Hãy từ bỏ mình; vác thập giá theo Chúa

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN A

Giêrêmia 20: 7-9; Tv 63; Romans 12:1-2; Matthêu 16: 21-27

Một số đông lính từ chiến trận về bị mắc phải hội chứng về “rối loạn thần kinh”. Thuật ngữ này lần đầu tiên tôi đã nghe được là sau cuộc chiến Việt Nam. Trước đó thì tôi chỉ nghe nói đến hội chứng “mệt mỏi vì chiến tranh”.

Tôi tự hỏi chúng ta gọi bệnh của ngôn sứ Giê-rê-mia bị là bệnh gì? Theo các biểu hiện mà ngôn sứ diễn tả thì chúng ta có thể nói đó là bệnh “mệt vì làm ngôn sứ”. Bổn phận của một ngôn sứ luôn là một việc rất khó khăn. Một ngôn sứ không là người ở bên ngoài cộng đoàn mà mình chỉ trích. Trái lại, thường Thiên Chúa gọi một người trong cộng đoàn để nói lời Chúa với dân Chúa. Dân Chúa phải làm điều công chính nếu họ muốn giữ lời giao ước với Chúa.

Một trong những lời hứa trong Cựu và Tân Ước là hy vọng về thời cánh chung, nghĩa là hy vọng ngày cánh chung Thiên Chúa sẽ đến sắp đặt mọi sự an toàn cho tất cả. Trong Tân Ước Chúa Kitô là dấu hiệu cho kế hoạch của Thiên Chúa đối với chúng ta, như Ngài đã báo tin Nước Trời đã gần tới. Cộng đoàn loài người hãy sống hoà hợp với nhau. Thánh Phaolô diễn tả đặc tính của Nước Trời là “không còn phân biết Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh chị em trong cùng một Đức Kitô” (Gl 3:28).

Trong cả hai Cựu và Tân Ước, thời gian cho hành vi này là không nên dành lại cho đến ngày tận thế mới làm. Thiên Chúa bảo chúng ta hãy thực hiện ngay bây giờ; tất cả chúng ta phải cố gắng “tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (Matthew 6:33); chúng ta hãy khao khát trở nên người công chính (Matthew 5:6). Như Chúa Giêsu đã chúc phúc trong tám mối phúc thật: phúc cho những ai bị bách hại vì sống công chính (Matthew 5:10). Trong cả hai Cựu và Tân Ước đều ghi rõ ràng là sự đau khổ không phải chỉ là làm theo Ý Thiên Chúa, mà còn là mời gọi người khác làm như vậy.

Những người thuyết giảng thời nay cũng cảm thấy sự đau khổ của các ngôn sứ khi họ bị chống đối khi giảng về sự công chính. Họ bị cáo buộc là “tự chế ra”, như thể họ chỉ chọn điểm nào mà họ thích, buộc cộng đoàn phải lắng nghe lời giảng đó. Thật là khó cho việc rao giảng trong cộng đoàn. Như khi họ giảng về quyền làm người của thai nhi, người già yếu, tội nhân bị án tử hình, người di cư, phụ nữ, người đồng tính, cũng như về sự công bằng kinh tế, về hoà bình, về môi trường v.v… Hình như công việc của ngôn sứ ám chỉ cả việc bị bách hại trong đó. Và ý nghĩ này được ngôn sứ Giê-rê-mia nói tới trong bài đọc 1 hôm nay.

Thiên Chúa đã giao cho Giê-rê-mia một công việc khó khăn. Dân Giuda đang bị đe doạ tứ phía, nên vua Giuda tìm kiếm sự giúp đỡ của các dân tộc khác. Nhưng Giê-rê-mia báo cho họ biết là phải dựa vào sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Giê-rê-mia bảo dân Giuda sẽ bị thử thách về đức tin của họ. Lời của Giê-rê-mia là: Hãy chỉ tin vào Thiên Chúa mà thôi, và không nên tin vào quyền bính chính trị của các dân tộc khác. Dân Giuda không nghe lời Giê-rê-mia, nên kết quả là vua Giuda liên kết với các dân tộc khác, và nước Babylon có cớ xâm chiếm Giuda, phá thành Giêrusalem và Đền Thánh và bắt dân Giuda đi đày.

Hôm nay chúng ta nghe lời than thở của Giê-rê-mia. Ông mong ước được trao một lời hứa khác, không cực nhọc như thế này. Giê-rê-mia muốn giữ thinh lặng để khỏi bị cám dỗ nói lời: “Tôi tự nhủ… tôi sẽ không nói nhân danh Người nữa”. Nhưng ông ta nghe tiếng Chúa gọi, và Lời Chúa đốt cháy lòng ông. Khi ông đáp lại lời mời gọi của Chúa và ông cảm thấy đầy tràn sinh lực. Mặc dù ông muốn tránh đi, nhưng ông không thể tránh bổn phận của ông được. Vì ông cảm thấy Thiên Chúa đã quyến dụ được ông từ việc này đến việc khác, sự thật là ông bị “quyến rủ” bởi “lửa” của Chúa.

Sự thật trước tiên là Giê-rê-mia nghe lời Chúa và ông thực hiện ngay lời Ngài. Đối với chúng ta, chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta để nhiều thì giờ lắng nghe lời Chúa? Chúng ta sẽ nghe những gì? Chúng ta sẽ được gọi làm gì? Thí dụ như chúng ta nghe lời mời gọi bảo chúng ta phải thay đổi tận gốc lối sống của mình. Thử hỏi chúng ta có đủ can đảm để theo lời gọi đó không? Lời gọi đó có thể bảo chúng ta hoạt động cho một số người nào như thời Giê-rê-mia bị quyền uy bao vây. Thử hỏi chúng ta có đứng chung với họ không, cho dù chúng ta sẽ mất uy tín, mất an bình và mất bạn bè?

Chủ nhật vừa qua, Chúa Giêsu chúc phúc cho Phêrô và giao cho Phêrô phần việc xây dựng cộng đoàn của Thiên Chúa. Mọi thứ đã bị thay đổi mau chóng đối với Phêrô, và giờ đây Chúa Giêsu gọi Phêrô là quỷ dữ và đuổi ông ta ra. Lời Chúa Giêsu xua đuổi Phêrô nhắc chúng ta về lời Chúa Giêsu nói với quỷ dữ trong sa mạc “Satan kia, xéo đi”.

Chúng ta không nên trách Phêrô vì ông ta muốn Thầy mình khỏi bị đau khổ và bị giết. Nhưng còn nhiều việc khác nữa hơn là việc một môn đệ trung thành với Thầy mình để che chở Thầy mà ông thương mến và đi theo. Sống đạo không phải là một hành trình đơn giản với những nụ cười và thoải mái. Đi “Tìm Chúa Giêsu”, hay “rước” Chúa Giêsu vào lòng mình có thể lúc đầu cho ta cảm giác tinh thần êm ái. Nhưng rồi sau đó sự thật hành trình theo chân Chúa Giêsu sẽ thấm sự gian khổ dần vào đời sống chúng ta. (Giê-rê-mia lúc đầu được thu hút bởi lời Chúa, nhưng rồi cảm thấy mình bị Chúa dụ dỗ, khiến ông ta đau khổ vô cùng).

Đáng lẽ Phêrô phải biết hơn thế, vì Phêrô đã theo Chúa Giêsu như ngôn sứ. Nếu Phêrô biết nhìn lại lịch sử của đạo Do Thái thì Phêrô sẽ nhớ ngôn sứ bị bắt bớ và bị giết nữa. Giờ đây Phêrô đang gặp những gì như Giê-rê-mia đã gặp: Phêrô đã được gọi làm ngôn sứ và sẽ bị trả giá cho phần việc đó. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.

