Bài Giáo Lý Mới V của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô

THÁNH PHAOLÔ VÀ CÁC TÔNG ĐỒ KHÁC

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI đọc trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 24/9/2008 tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô. 

***

Anh chị em thân mến,

Hôm nay cha muốn nói về mối liên hệ giữa Thánh Phaolô và các vị Tông Đồ đã theo Chúa Giêsu trước ngài. Các liên hệ này luôn được đánh dấu bằng lòng kính trọng sâu xa và thẳng thắn trong con người Thánh Phaolô được phát sinh từ việc bảo vệ chân lý của Tin Mừng. Mặc dầu ngài là người đương thời với Chúa Giêsu thành Nadareth, nhưng ngài đã chưa bao giờ có dịp gặp Người trong cuộc đời công khai của Người. Vì lý do ấy mà sau khi được ánh sáng huy hoàng [chiếu rọi] trên đường đi Đamascô, ngài thấy cần phải hỏi ý kiến các môn đệ đầu tiên của Thầy, là những vị đã được [Đức Kitô] chọn để mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất.

Trong Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô đã tường trình chi tiết về những liên lạc mà ngài duy trì với một số vị trong Nhóm Mười Hai: Trước hết là với Thánh Phêrô, là người được tuyển chọn như là Kêpha, tiếng Aram có nghĩa là “Đá”, mà Hội Thánh được Chúa xây trên đá ấy (x. Galatians 1:18), cùng với Thánh Giacôbê, “người anh em của Chúa” (x. Galatians 1:19), và Thánh Gioan (x. Galatians 2:9). Thánh Phaolô không ngần ngại nhìn nhận các ngài là “những cột trụ” của Hội Thánh. Đặc biệt có ý nghĩa là cuộc gặp gỡ Thánh Kêpha (Phêrô) xảy ra tại Giêrusalem. Thánh Phaolô ở lại với Thánh Phêrô 15 ngày để “tham khảo [ý kiến] ngài” (x. Galatians 1:19), có nghĩa là được biết về đời sống trên thế gian của Đấng Phục Sinh, là Đấng đã “bắt được” ngài trên đường đi Đamascô, và đã thay đổi tận gốc cuộc đời của ngài: từ một tên khủng bố Hội Thánh, ngài trở thành người rao giảng Đức Tin vào Đấng Mêsia chịu đóng đinh và Con Thiên Chúa, là Đức Tin mà trong quá khứ ngài đã tìm cách tiêu diệt (x. Galatians 1:23).

Thánh Phaolô đã nhận được loại tin nào về Chúa Giêsu trong ba năm sau cuộc gặp gỡ trên đường đi Đamascô? Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô chúng ta tìm thấy hai đoạn nhắc đến những điều mà Thánh Phaolô đã học ở Giêrusalem và đã được trình bày như là những yếu tố căn bản của truyền thống Kitô giáo, truyền thống chủ yếu. Ngài đã truyền lại những yếu tố ấy bằng lời nói, cách chính xác như ngài đã nhận được, bằng một công thức long trọng: “Tôi đã truyền lại cho anh em … những điều mà tôi đã nhận được” (x. 1 Corinthians 15:3-4).

Như thế, ngài nhấn mạnh đến việc trung thành với những điều mà chính ngài đã nhận được và truyền lại cho các Kitô hữu mới một cách trung thực. Những điều ấy là những yếu tố căn bản cùng liên quan đến Bí Tích Thánh Thể và biến cố Phục Sinh. Đó là những đoạn văn đã được thành hình từ thập niên 30. Nhờ thế chúng ta được biết đến cái chết, cuộc mai táng trong lòng đất và Phục Sinh của Chúa Giêsu (x. 1 Corinthians 15:3-4).

