CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỮA – C
Isaia 42: 1-4, 6-7; Tvịnh 104; Công vụ TĐ 10: 34-38; Luca 3: 15-16, 21-22
Tuần vừa qua chúng ta mừng lễ Hiển Linh, nhưng, lễ hiển linh chưa kết thúc trong phúc âm thánh Luca. Vì có 3 mầu nhiệm mừng Chúa hiển linh:- 3 nhà Đạo sĩ đến nhà Chúa Hài Nhi Kitô, – Phúc âm thánh Gioan nói việc Chúa Giêsu làm phép lạ nước hoá thành rượu ở Cana; – Và hôm nay, Thánh Luca nói việc Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jordan bởi Gioan Tẩy Giả. Qua đó mạc khải cho chúng ta biết Chúa Giêsu là ai, và sứ vụ của Ngài sẽ ra sao.
Luca không nói đến đám đông quần chúng đến nghe Gioan Tẩy Giả. Chuyện thứ nhất là khi Gioan Tẩy Giả nói “có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến”. Theo Luca, Gioan Tẩy Giả có bổn phận dọn đường cho Chúa Giêsu, xong ông ta tránh sang một bên.
Luca viết rất ngắn gọn về phép rửa của Chúa Giêsu. Chắc chúng ta cũng muốn biết thêm ít chi tiết về dịp nầy chứ? Trước đó Luca nói là Gioan Tẩy Giả “đi khắp vùng ven sông Jordan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Vậy thì Chúa Giêsu chịu phép rửa ở chỗ nào, để chúng ta có thể xây một đền bia làm kỷ niệm? Gioan Tẩy Giả nói gì để chúng ta có thể dùng lời văn ấy trong kinh phụng vụ? Chúa Giêsu đã nói gì? Trong phúc âm thánh Mátthêu, Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả có nói với nhau (Mt3:13-17).Nhưng, phúc âm của Luca không ghi lại.
Hình như Luca muốn nói đến những vấn đề quan trọng hơn: Đó là Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu và có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha, Cha rất hài lòng về Con”. Thánh Luca định nói gì với chúng ta vậy?
Luca nói “Khi người dân chiu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa cùng với họ và khi Ngài đang cầu nguyện…” Trong phúc âm Luca thường nói đến tinh thần cộng đoàn. Chúng ta, những người đã chịu phép rửa, được liên kết với Chúa Kitô và với nhau. Phần đông ở các giáo xứ tôi đã thăm viếng, không có phép rửa tội dành riêng cho “gia đình đặc biệt”, mà nhiều gia đình đợi để được rửa tội cùng một lúc. Phép rửa tội là việc của cộng đoàn: chúng ta chịu phép rửa để trở nên môn đệ của Chúa Giêsu và liên kết với nhau. Chúng ta tụ họp chung quanh Chúa Giêsu nhờ bí tích rửa tội, và nhận được ơn Chúa Thánh Thần để ra đi làm nhân chứng cho Ngài qua lời nói và việc làm. Trong sách Công vụ Tông Đồ, thánh Luca tiếp tục chủ điểm đời sống cộng đoàn này. Luca nói cộng đoàn những người đã chịu phép rửa được Chúa Thánh Thần xuống trên họ trong lúc họ đang cầu nguyện va ra đi loan báo Tin Mừng, bắt đầu từ miền Galilê.
Qua phúc âm Luca, chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu sau khi Ngài chiu phép rửa, “và được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa… rồi chịu quỷ cám dỗ”. Chính Chúa Thánh Thần đã giúp Chúa Giêsu trong khi bị cám dổ, Ngài cũng nâng đỡ chúng ta, khi chịu phép rửa tội, để đảm bảo rằng chúng ta trở nên người được Chúa Giêsu yêu dấu và làm đẹp lòng Chúa Cha.
Qua phép rửa và với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta được biết chắc là Thiên Chúa ở với chúng ta, và hoạt động trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta được ơn Chúa Thánh Thần dẫn dắt để loan bảo với người khác, nhất là với những người bé mọn nhất trong xã hội là họ cũng là “con yêu dấu” của Thiên Chúa. Chúng ta không chỉ loan báo bằng môi miệng, nhưng qua việc làm nữa. Đối với những người chịu đau khổ, lời nói bằng môi miệng không đủ để an ủi họ, mà phải giúp đỡ họ qua cơn đau khổ.
