Bài Giáo Lý Mới XII của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô

NGÀY QUANG LÂM CỦA ĐỨC KITÔ TRONG GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAOLÔ

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Yết Chung ngày 12/11/2008 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC tiếp tục Chu Kỳ Giáo Lý về Thánh Phaolô, và ngài đặt trọng tâm vào lời giảng dạy của Thánh Nhân về Ngày Trở Lại của Chúa. Vì bản Anh Văn chưa có nên bản này dịch theo Tiếng Ý và tham khảo bản Tiếng Pháp của Zenit.org.

* * * * *

Anh chị em thân mến,

Đề tài về sự Phục Sinh, mà chúng ta nói đến tuần trước, mở ra cho chúng ta một viễn cảnh mới, đó là việc mong đợi ngày trở lại của Chúa, và như thế đưa chúng ta đến việc suy niệm về liên hệ giữa thời gian hiện tại, thời gian của Hội Thánh, của Nước Đức Kitô, và của tương lai (cánh chung) đang chờ đợi chúng ta khi Đức Kitô sẽ trao Vương Quyền lại cho Chúa Cha (x. 1 Corinthians 15:24). Mỗi bàn luận của Kitô giáo về những điều sau hết, gọi là cánh chung, luôn luôn đi sau biến cố Phục Sinh: trong biến cố này các sự việc đã bắt đầu, theo một nghĩa nào đó, đã hiện diện rồi.

Có lẽ vào năm 52, Thánh Phaolô viết Thư đầu tiên của ngài, Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thêxalônica, trong đó ngài nói về việc Chúa Giêsu trở lại, gọi là ngày Quang Lâm, ngày Người đến, một sự hiện diện mới, cuối cùng và rõ ràng (x. 1 Thessalonians 4:13-18). Với các tín hữu Thêxalônica, là những người có những nghi ngờ và vấn nạn riêng của họ, Thánh Tông Đồ viết như thế này: Nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại, thì ngay cả những người đã an giấc trong Chúa Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đem về cùng với Người” (1 Thessalonians 4:14). Ngài tiếp: “Những người đã chết trong Ðức Kitô sẽ sống lại trước hết; rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, sẽ được đem lên trên đám mây cùng với họ, để gặp Chúa trên không trung; và như vậy chúng ta sẽ được muôn đời ở cùng Chúa” (1 Thessalonians 4:16-17). Thánh Phaolô diễn tả việc Quang Lâm của Đức Kitô bằng một giọng rất sống động và những hình ảnh biểu tượng, nhưng chuyển đạt một sứ điệp đơn sơ và sâu sắc: cuối cùng chúng ta sẽ muôn đời được ở với Chúa. Điều này vượt trên các hình ảnh, một sứ điệp căn bản: Tương Lai của chúng ta là “ở với Chúa”, với tư cách là các tín hữu, chúng ta đang ở với Chúa trong cuộc đời mình rồi. Tương lai của chúng ta, là đời sống vĩnh cửu, đã được bắt đầu.

Trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Thêxalônica, Thánh Phaolô đổi viễn cảnh, ngài nói về những biến cố tiêu cực, là những biến cố phải xảy ra trước ngày sau hết và chung cuộc. Ngài nói rằng đừng khờ dại nghĩ rằng Ngày của Chúa đến nơi rồi, theo ngày tháng người ta tính toán: “Về ngày Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta trở lại, và việc chúng ta tập họp với nhau để về với Người, thế này, là anh em đừng vội để cho tinh thần rung động, hay bối rối, dù bởi thần khí, hay qua lời nói, hay bằng thư từ, nói là đến từ chúng tôi, như là ngày của Chúa đã gần đến. Ðừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào!” (2 Corinthians 2:1-3). Những đoạn văn tiếp theo loan báo rằng trước khi Chúa đến, sẽ có việc bỏ đạo, và có sự xuất hiện của ‘tên loạn tặc’, là ‘đứa con của sự hư mất’ (1 Thessalonians 2:3), đó là điều mà truyền thống cũng gọi là “Tên Phản Kitô”. Nhưng chủ ý của Thư này của Thánh Phaolô trước hết có tính cách thực hành, ngài viết: “Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã truyền cho anh em rằng nếu ai không chịu làm việc, thì đừng có ăn! Vì chúng tôi nghe rằng trong anh em có một số kẻ ăn không ngồi rồi, không làm lụng gì cả, mà lại can thiệp vào mọi chuyện. Ðối với những kẻ như thế, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ rằng, họ hãy làm việc trong yên lặng, để tự mình có bánh mà ăn” (2 Corinthians 3:10-12). Nói cách khác, việc Quang Lâm Chúa Giêsu không miễn trừ chúng ta khỏi tham gia vào thế gian này, nhưng trái lại tạo ra cho chúng ta những trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa, để Ngài phán đoán về việc làm của chúng ta trên thế gian này. Cũng như gia tăng nhiệm vụ của chúng ta phải làm trong thế gian. Chúng ta sẽ thấy cùng một điều này trong Bài Tin Mừng Chúa Nhật tới về các nén bạc, ở đó Chúa nói cho chúng ta rằng nén bạc được trao cho mọi người và vị Thẩm Phán sẽ hỏi họ như sau: Bạn đã sinh hoa trái chưa? Cho nên việc mong được tiền lời ám chỉ nhiệm vụ đối với thế gian này.