Chúng ta hãy lần lượt bàn đến từng đoạn đó: những lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Corinthians 11:23-25), đối với Thánh Phaolô thật sự là trung tâm điểm của đời sống Hội Thánh. Hội Thánh được xây dựng từ trung tâm này, và nhờ cách đó được thành hình. Hơn nữa, trung tâm Thánh Thể này, mà từ đó Hội Thánh luôn được tái sinh – cũng là nền tảng cho toàn thể nền thần học của Thánh Phaolô, và cho tất cả tư tưởng của ngài — những lời này có ảnh hưởng mãnh liệt đến liên hệ cá nhân của Thánh Phaolô đối với Chúa Giêsu. Một đàng, các lời ấy chứng tỏ rằng Thánh Thể soi sáng lời chúc dữ trên Thánh Giá, biến đổi lời chúc dữ ấy thành lời chúc lành (Galatians 3:13-14), đàng khác, các lời ấy giải thích chiều rộng của chính cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Trong các Thư của ngài, chữ “vì các con” trong lời truyền phép trở thành “vì tôi” (Galatians 2:20), được tư hữu hóa, vì biết rằng trong “vì các con” chính ngài được Chúa Giêsu biết đến và yêu thương, và một cách khác, “vì mọi người” (2 Corinthians 5:14): câu “vì các con” này trở thành “vì tôi”“vì Hội Thánh” (Ephesians 5:25), cũng có nghĩa là hy lễ đền tội trên Thánh Giá “vì mọi người” (x. Romans 3:25). Chính nhờ Bí Tích Thánh Thể và trong Bí Tích Thánh Thể mà Hội Thánh được xây dựng và nhận ra chính mình là “Thân Thể Đức Kitô” (1 Corinthians 12:27), được nuôi dưỡng mỗi ngày bởi sức mạnh của Thần Khí của Đấng Phục Sinh.

Đoạn văn khác nói về biến cố Phục Sinh, cũng được truyền lại cho chúng ta bằng cùng một công thức trung thực. Thánh Phaolô đã viết: “Vì tôi đã truyền lại cho anh em như một việc tối quan trọng điều mà tôi cũng đã nhận được là, Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo như Kinh Thánh, Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại theo như Kinh Thánh, và Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai” (1 Corinthians 15:3-5). Cũng trong truyền thống này, được truyền lại cho Thánh Phaolô, ngài lại nhắc đến câu nói “vì tội chúng ta”, là điều nhấn mạnh đến món quà mà Chúa Giêsu đã tự biến mình trở thành để dâng lên Chúa Cha, để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Từ món quà tự hiến này, Thánh Phaolô đã rút ra những lời diễn tả cảm động và hấp dẫn nhất về mối liên hệ của chúng ta đối với Đức Kitô: “Vì chúng ta, Ngài đã làm cho Ðấng không hề biết tội là gì thành tội, để chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa trong Người” (2 Corinthians 5:21). “Vì anh em nhận biết ơn của Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, mặc dù Người giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để nhờ cái nghèo của Người mà anh em nên giàu có” (2 Corinthians 8:9). Chẳng bõ công khi nhắc đến lời mà Martinô Lutherô khi còn là một tu sĩ dòng Augustinô đã chú giải kèm theo những lời diễn tả thuận nghịch này của Thánh Phaolô: “Đây là mầu nhiệm cao cả của ân sủng Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi: bằng một sự trao đổi đáng kính, tội lỗi của chúng ta không còn là của chúng ta nữa, nhưng là của Đức Kitô, và sự công chính của Đức Kitô không còn là của Người nữa mà của chúng ta” (Chú Giải các Thánh Vịnh từ năm 1513-1515). Và như thế chúng ta đã được cứu độ.

Trong lời rao giảng Tin Mừng (kerygma) nguyên thủy được truyền đi từ miệng người này sang người khác, chúng ta phải nhấn mạnh đến việc dùng động từ (trong thể bán quá khứ) “đã đang sống lại” (has risen) thay vì (thể quá khứ) “đã sống lại” (rose), là thể hợp lý hơn, để nói lên sự liên tục với biến cố “chết” và “mai táng”. Thể bán quá khử “đã đang sống lại” được chọn để nhấn mạnh rằng việc Phục Sinh của Đức Kitô có ảnh hưởng đến cuộc sống của các tín hữu cho đến bây giờ: Chúng ta có thể dịch là “đã đang sống lại và tiếp tục sống” trong Bí Tích Thánh Thể và trong Hội Thánh. Như thế Thánh Kinh chứng minh cái chết và biến cố phục sinh của Đức Kitô, bởi vì – như Hugh thành Saint Victor đã viết – “Toàn thể Thánh Kinh chỉ tạo thành một quyển sách, và quyển sách ấy là Đức Kitô, bởi vì toàn thể Thánh Kinh nói về Đức Kitô và được nên trọn trong Đức Kitô” (De Arca Noe, 2,8). Nếu Thánh Ambrôsiô thảnh Milan có thể nói rằng “trong Thánh Kinh chúng ta đọc Đức Kitô”, chính bởi vì Hội Thánh nguyên thủy đã bắt đầu từ Đức Kitô mà đọc lại tất cả Sách Thánh của Israelvà trở về Người.

