HĐGMHK: Sắc Lệnh của HHS là một sự tấn công trên Quyền làm theo Lương Tâm

Dưới dây là bản dịch tài liệu Câu Hỏi và Trả Lời (Q&A) của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về sắc lệnh Ngừa Thai và Triệt Sản của chính quyền Obama. Có thể tải nguyên bản Tiếng Anh tại: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/conscience-protection/upload/preventiveqanda2012-2.pdf

Quyền làm theo lương tâm quan trọng thế nào trong truyền thống Hoa Kỳ?

Nó luôn luôn luôn có tầm quan trọng tối cao: “Không một điều khoản nào trong Hiến Pháp của chúng ta được con người quý chuộng hơn điều khoản bảo vệ quyền làm theo lương tâm chống lại những việc làm táo bạo của chính quyền dân sự” (Thomas Jefferson, 1809).

Trong quá khứ, chính quyền liên bang có tôn trọng những chống đối theo lương tâm về những phẫu thuật như triệt sản là điều có thể vi phạm niểm tin tôn giáo hay xác tín về luân lý không?

Có. Thí dụ như, một đạo luật có hiệu lực năm 1973 nói rằng không cá nhân nào bị bắt buộc phải tham gia vào “bất cứ phần nào của chương trình sức khỏe hay hoạt động nghiên cứu được tài trợ toàn phần hay một phần dưới một chương trình điều hành bởi Tổng Trưởng Y tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS)” nếu nó “trái ngược với niềm tin tôn giáo hay xác tín luân lý của người ấy” (42 USC 300a-7 (d)). Ngay cả chương trình Sức Khỏe của nhân viên chính phủ Liên Bang, dù đòi hỏi hầu hết các chương trình bảo hiểm phải bao gồm thuốc ngừa thai, cũng vẫn có luật trừ cho những chương trình liên quan đến tôn giáo và bảo vệ quyền làm theo lương tâm của các chuyên viên y tế trong những chương trình khác. Hiện giờ, không có một luật liên bang nào bắt bất cứ ai phải mua, bán, bảo trợ, hay bao gồm trong một chương trình bảo hiểm tư phải làm trái với lương tâm của người ấy.

Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh đã làm khác với chính sách này thế nào?

Qua việc ra sắc lệnh bắt buộc phải bao gồm việc triệt sản và ngừa thai (kể cả những thuốc chích hay cấy dưới da dài hạn, và “thuốc viên buổi sáng hôm sau” là thuốc có thể gây ra phá thai) trong hầu hết các chương trình bảo hiểm sức khỏe tư nhân. Vào thánh 8 năm 2011 HHS đã liệt kê những phẫu thuật này trong một danh sách “những dịch vụ ngừa bệnh cho phụ nữ” phải được bao gồm trong các chương trình bảo hiểm sức khỏe có hiệu lực sau tháng 8 năm 1012.  Vào ngày 20 tháng 1 năm 2012, HHS tái xác nhận rằng luật buộc cùa nó trong khi gia hạn thi hành luật này cho một số chủ nhân tôn giáo cho đến tháng 8 năm 2013.

Việc bắt buộc phải bao gồm “những dịch vụ phòng ngừa” này có chính đáng không?

Không. Những dịch vụ khác trong danh sách của HHS tìm cách phòng ngừa những bệnh trầm trọng như ung thư vú, ung thư phổi, bệnh AIDS. Thụ thai không phải là một bệnh. Ủy ban của Học Viện Y Khoa là cơ quan liệt kê “những dịch vụ phòng ngừa” này cho HHS đã viết trong báo cáo của họ rằng việc có thai ngoài ý muốn là “một tình trạng mà đối với nó việc phòng ngừa cách an toàn và hiệu quả cùng chữa trị” cần phải có sẵn một cách rộng rãi – dàn cảnh cho sắc lệnh bắt buộc bao gồm việc phá thai như “cách chữa trị” khi việc phòng ngừa không có hiệu quả. Ghi chú rằng các phụ nữ mắc bệnh hiếm muộn, một bệnh thật sự, đã bị lờ đi trong sắc lệnh bắt buộc này.

HHS có luật trừ cho các tôn giáo không?

