CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN C
Thoạt nhìn các dụ ngôn trong Tin Mừng xem ra dễ đọc, vì là những chuyện của cuộc sống bình thường. Dân gian ai cũng có chút ít kinh nghiệm về các câu truyện ấy. Nhờ đó mà người ta dễ nắm bắt ý nghĩa và bài học Đức Giêsu dạy bảo. Nhưng sự thực không phải vậy. Nếu suy nghĩ sâu vào mỗi dụ ngôn, người ta sẽ ngộ ra mỗi chuyện đều là một đại dương mênh mông về luân lý, tín lý. Do đó rất khó đọc. Điều người ta nhận thức được thì rất nhỏ, sống và hành động càng ít hơn. Bởi tuy rằng mỗi người đều có lòng khao khát phục vụ Chúa, nhưng với điều kiện là không can thiệp vào lối sống, thói quen của người ta. Cho nên giữa lý thuyết và thực hành có một khoảng cách, xa hơn đất và trời. Nói như vậy không phải quá đáng vì cuộc sống vật chất có sức thu hút linh hồn nặng nề hơn trái đất hấp dẫn các vật thể có thân xác. Thí dụ, mọi người đều muốn một cuộc sống dễ chịu, nhiều tiền bạc, giàu sang, tiện nghi, danh tiếng. Còn tôn giáo, hãm mình, hy sinh, khổ chế theo gương Chúa và các thánh thì chỉ là xa xỉ. Tuyển dân Do Thái nhiều lần bất trung với Đức Chúa, với ơn gọi “làm ánh sáng cho muôn dân” chẳng qua cũng do cám dỗ của cuộc sống vật chất. Các tiên tri nếu gọi trở lại thì bị giết chết, bị loại trừ khỏi xã hội. Ngày nay không hơn. Chúng ta vẫn nhiều lần đi vào vết xe đổ của tuyển dân khi xưa, nếu không muốn nói là tệ hơn. Cho nên lời Chúa hôm nay quả là Chân lý: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”. Tiền của là đối kháng của Thiên Chúa theo như lời tuyên bố vừa nêu. Vậy chỉ khi nào linh hồn thanh thoát khỏi tiền bạc, như thánh Phanxicô khó khăn, lúc ấy mới có cơ may phụng thờ Thiên Chúa đích thật. Các “biện minh” chỉ là “khiên che, thuẫn đỡ” để linh hồn “an toàn” trong việc thu tích của cải.
Chúng ta đi vào dụ ngôn cho ý nghĩa được rõ ràng hơn. Câu đầu tiên gây rắc rối là ông quản gia phung phí tài sản của chủ. Tài sản nào mà ông chủ lại “khen”? khen tính bất lương của đầy tớ ư? Liệu ông có điên không đấy? Liệu chúng ta nên học hỏi người quản gia bất tín này, đồng loã với kẻ xấu, để giữa lấy cuộc sống “ấm cúng, đầy đủ”, trên cái giá người khác phải trả? Những lời tiếp theo của dụ ngôn giải thích vấn đề. Nhưng xin nhớ “tiền bạc” là đối kháng của Thiên Chúa. Không bao giờ có thể phụng sự Thiên Chúa cho đúng nghĩa nếu còn làm tôi tiền bạc. Tiền bạc cũng là một ông thần khác đòi hỏi phục vụ.
Phúc âm chỉ nói trống tội của quản gia là phung phí, nhưng không cho biết rõ ông lỗi phạm thế nào. Có nhiều lối giải thích khác nhau. Nhưng điều chắc chắn là hắn bị đuổi việc và cần phải hành động nhanh chóng để cứu vãn bản thân. Hắn hành động đúng như tình huống đòi hỏi: dứt khoát và mau lẹ. Tập trung các con nợ lại và giảm bớt số nợ để tìm bạn hữu. Liệu đúng là lại bất lương? Xâm phạm quyền lợi của chủ? Nhưng tại sao ông chủ lại khen hắn? Đó là một thách đố cho các học giả và trí óc chúng ta? Phải chăng thực tế ông chủ không bị thiệt hại? Và nhìn ra sự khôn khéo của bề tôi. Có người giải thích rằng khi ghi sổ nợ, quản gia đã thêm mắm muối vào để kiếm lợi cho riêng mình. Đó là thói tục miền trung đông và được luật pháp bảo hộ. Lúc này, để cứu vãn tình hình, hắn chỉ việc xoá phần mắm muối đi mà không làm thiệt hại ông chủ. Cho nên ông chủ khen tài trí của hắn mà không nổi giận. Lý luận xem ra vững chãi, nhưng người ta không chắc chắn đó là sự thật.vì trong luật Môsê việc cho vay ăn lời hay chiếm đoạt tài sản đều bị cấm. Việc gia nhân làm chỉ có tính trả lại công lý mà hắn phải thực hiện. Trường hợp này là đáng khen. Những câu văn sau đó ủng hộ lý lẽ đó.