Cùng một điều này và cùng một sự liên hệ giữa việc Quang Lâm – việc trở lại của vị Thẩm Phán/Đấng Cứu Độ – và quyết tâm của chúng ta trong đời sống được bày tỏ trong một phạm vi khác cùng những bình diện khác trong Thư gửi cộng đoàn Philipphê, là cộng đoàn cần cha của họ, là Thánh Phaolô, ngài viết: “Đối với tôi, sống là Ðức Kitô, và chết là một điều ích lợi. Nếu tôi sống trong thân xác mà công việc của tôi có kết quả, thì tôi không biết sẽ phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng. Mong ước của tôi là ra đi để được ở với Ðức Kitô, điều này tốt hơn nhiều. Nhưng ở lại trong thân xác thì cần thiết hơn cho anh em. Và tôi tin chắc điều này là, tôi biết rằng tôi sẽ ở lại và tiếp tục ở với tất cả anh em, vì sự tiến triển và niềm vui trong đức tin của anh em; để vì tôi mà sự vui mừng của anh em được thêm phong phú trong Ðức Giêsu Kitô, qua việc tôi lại đến với anh em” (Pl 1: 21-26). Thánh Phaolô không sợ chết, trái lại: chết có nghĩa là được sống cách trọn vẹn với Đức Kitô. Nhưng Thánh Phaolô cũng chia sẽ những tình của Đức Kitô, là Đấng không còn sống cho chính mình, nhưng sống cho chúng ta. Sống cho tha nhân trở thành chương trình của cuộc đời của Thánh Nhân, và cũng chứng tỏ việc hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, để Thiên Chúa định đoạt. Trên hết là ngài sẵn sàng, cả trong tương lai, để sống trên đời này cho người khác, cho Đức Kitô, sống trong sự hiện diện sống động của Người, và như thế sống để canh tân thế gian. Chúng ta thấy rằng sự hiện diện của Đức Kitô tạo ra một sự tự do nội tâm lớn lao: tự do trước sự đe dọa của cái chết, nhưng cũng là tự do trước mọi dấn thân và đau khổ trong đời. Điều này chỉ có thể có được với Thiên Chúa và sự tự do chân chính.

Giờ đây sau khi đã xem xét một số bình diện khác nhau của việc mong đợi ngày Đức Kitô Quang Lâm, chúng ta hãy tự hỏi: Những thái độ căn bản của Kitô hữu về những điều cuối cùng: chết và tận thế, là những thái độ nào?

Thái độ thứ nhất là việc xác tín rằng Chúa Giêsu đã sống lại, và ở cùng chúng ta luôn mãi. Không có ai có quyền năng bằng Đức Kitô, bởi vì Người ở cùng Chúa Cha và ở cùng chúng ta. Cho nên chúng ta được an toàn, không phải sợ hãi. Đây là một phần chính yếu của lời giảng dạy của Kitô giáo. Việc sợ các tà thần và các thần minh đã lan tràn trong thế giới cổ. Ngay cả ngày nay, lẫn lộn với nhiều yếu tố tốt lành của các tôn giáo tự nhiên, các nhà truyền giáo cũng tìm thấy sự sợ hãi tà thần, những quyền lực tiêu cực ngăm nghe làm hại chúng ta. Đức Kitô đang sống, đã chiến thằng sự chết và tất cả các quyền lực ấy. Chúng ta được sống trong xác tín này, trong tự do này, trong niềm vui này. Đó là bình diện thứ nhất của đời sống chúng ta đối với tương lai.

