LÊN NÚI CAO ĐỂ THẤY CÁI KHÔNG THỂ MÔ TẢ, ĐỂ NGHE LỜI PHÁT RA TỪ ĐÁM MÂY.
Dẫn nhập
Bài Tin Mừng “Biến đổi hình dạng ở trên núi” (Mt 16,1-9) nằm giữa hai lần Đức Giêsu báo trước Thương Khó – Phục Sinh: Lần thứ nhất ở Mt 16,21-23 và thứ hai ở Mt 17,22-23. Chúng ta vẫn quen gọi: “Ba lần Đức Giêsu báo trước cuộc Thương Khó”, nhưng trong cả ba lần Đức Giêsu đều nói tới biến cố Phục Sinh bằng một câu ngắn ngủi: “Ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy” (Mt 16,21; 17,23; 20,19).
Có lẽ nói ngắn quá nên các môn đệ trong bản văn cũng như cộng đoàn Mátthêu cuối thế kỷ I và cả độc giả ngày nay không để ý, hay xem nhẹ ba lần báo trước sự Phục Sinh. Vì thế, trình thuật Đức Giêsu được biến đổi hình dạng (Mt 17,1-9) nhằm làm lộ ra vinh quang tiềm ẩn nơi Đức Giêsu và nhất là mặc khải cho các môn đệ và cho độc giả biết Đức Giêsu là ai và chúng ta phải làm gì.
Trình thuật Đức Giêsu được biến đổi hình dạng và tiếng phát ra từ đám mây vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp có một không hai trong sách Tin Mừng với những hình ảnh và ngôn từ rất đặc biệt. Có thể tìm hiểu đoạn Tin Mừng Mt 17,1-9 qua ba mục:
1) Tách rời khỏi thế giới thường ngày, thế giới khả giác.
2) Chiêm ngưỡng thế giới của Thiên Chúa bằng mắt.
3) Lắng nghe mặc khải của Thiên Chúa bằng tai.
1) Tách rời khỏi thế giới thường ngày, thế giới khả giác.
Trình thuật bắt đầu bằng sự tách biệt với đời thường về thời gian, về không gian và về con người: “Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao” (Mt 17,1).
a) Yếu tố thời gian là “sáu ngày sau”, đánh dấu sự phân cách với những gì đã xảy ra trước đó một tuần. Người kể chuyện không nói gì về sáu ngày này, như thể sáu ngày im lặng không kể gì cả để làm cho biến cố xảy ra trên núi cao trở thành một trong những đỉnh cao của sách Tin Mừng.
b) Trình thuật nói đến tách biệt về nơi chốn. Ba môn đệ được tách riêng ra một nơi và được đưa lên một ngọn núi cao. Đó là núi nào? Bản văn không nói rõ. Độc giả không nên tìm cách đặt tên, vì bản văn nói đến một nơi tượng trưng, núi cao là nơi Thiên Chúa bày tỏ và gặp gỡ con người. Bản văn cố tình không cho biết núi nào để đưa độc giả ra khỏi những gì là bình thường. Cần ra khỏi khỏi thế giới thường ngày, thế giới khả giác để có thể hiểu được một biến cố vượt ra ngoài thời gian và không gian bình thường. Nơi chốn không rõ, thời gian cũng bị vượt khỏi giới hạn, cụ thể trong trình thuật là những nhân vật sống cách nhau hàng thế kỷ như Môsê, Êlia và Đức Giêsu lại có thể đàm đạo với nhau.
(Trình thuật không nói rõ nơi nào, nhưng truyền thống Hội Thánh cần một nơi để ghi nhớ biến cố này. Núi Ta-bo ở Ga-li-lê đã được chọn, đây là một ngọn núi riêng biệt, chung quanh không có đồi núi, nên có thể thấy từ xa. Hiện nay có một ngôi thánh đường trên đỉnh núi và khách hành hương đến để sống và suy niệm về biến cố này).
c) Tách biệt về con người, vì chỉ có ba môn đệ được chọn: “Phêrô, Giacôbê và Gioan”. Đây là Nhóm thu nhỏ của Nhóm Mười Hai, đại diện cho tất cả các môn đệ khác. Sự tách biệt này là dấu hiệu văn chương báo trước một biến cố quan trọng, nhưng chưa phải là lúc phổ biến rộng rãi cho mọi người. Tuy nhiên, những gì ba môn đệ này đã thấy và đã nghe là để rao giảng cho mọi người qua mọi thời đại được biết. Thực vậy, nhờ trình thuật, chính độc giả cũng được tách riêng ra, được thấy và được nghe những gì ba môn đệ ngày xưa đã nghe, đã thấy.
