Hãy Tập Gia Đình Nên Thánh

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT (A)

Huấn ca 3:2-7,12-14; Tv 128; Côlôxê 3: 12-21; Matthêu 2: 13-15,19-23
Trong nhà thờ vẫn còn máng cỏ, cây thông lễ giáng sinh làm chúng ta nhớ tới bài hát “Đêm thánh vô cùng… đêm thinh lặng… đêm ánh sáng”. Nhưng bài phúc âm hôm nay lại không nói đến những khung cảnh êm lắng và đầy ánh sáng đó. Những gì Thánh Gia đang trải qua đó là sự sợ hãi, khủng hoảng và vội vàng trong việc trốn chạy.holyfamily8

Thánh Matthêu nhánh chóng đưa chúng ta đi từ một hang đá bình dị, đến chuyến viếng thăm của Ba Vua để rồi nói ngay đến tình trạng rối rắm hiện nay khi thánh Giuse đưa đức Maria và Chúa Hài Nhi chạy trốn sang Ai-Cập. Để tránh sự đe doạ đến tánh mạng của Hài nhi, Và đây cũng là viễn cảnh mà Hài Nhi này sẽ gánh lấy khi khôn lớn.

Chúng ta thử tưởng tượng những khó khăn mà Thánh Gia Thất gặp phải khi phải đi lánh nạn thoát khỏi bàn tay đe doạ của vua Herode: như phải sống ở xứ lạ quê người, không bà con thân thuộc đầy khó khăn và gian khổ. Ngày nay, những gia đình bị tình trạng nầy chi phối không hiếm; qua phát thanh, báo chí và truyền hình; nhiều gia đình chạy trốn chiến tranh, thiên tai, ức chế. Họ đi tìm kế sinh nhai nên phải trốn sang xứ người một cách bất hợp pháp. Ngày lễ hôm nay chúng ta có thể gọi là Lễ của những người tỵ nạn và người di cư. Vì Thiên Chúa đang ở giữa những gia đình bị ruồng bỏ, bị bắt buộc phải ly hương để tìm cuộc sống như Thánh Gia Thất xưa đã làm để được tồn tại.

Thánh Matthêu muốn viết rõ là chính Thiên Chúa đã dẫn đưa Thánh Gia Thất đi lánh nạn, như Chúa đã che chở và dẫn dắt dân Israelra khỏi ngục tù và áp bức. Chúng ta không nên ngạc nhiên vì toàn bộ câu chuyện Hài nhi Giêsu và Kinh Thánh là một chuổi liên tục những câu chuyện để diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa đối với những kẻ thấp hèn nhất trong xã hội. Thánh Gia là hình ảnh kiểu mẫu mà Thiên Chúa muốn các gia đình noi theo; nhất là các gia đình đang gặp những bất trắc.

Thánh Giuse và Đức Marialà gương mẫu cho các gia đình: Cha mẹ cần biết chăm sóc, yêu thương và bảo vệ cho con trẻ và những người ốm đau trong gia đình.Con cái là những phần tử yếu đuối nhất trong gia đình. Nhưng ác hại thay, là có những gia đình thường đánh đập trẻ con. Trong xã hội chúng ta có nhiều trẻ em mang những vết thương về tâm lý do bị đánh đập ảnh hưởng đến tình cảm gia đình của mỗi em. Khái niệm về một “gia đình thánh thiện” là một mâu thuẫn cho nhiều người. Tôi ước sao chúng ta luôn thêm lời cầu nguyện cho họ qua Thánh Gia Thất xưa.

Hôm nay chúng ta không chỉ cầu nguyện và nghỉ đến những gia đình đang gặp khốn khó, mà chúng ta cũng phải nghỉ đến cả các gia đình “bình thường” họ cũng đang gặp nhiều khó khăn hằng ngày. Trong chúng ta, nhiều gia đình vẫn còn cha mẹ đi làm. Nhiều gia đình nghèo phải làm 2 việc. Các con trẻ được khuyến khích học thêm ngoài giờ. Nhiều gia đình không còn thì giờ để ngồi ăn chung với nhau. Vì thế nên lưu ý là khi giảng lễ hôm nay; chúng ta không nên vẽ một bức tranh không thực tế và bình dị của Thánh Gia Thất như một gương mẫu cho gia đình hiện nay. Hãy nhớ rằng, ngoại trừ một số phó tế đã kết hôn, các linh mục còn độc thân chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình trong xã hội ngày nay.