Bảng liệt kê những cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh với Thánh Phêrô, với Nhóm Mười Hai, với trên 500 anh em, và với Thánh Giacôbê, gần gũi với việc nhắc đến cuộc hiện ra mà Thánh Phaolô nhận được trên đường đi Đamascô: “Sau cùng, Người cũng đã hiện ra với tôi, như một đứa bé sinh non” (1 Corinthians 15:8). Bởi vì ngài đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa, nên ngài đã diễn tả trong lời thú tội này tình trạng bất xứng của ngài để được kể là một Tông Đồ, đồng thời lại ngang hàng với những vị làm Tông Đồ trước ngài: Nhưng ân sủng của Thiên Chúa đã không ra vô ích nơi ngài (1 Corinthians 15:10). Như thế, lời xác nhận có vẻ khoe khoang về ân sủng của Thiên Chúa liên kết Thánh Phaolô với những nhân chứng đầu tiên của biến cố phục sinh của Đức Kitô.

“Vậy dù tôi hay các vị ấy, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như thế” (1 Corinthians 15:11). Tính đồng nhất và duy nhất của việc rao giảng Tin Mừng là điều quan trọng: cả các vị ấy và tôi đều giảng cùng một Đức Tin, cùng một Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết và sống lại, là Đấng ban tặng chính mình trong Bí Tích Thánh Thể cực thánh.

Tầm quan trọng mà ngài dành cho Truyền Thống sống động của Hội Thánh, là điều mà Hội Thánh truyền lại cho các cộng đoàn của mình, chứng tỏ rằng quan điểm của những người cho rằng Thánh Phaolô là người sáng tác ra Kitô giáo là một quan điểm thật sai lầm: Trước khi rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô, ngài đã gặp Người trên đường đi Đamascô, và đã gặp Người trong Hội Thánh, quan sát đời sống của Người trong Nhóm Mười Hai, và trong những vị đã theo Người trên các nẻo đường Galilêa.

Trong những bài Giáo Lý tới chúng ta sẽ có dịp đi sâu hơn về những đóng góp mà Thánh Phaolô đã dành cho Hội Thánh nguyên thủy; tuy nhiên, sứ vụ mà ngài nhận được từ Đấng Phục Sinh để truyền giáo cho Dân Ngoại phải được xác nhận và đảm bảo bởi những vị đã giơ tay phải ra cho ngài và Thánh Barnabas, như một dấu hiệu chuẩn y việc tông đồ và truyền giáo của hai đấng, và đón nhận hai đấng vào cộng đoàn duy nhất của Hội Thánh của Đức Kitô (x. 1 Galatians 2:9).

Vì thế chúng ta hiểu rằng lời diễn tả — “Cho nên từ nay trở đi chúng tôi không còn biết một ai theo xác thịt. Mặc dầu chúng tôi đã biết Ðức Kitô theo xác thịt, nhưng bây giờ chúng tôi không còn biết Người như thế nữa” (2 Corinthians 5:16) – không có nghĩa là cuộc đời dương thế của Người [Đức Kitô] không quan trọng bao nhiêu đối với việc trưởng thànn trong Đức Tin của chúng ta, nhưng có nghĩa rằng từ giây phút Phục Sinh, cách chúng ta liên hệ với Người thay đổi. Đồng thời Người cũng là Con Thiên Chúa, “là Ðấng sinh ra bởi dòng dõi vua Ðavid theo xác thịt. Nhưng đã được tuyên xưng là Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo tinh thần thánh thiện, qua việc sống lại từ cõi chết”, như Thánh Phaolô nhắc lại ở đầu Thư gửi Tín Hữu Rôma (Romans 1:3-4).

Càng cố gắng theo chân Chúa Giêsu thành Nadareth trên các nẻo đường Galilêa, thì chúng ta càng hiểu nhiều hơn rằng Người đã nhận trách nhiệm chăm sóc nhân loại chúng ta bằng cách chia sẻ với chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Đức Tin của chúng ta không phát sinh từ một huyền thoại hay một tư tưởng, nhưng từ việc gặp gỡ Đấng Phục Sinh, trong đời sống Hội Thánh.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ 

Galatians 1:18
View in: NAB
18Then, after three years, I went to Jerusalem, to see Peter, and I tarried with him fifteen days.
Galatians 1:19
View in: NAB
19But other of the apostles I saw none, saving James the brother of the Lord.
Galatians 2:9
View in: NAB
9And when they had known the grace that was given to me, James and Cephas and John, who seemed to be pillars, gave to me and Barnabas the right hands of fellowship: that we should go unto the Gentiles, and they unto the circumcision:
Galatians 1:19
View in: NAB
19But other of the apostles I saw none, saving James the brother of the Lord.
Galatians 1:23
View in: NAB
23But they had heard only: He, who persecuted us in times past, doth now preach the faith which once he impugned:
1 Corinthians 15:3-4
View in: NAB
3For I delivered unto you first of all, which I also received: how that Christ died for our sins, according to the scriptures:
4And that he was buried, and that he rose again the third day, according to the scriptures:
1 Corinthians 15:3-4
View in: NAB
3For I delivered unto you first of all, which I also received: how that Christ died for our sins, according to the scriptures:
4And that he was buried, and that he rose again the third day, according to the scriptures:
1 Corinthians 11:23-25
View in: NAB
23For I have received of the Lord that which also I delivered unto you, that the Lord Jesus, the same night in which he was betrayed, took bread.
24And giving thanks, broke, and said: Take ye, and eat: this is my body, which shall be delivered for you: this do for the commemoration of me.
25In like manner also the chalice, after he had supped, saying: This chalice is the new testament in my blood: this do ye, as often as you shall drink, for the commemoration of me.
Galatians 3:13-14
View in: NAB
13Christ hath redeemed us from the curse of the law, being made a curse for us: for it is written: Cursed is every one that hangeth on a tree:
14That the blessing of Abraham might come on the Gentiles through Christ Jesus: that we may receive the promise of the Spirit by faith.
Galatians 2:20
View in: NAB
20And I live, now not I; but Christ liveth in me. And that I live now in the flesh: I live in the faith of the Son of God, who loved me, and delivered himself for me.
2 Corinthians 5:14
View in: NAB
14For the charity of Christ presseth us: judging this, that if one died for all, then all were dead.
Ephesians 5:25
View in: NAB
25Husbands, love your wives, as Christ also loved the church, and delivered himself up for it:
Romans 3:25
View in: NAB
25Whom God hath proposed to be a propitiation, through faith in his blood, to the shewing of his justice, for the remission of former sins,
1 Corinthians 12:27
View in: NAB
27Now you are the body of Christ, and members of member.
1 Corinthians 15:3-5
View in: NAB
3For I delivered unto you first of all, which I also received: how that Christ died for our sins, according to the scriptures:
4And that he was buried, and that he rose again the third day, according to the scriptures:
5And that he was seen by Cephas; and after that by the eleven.
2 Corinthians 5:21
View in: NAB
21Him, who knew no sin, he hath made sin for us, that we might be made the justice of God in him.
2 Corinthians 8:9
View in: NAB
9For you know the grace of our Lord Jesus Christ, that being rich he became poor, for your sakes; that through his poverty you might be rich.
1 Corinthians 15:8
View in: NAB
8And last of all, he was seen also by me, as by one born out of due time.
1 Corinthians 15:10
View in: NAB
10But by the grace of God, I am what I am; and his grace in me hath not been void, but I have laboured more abundantly than all they: yet not I, but the grace of God with me.
1 Corinthians 15:11
View in: NAB
11For whether I, or they, so we preach, and so you have believed.
Galatians 2:9
View in: NAB
9And when they had known the grace that was given to me, James and Cephas and John, who seemed to be pillars, gave to me and Barnabas the right hands of fellowship: that we should go unto the Gentiles, and they unto the circumcision:
2 Corinthians 5:16
View in: NAB
16Wherefore henceforth, we know no man according to the flesh. And if we have known Christ according to the flesh; but now we know him so no longer.
Romans 1:3-4
View in: NAB
3Concerning his Son, who was made to him of the seed of David, according to the flesh,
4Who was predestinated the Son of God in power, according to the spirit of sanctification, by the resurrection of our Lord Jesus Christ from the dead;