Thứ nhì, việc xác tín rằng Đức Kitô đang ở với tôi. Và trong Đức Kitô thế giới tương lai đã bắt đầu, điều này cũng cho chúng ta niềm hy vọng chắc chắn. Tương lai không phải là một vùng tối tăm mà ở đó không có ai chỉ đường. Không phải như thế. Nếu không có Đức kitô, ngay cả tương lai của thế giới hôm nay cũng đen tối. Có quá nhiều sợ hãi về tương lai. Các Kitô hữu biết rằng ánh sáng của Đức Kitô mạnh hơn và như thế họ không sống trong một hy vọng mơ hồ, nhưng trong một niềm hy vọng mang lại sự chắc chắn và can đảm cho bộ mặt tương lai.

Cuối cùng, thái độ thứ ba. Vị Thẩm Phán trở lại – Người vừa là Thẩm Phán vừa là Đấng Cứu Độ – là Đấng đã để lại cho chúng ta quyết tâm sống trong thế gian theo cách sống của Người. Người đã ban cho chúng ta các nén vàng (các tài năng) của Người. Vậy thái độ thứ ba của chúng ta là có trách nhiệm đối với thế gian, đối với anh em trước mặt Đức Kitô, và đồng thời xác tín về lòng thương xót của Người. Cả hai điều đều quan trọng. Chúng ta không sống như là sự lành và sự dữ đều như nhau, bởi vì chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng Thương Xót. Nói như thế là một sự lừa dối. Thực ra, chúng ta sống với một trách nhiệm lớn lao. Chúng ta có những nén vàng (tài năng) của mình, chúng ta có nhiệm vụ làm việc để cho thế giới này được mở ra cho Đức Kitô, được canh tân. Nhưng trong khi làm nhiệm việc và biết rằng trong trách nhiệm của chúng ta, Thiên Chúa là Vị Thẩm Phán thật, chúng ta cũng tin tưởng rằng vị Thẩm Phán này là một thẩm phán tốt lành, chúng ta biết dung ngàn Người, dung nhan của Đức Kitô Phục Sinh, của Đức Kitô Chịu Đóng Đinh vì chúng ta. Cho nên chúng ta có thể tin tưởng vào sự tốt lành của Người và tiến bước với lòng can đảm phi thường.

Một yếu tố khác của cánh chung theo Thánh Phaolô là tính phổ quát của lời mời gọi Đức Tin, là điều liên kết người Do Thái và Dân Ngoại lại với nhau, như dấu chỉ và tiền dự vào thực tại trong tương lai, là điều cho phép chúng ta nói rằng chúng ta đã được ngồi trên Thiên Đàng với Đức Chúa Giêsu Kitô, nhưng để tỏ ra trong các kỷ nguyên tương lai sự phong phú của ân sủng (x. Ephesians 2:6 tt): điều sau này đã được thấy trước, để  chứng tỏ tình trạng thành đạt đầu tiên mà trong đó chúng ta sống. Điều này làm cho chúng ta chịu được những đau khổ ở đời này, là điều không thể so sánh được với vinh quang trong tương lai (x. Romans 8:18). Chúng ta bước đi nhờ Đức Tin chứ không phải nhờ nhãn quan. Ngay cả thà xa lìa thân xác này mà được ở cùng Chúa còn hơn, là điều đáng kể sau cùng, dù đang ở trong thân xác hoặc xa lìa nó, thì chỉ là điều làm đẹp lòng Người (x. 2 Corinthians 5:7-9).

Sau cùng là một điểm cuối cùng có thể hơi khó đối với chúng ta. Trong khi kết luận Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô, Thánh Phaolô nhắc lại và đọc một kinh nguyện phát sinh từ những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi trong vùng Palestine: “Maranà, thà!” có nghĩa đen là: “Lạy Chúa, xin hãy đến!” (2 Cor 16:22). Đó là kinh nguyện của các Kitô hữu tiên khởi và cũng là lời cầu nguyện trong cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, là Sách Khải Huyền, được kết thúc bằng lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, xin hãy đến!”.

Chúng ta cũng có thể cầu nguyện như thế không? Đối với tôi xem ra trong đời sống chúng ta trên thế giới này, thật khó mà chân thành cầu xin cho thế giới này bị tiêu hủy đi, để Thành Giêrsalem mới đến, khi cuộc chung phán và vị Thẩm Phán, Đức Kitô đến.

