Các hoạt động của Thánh Thần

Chủ Nhật Lễ Hiện Xuống, Năm A. 

Bài đọc: Acts 2:1-11; Romans 8:8-17; John 20:19-23

Thánh Thần là Thiên Chúa bị bỏ quên. Thời đại của chúng ta, thời đại từ khi Chúa Giêsu về trời cho đến Ngày Tận Thế là thời đại của Thánh Thần; thế mà nhiều người trong chúng ta lại biết rất ít về Ngài. May mắn cho chúng ta, Giáo Hội dùng ngày hôm nay để giúp chúng ta ôn lại giáo lý về Chúa Thánh Thần.

Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta nhìn thấy các khía cạnh khác nhau của Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật Thánh Thần hiện xuống và đậu lại trên mỗi Tông-đồ qua hình ảnh của cơn gió mạnh, hình lưỡi lửa, và sự kiện nói tiếng lạ. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô phân biệt hai lối sống: theo Thánh Thần và theo xác thịt. Những người theo lối sống xác thịt không thể đẹp lòng Thiên Chúa, và sẽ lãnh nhận hậu quả là cái chết. Những người theo lối sống của Thánh Thần làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nếu có yếu đuối phạm tội, họ sẽ được thanh tẩy và được sống muôn đời với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, trước Cuộc Thương Khó, Chúa Giêsu hứa sẽ ban Thánh Thần cho các môn đệ và mô tả vai trò của Thánh Thần. Trong trình thuật hôm nay, sau khi sống lại, Ngài đến để ban Thánh Thần cho các ông đúng như lời Ngài đã hứa.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần.

1.1/ Lễ (Ngũ) Tuần: Việt-nam dịch không đúng, lẽ ra phải dịch Lễ Các Tuần hay Lễ Năm Mươi Ngày (Pentecost, 50 ngày, hay 7 tuần). Lễ Các Tuần là một trong 3 lễ trọng thể của người Do-thái, mà tất cả các người nam của họ, sống trong vòng 20 dặm của Jerusalem, phải về Jerusalem để dự lễ. Hai lễ trọng kia là Lễ Vượt Qua và Lễ Lều. Lễ Các Tuần xảy ra đúng 50 ngày sau Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua thường xảy ra vào trung tuần tháng Nissan (tháng tư); vì thế, Lễ Các Tuần rơi vào đầu tháng 6. Tháng 6 là tháng du hành vì thời tiết đã tốt đẹp hơn và thuận tiện cho việc đi lại. Đó là lý do tại sao trong trình thuật hôm nay có bao nhiêu sắc dân, những người theo đạo Do-thái lên Jerusalem để mừng lễ. Lễ Các Tuần kỷ niệm hai biến cố quan trọng:

(1) Lịch sử: Mừng kỷ niệm Thiên Chúa ban Thập Giới cho Moses trên núi Sinai;

(2) Nông nghiệp: Hai ổ bánh làm bằng bột lúa miến được dâng lên Thiên Chúa để cám ơn Ngài đã cho gặt hái được mùa màng. Trong 3 ngày Lễ Trọng, mọi người phải tuân giữ luật ngày Sabbath.

1.2/ Những gì đã xảy ra trong ngày Lễ Các Tuần:

(1) Tiếng gió mạnh: “Khi đến ngày lễ Các Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.” + Từ ngữ: Trong tiếng Do-thái cũng như Hy-lạp, họ chỉ có một danh từ dùng cho cả Thánh Thần lẫn gió: ruah trong tiếng Do-thái, và pneuma trong tiếng Hy-lạp. Vì thế, Thánh Thần được đồng nhất với gió.

+ Thánh Thần là gió, Ngài ban cho con người hơi thở và sự sống: Trong Sách Sáng Thế, khi vũ trụ còn hỗn mang, Thánh Thần của Thiên Chúa bay là là trên mặt nước (Genesis 1:2). Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa thổi hơi vào trong lỗ mũi của con người và họ được sống (Genesis 2:7), khi Chúa rút hơi thở ra, con người trở về cát bụi (Psalm 104:29). Trong cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và Nicodemus, Chúa Giêsu ví hoạt động của Thánh Thần trong con người như gió: “Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thánh Thần sinh ra thì cũng vậy” (John 3:7-8).

+ Công dụng của gió: Gió có thể cuốn đi tất cả các rác rưởi và làm cho nơi đó được sạch. Chúng ta cứ nhìn những trận gió bão, sẽ biết sức mạnh của gió: Nó cuốn hết những gì trước mặt và hoàn toàn làm đổi mới nơi nào gió đi qua. Tương tự như thế cho hoạt động của Thánh Thần trong con người: Ngài có thể quét sạch những tật xấu trong con người, nếu chúng ta để cho Ngài hoạt động. Gió cũng có thể làm cho con người cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, như cơn gió mùa hè, mùa xuân. Thánh Thần cũng đem lại sự tươi trẻ cho tâm hồn con người.

(2) Hình lưỡi lửa: “Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.” Sách Khải Huyền đồng hóa Thánh Thần với lửa (Revelation 4:5). Matthew nói tới việc chịu Phép Rửa bởi Thánh Thần và lửa (Matthew 3:11, Luke 3:16). Các công dụng của lửa:

+ Lửa dùng cho sự thanh luyện, như lửa dùng để luyện kim như thử vàng (1 Peter 1:7). Thánh Thần cũng thanh luyện mọi bất toàn trong con người, và thánh hóa bằng cách làm cho con người trở nên hoàn thiện hơn (1 Corinthians 3:12-15).

+ Lửa cũng dùng để nấu nướng, sưởi ấm, hay kích thích lòng người (Luke 12:49). Ca Tiếp Liên cho chúng ta thấy Thánh Thần có thể sưởi ấm chỗ lạnh lùng trong tâm hồn con người bằng cách ban tình yêu. Thánh Thần giúp tín hữu có lòng nhiệt thành để hăng say rao giảng và làm chứng cho Chúa.

+ Cột Lửa cũng dùng để soi sáng cho dân Israel biết đường đi (Exodus 13:21). Thánh Thần soi sáng cho con người nhận ra sự thật, đường đi, và xua tan bóng đêm tội lỗi.

+ Lửa cũng dùng để thiêu rụi và tiêu diệt (Genesis 19:24, Revelation 8:7). Thị kiến của Moses về lửa cháy mà bụi gai không bị thiêu rụi (Exodus 3:2) là hình ảnh của Thánh Thần tạo Ngôi Lời trong lòng Mẹ Maria mà Mẹ vẫn trinh khiết vẹn tuyền (Luke 1:35).

(3) Nói tiếng lạ: “Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Lúc đó, tại Jerusalem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Galilee cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?”

+ Trong tiếng Hy-lạp, danh từ dùng để chỉ cái lưỡi (gnôssa) cũng được dùng để chỉ các ngôn ngữ khác nhau, nhưng chỉ dùng ở số nhiều (gnôssai). Khi dùng danh từ ở số nhiều, nó cũng có ý nghĩa là nói tiếng lạ.

+ Phaolô dành cả một chương 14 để bàn về việc nói tiếng lạ trong Thư I Corintô: Nói tiếng lạ là tiếng con người nói với Chúa khi con người trong trạng thái xuất thần. Để người khác có thể hiểu, cần có người thông dịch; ví dụ, để hiểu một người ngoại quốc nói, chúng ta cần có người thông dịch. Nếu không có người thông dịch, nói tiếng lạ cũng như không. Phaolô cho ơn gọi ngôn sứ cao hơn ơn gọi nói tiếng lạ, vì nó xây dựng Giáo Hội; trong khi người nói tiếng lạ chỉ xây dựng cho chính mình.

+ Biến cố Tháp Babel: là hậu trường để hiểu biến cố hôm nay. Trong biến cố Tháp Babel, Thiên Chúa phân tán con người đi khắp nơi bằng cách cho họ không hiểu ngôn ngữ của nhau. Trong biến cố hôm nay, Thánh Thần qui tụ con người lại bằng cách cho họ hiểu ngôn ngữ của các Tông-đồ đang nói.

+ Nói ngoại ngữ hay nói ngôn ngữ của trái tim? Nhiều tác giả cho các Tông-đồ không thực sự nói tiếng lạ, nhưng nói ngôn ngữ của trái tim. Điều này chỉ là suy đoán theo kiểu của mình rồi áp dụng cho Thiên Chúa. Họ quên đi quyền năng của Thiên Chúa: Nếu Ngài có thể bắt họ nói các thứ tiếng khác nhau để phân tán họ đi, Ngài cũng có thể cho họ nói cùng một ngôn ngữ để hiệp nhất trở lại. Hơn nữa, nói bằng ngôn ngữ của trái tim, làm sao những người ngoại cuộc có thể hiểu được? Biến cố nói tiếng lạ hôm nay là do quyền lực của Thánh Thần. Ngài “phiên dịch” lời các ông nói trong trí óc khán giả, để chỉ một ngôn ngữ các ông nói ra bằng tiếng Aramaic, mọi người đều hiểu theo ngôn ngữ của họ. Họ nói: “chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.”

2/ Bài đọc II: Phàm ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa.

Trọng tâm của Thư Rôma là sự cần thiết của Tin Mừng cho cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại, vì cả hai đều phạm tội chống lại Thiên Chúa. Người Do Thái tuy có Lề Luật, nhưng đã không giữ trọn vẹn Lề Luật, nên cũng chẳng hơn gì Dân Ngoại. Vì thế, cả hai đều cần Đức Kitô giải phóng khỏi Lề Luật, khỏi tội lỗi, và khỏi sự chết.

Vấn đề tranh luận là có phải con người sau khi đã được công chính hóa nhờ tin tưởng vào Đức Kitô, họ sẽ không cần luật lệ nữa? Thánh Phaolô xác tín không phải như thế; nhưng từ nay con người sẽ sống theo Luật mới: luật yêu thương và được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Chương 8 là chỗ mà Phaolô bàn thảo chi tiết về luật mới này.

2.1/ Lối sống theo Thánh Thần:

(1) Người tín hữu có khả năng sống theo hướng dẫn của Thánh Thần: Qua Phép Rửa, người tín hữu đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần; vì thế, họ có khả năng để sống lối sống theo Thánh Thần.

(2) Người tín hữu thuộc về Đức Kitô: Có Thánh Thần của Đức Kitô là có Đức Kitô; vì thế, tuy họ vẫn có thể phạm tội vì yếu đuối xác thịt, Thánh Thần cũng ban cho họ được sống vì họ đã trở nên công chính nhờ Đức Kitô.

(3) Tự do và không sợ hãi: Người sống theo Thánh Thần không bị lệ thuộc vào bất cứ gì ở đời tạm này, nên họ thực sự là người tự do. Họ dùng của cải vật chất như phương tiện Thiên Chúa ban và có mất cũng không sao, vì họ biết Thiên Chúa là Cha sẽ không bao giờ để họ thiếu những phương tiện cần thiết cho đời sống. Điều họ quan tâm là tình yêu của họ dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân, chứ không phải làm sao để giữ chi tiết từng lề luật. Nếu vì yếu đuối phạm luật, họ tin máu Đức Kitô sẽ rửa sạch và giao hòa họ với Chúa Cha.

(4) Người sống theo sự chỉ dẫn của Thánh Thần đẹp lòng Thiên Chúa vì họ yêu thương mọi người.

(5) Sau cùng, lối sống theo Thánh Thần là lối sống đem lại sự sống cả đời này và đời sau:

Chính Thánh Thần chứng thực họ là con cái Thiên Chúa. “Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.”

2.2/ Lối sống theo xác thịt:

(1) Con người có thể từ chối Thánh Thần: Tuy người tín hữu đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua Phép Rửa; nhưng vì tự do, người tín hữu vẫn có thể từ chối lối sống theo Thánh Thần để sống theo lối sống xác thịt.

(2) Khi họ từ chối Thánh Thần, họ cũng không thuộc về Đức Kitô; vì thế, họ sẽ không nhận được ơn tha tội.

(3) Người theo lối sống này để xác thịt điều khiển toàn bộ cuộc sống: Họ làm nô lệ cho uy quyền, danh vọng, của cải vật chất, và mọi thú vui dục vọng của thế gian này. Người sống theo xác thịt làm nô lệ cho thế gian và quỉ thần, vì họ sợ mất những gì họ khao khát và nhất là sợ chết.

(4) Người sống theo xác thịt không đẹp lòng Thiên Chúa vì họ chỉ biết lo cho bản thân của họ.

(5) Họ sẽ không được hưởng cuộc sống đời đời: Khi không có Thánh Thần và Đức Kitô, họ cũng không có Thiên Chúa và cuộc sống đời đời mà Ngài đã chuẩn bị cho các con cái của Ngài.

3/ Phúc Âm: Đấng Bảo Trợ khác sẽ đến ở với anh em luôn mãi.

3.1/ Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ: Trong trình thuật hôm nay trước Cuộc Thương Khó, Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hai điều quan trọng và có liên quan mật thiết với nhau:

(1) “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy”: Yêu mến Chúa Giêsu là làm những gì Ngài căn dặn. Những điều Ngài căn dặn quan trọng nhất là giới luật yêu thương và trung thành rao giảng Tin Mừng.