Bạn có thể mua một cây thánh giá bằng vàng ở cửa hàng đồ nữ trang. Nếu bạn là một tài tử ngôi sao, bạn có thể mua một đồ trang sức với thập giá được khảm bằng kim cương để đeo cho người ta ngưỡng mộ bạn. Nhưng đó không phải là thập giá mà Chúa Giêsu khuyên Phêrô và chúng ta vui lòng vác hàng ngày. Chúng ta có thể không được đóng đinh trên thập giá như Chúa Giêsu, nhưng chắc một điều là Chúa Giêsu luôn mời gọi các môn đệ hy sinh mình cho việc rao giảng phúc âm.

Hôm nay Phaolô khuyên làm thế nào sống như môn đệ của Chúa Giêsu. “Tôi khuyên anh em hãy tận hiến thân mình làm của lễ sống động”. Kitô Hữu không sống “rập theo đời này” Nếu chúng ta chọn theo Chúa Kitô, chúng ta sẽ sống lối sống dựa vào các giá trị khác với giá trị của những người sống quanh ta. Sự lựa chọn này sẽ làm chúng ta có thể mất bạn bè, mất gia đình, mất của cải và cả danh giá đời này. Chúng ta không thể theo giá trị của văn hoá chúng ta trước khi nhìn vào văn hoá đó với nhãn quan của phúc âm. Trước tiên Phêrô không chấp nhận sự mời gọi của Chúa Giêsu. Ngài nói đến sự đau khổ và sự hy sinh làm Phêrô chói tai không nghe được đời sống của thập giá. Chúa Giêsu hứa là Phêrô sẽ hưởng đời sống mình.

Sau khi Chúa Giêsu đẩy Phêrô ra, chúng ta để ý có lời gọi Phêrô. Lời nói “Satan, lui lại đàng sau Thầy” là lời đẩy Phêrô ra lần thứ nhất. Chúa Giêsu cũng nói với Phêrô hãy trở nên môn đệ, và theo chân Chúa. Đó cũng là chỗ đến của chúng ta. Mặc dù chúng ta sa ngã nhiều lần, chúng ta vẫn theo làm môn đệ của Chúa Giêsu. Cũng như Phêrô, chúng ta có cách này hay cách khác chối bỏ, và hôm nay chúng ta chấp nhận muốn có dịp để cố gắng tiếp tục làm môn đệ Chúa Giêsu.

Chúng ta được mời gọi trở lại theo chân Chúa Giêsu. Cùng với các môn đệ khác chúng ta được dẫn dắt bởi Matthêu trong những tuần sắp tới theo lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúng ta để ý trong chuyến lữ hành với Chúa Giêsu đến Giêrusalem, sẽ thấy Ngài lãnh nhận thập giá hàng ngày như thế nào; chịu những hắt hủi và phỉ báng trên đường Chúa Giêsu luôn luôn tha thứ cho những ai sai lạc, hay chặn lối Ngài đi. Chúa Giêsu trông thấy chúng ta cũng như trông thấy Phêrô, là chúng ta cố gắng hết mình để theo chân Ngài ngay cả đến cái chết. Và hôm nay chúng ta cùng với Phêrô đi theo Chúa Giêsu để cùng Ngài lên đền thánh Giêrusalem.

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Romans 12:1-2
View in: NAB
1I BESEECH you therefore, brethren, by the mercy of God, that you present your bodies a living sacrifice, holy, pleasing unto God, your reasonable service.
2And be not conformed to this world; but be reformed in the newness of your mind, that you may prove what is the good, and the acceptable, and the perfect will of God.
Matthew 6:33
View in: NAB
33Seek ye therefore first the kingdom of God, and his justice, and all these things shall be added unto you.
Matthew 5:6
View in: NAB
6Blessed are they that hunger and thirst after justice: for they shall have their fill.
Matthew 5:10
View in: NAB
10Blessed are they that suffer persecution for justice' sake: for theirs is the kingdom of heaven.