Tôi thành thật tin rằng nếu chúng ta không dám cùng nhau cầu nguyện vì nhiều lý do, thì chúng ta cũng có thể cùng với các Kitô hữu đầu tiên nói một cách hợp lý và chính đáng: “Lạy Chúa Giêsu, Xin hãy đến!”.  Dĩ nhiên là chúng ta không muốn ngày tận thế đến. Nhưng ngược lại, chúng ta cũng muốn chấm dứt cái thế giới bất công này. Chúng ta muốn thế giới được thay đổi tận gốc, để bắt đầu nền văn minh tình thương, một thế giới công bằng, hòa bình, không có bạo lực và nghèo đói.

Chúng ta muốn điều này, và nó làm sao xảy ra được nếu không có sự hiện diện của Đức Kitô? Thiếu sự hiện diện của Đức Kitô thì không bao giờ có được một thế giới thật sự công bằng và canh tân. Ngay cả bằng một cách khác, cách đầy đủ và hoàn hảo, chúng ta cũng có thể và phải nói, với sự cấp bách khẩn thiết trong những hoàn cảnh của thời đại chúng ta: Lạy Chúa, xin hãy đến! Xin hãy đến theo cách thức của Chúa! Tùy theo cách Chúa biết. Xin hãy đến những nơi có bất công và bạo lực! Xin hãy đến các trại tị nạn, ở Darfur, ở Bắc Kivu, ở  quá nhiều nơi trên thế giới. Xin hãy đến những nơi mà dịch ma túy đang hoành hành. Xin hãy đến giữa những người giầu có nhưng đã quên Chúa, và chỉ biết sống cho mình. Xin hãy đến những nơi mà người ta chưa biết đến Chúa. Xin hãy đến theo cách của Chúa và canh tân thế giới hôm nay. Xin hãy đến trong lòng chúng con, xin hãy đến và canh tân đời sống chúng con, xin hãy đến trong lòng chúng con để chính chúng con có thể trở thành ánh sáng của Thiên Chúa, trở thành sự hiện diện của Chúa. Maranà, thà!  “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!”.

Và chúng ta hãy cầu xin để Đức Kitô thật sự hiện diện trong thế giới của chúng ta hôm nay và canh tân nó.

+ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

1 Corinthians 15:24
View in: NAB
24Afterwards the end, when he shall have delivered up the kingdom to God and the Father, when he shall have brought to nought all principality, and power, and virtue.
1 Thessalonians 4:13-18
View in: NAB
13For if we believe that Jesus died, and rose again; even so them who have slept through Jesus, will God bring with him.
14For this we say unto you in the word of the Lord, that we who are alive, who remain unto the coming of the Lord, shall not prevent them who have slept.
15For the Lord himself shall come down from heaven with commandment, and with the voice of an archangel, and with the trumpet of God: and the dead who are in Christ, shall rise first.
16Then we who are alive, who are left, shall be taken up together with them in the clouds to meet Christ, into the air, and so shall we be always with the Lord.
17Wherefore, comfort ye one another with these words.
1 Thessalonians 4:14
View in: NAB
14For this we say unto you in the word of the Lord, that we who are alive, who remain unto the coming of the Lord, shall not prevent them who have slept.
1 Thessalonians 4:16-17
View in: NAB
16Then we who are alive, who are left, shall be taken up together with them in the clouds to meet Christ, into the air, and so shall we be always with the Lord.
17Wherefore, comfort ye one another with these words.
2 Corinthians 2:1-3
View in: NAB
1But I determined this with myself, not to come to you again in sorrow.
2For if I make you sorrowful, who is he then that can make me glad, but the same who is made sorrowful by me?
3And I wrote this same to you; that I may not, when I come, have sorrow upon sorrow, from them of whom I ought to rejoice: having confidence in you all, that my joy is the joy of you all.
1 Thessalonians 2:3
View in: NAB
3For our exhortation was not of error, nor of uncleanness, nor in deceit:
2 Corinthians 3:10-12
View in: NAB
10For even that which was glorious in this part was not glorified, by reason of the glory that excelleth.
11For if that which is done away was glorious, much more that which remaineth is in glory.
12Having therefore such hope, we use much confidence:
Ephesians 2:6
View in: NAB
6And hath raised us up together, and hath made us sit together in the heavenly places, through Christ Jesus.
Romans 8:18
View in: NAB
18For I reckon that the sufferings of this time are not worthy to be compared with the glory to come, that shall be revealed in us.
2 Corinthians 5:7-9
View in: NAB
7(For we walk by faith, and not by sight.)
8But we are confident, and have a good will to be absent rather from the body, and to be present with the Lord.
9And therefore we labour, whether absent or present, to please him.