ được. Chúng ta nhận thấy câu trả lời cho ông ấy không chú trọng đến Thiên Chúa. Người Do Thái tốt đạo nào cũng biết thương yêu là gì. Và câu trả lời nói về thương người lân cận đều đã có sẵn trong kinh thánh (Đnl 6:4 và Leviticus 19:18). Điểm chính của dụ ngôn là “ai là người thân cận của tôi?” Và đó cũng là câu hỏi đối với cả chúng ta nữa?
Bài Phúc âm hôm nay nằm trong Phúc âm thánh Luca nói về “những chuyện xảy ra trên đoạn đường lên Jêrusalem” (9:51-19:27). Câu chuyện này bắt đầu khi Chúa Giêsu bắt đầu thay đổi vì “Ngài hướng về Jêrusalem” (9:51). Thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biết trước việc Ngài sẽ gặp. Trước câu chuyện này, Chúa Giêsu gọi 72 môn đệ ra đi rao giảng (10:1). Các ông trở về mừng rõ vì đã được thành công (10:17-20). Chúa Giêsu cảm tạ Thiên Chúa vì sự mạc khải đã đến với các “người bé mọn”, là môn đệ (10:21-22), và Chúa Giêsu chúc lành cho họ (10:23-24). Đến đây thì câu chuyện người thông luật xảy đến để hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời và chúng ta nghe câu trả lời của Chúa Giêsu. Câu chuyện Chúa Giêsu gặp người thông luật, và dụ ngôn kế tiếp là những lời nói của những người đi đường. Chúng ta, những người tin nghe Chúa Giêsu hãy tự hỏi xem chúng ta đối với những người cùng đồng hành với chúng ta như thế nào, hoặc đối với những kẻ đi ngược đường với chúng ta?
Khi người thông luật hỏi “Ai là người thân cận của tôi?”, ông ấy nghĩ là câu trả lời chắc sẽ là: người thân cận anh là bất kỳ người Do Thái nào. Câu trả lời như vậy sẽ chỉ rõ cho ông ta biết lề luật tôn giáo về sự yêu thương là như thế nào. Nhưng, Chúa Giêsu muốn đem hình ảnh người Samaritano ra làm câu trả lời cho người thông luật. Cho dù người bị thương năm kia có thuộc về giới “người thân cận” hay không. Điểm chính là Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy làm như người Samaritano đã làm là: Hãy trở nên người thân cận bằng các săn sóc người cần sự giúp đỡ vì lòng bác ái. Điểm quan trọng là: tôi không còn vai vế nào trong xã hội cả?, và người cần tôi giúp đó là bất cứ ai?
Người thông luật muốn Chúa Giêsu nói rõ người thân cận là ai, nhưng, trái lại, Chúa Giêsu nói là không cần nói đến người mình giúp đỡ, mà phải nói đến người giúp đỡ: người Samaritano là người chính trong việc giúp đỡ. Ông ta là người biết yêu thương, và chúng ta cũng hãy làm như vậy. Rốt cuộc câu hỏi của người thông luật là câu hỏi sai. Và, có lẽ chúng ta cũng muốn biết yêu thương thế nào mới gọi là đủ. Hãy cho tôi biết ai là người tôi phải yêu thương và lúc nào tôi phải yêu thương họ. Nhưng, “thương người thân cận” không phải là một bài giảng chỉ định về tình thương yêu người khác. Câu hỏi không phải là “ai là người thân cận của tôi?”, nhưng là “tôi là người thân cận của ai?”. Đó là ý Chúa Giêsu khi Ngài hỏi “vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”… “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Từ “thân cận” chỉ sự liên hệ mật thiết. Thiên Chúa làm tất cả mọi người trở nên là người “thân cận” của chúng ta, và câu trả lời của chúng ta với Chúa là con sẽ trở nên người thân cận của người cần được giúp đỡ.
Trên đường đi lên Jêrusalem Chúa Giêsu có nhiều điều để dạy các môn đệ. Một điều Chúa Giêsu dạy các ông là: Jêrusalem sẽ là nơi Ngài chịu khổ hình và chịu chết. Trên đường lên Jêrusalem, Chúa Giesu muốn cho chúng ta biết là chúng ta phải sẵn sàng hy sinh mạng sống chúng ta vì sứ vụ và tình thương. Đó là tất cả những gì mà dụ ngôn hôm nay dạy chúng ta. Người theo Chúa Giêsu phải là người như thế nào? Làm sao chúng ta biết được người đó? Người theo Chúa Giêsu thật sự là người đáp lời ngay khi gặp người cần được giúp đỡ, không so đo xem họ có tiền không, có bằng cấp gì, ăn mặc ra sao, con người đó đi học trường nào, hay người đó thuộc quốc tịch nào, và thuộc nước nào v.v…?
Hôm nay trong phụng vụ chúng ta nghe dụ ngôn người Samaritano nhân hậu. Chúng ta có tạm dừng những thói quen đố kỵ trong làm việc, trong học hành, hay vui chơi trong gia đình như dụ ngôn. Trong đó nhấn mạnh những việc Chúa đã làm, đó là việc tốt dành cho những ai đã lãnh nhận đức tin qua bí tích Thánh Thể, đó là đem Chúa Giêsu đến như người Samaritano. Hôm nay khi chúng ta ra về Chúa Giêsu nói với chúng ta “anh em hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Trong phụng vụ chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta “lương thực hàng ngày” và lương thực đi đường đến những nơi cần chúng ta giúp đỡ để trở nên người “Samaritano nhân hậu”.