Sau khi được tách biệt khỏi thời gian và không gian bình thường, những gì xảy ra trên núi thuộc về một thế giới khác. Đó là thế giới của Thiên Chúa, thế giới không còn khoảng cách thời gian và không gian, thế giới mà ngôn ngữ không thể diễn tả được. Trong khoảng khắc thần linh đó, mặc khải của Thiên Chúa được tỏ bày qua thị giác (để thấy) và qua thính giác (để nghe).
2) Chiêm ngưỡng thế giới của Thiên Chúa bằng mắt
Trước hết, Đức Giêsu không tự mình biến đổi hình dạng mà “Người được biến đổi hình dạng” (metamorphôthê). Động từ Hy Lạp metamorphôthê ở dạng thụ động và tác nhân được hiểu là Thiên Chúa (passif divin). Chính Thiên Chúa làm cho Đức Giêsu được biến đổi hình dạng.
Sự biến đổi này không chỉ là biến đổi khuôn mặt. Tiếng Pháp quen dùng động từ transfigurer có nghĩa là thay đổi (trans) khuôn mặt (figure). Từ figure có nghĩa đầu tiên là mặt. Trong khi động từ Hy Lạp metamorphoô, tiếng Pháp chuyển âm: métamorphoser, có nghĩa là biến đổi, biến hoá (méta) toàn thân, từ trong bản chất (morphoser). Tiếng Việt có thể dùng cụm từ “biến đổi hình dạng”.
Đức Giêsu được biến đổi hình dạng trước mặt ba môn đệ. Nghĩa là ba môn đệ được chứng kiến sự kiện nhưng họ đã thấy gì? Người thuật chuyện kể: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.” Nếu dung nhan Đức Giêsu chói lọi như mặt trời thì làm sao các môn đệ có thể nhìn mà không bị mù mắt. Nếu y phục của Đức Giêsu trở nên trắng tinh như ánh sáng thì làm sao các môn đệ có thể thấy được, vì không ai thấy được ánh sáng mà chỉ có thể thấy sự phản chiếu của ánh sáng nơi sự vật mà thôi.
Thực ra, đây là cách diễn tả những thực tại thần linh bằng thứ ngôn ngữ thị kiến của sách Khải Huyền. Ba môn đệ đang đối diện với thế giới của Thiên Chúa, đối diện với những thực tại thuộc về Thiên Chúa, đối diện với vinh quang của Thiên Chúa, nên ngôn ngữ loài người hoàn toàn bất lực. Ngôn ngữ loài người không mô tả được, chỉ vì điều xảy ra không có trong kinh nghiệm cuộc sống thường ngày của con người.
Bằng ngôn ngữ, sách Khải Huyền chỉ có thể mô tả những thị kiến về thế giới thần linh bằng các từ: “như”, “giống như”, “tựa như”… còn điều trông thấy thì không thể mô tả được. Chẳng hạn Gioan mô tả thị kiến ở Kh 4,2-3: “Lập tức tôi xuất thần. Kìa một cái ngai đặt ở trên trời và có một Đấng ngự trên ngai. Đấng ngự đó trông giống như ngọc thạch và xích não. Chung quanh ngai có cầu vồng trông giống như bích ngọc”. Kh 4,6 viết: “Trước ngai có cái gì như biển trong vắt tựa pha lê.” “Trông giống như…”, “như…” còn thực sự thế nào thì không mô tả được.
Có thể nói, trên núi cao, giữa trời và đất, ba môn đệ được thấy “thị kiến” về Đức Giêsu trong thế giới của Thiên Chúa, chỉ có thể mô tả bằng so sánh “như”: “Chói lọi như mặt trời”, “trắng tinh như ánh sáng”, nghĩa là dung nhan của Đức Giêsu không phải là mặt trời, và y phục của Người cũng chẳng phải là ánh sáng, chỉ là “như”, “giống như” mà thôi.
Trong thế giới thần linh ấy, các nhân vật sống cách nhau hàng thế kỷ có thể ngồi lại đàm đạo với nhau. Theo Kinh Thánh, Môsê dẫn dân Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập vào thế kỷ XIII TCN, Êlia là ngôn sứ dưới thời vua A-kháp, thế kỷ VIII TCN và Đức Giêsu thế kỷ I SCN.
Nội dung đàm đạo không được kể ra, nhưng điều chắc chắn là có trao đổi giữa các nhân vật. Trong thế giới trên cao, điều nhấn mạnh là tương quan giữa người sống và người đã khuất, là nối kết giữa các thế hệ với nhau, như thể khoảng cách thời gian không còn nữa. Ba môn đệ là chứng nhân cuộc đàm đạo nhưng nội dung lại vượt ra ngoài sự nắm bắt của người phàm.
Lời Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (17,4). Lời đề nghị này vừa cho thấy các môn đệ muốn kéo dài thị kiến vì biến cố quá hay, quá tốt, quá đẹp, vừa có nét hài hước vì Phêrô đề nghị làm ba lều cho Đức Giêsu, Môsê và Êlia như thể những nhân vật đã khuất như Môsê và Êlia không thuộc về thế giới này lại cần lều để ở, còn ba môn đệ là người phàm lại không cần lều.
3) Lắng nghe mặc khải của Thiên Chúa bằng tai
Mặc khải bằng thị kiến kết thúc với sự lên tiếng của con người, cụ thể là Phêrô, và chuyển sang hình thức mặc khải thứ hai: “Tiếng nói từ đám mây”: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người.” (17,5).
Từ kinh nghiệm thị kiến, thấy bằng mắt, chuyển sang mặc khải bằng lời qua tiếng phát ra. Các môn đệ chỉ có thể lãnh hội được nội dung bằng cách “nghe”. Tiếng phát ra từ đám mây không phải là tiếng con người, tiếng này có nguồn gốc từ trời và bí ẩn. Lối hành văn phù hợp với bối cảnh của biến cố trình bày mặc khải của Thiên Chúa.
Cách thứ nhất, mặc khải bằng thị kiến là vén bức màn lên (mạc khải) để soi sáng những gì còn ẩn dấu (mặc khải). Cách thứ hai là mặc khải bằng lời, hàm ẩn sự lắng nghe để hiểu, ở đây lắng nghe theo nghĩa đón nhận, cho dù chưa hiểu trọn vẹn ý nghĩa của lời mặc khải. Trong trình thuật biến hình, có cả hai cách mặc khải, nhằm giúp ba môn đệ và độc giả hiểu được Đức Giêsu là ai.
Lời phát ra từ đám mây (17,5), nhắc lại tiếng phát ra từ trời sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa ở đầu sách Tin Mừng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Mt 17,5 có thêm hai yếu tố mới: (1) “Hãy vâng nghe lời Người”, dịch sát: “Hãy nghe Người (akouete autou)”, (2) Tiếng phát ra từ đám mây nói trực tiếp với ba môn đệ và qua đó nói với độc giả qua mọi thời đại về căn tính của Đức Giêsu và tương quan của Người với Thiên Chúa Cha. Lời nói từ đám mây gồm một lời giới thiệu: “Đây là Con yêu dấu của Ta” và một mệnh lệnh: “Các người hãy nghe Người.”
Khi gọi ai là Con (huios) thì người ấy là Cha, như thế lời phát ra muốn các môn đệ và độc giả biết Đức Giêsu có tương quan “Cha – Con” với Thiên Chúa, Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Mệnh lệnh nói với ba môn đệ và cho độc giả: “Hãy nghe Người” là một khẳng định quan trọng nói lên sự thay đổi lớn trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người, như thể Chúa Cha tự xoá mình trước Đức Giêsu là Con yêu dấu của Người.
Thực vậy, trước khi Đức Giêsu xuất hiện, Thiên Chúa phán với dân và dân nghe lời Người. Khi Đức Giêsu xuất hiện, Chúa Cha dặn các môn đệ: Hãy nghe lời Đức Giêsu. Như thế, tương quan “Thiên Chúa / dân” trong Cựu Ước trở thành tương quan “Đức Giêsu / môn đệ” trong Tân Ước, và đây là ý muốn của Chúa Cha.
