Đức Kitô, Cội Nguồn Sự Hiệp Nhất của Chúng Ta

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN – C

Zacharia 12: 10-11; Tvịnh 63; Galát 3: 26-29; Luca 9: 18-24

Đôi khi Đức Giêsu được những thành viên của nhiều nhóm đạo đức gọi là Rabbi. Nhưng Người là một kiểu thầy dạy khác lạ. Trong Tin mừng theo thánh Mátthêu, chúng ta nghe thấy rằng Người giảng dạy không như những những vị khác đã dạy, nhưng “Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (7, 28-29).

Một trong những cách thức các thầy Rabbi dạy là đặt câu hỏi. Những vị thầy giỏi thì đặt những câu hỏi sao cho hướng đến những câu trả lời của người hỏi đặt ra hơn là chỉ cho họ câu trả lời. (Có câu nói đùa rằng: một sinh viên hỏi Rabbi, “Thưa Rabbi, tại sao thầy luôn trả lời bằng một câu hỏi khác?” Vị Rabbi trả lời, “Thế tại sao tôi không nên trả lời bằng một câu hỏi?”)

Nếu Rabbi đưa ra câu trả lời, thì đó là câu trả lời của thầy. Nhưng nếu thầy hỏi câu hỏi đúng, thì ông có thể có một câu trả lời khác và câu trả lời của đồ đệ được ghi nhớ và được tiếp thu. Thêm nữa, nếu Rabbi đưa ra câu trả lời thì vấn đề đã được xác định rồi. Nhưng nếu câu hỏi khác được hỏi thì vấn đề tiếp tục được mở rộng cho việc tìm kiếm và khám phá thêm. Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi các các môn đệ một câu hỏi quan trọng. Người không đưa ra câu trả lời, nhưng cho họ thời gian và thêm kinh nghiệm để tìm ra câu hỏi của riêng họ.

Khởi đầu Tin mừng của mình, tác giả Luca thuật lại việc cha mẹ Đức Giêsu tìm kiếm Người sau khi họ phát hiện ra Người không cùng đi với họ trong đoàn hành hương từ dịp lễ Vượt qua ở Giêrusalem. Sau ba ngày tìm kiếm, họ thấy đứa con trai 12 tuổi của mình trong đền thờ, “đang ngồi giữa các thầy dạy, nghe và hỏi họ” (2,46).

Khi Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “đám đông bảo thầy là ai?” Họ đã ở với Người một thời gian và đã thấy và đã nghe khi Đức Giêsu nói những nhu cầu của dân chúng, dạy đám đông và đối đáp trước những tấn công từ nhóm đạo đức. Những lời đáp đầu tiên của họ với Đức Giêsu được rút ra từ những điều họ đã quan sát và đã nghe người khác nói.

Thế rồi, Đức Giêsu đưa ra câu hỏi, “Còn anh em bảo Thầy là ai?” Câu hỏi của vị Thầy đòi hỏi các môn đệ trở về lòng mình, rút ra từ những kinh nghiệm ở cùng Đức Giêsu và rút ra quyết định của riêng mình. Phêrô đáp thay cho cộng đoàn: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Câu trả lời của ông không chỉ là một chút thông tin để mang theo trong cả phần đời còn lại. Ông sẽ có Đức Kitô hằng sống với ông và sẽ có thêm cho kinh nghiệm, sự hấp thụ và hành trình. Câu hỏi của Đức Giêsu sẽ luôn gắn chặt trong trí nhớ và ý thức của ông và ông sẽ phải trở lại lòng mình để trả lời nó nhiều lần nữa khi ông biết hơn về “Đấng Kitô của Thiên Chúa”.

Dù cho lời đáp của Phêrô đúng, nhưng ông sẽ phải củng cố nó cách quyết liệt để hợp với những sự kiện bi thảm sẽ nảy sinh khi ông tiếp tục theo Đức Giêsu. Đối với ông và các môn đệ khác “Đấng Kitô của Thiên Chúa” nghĩa là người cai trị đầy quyền lực sẽ lãnh đạo dân Israel và đánh đuổi người Rôma. Nhưng Đức Giêsu phá tan khái niệm đó khi Người khiển trách các môn đệ. Người hướng sự ám chỉ đến chính mình từ “Đấng Kitô của Thiên Chúa” đến “Con Người”.

Bài tin mừng nằm trước bài Tin mừng hôm nay thuật lại phép lạ hóa bánh cho 5000 người ăn (9,10-17). Cách trình bày này hẳn sẽ đề nghị các môn đệ rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia hằng được mong đợi, “Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Cuối cùng, đây là Đấng Mêsia bắt đầu một thời đại mới. Điều này đủ thực, nhưng Đức Giêsu thêm rằng người ta chỉ vào được thời đại mới này khi họ có tình yêu hy sinh – sự hy hiến này đã được Đức Giêsu thực hiện trên thập giá. “Rồi Đức Giêsu nói với mọi người…” – Đức Giêsu đưa ra một lời mời gọi phổ quát cho bất kỳ ai khao khát chấp nhận nó. Nhưng những ai chấp nhận phải dám từ bỏ tất cả: tham vọng, những cách thức nhận biết tha nhân, những ưu tiên hằng ngày, những thói ích kỷ của họ – cuộc sống của họ chính là thế!