Có, một luật trừ rất hạn chế cho “chủ nhân tôn giáo” là luật trừ không bao vệ được nhiều, có thề là hầu hết, các chủ nhân tôn giáo. Để được miễn trừ, một tổ chức phải thỏa mãn bốn điều kiện rất khắt khe, kể cả việc nó phải thuê và phục vụ chíủ yếu những người có cùng một đức tin (đạo) với nó. Các trường Công Giáo và bệnh viện phải sa thải các nhân viên, cùng đuổi các học sinh và bệnh nhân không Công giáo ra ngoài, hoặc phải mua bảo hiểm bao gồm những điều phạm đến giáo huấn về luân lý và tôn giáo của họ.  Chính Chúa Giêsu và các Tông Đồ cũng không “đủ điều kiện tôn giáo” để được miễn trừ, vì các Ngài  đã chữa lành và phục vụ những người thuộc những tôn giáo khác. Luật trừ này cũng không bảo vệ gì cả cho những cơ quan bảo trợ hay cung cấp những chương trình bảo hiểm sức khỏe cho quần chúng, cho những người hay những thương nhân phò sự sống, haoặc cho những cá nhân không chấp nhận những phẫu thuật này vì lý do luân lý hay tôn giáo.

Bình diện này của chính phủ có giúp nhiều người nhận được việc săn sóc sức khỏe hơn không?

Dù chính quyền có ý định ấy hay không thì kết quả vẫn ngược lại. Dân chúng không được tự do giữ bảo hiểm mà họ đang có phù hợp với xác tín của họ. Các cơ quan có nhiều nhân viên sẽ phải làm trái với lương tâm hay không cung cấp bảo hiểm cho nhân viên nữa.  Và tài nguyên cần thiết để cung cấp việc săn sóc sức khỏe căn bản cho những người không có bảo hiểm sẽ bị sử dụng để cung cấp vòng xoắn (IUD)  và thuốc chích ngừa thai Depot-Provera cho những người đã có dư thừa bảo hiểm. Điều này đi trật con đường chăm sóc sức khỏe phổ quát (universal helth care).

Nhưng có phải điều này không cung cấp “việc ngừa thai miễn phí” cho các phụ nữ Hoa Kỳ không?

Đây là một công bố dối trá vì hai lý do. Trước hết, việc bao gồm chúng là điều bắt buộc, chứ không phải là phụ nữ có quyền tự do chọn lựa. Thứ đến, các hãng bảo hiểm phải trả 100% phí tổn chứ không được trừ tiền cùng trả (co-pay) hay giảm phí (deductible), cho nên họ chỉ cần cộng những phí tổn này vào tiền bảo hiểm mà mọi người phải trả – mà trong số những người bị bắt buộc phải trả tiền này có những người không đồng ý điều đó vì lý do lương tâm. Đây không phải là một chiến thắng cho tự do.

Có phải Hội Thánh Công Giáo kỳ thị phụ nữ vì chống lại việc bao gồm này không?

Không chút nào. Giáo huấn của Hội Thánh chống lại việc phá thai là dựa trên việc tôn trọng tất cả sự sống con người, nam cũng như nữ. Giáo huấn của Hội Thánh chống lại ngừa thai và triệt sản là dựa trên sự tôn trọng khả năng giúp sinh ra những sự sống con người mới, là khả năng của cả người nam lẫn người nữ. Chính sắc lệnh bắt buộc của HHS tỏ ra coi thường phụ nữ bằng cách buộc họ phải mua việc bao gồm những thứ này dù họ muốn hay không.

Các chủ nhân tôn giáo có vi phạm quyền làm theo lương tâm của những phụ nữ muốn điều hòa sinh sản vì từ chối việc bao gồm nó trong chương trình bảo hiểm của mình không?

Không, họ chỉ từ chối không chịu tích cực hỗ trợ những phẫu thuật trái với lương tâm của chính họ. Nếu một nhân viên không đồng ý, người ấy có thể đơn thuần chỉ mua bảo hiểm bao gồm những phẫu thuật ấy ở chỗ khác.

Giải pháp nào có thể chấp nhận được cho cuộc tranh chấp này?

Cách hay nhất là HHS cứ để luật như vẫn có từ trước đến nay, để cho những người cung cấp, bảo trợ và mua bảo hiểm có thể tự quyết định về việc có muốn bao gồm những phẫu thuật này không mà không cần chính quyền áp đặt một giải pháp trên mọi người. Nếu HHS từ chối, thì Quốc Hội phải cấp bách thông qua dự luật “Đạo Luật Tôn Trọng Quyền Làm Theo Lương tâm” (HR 1179/S. 1467), để tránh việc Đạo Luật về cải tổ y tế được dùng để vi phạm niềm tin luân lý và tôn giáo của các hãng bảo hiểm và những người mua bảo hiểm.