Giả sử hôm nay chưa biết đoạn văn này là của thánh Luca, thì thử hỏi chúng ta có biết đoạn sách này là phúc âm của Luca viết hay không? Vì suốt phúc âm thánh Luca, có vài chi tiết cho chúng ta biết tác giả là Luca.
Thứ nhất, đoạn văn nói về hoạt động của Chúa Thánh Thần, là một chủ điểm khắp phúc âm thánh Luca, và nhất là trong Công vụ Tông Đồ. Thứ hai là, nói về cầu nguyện, một chủ điểm xuyên suốt phúc âm thánh Luca. Chúa Giêsu đang cầu nguyện thì Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ngài. Chúa Thánh Thần cũng có mặt trong những lúc quan trọng của đời sống Chúa Giêsu. Như: Khi Chúa Giêsu bị quỷ cám dỗ, Khi trở về Galilê Chúa Giêsu “được quyền năng Thần Khí thúc đẩy Đức Giêsu trở về miền Galilê” (Lc 4:14). Chúa Giêsu bắt đầu ngay từ đó giảng dạy trong các hội đường (Lc 4:15-30) và loan báo “Thần Khí Chúa ngự trên tôi…” và sau đó loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, người bệnh hoạn, kẻ bị giam cầm, và trả lại tự do cho người bị áp bức.
Chúng ta cũng đã chịu phép rửa trong cùng Thần Khí như đã ngự trên Chúa Giêsu và gởi Ngài đi làm sứ vụ. Lời kinh nguyện mặc khải cho chúng ta biết ơn gọi của chúng ta giống như sứ vụ của Chúa Giêsu là: Đến những kẻ sống bên lề xã hội, cho họ biết là Thiên Chúa yêu mến họ, được tự do ra khỏi những vướng bận, kiềm hãm. Thông qua hành vi cuộc sống đầy thấn khí Chúa Thánh linh trong chúng ta?
Có một số người trong chúng ta làm lay chuyển thế giới qua đời sống Kitô Hữu của họ. Dù vậy, trong những việc nhỏ mọn tầm thường, chúng ta cũng được Thần Khí thúc đẫy để hoạt động một cách thầm lặng hầu che chở “cây sậy bầm dập…” mà theo Isaia nói trong bài đọc 1 quyền uy thế gian không dễ gì nghiền nát nó được.
Bài trích sách Isaia đọc ngày hôm nay có hình ảnh rất dịu hiền, âu yếm. Thiên Chúa nói với người tôi tớ được chọn “chính Ta đã nắm tay người…” Thiên Chúa không gọi chúng ta đi một mình, có Ngài đồng hành với chúng ta: những lúc gặp thử thách, chống đỡ với thế gian. Ngài đã như cha mẹ nắm tay chúng ta như tay đứa con thơ.. Hình ảnh âu yếm ấy trong Isaia là hình ánh mà Luca nói với chúng ta trong suốt phúc âm: Chúng ta đã nhận Thần Khí như Chúa Giêsu đã nhận. Qua Thần Khí đó Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta ra đi phục vụ để đem sự công chính của Thiên Chúa đến cho thế gian.
Chúng ta thường nghĩ là phép rửa xóa tội tổ tông. Nhưng có biết bao điều chứng minh ảnh hưởng của tội lỗi trên chúng ta ở trần gian, từ khi mới sinh ra cho đến suốt đời. Nhưng, Thánh lễ hôm nay mời gọi chúng ta thấy được phép rửa mà chúng ta đã lãnh nhận, đã đem chúng ta vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa.
Cộng đoàn những người đã chiu phép rửa được gia nhập vào sự sống, sự chết, và sự sống lại của Chúa Kitô, được sống đời sống mới trong Thần Khí của Ngài. Trong phép rửa, chúng ta cũng nghe được tiếng nói cho chúng ta biết; chúng ta là “con yêu dấu” của Thiên Chúa. Chúng ta cũng nghe tiếng nói chúng ta được mời gọi sống đời phục vụ nhân danh Chúa Kitô. Isaia mô tả đời sống phục vụ của chúng ta phải là: không bẻ gẫy cây sậy đang oằn dập, không dập tắt hy vọng nơi những người bị áp bức và tuyệt vọng.
Lm Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP