Bài Giáo Lý Mới X của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô

THẦN HỌC THẬP GIÁ CỦA THÁNH PHAOLÔ

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung tại Quảng Trưởng Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Thánh Phêrô.

****

Anh chị em thân mến,

Trong kinh nghiệm cá nhân của Thánh Phaolô, có một sự kiện không thể nào chối cãi được: lúc ban đầu ngài là một người bắt đạo và đã dùng bạo lực chống lại các Kitô hữu, nhưng từ khi trở lại trên đường đi Đamascô, ngài đã đổi sang phía Đức Kitô Chịu Đóng Đinh, ngài đã biến Người thành lý do cho đời sống của ngài và động lực cho việc rao giảng của ngài. Cuộc đời của ngài được hiến trọn để cứu các linh hồn (x. 2 Corinthians 12:15), ngài chẳng mấy khi được thanh bình và an toàn khỏi những nguy hiểm cùng những khó khăn. Trong cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài biết rõ ý nghĩa trọng tâm của Thập Giá: Ngài đã hiểu rằng Chúa Giêsu đã chết và sống lại cho mọi người, và cũng cho ngài. Cả hai yếu tố trên đều quan trọng và phổ quát: Chúa Giêsu thật sự đã chết cho mọi người, và cách chủ quan: Người cũng đã chết cho tôi.

Như thế, trong Thập Giá biểu lộ tình yêu nhưng không và từ bi của Thiên Chúa. Chính Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được tình yêu này trước hết (x. Galatians 2:20) và đã từ một người tội lỗi trở thành người có đức tin, từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Ngày này qua ngày khác, trong đời sống mới của ngài, ngài cảm nghiệm được rằng ơn cứu độ là ‘ân sủng’, và tất cả đều được đổ xuống từ cái chết của Đức Kitô chứ không phải nhờ công trạng của ngài, là điều không thể có được trong bất cứ trường hợp nào. “Tin Mừng về ân sủng” như thế đối với ngài trở thành một cách duy nhất để hiểu Thập Giá, là tiêu chuẩn không những cho cuộc sống mới của ngài, mà còn là câu trả lời cho những người chất vấn ngài. Trước hết là người Do Thái, những người đặt niềm hy vọng trên việc làm và mong rằng những việc làm ấy sẽ cứu độ họ, rồi đến những người Hy Lạp, là những kẻ đem sự khôn ngoan loài người của họ ra mà đối chọi với Thập Giá, cuối cùng có những nhóm lạc giáo, là những người được huấn luyện theo những ý tưởng của họ về Kitô giáo theo khuôn mẫu riêng của họ về đời sống.

 Đối với Thánh Phaolô, Thập Giá có vai trò ưu tiên thiết yếu trong lịch sử nhân loại; Thập Giá là điểm chính yếu của nền thần học của ngài, bởi vì nói về Thập Giá có nghĩa là nói về ơn cứu độ như ân sủng mà Thiên Chúa ban cho mọi tạo vật. Đề tài Thập Giá của Đức Kitô trở thành một nguyên lý cần thiết và chính yếu cho việc rao giảng của Thánh Tông Đồ, mà thí dụ điển hình nhất liên quan đến cộng đoàn Côrinthô. Phải đương đầu với một Hội Thánh mà ở đó có những cuộc nổi loạn và gương mù đáng lo ngại, là nơi mà sự hiệp thông bị đe dọa bởi chia rẽ nội bộ và bè phái, có thể làm rạn nứt Nhiệm Thể Đức Kitô, Thánh Phaolô hiện diện với họ không bằng những lời cao siêu hay sự khôn ngoan, nhưng bằng việc rao giảng Đức Kitô, một Đức Kitô Chịu Đóng Đinh. Sức mạnh của ngài không phải là ngôn ngữ có sức thuyết phục, nhưng mâu thuẫn thay, lại là sự yếu đuối và run rẩy của những người chỉ biết dựa vào “quyền năng của Thiên Chúa” (x 1 Corinthians 2:1-4). Thập Giá, vì tất cả những gì nó tượng trưng, cũng như của sứ điệp thần học mà nó chứa đựng, là chướng ngại và sự điên rồ. Thánh Tông Đồ quả quyết điều ấy bằng một cách mạnh mẽ khó quên, tốt hơn là chúng ta nghe từ chính lời ngài: “Quả thật lời rao giảng về Thập Giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là quyền năng của Thiên Chúa. . .  Thiên Chúa đã vui lòng dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu những người tin. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một chướng ngại cho người Do Thái, và một sự điên rồ đối với Dân Ngoại” (1 Corinthians 1:18-23).