(2) “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”: Chữ Hy-lạp Chúa Giêsu dùng trong trình thuật là “allos paracletos.” Chúa Giêsu tự ví mình như một “paracletos,” và Chúa Thánh Thần là một “paracletos” khác mà Chúa Cha gởi tới để bênh vực và ở với các môn đệ luôn mãi. Tuy quan niệm về Thánh Thần đã có trong truyền thống Do Thái; nhưng chưa rõ nét như những gì Chúa Giêsu mặc khải cho các môn đệ trong Tin Mừng Gioan. Tiên tri Joel đã nói trước về sự hiện diện của Thánh Thần trong mỗi người khi triều đại của Đấng Thiên Sai tới (Joel 2:28-29), và lời Chúa Giêsu hứa là làm trọn lời tiên tri Joel.

3.2/ Vai trò của Thánh Thần: Chúa Giêsu cũng mặc khải về vai trò của Thánh Thần.

(1) Giúp các môn đệ giữ Lời Chúa: Chúa Giêsu nhắc lại việc giữ các giới răn và mối liên hệ giữa Ngài, Chúa Cha và các môn đệ: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.”

(2) Dạy các môn đệ mọi điều và làm cho các môn đệ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói:

Chúa Thánh Thần không nói thêm những mặc khải mới lạ; nhưng sẽ dạy dỗ các môn đệ và nhắc nhở các Ngài những điều Chúa Giêsu đã nói.

Cả hai điều trên có liên quan mật thiết với nhau và là sứ vụ của Thánh Thần. Ngài nhắc cho các môn đệ nhớ lại những sự thật Chúa Giêsu đã nói và giúp các môn đệ có sức mạnh thi hành những điều đó, vì Ngài hoạt động từ trong tâm hồn các ông.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Chúng ta phải luôn ý thức sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn, như thánh Phaolô nói: “Thân thể anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần;” và chúng ta phải cầu nguyện thường xuyên với Ngài, nhất là những giờ phút nghi ngờ, do dự, và không biết quyết định làm sao.

– Chúng ta không thể hiểu biết và nhận ra sự thật của Thiên Chúa nếu không nhận được sự hướng dẫn của Thánh Thần. Vì thế, chúng ta phải cầu nguyện với Ngài trên đường đi tìm sự thật.

– Thánh Thần thánh hóa con người bằng cách quét sạch những xấu xa, tội lỗi; và làm đầy tâm hồn bằng sự thật và ân sủng. Ngài cũng giúp chúng ta có sức mạnh và can đảm làm chứng cho Thiên Chúa.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

loinhapthe.com

Acts 2:1-11
View in: NAB
1And when the days of the Pentecost were accomplished, they were all together in one place:
2And suddenly there came a sound from heaven, as of a mighty wind coming, and it filled the whole house where they were sitting.
3And there appeared to them parted tongues as it were of fire, and it sat upon every one of them:
4And they were all filled with the Holy Ghost, and they began to speak with divers tongues, according as the Holy Ghost gave them to speak.
5Now there were dwelling at Jerusalem, Jews, devout men, out of every nation under heaven.
6And when this was noised abroad, the multitude came together, and were confounded in mind, because that every man heard them speak in his own tongue.
7And they were all amazed, and wondered, saying: Behold, are not all these, that speak, Galileans?
8And how have we heard, every man our own tongue wherein we were born?
9Parthians, and Medes, and Elamites, and inhabitants of Mesopotamia, Judea, and Cappadocia, Pontus and Asia,
10Phrygia, and Pamphylia, Egypt, and the parts of Libya about Cyrene, and strangers of Rome,
11Jews also, and proselytes, Cretes, and Arabians: we have heard them speak in our own tongues the wonderful works of God.
Romans 8:8-17
View in: NAB
8And they who are in the flesh, cannot please God.
9But you are not in the flesh, but in the spirit, if so be that the Spirit of God dwell in you. Now if any man have not the Spirit of Christ, he is none of his.
10And if Christ be in you, the body indeed is dead, because of sin; but the spirit liveth, because of justification.
11And if the Spirit of him that raised up Jesus from the dead, dwell in you; he that raised up Jesus Christ from the dead, shall quicken also your mortal bodies, because of his Spirit that dwelleth in you.
12Therefore, brethren, we are debtors, not to the flesh, to live according to the flesh.
13For if you live according to the flesh, you shall die: but if by the Spirit you mortify the deeds of the flesh, you shall live.
14For whosoever are led by the Spirit of God, they are the sons of God.
15For you have not received the spirit of bondage again in fear; but you have received the spirit of adoption of sons, whereby we cry: Abba (Father).
16For the Spirit himself giveth testimony to our spirit, that we are the sons of God.
17And if sons, heirs also; heirs indeed of God, and joint heirs with Christ: yet so, if we suffer with him, that we may be also glorified with him.
John 20:19-23
View in: NAB
19Now when it was late that same day, the first of the week, and the doors were shut, where the disciples were gathered together, for fear of the Jews, Jesus came and stood in the midst, and said to them: Peace be to you.
20And when he had said this, he shewed them his hands and his side. The disciples therefore were glad, when they saw the Lord.
21He said therefore to them again: Peace be to you. As the Father hath sent me, I also send you.
22When he had said this, he breathed on them; and he said to them: Receive ye the Holy Ghost.
23Whose sins you shall forgive, they are forgiven them; and whose sins you shall retain, they are retained.
Genesis 1:2
View in: NAB
2And the earth was void and empty, and darkness was upon the face of the deep; and the spirit of God moved over the waters.
Genesis 2:7
View in: NAB
7And the Lord God formed man of the slime of the earth: and breathed into his face the breath of life, and man became a living soul.
Psalm 104:29
View in: NAB
29But if thou turnest away thy face, they shall be troubled: thou shalt take away their breath, and they shall fail, and shall return to their dust.
John 3:7-8
View in: NAB
7Wonder not, that I said to thee, you must be born again.
8The Spirit breatheth where he will; and thou hearest his voice, but thou knowest not whence he cometh, and whither he goeth: so is every one that is born of the Spirit.
Revelation 4:5
View in: NAB
5And from the throne proceeded lightnings, and voices, and thunders; and there were seven lamps burning before the throne, which are the seven spirits of God.
Matthew 3:11
View in: NAB
11I indeed baptize you in the water unto penance, but he that shall come after me, is mightier than I, whose shoes I am not worthy to bear; he shall baptize you in the Holy Ghost and fire.
Luke 3:16
View in: NAB
16John answered, saying unto all: I indeed baptize you with water; but there shall come one mightier that I, the latchet of whose shoes I am not worthy to loose: he shall baptize you with the Holy Ghost, and with fire:
1 Peter 1:7
View in: NAB
7That the trial of your faith (much more precious than gold which is tried by the fire) may be found unto praise and glory and honour at the appearing of Jesus Christ:
1 Corinthians 3:12-15
View in: NAB
12Now if any man build upon this foundation, gold, silver, precious stones, wood, hay, stubble:
13Every man's work shall be manifest; for the day of the Lord shall declare it, because it shall be revealed in fire; and the fire shall try every man's work, of what sort it is.
14If any man's work abide, which he hath built thereupon, he shall receive a reward.
15If any man's work burn, he shall suffer loss; but he himself shall be saved, yet so as by fire.
Luke 12:49
View in: NAB
49I am come to cast fire on the earth; and what will I, but that it be kindled?
Exodus 13:21
View in: NAB
21And the Lord went before them to shew the way by day in a pillar of a cloud, and by night in a pillar of fire: that he might be the guide of their journey at both times.
Genesis 19:24
View in: NAB
24And the Lord rained upon Sodom and Gomorrha brimstone and fire from the Lord out of heaven.
Revelation 8:7
View in: NAB
7And the first angel sounded the trumpet, and there followed hail and fire, mingled with blood, and it was cast on the earth, and the third part of the earth was burnt up, and the third part of the trees was burnt up, and all green grass was burnt up.
Exodus 3:2
View in: NAB
2And the Lord appeared to him in a flame of fire out of the midst of a bush: and he saw that the bush was on fire and was not burnt.
Luke 1:35
View in: NAB
35And the angel answering, said to her: The Holy Ghost shall come upon thee, and the power of the most High shall overshadow thee. And therefore also the Holy which shall be born of thee shall be called the Son of God.
Joel 2:28-29
View in: NAB
28And it shall come to pass after this, that I will pour out my spirit upon all flesh: and your sons and your daughters shall prophesy: your old men shall dream dreams, and your young men shall see visions.
29Moreover upon my servants and handmaids in those days I will pour forth my spirit.