Dưới đây là bản dịch những trả lời của Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK). Nguyên văn đăng trong: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/conscience-protection/upload/Response-to-WH-Blog-on-HHS-Mandate.pdf.
* * *
Chính quyền Obama, để biện hộ cho sắc lệnh bắt buộc phải bao gồm thuốc ngừa thai và dịch vụ triệt sản trong các chương trình bảo hiểm sức khỏe tư nhân đang bị chỉ trích một cách rộng rãi, đã đưa lên blog của Tòa Bạch Ốc (“Health Reform, Preventive Services, and Religious Institutions,” February 1) những luận điệu sai lầm và dối trá. Trong những điều dưới đây, mỗi luận điệu của Tòa Bạch Ốc đưa ra được kèm theo bằng một câu trả lời (của HĐGMHK).
*
Luận điêu: “Các tôn giáo (nhà thờ) được miễn làm theo luật mới: Các Nhà Thờ và các nơi phụng tự sẽ được miễn tuân hành điều khoản bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm có bao gồm thuốc ngừa thai.”
Trả lời: Điều này không hoàn toàn đúng. Để được miễn trừ, ngay cả các nhà thờ và nơi phụng tự cũng phải chứng tỏ cho chính phủ rằng họ chỉ thuê và phục vụ những người cùng đức tin và phải có mục đích đào sâu những giá trị tôn giáo. Có nhiều nhà thờ có mục đích phục vụ cộng đồng rộng lớn hơn, như phục vụ những người nghèo bất kể tôn giáo của họ. Những nhà thờ như thế sẽ không được miễn trừ chính vì việc phục vụ công ích của họ quá lớn. Hơn nữa, hàng loạt những tổ chức rộng lớn khác thuộc về tôn giáo – các trường học, nhà thương, đại học, các cơ quan từ thiện – rõ ràng là không được miễn trừ.
*
Luận điệu: “Không một cá nhân cung cấp việc chăm sóc sức khỏe nào sẽ bị bắt buộc phải cho toa thuốc ngừa thai: Tổng Thống và Chính Phủ này trước kia đã và còn tiếp tục diễn tả sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những luật bảo vệ lương tâm hiện hành. Thí dụ như không một bác sĩ Công Giáo nào bị bắt buộc phải cho toa thuốc ngừa thai.”
Trả Lời: Đúng là những luật này áp dụng trực tiếp cho các chủ nhân và những công ty bảo hiểm, mà không cho những người cung cấp dịch vụ, nhưng đây là điểm ngoài lề. Chính quyền đang bắt buộc những cá nhân và các cơ quan, bao gồm cả những chủ nhân tôn giáo, phải bảo trợ và hỗ trợ những gì mà họ coi là vô luân. Một cách gián tiếp, việc xắp loại những thuốc và phẫu thuật này như “những dịch vụ phòng ngừa” căn bản sẽ gia tăng áp lực trên các bác sĩ, y tá và các dược sĩ trong việc cung cấp chúng để được tham gia vào những chương trình bảo hiểm sức khỏe tư – và không có một luật lương tâm nào hiện hành của liên bang có thể tránh cho việc đó khỏi xảy ra. Cuối cùng, vì sắc lệnh bắt buộc này bao gồm cả những thuốc gây ra phá thai, nó vi phạm một trong “những luật bảo vệ lương tâm” hiện hành (tu chính Weldon) là đạo luật mà chính quyền “hỗ trợ mạnh mẽ.”
*
Luận điệu: “Không cá nhân nào sẽ bị bắt buộc phải mua hay dùng thuốc ngừa thai: luật này chỉ áp dụng cho những gì bảo hiểm phải bao gồm. Dưới chính sách này, phụ nữ nào muốn thuốc ngừa thai thì có thể có được nó qua bảo hiểm của họ mà không phải trả tiền đồng phí (co-pay) hay khấu giảm (deductible). Nhưng không ai bị bắt buộc mua hay dùng thuốc ngừa thai.”
Trả lời: Nói rằng không ai bị buộc phải mua nó là sai. Những phụ nữ nào muốn thuốc ngừa thai sẽ có thể có được nó mà không phải trả tiền đồng phí (co-pay) hay khấu giảm (deductible) chính là bởi vì những phụ nữ không muốn thuốc ngừa thai bị bắt buộc phải giúp trả cho nó qua tiền đóng bảo hiểm của họ. Sắc lệnh bắt buộc này chuyển phí tổn từ những người muốn dịch vụ này sang những người phản đối nó.
*
Luận điệu: “Những thuốc gây ra phá thai không bao gồm trong chính sách: Các thuốc như RU486 không bao gồm bởi chính sách này, và không có gì về chi1nhsa1ch này thau đổi quyết tâm của Tổng Thống trong việc giới hạn triệt để việc tài trợ của Liên bang cho phá thai. Không có tiền thuế liên bang nào được dùng cho việc phá thai chọn lựa.”
Trả lời: Không đúng. Chính sách đã đòi buộc phải bao gồm Ulipristal (HRP 2000 hay “Ella”), một thuốc gần như RU-486 (mifepristone) và có cùng những hậu quả. Chính 1 RU-486 cũng đang được thử nghiệm để có thể dùng như “thuốc ngừa thai khẩn cấp” hay không – và nếu FDA chấp nhận cho dùng nó với mục đích ấy, thì nó cũng được bao gồm.
*
Luận điệu: “Trên một nửa người Mỹ dẵ sống trong 28 tiểu bang đòi hỏi các hãng bảo hiểm phải bao gồm thuốc ngừa thai: Một số những Tiểu Bang này như North Carolina, New York, và California có cùng một luật trừ về tôn giáo cho các chủ nhân như thế. Một số Tiểu Bang như Colorado, Georgia và Wisconsin không có một luật trừ nào cả.”
Trả lời: Điều này là lừa dối bằng cách lờ đi những sự kiện quan trọng, và một số trong đó đơn thuần là sai sự thật. Tất cả những lệnh bắt buộc của các tiểu bang này, ngay cả những tiểu bang không có luật trừ về tôn giáo, đều có thể tránh được bằng cách tự bảo hiểm về việc mua thuốc theo toa, hay hoàn toàn bỏ những bao gồm này, hoặc dựa vào luật liên bang là điều vô hiệu hóa bất cứ luật buộc nào của tiểu bang (ERISA). Không có những nơi ẩn náu này dưới luật buộc của liên bang. Việc nói rằng North Carolina có cùng một luật trừ y hệt là sai. Nó rộng hơn: Nó không đòi buộc các tổ chức tôn giáo phải chỉ phục vụ những người cùng tôn giáo, hay phải thỏa mãn tiêu chuẩn hạn hẹp của luật thuế má liên bang. Hôn nữa, luật của North Carolina, không giống luật buộc của liên bang, hoàn toàn không bao gồm những thuốc gây phá thai như Ella and RU-486 cũng như “những thuốc ngừa thai khẩn cấp” như Preven.
*
Luận điệu: “Hầu hết phụ nữ dùng thuốc ngừa thai: Theo một nghiên cứu bởi Viện Guttmacher, hầu hết phụ nữ, gồm 98% phụ nữ Công Giáo. Đã từng dùng thuốc ngừa thai.
Trả lời: Điều này vô nghĩa, và được trình bày một cách gian manh. Nếu một cuộc thăm dò tìm thấy rằng 98% dân chúng nói dối, khai thuế gian, hay ngoại tình, thì chính phủ cho rằng mình có quyền bắt mọi người phải làm như thế sao? Nhưng luận điệu này thêu dệt các dữ kiện để tạo ra một cảm tưởng sai lầm. Nghiên cứu này thực sự nói rằng điều ấy đúng cho 98% phụ nữ “đã thử nghiệm tính dục”. Thống kê có ý nghĩa hơn là các loại thuốc và dụng cụ thuộc về lệnh buộc này (triệt sản, các thuốc ngừa thai theo toa liên quan đến hormone và IUD) được dùng bởi 68% số phụ nữ ấy là những người “động dâm” và “không muốn có thai.” Chắc chắn rằng đây là thiểu số so vời đa số quần chúng, nhưng tất cả mọi người nam nữ cần bảo hiểm sức khỏe đều phải trả cho việc bao gồm này. Cá loại thuốc mà những người ủng hộ đạo luật này nói sẽ là những thuốc tân tiến nhất theo luật mới, vì chúng có giá đồng trả và khấu giảm cao nhất hiện nay, là những thuốc chích hay cấy hormon mạnh nhưng nguy hiểm, hiện chỉ có 5% số phụ nữ dùng. Sắc lệnh bắt buộc này có ý thay đổi hành vi truyền sinh của phụ nữ, chứ không chỉ phản ảnh nó.
*
Luận điệu: “Việc bao gồm thuốc ngừa thai giảm phí tổn: Trong khi giá thuốc ngừa thai cho phụ nữ khoảng từ $30 đến $50 một tháng, các hãng bảo hiểm và chuyên viên đồng ý rằng việc tiết kiệm nhiều hơn phí tổn. Nhóm Thương Gia Quốc Gia về Sức Khỏe (The National Business Group on Health) ước lượng rằng sẽ tốn chủ nhân 15 đến 17% nữa nếu không cung cấp bảo hiểm ngừa thai thay vì cung cấp nó, sau khi tính cả những phí tổn trực tiếp về viêc có thể vô tình thụ thai hay thụ thai không lành mạnh và phí tổn gián tiếp như việc nhân viên vắng mặt và giảm năng xuất.”
Trả lời: Có phải chính quyền cố tính vi phạm lương tâm của chúng ta để tiết kiệm tiền không? Nếu luận điệu này đúng thì khó mà nói rằng cần một sắc luật bắt buộc: Những hãng bảo hiểm và chủ nhân thế tục nào không phản đối sẽ muốn mua sự bao gồm này để tiết kiệm tiền, và những ai chống lại thì có thể để nguyên vậy. Nhưng luận điệu này cũng có vẻ dựa trên một số giả thuyết: Thuốc ngừa thai theo toa là cách duy nhất để tránh “việc thụ thai vô tình và không lành mạnh,” thí dụ, hay việc làm cho dễ dàng có thuốc ngừa thai là điều cần thiết để giảm số thụ thai vô ý. Giả thuyết sau đã bị chứng minh là không vững bởi một số nghiên cứu (xem http://old.usccb.org/prolife/issues/contraception/contraception-fact-sheet-3-17-11.pdf).
*
Luận điệu: “Chính phủ Obama quyết tâm vừa tôn trọng những niềm tin tôn giáo vừa gia tăng việc dễ dàng để có những dịch vụ phòng ngừa quan trọng này. Và khi chúng ta tiến bước, những sự hợp tác mạnh mẽ của chúng ta với các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục.”
Trả lời: Sai. Không có sự cân bằng giữa sắc lệnh bắt buộc của HHS – một bên phải hoàn toàn thắng thế, khi mà lệnh bắt buộc và luật trừ vẫn hoàn toàn không thay đổi từ ngày tháng 8 năm 2011, bất chấp hàng ngàn phê bình được nộp lên từ ngày ấy cho thấy một sự chống đối mạnh mẽ. Thật ra, Thư Ký về Báo Chí của Tòa Bạch Ốc công bố vào ngày 31 tháng 1 rằng, “Tôi không tin rằng có vần đề quyền theo hiến pháp nào ở đây,” quá ít đã được đạt lên phía kia của cái cân. Lập trường về quyền tự do tôn giáo của chính phủ đã từng cho thấy một cách khác. Lý luận gần đây trước Tối Cao Pháp Viện rằng các tổ chức tôn giáo không có quyền trong Tu Chính Thứ Nhất để thuê hay sa thải các thừa tác viên hơn các tổ chức thế tục có trên các nhà lãnh đạo của họ – một luận điệu hoàn toàn bị bác bỏ bời tất cả các thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện như “quá khích” và “không vững chắc.” Chính quyền gần đây đã từ chối trợ cấp về tránh buôn người cho một cơ quan cung cấp dịch vụ Công Giáo có điểm vô tư cao, và thay vào đó cấp một phần số tiền này cho cơ quan cung cấp không những với điểm thấp hơn, mà còn rớt, tất cả chỉ vì cơ quan cung cấp Công Giáo từ chối không chịu vi phạm cũng những niềm tin về luân lý và tôn giáo đang nói ở đây. Hành động như thế vi phạm không những luật về lương tâm của liên bang, mà cả sắc lệnh hành pháp (executive order) của Tổng Thống Obama đảm bảo với những tổ chức “đặt cơ sở trên tôn giáo” rằng họ sẽ có thể phục vụ công chúng trong các chương trình liên bang mà không làm tổn thương đến niềm tin của họ.