Những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi mà Thánh Phaolô nói với, biết rất rõ rằng Chúa Giêsu đã sống lại và vẫn còn đang sống; Thánh Tông Đồ muốn nhắc nhở không những chỉ người Côrinthô hay Galatê, mà tất cả chúng ta, rằng Đấng Phục Sinh luôn luôn là Đấng Đã Chịu Đóng Đinh. “Chướng ngại” và “sự điên rồ” của Thập Giá được tìm thấy chính ở sự kiện là ở đâu xem ra chỉ có thất bại, đau đớn, thua thiệt, thì ở đó thực ra lại là tất cả quyền năng của tình thương vô biên của Thiên Chúa, bởi vì Thập Giá là cách diễn tả tình yêu, và tình yêu là quyền năng thật được tỏ lộ trong sự yếu đuối bề ngoài này. Đối với người Do Thái, Thập Giá là một skandalon, nghĩa là một tảng đá làm cho người ta vấp ngã: Thập Giá dường như cản trở đức tin của những người Israel đạo đức, là những người đã không tìm được điều gì tương tự trong Thánh Kinh. Thánh Phaolô, với nhiều can đảm dường như muốn nói ở đây rằngcó một nguy cơ rất lớn: đối với người Do Thái, Thập Giá trái ngược với chính bản chất của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn tỏ mình ra bằng những dấu hiệu phi thường. Vì thế chấp nhận Thập Giá của Đức Kitô là trải qua một cuộc thay đổi sâu xa trong cách liên hệ với Thiên Chúa.

Nếu đối với người Do Thái, lý do để chối bỏ Thập Giá được tìm thấy trong mặc khải, nghĩa là trong việc trung thành với Thiên Chúa Cha, thì đối với người Hy Lạp, tức là dân ngoại, tiêu chuẩn để chống lại Thập Giá nằm ở lý trí. Thực ra đối với họ Thập Giá là sự chết, là sự điên rồ, theo nguyên ngữ là insipienza, nghĩa là thức ăn không có muối, vì thế theo nghĩa thông thường thì đó không những chỉ là một lầm lỗi, mà còn là một điều sỉ nhục.

Chính Thánh Phaolô đã hơn một lần có cái kinh nghiệm cay đắng về việc lời công bố của Kitô giáo bị chối bỏ, bị phán đoán là “vô vị”, là không thích hợp, là không đáng để người ta đếm xỉa đến trên mức độ luận lý. Đối với những người như người Hy Lạp, là những kẻ đã đi tìm sự hoàn hảo trong tinh thần, trong tư tưởng trong sạch, thì việc Thiên Chúa trở thành phàm nhân, tự mình lặn ngụp trong tất cả các giới hạn của không gian và thời gian là điều không thể chấp nhận được. Cho nên lại càng là điều không thể tưởng tượng được khi tin rằng Thiên Chúa có thể bị [đóng đinh] trên Thập Giá! Và chúng ta thấy tại sao lý luận của người Hy Lạp cũng là lý luận thông thường ở thời đại chúng ta.

Quan niệm về “apátheia”, sự thờ ơ, như là thiếu vắng sự say mê Thiên Chúa: làm sao mà người ta có thể hiểu được một Thiên Chúa làm người và bị đánh bại, là Đấng sau đó lấy lại thân xác mình để như thế sự sống được phục hồi? “Chúng tôi sẽ nghe ông nói về điều này vào lúc khác” (Cv 17:32), dân Athen khinh miệt nói với Thánh Phaolô khi nghe ngài nói về việc kẻ chết sống lại. Họ tin rằng người ta đạt đến sự hoàn hảo khi giải thoát mình khỏi thân xác, được coi là một nhà tù: làm sao không coi là lầm lạc khi lấy lại thân xác mình? Trong một nền văn hóa cổ, dường như sứ điệp về Thiên Chúa nhập thể đã không có một chỗ đứng. Toàn thể biến cố của “Chúa Giêsu thành Nadareth” xem ra được đánh dấu bằng sự hoàn toàn lạnh nhạt, và chắc chắn rằng Thập Giá là điểm điển hình nhất của việc này.

Nhưng tại sao Thánh Phaolô lại biến lời này, lời của Thập Giá, làm điểm nền tảng cho việc rao giảng của ngài? Câu trả lời không mấy khó khăn: Thập Giá tiết lộ “quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Corinthians 1:24), là quyền năng khác với quyền năng của loài người. Thực ra, Thập Giá tiết lộ tình yêu của Thiên Chúa: “vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Corinthians 1:25).

Vài thế kỷ sau Thánh Phaolô, chúng ta thấy rằng Thập Giá đã chiến thắng, chứ không phải sự khôn ngoan chống lại Thập Giá. Đấng Chịu Đóng Đinh là sự Khôn Ngoan, bởi vì Người bày tỏ trong chân lý Thiên Chúa là ai, nghĩa là, Người bày tỏ chính quyền năng của tình yêu đến nỗi đi đến tận Thập Giá để cứu độ con người. Thiên Chúa dùng các phương tiện và dụng cụ thoáng nhìn đối với chúng ta chỉ là yếu đuối. Đấng Chịu Đóng Đinh, một đàng biểu lộ sự yếu đuối của con người, đằng khác, biểu lộ quyền năng thật của Thiên Chúa, nghĩa là, sự nhưng không của tình yêu: Chính sự nhưng không của tình yêu này là sự khôn ngoan thật.

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được điều này ngay cả trong thân xác của ngài, và ngài làm chứng cho điều ấy trong những chặng đường khác nhau của cuộc hành trình thiêng liêng của ngài, đến nỗi nó trở thành điểm quy chiếu cần thiết cho mọi môn đệ của Chúa Gêsu: “Người bảo tôi rằng, ‘Ơn sủng của Thầy đủ cho con rồi, vì quyền năng của Thầy được nên trọn vẹn trong sự yếu đuối’” (2 Corinthians 12:9); và ngay cả: “Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng” (1 Corinthians 1:28). Thánh Tông Đồ đồng hóa mình với Đức Kitô đến độ, ngay cả giữa nhiều thử thách, ngài cũng vẫn sống trong Đức Tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng đã yêu ngài và hiến chính mạng sống Người vì tội của ngài và của mọi người (x. Galatians 1:4; 2:20). Chi tiết này về tiểu sử của Thánh Tông Đồ là mẫu mực cho tất cả chúng ta.

Thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta một tổng hợp thần học tuyệt vời về Thập Giá trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (5:4-21), ở đó mọi sự được chứa đựng trong hai xác quyết căn bản này: một đàng, Đức Kitô, là Đấng đã bị Thiên Chúa đối xử như tội lỗi vì chúng ta (câu 21), đã chết cho chúng ta (câu 14); đằng khác, Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Chính Ngài, mà không quy tội cho chúng ta (câu 18-20). Nhờ “thừa tác vụ hòa giải này” tất cả mọi nô lệ đều đã được chuộc lại (x. 1 Corinthians 6:20; 7:23).

Ở đây chúng ta thấy tất cả những điều trên thích hợp với đời sống chúng ta thế nào. Chúng ta cũng phải đi vào “thừa tác vụ hoà giải này”, là thừa tác vụ luôn bao hàm việc từ bỏ sự cao vượt của chính mình và chọn sự điên rồ của tình yêu. Thánh Phaolô đã từ bỏ chính sự sống của ngài, hoàn toàn hiến mình cho thừa tác vụ hòa giải, cho Thập Giá là ơn cứu độ của tất cả chúng ta. Và đây là điều chúng ta cũng phải biết làm: Chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh của mình chính trong sự khiêm nhường của tình yêu, và tìm thấy sự khôn ngoan của mình trong sự yếu đuối của việc từ bỏ [mình] để đi vào sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng ta phải xây dựng đời sống mình trong sự khôn ngoan thật này: Không sống cho chính mình, nhưng sống trong Đức Tin vào Thiên Chúa này, là Đấng mà tất cả chúng ta có thể nói về Người rằng: “Người đã yêu tôi và hiến mạng sống Người cho tôi”. 

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

2 Corinthians 12:15
View in: NAB
15But I most gladly will spend and be spent myself for your souls; although loving you more, I be loved less.
Galatians 2:20
View in: NAB
20And I live, now not I; but Christ liveth in me. And that I live now in the flesh: I live in the faith of the Son of God, who loved me, and delivered himself for me.
1 Corinthians 2:1-4
View in: NAB
1And I, brethren, when I came to you, came not in loftiness of speech or of wisdom, declaring unto you the testimony of Christ.
2For I judged not myself to know anything among you, but Jesus Christ, and him crucified.
3And I was with you in weakness, and in fear, and in much trembling.
4And my speech and my preaching was not in the persuasive words of human wisdom, but in shewing of the Spirit and power;
1 Corinthians 1:18-23
View in: NAB
18For the word of the cross, to them indeed that perish, is foolishness; but to them that are saved, that is, to us, it is the power of God.
19For it is written: I will destroy the wisdom of the wise, and the prudence of the prudent I will reject.
20Where is the wise? Where is the scribe? Where is the disputer of this world? Hath not God made foolish the wisdom of this world?
21For seeing that in the wisdom of God the world, by wisdom, knew not God, it pleased God, by the foolishness of our preaching, to save them that believe.
22For both the Jews require signs, and the Greeks seek after wisdom:
23But we preach Christ crucified, unto the Jews indeed a stumblingblock, and unto the Gentiles foolishness:
1 Corinthians 1:24
View in: NAB
24But unto them that are called, both Jews and Greeks, Christ the power of God, and the wisdom of God.
1 Corinthians 1:25
View in: NAB
25For the foolishness of God is wiser than men; and the weakness of God is stronger than men.
2 Corinthians 12:9
View in: NAB
9And he said to me: My grace is sufficient for thee; for power is made perfect in infirmity. Gladly therefore will I glory in my infirmities, that the power of Christ may dwell in me.
1 Corinthians 1:28
View in: NAB
28And the base things of the world, and the things that are contemptible, hath God chosen, and things that are not, that he might bring to nought things that are:
Galatians 1:4; 2:20
View in: NAB
14Who gave himself for our sins, that he might deliver us from this present wicked world, according to the will of God and our Father:
220And I live, now not I; but Christ liveth in me. And that I live now in the flesh: I live in the faith of the Son of God, who loved me, and delivered himself for me.
1 Corinthians 6:20; 7:23
View in: NAB
620For you are bought with a great price. Glorify and bear God in your body.
723You are bought with a price; be not made the bondslaves of men.