Trong cuộc sống hằng ngày hôm nay, các gia đình bị nhiều áp lực chi phối.Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Côlôxê về cách đối xử với nhau như thế nào trong gia đình: “Anh em là người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy biết thương cảm, có lòng nhân hậu, khiêm cung, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đưng và tha thứ cho nhau. Nếu trong anh em, ai có điều gì phiền muộn nhau, anh em hãy tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ cho anh em.

Khi đọc kinh thánh, nên chú trọng đến cách trình bày của thánh Matthêu về Chúa Giêsu là ai. Matthêu nhắc lại lịch sữ các nhà lãnh đạo của dân Israel, David và Mô-Sê… nhưng Matthêu không nhắc đến vua Herode nữa. Vì vua thật của dân Do-Thái đã sinh ra. Và ba nhà đạo sĩ đã đi tìm và gặp vua dân Do-Thái. Matthêu viết Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua David, và sinh ra ở Bê-Lem là quê hương của Vua David. Chúa Giêsu từ Israel sang Ai-Cập. Cũng như đứa trẻ Mô-Sê đã thoát được bàn tay của Pharaon Ai-Cập tìm giết. Các sự kiện trong cuộc sống của Chúa Giêsu không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đối với Matthêu ông chú trọng trình bày Chúa Giêsu như là “Đấng ứng nghiệm” những điều Cựu Ước công bố. Đức Giêsu là ai, và những gì đã xảy ra trong đời sống của Ngài thể hiện tốt lời các Ngôn Sứ nói về Ngài: Thiên Chúa đã không quên dân Ngài đã chọn, và vị vua cũa dân Chúa đã đến.

Cuối cùng, Vua dân Do Thái sau khi trải qua biết bao khốn khó, được về từ Ai-Cập lại không đến trong vinh quang của hoàng gia và được đặt trên ngai vàng, mà âm thầm về với gia đình đơn nghèo tại Nazareth, một ngôi làng bé nhỏ. Matthêu lại cho chúng ta thấy đức Giêsu đã ứng nghiệm lời kinh thánh “..Ngài được gọi là người Nazareth” Trong các dử kiện thánh Matthêu chú trọng đến việc: Thiên Chúa thông qua các Thiên Sứ đã bảo vệ và gìn giữ vua dân Israel.

Trong thời đầu tiên của giáo hội, các tín hữu hợp nhau trong gia đình để cầu nguyện và đó là truyền thống “giáo hội gia đình”. Các giám mục ở Mỹ gọi sách giáo lý là “Sách đem sự sáng”; trong đó, các gia đình công giáo được nhắc nhở: “Họ là cộng đồng cơ bản để nuôi dưỡng đức tin.”

Sự thật và chắc chắn rằng Chúa Giêsu là người Do Thái và lớn lên trong một gia đình Do Thái. Phúc âm cho chúng ta thấy đây là một gia đình ngoan đạo luôn tuân giử lề luật của đạo. Lúc nhỏ, Chúa Giêsu học kinh thánh ở nhà và luôn tuân giử các nghi lễ tôn giáo. Và chắc là gia đình luôn cầu nguyện chung, rồi cùng nhau đi lên đền thờ. Người Do Thái đã sống đạo một cách trọn vẹn trong gia đình; nên mới có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ lưu lạc đoạ đày. Khi không thể lên đền thờ được, họ có thể vẫn cùng nhau thờ phụng sống đạo trong gia đình. Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Do Thái là lễ Vượt Qua, họ vẫn được tổ chức tại nhà.

Chúng ta, những Kitô hữu, luôn nhấn mạnh đến việc dâng thánh lễ cộng đoàn nhất là trong ngày Chúa Nhật tại thánh đường giáo xứ. Chúng ta cũng được khuyến khích sống đức tin trong gia đình. Như mùa vọng năm nay, nhiều nhà treo vòng hoa mùa vọng, thánh giá, ảnh tượng, đèn và nước thánh v..v.. Những gì chúng ta thực hiện trong phụng vụ ngày Chúa Nhật tại nhà thờ thường là phát xuất từ gia đình. Như từ việc chia sẻ lời Chúa tại nhà, đọc kinh tối sáng hay kinh trước khi ăn. Đó là cách chúng ta học hỏi đức tin trong gia đình, điều này chứng tỏ chúng ta là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu trong phụng vụ ngày Chúa Nhật. Chúng ta là một gia đình được Thiên Chúa nuôi dưỡng qua lời Chúa, các bí tích đã được trao ban bởi nhiều người trong cộng đoàn.

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP