Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Năm B
Danien: 7: 13-14; Thánh vịnh 93; Khải huyền 1: 5-8; Gioan 18: 33b-37
Chúng ta bắt đầu suy ngẫm về bài sách Đanien bằng cách xem lại những sự kiện đã xảy ra chung quanh bài sách này. Trong sách Đanien có 3 phần. Phần dẫn nhập (đoạn 1 đến 6) Đanien và ba người bạn đồng hành bị bắt lưu đày ở Babylon, và chuyện Đanien và các bạn ở trong lò lửa nóng, và trong hầm sư tử..
Đoạn 7 bắt đầu nói về những thị kiến về thời cùng tận. Bắt đầu đoạn 7 Đanien tả các mảnh thú từ biển đi lên. Biển là biểu thị của sự hỗn mang, và các mảnh thú tượng trưng các vương quốc ngoại giáo chống đối Thiên Chúa đang cai trị các vùng miền trung đông: Babylon, Medes, Ba Tư và Hy lạp. Dân chúng của Đanien bị khổ sở dưới quyền cai trị của các vương đế đó. Thị kiến của Đanien để khuyến khích những người bị trị thêm hy vọng, vì sau khi 4 mảnh thú hiện ra thì có một hình ảnh thứ 5 không phải từ biển lên, và không phải là một quyền bính của sự dữ.
“Đấng Lão thành” ngồi trên ngai, xung quanh có bao nhiêu thiên thần hầu hạ. Và một “Con Người” xuất hiện trên đám mây trời. “Đấng Lão thành” là hình ảnh Thiên Chúa “trao tặng quyền bính, vinh dự, vương quyền” cho “Con Người” cai trị các dân tộc đang bị khổ sở dưới quyền 4 mãnh thú. Quyền bính các mãnh thú chỉ thoáng qua một thời gian, nhưng “quyền bính của Con Người sẽ chẳng hề suy vong”.
Quyền bính của các mãnh thú làm cho dân chúng khổ sở đã bị phá hủy và tiêu diệt. Những quyền bính của “Con Nguời” là quyền bính của sự nhân lành, công chính sẽ tồn tại mãi mãi đến muôn đời. Từ lúc đầu tiên, hình ảnh này là Chúa Kitô bị sỉ nhục trước quyền uy của La Mã do Philatô làm đại diện. Nhưng sách Đanien giúp chúng ta nhớ lại là Chúa Kitô sẽ vinh quang, và quyền bính của Ngài sẽ tồn tại mãi mãi.
Nghĩ đến thị kiến của Đanien, Chúa Giêsu xưng Ngài là “Con Người” đã nhập thế làm người. Chúa Giêsu tiên đoán Ngài sẽ chịu khổ hình, nhưng đến thời cánh chung Ngài sẽ trở lại trên đám mây (Lc 21: 17) để xét xử mọi người và sẽ bắt đầu cai trị vương đế Ngài đến muôn đời. Lễ hôm nầy tập họp các tín hữu, không phân biệt màu da nước tóc hoặc đảng phái chính trị. Tất cả quyền lực của con người, ngay cả những người có quyền tốt lành cũng bị tiêu diệt. Nhưng, quốc tịch đầu tiên của chúng ta phải là con dân của vương quốc do Chúa Kitô cai trị. Chúa Kitô là Vua của chúng ta, chúng ta là dân của Ngài, chúng ta theo gương Ngài mà sinh sống, không lạm dụng quyền đối với kẻ khác. Nhưng chúng ta là tôi tớ của vị Vua đã hy sinh mạng sống Ngài trong việc phục vụ tất cả chúng ta.
Trong bài phúc âm hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện giữa ông Philatô và Chúa Giêsu trong dinh. Đây la đối thoại đầu tiên chúng ta nghe Chúa Giêsu bị xét xử vì Ngài là Vua dân Do Thái. Philatô không biết Chúa Giêsu là Vua, ông ta nghe các thượng tế nói với ông ta như vậy. Philatô hiểu nghĩa Vua là quyền bính chính trị. Chúa Giêsu có phải là Vua của vùng đất người La mã chiếm đóng hay không? Chúa Giêsu có phải là mối đe dọa, một người sẽ có quân lính và đang nổi lên chống đế quốc La Mã hay không? Chúa Giêsu không phải là người đầu tiên làm việc đó. Chúa Giêsu hỏi lại Philatô: “Ngài tự ý nói điều ấy hay những người khác đã nói với Ngài về tôi?” Vậy bây giờ ai là người bị xử đây? Không phải là một người đàn quê mộc mạc này là tù nhân trước một tổng trấn La Mã quyền uy? Thánh Gioan cho chúng ta thấy Chúa Giêsu không bị thuộc quyền người La mã. Nhưng cuối cùng Chứa Giêsu là người Con trung thành với Chúa Cha. Chúa Giêsu bình tĩnh và tự Ngài chọn đường Ngài sẽ đi qua. Vị Vua này không bị quyền uy chinh tri điều khiển như Ngài đã nói… “mạng sống của tôi, không ai lấy đi được. Nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (10: 18)
Suốt năm phụng vụ vừa qua, chúng ta nghe phúc âm thánh Macco. Trong đó Chúa Giêsu không chứng tỏ Ngài là Đấng Mêsia vinh quang, sẽ vào thành Giêrusalem để tuyên xưng quyền uy của mình. Trái lại, Chúa Giêsu luôn nói với các môn đệ, Ngài là người Tôi Tớ đau khổ. Nhưng khi dân chúng tìm đến Chúa Giêsu để đưa Ngài lên làm Vua thì Ngài lánh xa đi chỗ khác.
Phúc âm thánh Gioan nói khác hẳn về Vương quốc của Đức Kitô. Hôm nay Philatô hỏi Chúa Giêsu “ông có phải là vua dân Do Thái không?” hình như Chúa Giêsu nhận danh hiệu đó, nhưng không theo lời người đời như Philatô nghĩ. Và Chúa Giêsu tránh xa ý nghĩ Philatô và nói “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. Khi Chúa Giêsu giải thích quyền bính của Ngài, Chúa Giêsu phân biệt quyền uy của Ngài khác với quyền uy theo nghĩa mà Philatô hiểu. Chúa Giêsu nói là Ngài không dùng quyền lực để tự bảo về chính mình Ngài.
Trong phúc âm thánh Gioan cụm từ “thế gian”, nói Chúa Giêsu là Vua, không ở trên một hành tinh nào khác, hay ở một nơi nào xa xôi. Và cụm từ “thế gian” có nghĩa là nơi Chúa Giêsu sinh trưởng, và là nơi Chúa Giêsu đến để “làm chứng sự thật”. Chúa Giêsu nói về một thế gian đang ở giữa chúng ta, nơi Ngài đang ngự trị. Thế gian đó không phải là thế gian sẽ chống đối mà Philatô lo sợ, nhưng là nơi mà nhân loại được đối xử một cách trọng thị.
Thế gian của Philatô và những người như ông ta là thế gian bị cai trị bằng vũ lực quân sự. Nhưng, các thần dân trong vương quốc của Chúa Giêsu “thuộc về sự thật”, và họ lắng nghe lời Chúa Giêsu. Chúa Giêsu định nghĩa lại quan niệm Vua Chúa và vương quốc của Vua là gì. Vị “Vua” này không cai trị một vùng lãnh thổ, nhưng là vùng của “sự thật”. Sự thật mà chúng ta, những nhân chứng, tìm ra và chấp nhận là phúc âm thánh Gioan. Suốt phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu thu hút thành phần vương quốc Ngài bằng sự thật của lời Ngài nói, và tình yêu thương Ngài chứng tỏ cho những người nghe và đón nhận lời Ngài. Chúa Giêsu bởi Chúa Cha mà đến để chia sẽ tình yêu thương với chúng ta, và Ngài đã nói rõ là khi chúng ta yêu thương lẫn nhau chúng ta đạt được tình yêu thương đó. “Thiên Chúa chưa được ai chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thi Thiên Chúa ở trong mổi chúng ta và tình yêu thương của Ngài thánh hoá chúng ta nên mới” (1Galatians 4:12).
Vương quốc mà Philatô đại diện và cai trị, và vương quốc mà Chúa Kitô là là hai cách diễn tả lối sống và kinh nghiệm đời sống trong thế gian. Vậy chúng ta suy nghĩ chọn sống dưới quyền cai trị nào? Chúng ta có muốn chọn vương quốc có uy quyền bạo lực cai trị và người yếu hèn bị bóc lột không? Vì khi có cạnh tranh là có kẻ thắng người bại, và xã hội bị chia rẽ giữa “người giàu” và “người nghèo”, và người giàu được bênh vực thì được an toàn, còn người nghèo không được bênh vực bị tổn thương?
Hay hôm nay chúng ta thử dấn thân vào thế gian, nơi Chúa Giêsu ngự trị và thay đổi lòng chúng ta? Thử hỏi chúng ta có chấp nhận lần nữa cách sống hy sinh vì tình yêu thương hay không?
Hôm nay chúng ta được nuôi dưỡng trong hy vọng qua bí tích Thánh Thể. Vương quốc Chúa Kitô sẽ đem đến vinh quang khi Ngài sẽ ngự đến lần nữa. Như chúng ta đã nghe trong sách Khải Huyền (nhắc đến thị kiến của Đanien) “Kìa, Người ngự đến trong đám mây. Mọi người đều trông thấy Người, cả những kẻ đã đâm Nguời” (Kh1: 7). Sách Khải Huyền báo chúng ta là sẽ “trở nên dân của vương quốc, với các tư tế”, và với Chúa Kitô, Đấng Thuợng Tế và là Vua của chúng ta; trong đó sự yêu thương và phục vụ là tiêu chí do Chúa Kitô là Vua ban hành.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Lm Jude Siciliano OP