Câu thứ nhất là: “Con cái đời này khôn khéo hơn cả con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại”. Trong hoàn cảnh khẩn cấp, người quản gia đã hành động rất khôn khéo, cho nên được khen ngợi. Xem ra Đức Giêsu gợi ý các môn đệ phải xử tương tự trong những tình huống cấp bách khác mà họ gặp phải trên đường theo Ngài lên Giêrusalem và chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Người môn đệ Chúa phải hành động ra sao khi gặp khủng hoảng? Liệu họ có phải là “Con cái Ánh Sáng”? Tiếp tục chọn Thiên Chúa là ưu tiên số một dù phải hy sinh mạng sống? Hay là con cái của đời này: hèn nhát ? Chúng ta hy vọng mình sẽ là con cái ánh sáng và hành động khôn ngoan để theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Linh. Chứ không phải lựa chọn giầu sang, tiện nghi vật chất. Oi Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể mà chúng con cử hành, xin trợ giúp lòng tin yếu kém của chúng con, là những kẻ đang bắt cá hai tay.
Bởi lẽ hôm nay Chúa mời gọi chúng con xét lại thái độ đối với của cải trần gian. Một trong đề tài trọng yếu của Phúc Am Luca là sự nghi ngờ của Chúa về thái độ của chúng con đối với tiền bạc, giàu sang. Của cải vật chất là cái bẫy rất nguy hiểm cho các môn đệ Chúa. Nó làm phân tán trí lòng chúng con khỏi những giá trị đích thực của cuộc đời: “Ai theo tôi là không từ bỏ của cải, vợ con, nhà cửa, cha mẹ và ngay cả mạng sống mình mà theo, thì không đáng làm người môn đệ”. Rõ ràng và dứt khoát như vậy.
Dĩ nhiên người ta vẫn có khả năng “dùng của cải bất chính mà tạo lấy bạn bè” như Chúa chỉ dạy tiếp theo. Trong Luca có nhiều gương mặt như vậy. Thí dụ ông Giakêu, các phụ nữ giàu có theo Ngài từ Galilea, lấy của cải mà giúp đỡ sứ vụ của Ngài, Maria đập vỡ bình dầu quý ở nhà ông Simon … Họ là con cái ánh sáng biết khôn ngoan sử dụng của cải đời này. Họ đã theo sự thúc đẩy của dụ ngôn mà tiêu tốn tiền tài, sức lực, thời gian phục vụ Chúa. Cũng như thời Tin Mừng, chúng ta hôm nay có thể mường tượng ra cách thức phải sử dụng của cải vật chất ra sao và hành động chính xác, nhanh chóng khi tình huống xảy ra. Không phải lúc nào cũng phung phí tài sản vào những mục tiêu không cần thiết. Các bậc thánh thiện cũng chẳng hề làm như vậy. Thí dụ tìm việc làm cho các lao động thất nghiệp, hỗ trợ các học sinh nghèo, nuôi cô nhi quả phụ, thuốc men cho các bệnh nhân khốn khó. Chúng ta có rất nhiều cơ hội cho hành động khôn ngoan của mình theo lời chỉ dạy của Chúa. Ay là những nơi tiền dư gạo thừa. Còn những gia đình thiếu thốn thì cố gắng no đủ cũng là vất vả lắm rồi. Phúc Am hôm nay cho chúng ta một chỉ dẫn sáng giá để hành xử theo chiều hướng “ánh sáng”. Chúa đòi hỏi chúng ta lựa chọn khôn ngoan và trung thành. Ngài muốn biết đâu là ưu tiên số một trong cuộc đời mỗi người, bất kể tu sĩ, linh mục, hay giáo dân. Nếu chúng ta vấn tâm mỗi ngày về hành vi của mình trước nhan Thiên Chúa, sẽ biết hành xử như con cái ánh sáng chứ không phải bầy tôi của sự tối tăm.
Tiên tri Amos của bài đọc I củng cố thêm quan điểm của thánh Luca hôm nay. Ong vô địch trong việc vạch mặt giàu có bất chính trong xã hội Do Thái thời ấy. Những người kiếm lợi lớn trên lưng trên cổ những kẻ nghèo khó: “Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ, các ngươi thầm nghĩ bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa. Bao giờ hết ngày Sabát, để ta bày thóc ra? Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, quả cân nặng thên … Đức Chúa lấy thánh danh là niềm hãnh diện của Giacóp mà thề: Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng”. Bài đọc 2, thánh Phaolô thúc giục tín hữu cầu nguyện cho hết mọi người, nhất là các cấp lãnh đạo, giữ các chức năng công quyền, để họ biết lựa chọn người nghèo, vì ở nấc thang xã hội này, tiếng nói của tiền bạc rất mạnh mẽ, nhiều khi lấn át cả lương tâm. Biết bao cánh cửa mở ra đón chào tiền bạc. Tiền bạc đã trở nên ông thần (tài) mọi người phải thờ phượng. Chẳng ai có can đảm dửng dưng với tiền bạc, châu báu.
Nói như vậy không quá đáng đâu, chúng ta ở với những nước giầu có sống nhung lụa trên nhân công rẻ mạt của thế giới thứ ba, sản xuất những hàng hoá để chúng ta buôn bán kiếm lời kếch xù. Thánh Luca, tiên tri Amos và các ngôn sứ luôn nhắc nhở Thiên Chúa ưu tiên lựa chọn người nghèo khổ. Đức Chúa gán cho của cải thế gian là bất chính. Ngài đặt nghi vấn về cách thức người ta thu tích kho tàng vật chất? Với giá nào? Tiên tri Amos trả lời: “Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ, đem tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ”. Làm thế nào thế giới này trở thành ngôi nhà chung cho mọi người? Làm thế nào nhân loại cùng nhau gọi Thiên Chúa là Cha? Amen.
Bản dịch của Lm Thomas Trần Ngọc Tuý, OP