Nghe lời đáp của Phêrô Đức Giêsu hướng sự ám chỉ đến chính mình từ “Đấng Kitô của Thiên Chúa” tới “Con Người”. Trong các Tin mừng, thuật ngữ này ám chỉ đến Đức Giêsu. Đây là một danh hiệu ưa thích dành cho Đức Giêsu trong Tin mừng Luca và mang các tầng ý nghĩa. Trước hết, đơn giản nó có nghĩa là “con người”. Nhưng nó cũng là danh hiệu thiên sai được dùng 70 lần trong Tin mừng nhất lãm và 12 lần trong Tin mừng Gioan. Nó xuất hiện trong sách Đaniel (7,13) để mô tả “ai như con người”, đại diện cho dân Israel mới và hiện ra trên mây trời để nhận vương quốc từ Đấng Lão Thành. “Con Người” được dùng thường xuyên qua các sách Tin mừng và thường ám chỉ sự vượt qua và cái chết – như trong bài Tin mừng hôm nay.

Sau khi Đức Giêsu phục sinh, Phêrô sẽ mở rộng câu trả lời của ông cho câu hỏi của Đức Giêsu. Trong chương 3 quyển thứ 2 của Luca, Công vụ tông đồ, sau khi Phêrô và Gioan chữa trị người què ở cổng Đền thờ (3,1-26), Phêrô nói với đám đông và ám chỉ Đức Giêsu như: tôi tớ của Thiên Chúa, Đấng Thánh và Đấng Công Chính, Tác giả của Sự sống, và Đấng Mêsia. Rõ ràng trong các sách Tin mừng, Phêrô có nhiều thiếu sót và những hành động sai lầm, nhưng nhờ kết quả của việc Đức Giêsu phục sinh và quà tặng của Thánh Thần, cuộc đời Phêrô đã thay đổi. Lời đáp của ông cho câu hỏi của Đức Giêsu tăng trưởng vì những sự kiện làm thay đổi cuộc sống nhờ vào sự vượt qua và sự phục sinh của Đức Giêsu.

Kinh nghiệm của Phêrô dạy rằng chúng ta không thể dùng câu trả lời của người khác để trả lời cho câu hỏi mà Đức Giêsu đã hỏi các môn đệ và tiếp tục hỏi chúng ta, “Còn anh em bảo Thầy là ai?” Câu hỏi này đòi chúng ta phải trả lời mỗi ngày. Chúng ta trả lời câu hỏi này bằng những quyết định mà chúng ta có liên quan đến chọn lựa của các bạn bè chúng ta; chúng ta sử dụng thời gian của mình ra sao; đầu tư cho các nguồn của chúng ta; đối xử với tha nhân, đặc biệt ý nghĩa tối thiểu; một sự sẵng sàng để được nhận biết như các môn đệ Đức Kitô; và sự thực hành từ chối bản thân trước của cải của người khác.

Đức Giêsu hứa trong quá trình từ bỏ cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta sẽ tìm lại được. Thế gian khuyên chúng ta tìm kiếm lợi lộc riêng mình, cẩn trọng và tìm kiếm bằng nỗ lực tối thiểu. Tôi đang giữ lại cho bản thân những gì? Tại sao? Đức Giêsu đòi hỏi sự rủi ro và lòng quảng đại khi người khác cần đến mình. Ở chỗ khác có nói hạt giống được tích trữ sẽ mục nát. Đó không phải sự tối thiểu mà tôi có thể làm – nhưng là hết khả năng.

Đức Giêsu không phải là người thích đau khổ, việc chọn đau khổ vì mục đích đau khổ. Hơn thế nữa, có lẽ được hướng dẫn bởi những ngôn sứ như Dacaria (trong bài đọc 1), Người đã nhận ra vai trò thiên sai như một người bị ruồng bỏ, đau khổ và thập giá. Người dạy cho Phêrô biết khái niệm về Đấng Mêsia. Đấng Mêsia sẽ phải đau khổ và trong hành động cũng dạy cho chúng ta cách thức để theo Người bằng cách sống cuộc đời của chúng ta. Theo Đức Giêsu làm cho chúng ta mở ra với cùng cách đối xử mà thế thế gian đã gây ra cho Người. Tuy nhiên, nó không kết thúc bằng cái chết, nhưng trong sự chung chia trong sự phục sinh và sự sống mới của Đức Giêsu.

Tín hữu Galat đề nghị cách thức những ai cùng với đời sống mới mà Đức Giêsu trao tặng, phải nhìn chính họ và thế giới. Khi chúng ta chịu thua thiệt như các môn đệ và đón nhận thập giá của Đức Kitô, thì chúng ta đã bước vào mối tương quan sâu xa với Thiên Chúa và với cả người khác. Vì đời sống mới, chúng ta sẽ thấy được giá trị của mỗi và mọi người. Đó là lý do chúng ta được Đức Giêsu gọi để thể hiện sự ưa thích tối thiểu. Vì Đức Giêsu chúng ta chia sẻ cách ngang bằng như con cái của Thiên Chúa. “Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô”

Lm Jude Siciliano OP

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp