CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN-C
Sáng thế ký 18: 1-10; Tv 15: 2-5; Côlôsê 1: 24-28; Luca 10: 38-42
Phúc âm theo thánh Luca hôm nay được trích ở phần thứ 4 trong lược đồ, có tên “Hành trình lên Jêrusalem” (9:51-19:28). Đoạn phúc âm về phần thứ 4 được trình bày từ chủ nhật thứ 13, khi Luca cho chúng ta biết là Chúa Giêsu “Quyết định lên Jêrusalem (9:51). Những câu chuyện trong phần thứ 4 này được trình bày trên đường đi; trong khi ấy những thánh sử khác không nói đến diễn trình này. Nhưng, việc đi lên Jêrusalem vẫn là tiêu chí chính của câu chuyện. Theo đó ngày hôm nay Chúa Giêsu nghỉ chân tại nhà bà Maria và Marta.
Trong khi soạn bài giảng này, có những vấn đề tôi phải thận trọng. Đây là câu chuyện chúng ta thường nghe, và nhiều người nghĩ rằng sẽ dể có những kết luận tức khắc. Chúng ta hãy thử nghe lại bài phúc âm này với một cảm nhận mới xem. Thử ví dụ chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của bà Mar-ta trong khung cảnh đang quá lo lắng đủ mọi thứ, bực mình vì làm quá nhiều việc, nên không có thì giờ nghĩ đến Chúa Giêsu. Ai cũng nghĩ câu chuyện ấy hẳn sẽ làm cho họ cảm thấy mình có lỗi, vì trong văn hoá chúng ta, nhiều người trong chúng ta tự coi mình giống như Mar-ta, quá lo lắng công việc làm ăn. Nhưng, có thể là chúng ta không thể làm gì được vì đời sống quá bận rộn, tất bật với gia đình. Có cách nào để bà Mar-ta nói lại cho chúng ta hiểu là làm sao sống được đời Kitô Hữu trong thế giới bận rộn này? Chúng ta sẽ cố gắng trong việc rao giảng thì dễ dàng hơn là làm cho người khác nhận biết mình có lỗi vì làm việc quá nhiều và lo lắng nhiều cho gia đình và bạn hữu.
Hãy tưởng tượng, một bà mẹ sống một mình nuôi con, hay một cặp vợ chồng trong một gia đình không khá giả, phải lo lắng bận rộn nuôi nấng gia đình. Khi họ nghe bài phúc âm hôm nay họ ao ước được có một đời sống khá giả, để ngồi dưới chân Chúa Giêsu nghe lời Chúa dạy. Chúng ta cũng không muốn loại những người làm ăn khó nhọc ra khỏi câu chuyện tin mừng ngày hôm nay. Các cha giảng nên trình bày hình ảnh bà Mar-ta với sự cảm thông dành cho những chị em phụ nữ đang phải bận rộn việc nhà hay bận rộn về kế sinh nhai ngoài chợ. Các phụ nữ ấy hy sinh đời sống họ vì con cái hay các cháu. Có người là goá phụ, bà Mar-ta có goá phụ hay không nhỉ?
Theo những con số thống kê hiện nay thì phụ nữ vẫn không có thu nhập cao bằng phái nam trong cùng một việc làm. Ngoài những việc làm ăn hàng ngày, phụ nữ còn làm việc tình nguyện trong nhà thờ để giúp những người khác trong cộng đoàn. Họ là những “người Samaritano tốt”, như Mar-ta và Maria, đã nghe lời Chúa Giêsu giảng dạy và sống theo lời Chúa: Chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, nghe lời Ngài dạy và chứng tỏ sự giúp đỡ của Kitô Hữu từng chỗ, và luôn cố gắng sống trở nên người thân cận như được mô tả trong dụ ngôn.
Nói về từ ngữ: có bản dịch tiếng Anh trình bày là bà Mar-ta “đón tiếp” Chúa Giêsu vào nhà bà. Chính Chúa Giêsu và bà Mar-ta là tâm điểm của câu chuyện. Trong câu chuyện này, bà Maria thực sự không nói gì. Bà Mar-ta theo phong tục của những gia đình miền Trung đông đón tiếp người lữ khách. Chúng ta cũng thấy câu chuyện tương tự trong sách Sáng Thế về chuyện ông Abraham và bà Sara đón ba người lữ khách. Hãy để ý xem, chúng ta thấy ông Abraham hối hả bảo bà Sara làm bánh và nhanh nhẹn chạy ra tìm con bê cho người giúp việc làm thịt. Trong bài đọc thứ nhất có nhiều tất bật trong việc đón khách, và Abraham đâu có lợi lộc gì trong việc này. Ông chỉ làm theo phong tục của người Trung Đông thương làm để đón lữ khách. Bà Mar-ta cũng theo thói quen đó. Cả hai câu chuyện đều có một điểm chung là tiếp đón lữ khách xa lạ như người bạn. Sự đón tiếp của Abraham và Sara đã được chúc phúc, vì Chúa đã thực hiện lời hứa là con cháu họ sẽ trở nên một dân tộc lớn lao (St 12:1-4).
Ráp hai câu chuyện trong sách Sáng Thế và trong phúc âm Luca với nhau như hai câu chuyện song song. Chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện hai gia đình. Abraham và Sara sẽ được lời hứa có nhiều con cháu, nhưng sự thật con cháu họ là những con cháu thiêng liêng tin tưởng vào Thiên Chúa của Abraham và Sara, Thiên Chúa của lời giao ước, Thiên Chúa sẽ cùng đi với dân tộc Ngài trên con đường đức tin. Đối với Maria và Mar-ta cũng vậy; chúng ta là những con cháu của họ chúng ta cũng cố gắng mở lòng, mở trí để nghe và chào đón họ vào trong đời sống chúng ta. Thường những lữ khách đó là người dân bình thường được chúng ta đưa lên để trở nên người ngang hàng với chúng ta. Thay vào đó, hàng tuần chúng ta được nghe những đoạn phúc âm của thánh Luca như chuyện bà Maria ngồi “dưới chân Chúa”; để nghe lời Chúa dạy dỗ. Đó chính là cách để “tiếp đón” Chúa vào trong đời sống chúng ta.
Chủ Nhật vừa qua chúng ta nghe câu chuyện về người Samaritano giúp người bị nạn (10:25-37). Trong câu chuyện đó chúng ta nên như bà Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu nghe Ngài dạy là phải đón tiếp người lữ khách là người cần được giúp đỡ. Thánh Luca không phải ngẫu nhiên mà đặt câu chuyện hôm nay liền kề theo câu chuyện tuần trước. Ông muốn chúng ta hãy tiếp tục nghe lời Chúa Giêsu dạy. Chúa Giêsu có những điều dạy chúng ta về sự sống để chúng ta cũng như người thông luật, hỏi Chúa Giêsu “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (10:25). Thánh Luca dẫn đưa câu chuyện bà Maria và Mar-ta để giúp chúng ta biết “đón tiếp Chúa Giêsu vào trong đời sống, lắng nghe lời Ngài dạy dỗ để biết thương yêu người thân cận và như thế chúng ta sẽ biết đi đến sự sống đời đời.”
Trả lời câu hỏi “Trong luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?”của Chúa Giêsu. Người thông luật nói làm hai phần:- Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, – và yêu mến người thân cận như chính mình. Dụ ngôn “Người Samaritano nhân hậu” đã trả lời phần yêu mến người thân cận. Còn câu chuyện hôm nay nói về yêu mến Đức Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và trí khôn, là chăm chú nghe lời Thiên Chúa dạy. Cả hau câu chuyện đều tiếp dẫn nhau. Trong dụ ngôn người “Samaritano” thấy người bị nạn vì kẻ cướp; còn bà Maria là người ngồi nghe Chúa dạy. Trong xã hội Do Thái vị thế nười phụ nữ không quan trọng và người Samaritano cũng thế, đối với người Do Thái họ là người ngoại. Hai giới người thấp hèn, một người Samaritano và một phụ nữ. Đây chính là hình ảnh cụ thể về những người mà Chúa Giêsu khen là họ nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành (8:21).
Bài phúc âm hôm nay gọi Đức Giêsu là Chúa đó là dấu hiệu sau ngày sống lại. Thánh Luca dùng từ “Chúa” để đặt bài phúc âm hôm nay vào hoàn cảnh các giáo hội tiên khởi. Đây là một câu chuyện về việc đón tiếp và lắng nghe lời Chúa sống lại giữa chúng ta. Cũng nên chú trọng đến từ “phục vụ” (diakonia) trong câu 40 để chỉ việc phục vụ trong giáo hội. Có sự bàn tán việc địa vị phụ nữ trong giáo hội tiên khởi. Và có thể có sự bàn tán “việc phụ nữ phục vụ” trong cộng đoàn như trong giáo hội chúng ta hôm nay. Trong thời thánh Luca, phụ nữ phục vụ nhiều việc, như việc giảng dạy, việc lãnh đạo, việc đọc phúc âm v.v… (Romans 16:1,3-5; 12:1; ICr 16:19; Phl 4:3). Nhưng, các thơ thánh Phao-lo và các bài sách đọc hôm nay chúng ta có điều bất đồng ý kiến về địa vị của phụ nữ. Hình như có người muốn phụ nữ giữ địa vị phục tùng và ý kiến đó đi đôi với ý Chúa Giêsu nói về bà Maria. Luca trong câu chuyện diễn tả người phụ nữ yên lặng được “phần tốt hơn”. Vậy thánh Luca có ý muốn phụ nữ giữ địa vị yên lặng phải không? Tôi nghĩ quý cha có thể nhắc đến công việc các phụ nữ đã làm để đối chiếu với địa vị yên lặng của phụ nữ trong phúc âm. Chúng ta cũng nên để ý trong câu chuyện thánh Luca bà Maria ngồi dưới chân thầy, đó là nơi chỉ có phải nam. Chúa Giêsu không để phong tục tập quán thời đó hẹp hòi với những người muốn nghe lời Chúa dạy và muốn trở nên môn đệ của Ngài.
Địa vị của Mar-ta là đón tiếp và phục vụ là việc rất quan trọng trong giáo hội như chúng ta đón tiếp Chúa là lữ khách và người cần được giúp đỡ. Trong giáo hội tiên khởi có rất nhiều tài năng cho các phụ nữ: có người như Maria, là đệ tử yên lặng lắng nghe lời Chúa Kitô dạy bảo; có người hoạt động. Cả hai người Maria và Mar-ta, đều đón tiếp Chúa Kitô, mọi người đều nghe lời Chúa dạy và đều chứng tỏ tình yêu mến Thiên Chúa và phục vụ người thân cận.
Tôi nghĩ quý cha khi giảng nên khôn ngoan chỉ rõ cả phái nam và phái nữ đều có tài năng riêng để phục vụ kẻ khác. Tất cả Kitô Hữu đều được mời gọi để lắng nghe lời Chúa, và làm việc gì cho tất cả cộng đoàn cùng đến dự phụng vụ thánh thể hôm nay để nghe lời giảng dạy. Chúng ta cũng được gọi phục vụ người thân cận sau khi chúng ta nghe lời Chúa và trở về với đời sống bận rộn hàng ngày.
Lm. Jude Siciliano, OP
Trọng Yên OP chuyển ngữ