Nghe lời Đức Giêsu là nghe tất cả những gì Người nói và dạy. Đặc biệt đón nhận lời loan báo Thương Khó và Phục Sinh đã được loan báo trước đó và Người sẽ báo trước thêm hai lần nữa để nhấn mạnh biến cố nền tảng và nghịch lý này. Như thế, biến cố trên núi cao không phải là một biến cố tách rời khỏi các trình thuật khác. Ngược lại, lời mời gọi “nghe lời Đức Giêsu”, nối kết biến cố trên núi cao với toàn bộ giáo huấn của Đức Giêsu trong sách Tin Mừng.
Đối diện với thế giới của Thiên Chúa và vinh quang của Người, các môn đệ đã “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất” (17,5). Chính Đức Giêsu đã đưa các ông trở lại đời thường bằng cách chạm vào các ông và nói: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”, các ông ngước mắt lên và mọi chuyện lại trở về thực tế. Nhưng biến cố ấy, những gì đã thấy, những lời đã nghe, sẽ không bao giờ rời khỏi các ông.
Kết luận
Giữa hai lần báo trước biến cố Thương Khó và Phục Sinh, Đức Giêsu đưa ba môn đệ ra khỏi đời thường để bước vào thế giới của Thiên Chúa. Ở đó những điều xảy ra nhằm mặc khải căn tính của Đức Giêsu. Biến cố trên núi cao báo trước sự Phục Sinh của Đức Giêsu vì Người có nguồn gốc thần linh, Người có Cha là Thiên Chúa, Người là Con và được Chúa Cha yêu thương. Chính Chúa Cha ra lệnh cho các môn đệ lắng nghe giáo huấn của Đức Giêsu.
Trình thuật Đức Giêsu được biến đổi hình dạng trên núi cao và lời phát ra từ đám mây là những tia sáng mạnh mẽ như ánh sáng mặt trời, có khả năng soi sáng cho cuộc đời của độc giả mọi nơi mọi thời đang bước đi trong đêm tối, đang sống trong khó khăn thử thách của cuộc sống, đang nghi ngờ về căn tính của Đức Giêsu và chưa biết rõ Người là ai. Có thể nói, biến cố trên núi cao là hình ảnh của biến cố Phục Sinh, trước khi biến cố Thương Khó xảy ra. Đây là niềm hy vọng lớn lao cho ba môn đệ và cho độc giả.
Đọc xong trình thuật, liệu độc giả, là tất cả chúng ta, có thực sự sống biến cố xảy ra trên núi như ba môn đệ hay không?
Liệu độc giả có cùng với các môn đệ tách ra khỏi đời thường để ngây ngất trước vẻ đẹp của thế giới trên cao hay không?
Liệu độc giả mọi nơi mọi thời có nghe được tiếng phát từ trời để biết Đức Giêsu là ai (là Con Thiên Chúa) và biết phải làm gì (Nghe Đức Giêsu) hay không?
Ước gì mặc khải ngắn ngủi trong bản văn bằng thị kiến để thấy, và bằng lời để nghe có khả năng gây ấn tượng lâu dài và trở thành một lời mời gọi tin và vững tin vào Đức Giêsu trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Mong sao mệnh lệnh “Hãy nghe Người” là lời thúc đẩy chúng ta đến với Tin Mừng, đọc Tin Mừng để nhận ra lời của Đức Giêsu là Lời sự sống, Lời đem lại ý nghĩa cho cuộc đời này.
Bài Tin Mừng “Biến đổi hình dạng ở trên núi” (Mt 16,1-9) nằm giữa hai lần Đức Giêsu báo trước Thương Khó – Phục Sinh: Lần thứ nhất ở Mt 16,21-23 và thứ hai ở Mt 17,22-23. Chúng ta vẫn quen gọi: “Ba lần Đức Giêsu báo trước cuộc Thương Khó”, nhưng trong cả ba lần Đức Giêsu đều nói tới biến cố Phục Sinh bằng một câu ngắn ngủi: “Ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy” (Mt 16,21; 17,23; 20,19).
Có lẽ nói ngắn quá nên các môn đệ trong bản văn cũng như cộng đoàn Mátthêu cuối thế kỷ I và cả độc giả ngày nay không để ý, hay xem nhẹ ba lần báo trước sự Phục Sinh. Vì thế, trình thuật Đức Giêsu được biến đổi hình dạng (Mt 17,1-9) nhằm làm lộ ra vinh quang tiềm ẩn nơi Đức Giêsu và nhất là mặc khải cho các môn đệ và cho độc giả biết Đức Giêsu là ai và chúng ta phải làm gì.
Trình thuật Đức Giêsu được biến đổi hình dạng và tiếng phát ra từ đám mây vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp có một không hai trong sách Tin Mừng với những hình ảnh và ngôn từ rất đặc biệt. Có thể tìm hiểu đoạn Tin Mừng Mt 17,1-9 qua ba mục:
1) Tách rời khỏi thế giới thường ngày, thế giới khả giác.
2) Chiêm ngưỡng thế giới của Thiên Chúa bằng mắt.
3) Lắng nghe mặc khải của Thiên Chúa bằng tai.
1) Tách rời khỏi thế giới thường ngày, thế giới khả giác.
Trình thuật bắt đầu bằng sự tách biệt với đời thường về thời gian, về không gian và về con người: “Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao” (Mt 17,1).
a) Yếu tố thời gian là “sáu ngày sau”, đánh dấu sự phân cách với những gì đã xảy ra trước đó một tuần. Người kể chuyện không nói gì về sáu ngày này, như thể sáu ngày im lặng không kể gì cả để làm cho biến cố xảy ra trên núi cao trở thành một trong những đỉnh cao của sách Tin Mừng.
b) Trình thuật nói đến tách biệt về nơi chốn. Ba môn đệ được tách riêng ra một nơi và được đưa lên một ngọn núi cao. Đó là núi nào? Bản văn không nói rõ. Độc giả không nên tìm cách đặt tên, vì bản văn nói đến một nơi tượng trưng, núi cao là nơi Thiên Chúa bày tỏ và gặp gỡ con người. Bản văn cố tình không cho biết núi nào để đưa độc giả ra khỏi những gì là bình thường. Cần ra khỏi khỏi thế giới thường ngày, thế giới khả giác để có thể hiểu được một biến cố vượt ra ngoài thời gian và không gian bình thường. Nơi chốn không rõ, thời gian cũng bị vượt khỏi giới hạn, cụ thể trong trình thuật là những nhân vật sống cách nhau hàng thế kỷ như Môsê, Êlia và Đức Giêsu lại có thể đàm đạo với nhau.
(Trình thuật không nói rõ nơi nào, nhưng truyền thống Hội Thánh cần một nơi để ghi nhớ biến cố này. Núi Ta-bo ở Ga-li-lê đã được chọn, đây là một ngọn núi riêng biệt, chung quanh không có đồi núi, nên có thể thấy từ xa. Hiện nay có một ngôi thánh đường trên đỉnh núi và khách hành hương đến để sống và suy niệm về biến cố này).
c) Tách biệt về con người, vì chỉ có ba môn đệ được chọn: “Phêrô, Giacôbê và Gioan”. Đây là Nhóm thu nhỏ của Nhóm Mười Hai, đại diện cho tất cả các môn đệ khác. Sự tách biệt này là dấu hiệu văn chương báo trước một biến cố quan trọng, nhưng chưa phải là lúc phổ biến rộng rãi cho mọi người. Tuy nhiên, những gì ba môn đệ này đã thấy và đã nghe là để rao giảng cho mọi người qua mọi thời đại được biết. Thực vậy, nhờ trình thuật, chính độc giả cũng được tách riêng ra, được thấy và được nghe những gì ba môn đệ ngày xưa đã nghe, đã thấy.
Sau khi được tách biệt khỏi thời gian và không gian bình thường, những gì xảy ra trên núi thuộc về một thế giới khác. Đó là thế giới của Thiên Chúa, thế giới không còn khoảng cách thời gian và không gian, thế giới mà ngôn ngữ không thể diễn tả được. Trong khoảng khắc thần linh đó, mặc khải của Thiên Chúa được tỏ bày qua thị giác (để thấy) và qua thính giác (để nghe).
2) Chiêm ngưỡng thế giới của Thiên Chúa bằng mắt
Trước hết, Đức Giêsu không tự mình biến đổi hình dạng mà “Người được biến đổi hình dạng” (metamorphôthê). Động từ Hy Lạp metamorphôthê ở dạng thụ động và tác nhân được hiểu là Thiên Chúa (passif divin). Chính Thiên Chúa làm cho Đức Giêsu được biến đổi hình dạng.
Sự biến đổi này không chỉ là biến đổi khuôn mặt. Tiếng Pháp quen dùng động từ transfigurer có nghĩa là thay đổi (trans) khuôn mặt (figure). Từ figure có nghĩa đầu tiên là mặt. Trong khi động từ Hy Lạp metamorphoô, tiếng Pháp chuyển âm: métamorphoser, có nghĩa là biến đổi, biến hoá (méta) toàn thân, từ trong bản chất (morphoser). Tiếng Việt có thể dùng cụm từ “biến đổi hình dạng”.
Đức Giêsu được biến đổi hình dạng trước mặt ba môn đệ. Nghĩa là ba môn đệ được chứng kiến sự kiện nhưng họ đã thấy gì? Người thuật chuyện kể: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.” Nếu dung nhan Đức Giêsu chói lọi như mặt trời thì làm sao các môn đệ có thể nhìn mà không bị mù mắt. Nếu y phục của Đức Giêsu trở nên trắng tinh như ánh sáng thì làm sao các môn đệ có thể thấy được, vì không ai thấy được ánh sáng mà chỉ có thể thấy sự phản chiếu của ánh sáng nơi sự vật mà thôi.
Thực ra, đây là cách diễn tả những thực tại thần linh bằng thứ ngôn ngữ thị kiến của sách Khải Huyền. Ba môn đệ đang đối diện với thế giới của Thiên Chúa, đối diện với những thực tại thuộc về Thiên Chúa, đối diện với vinh quang của Thiên Chúa, nên ngôn ngữ loài người hoàn toàn bất lực. Ngôn ngữ loài người không mô tả được, chỉ vì điều xảy ra không có trong kinh nghiệm cuộc sống thường ngày của con người.
Bằng ngôn ngữ, sách Khải Huyền chỉ có thể mô tả những thị kiến về thế giới thần linh bằng các từ: “như”, “giống như”, “tựa như”… còn điều trông thấy thì không thể mô tả được. Chẳng hạn Gioan mô tả thị kiến ở Kh 4,2-3: “Lập tức tôi xuất thần. Kìa một cái ngai đặt ở trên trời và có một Đấng ngự trên ngai. Đấng ngự đó trông giống như ngọc thạch và xích não. Chung quanh ngai có cầu vồng trông giống như bích ngọc”. Kh 4,6 viết: “Trước ngai có cái gì như biển trong vắt tựa pha lê.” “Trông giống như…”, “như…” còn thực sự thế nào thì không mô tả được.
Có thể nói, trên núi cao, giữa trời và đất, ba môn đệ được thấy “thị kiến” về Đức Giêsu trong thế giới của Thiên Chúa, chỉ có thể mô tả bằng so sánh “như”: “Chói lọi như mặt trời”, “trắng tinh như ánh sáng”, nghĩa là dung nhan của Đức Giêsu không phải là mặt trời, và y phục của Người cũng chẳng phải là ánh sáng, chỉ là “như”, “giống như” mà thôi.
Trong thế giới thần linh ấy, các nhân vật sống cách nhau hàng thế kỷ có thể ngồi lại đàm đạo với nhau. Theo Kinh Thánh, Môsê dẫn dân Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập vào thế kỷ XIII TCN, Êlia là ngôn sứ dưới thời vua A-kháp, thế kỷ VIII TCN và Đức Giêsu thế kỷ I SCN.
Nội dung đàm đạo không được kể ra, nhưng điều chắc chắn là có trao đổi giữa các nhân vật. Trong thế giới trên cao, điều nhấn mạnh là tương quan giữa người sống và người đã khuất, là nối kết giữa các thế hệ với nhau, như thể khoảng cách thời gian không còn nữa. Ba môn đệ là chứng nhân cuộc đàm đạo nhưng nội dung lại vượt ra ngoài sự nắm bắt của người phàm.
Lời Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (17,4). Lời đề nghị này vừa cho thấy các môn đệ muốn kéo dài thị kiến vì biến cố quá hay, quá tốt, quá đẹp, vừa có nét hài hước vì Phêrô đề nghị làm ba lều cho Đức Giêsu, Môsê và Êlia như thể những nhân vật đã khuất như Môsê và Êlia không thuộc về thế giới này lại cần lều để ở, còn ba môn đệ là người phàm lại không cần lều.
3) Lắng nghe mặc khải của Thiên Chúa bằng tai
Mặc khải bằng thị kiến kết thúc với sự lên tiếng của con người, cụ thể là Phêrô, và chuyển sang hình thức mặc khải thứ hai: “Tiếng nói từ đám mây”: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người.” (17,5).
Từ kinh nghiệm thị kiến, thấy bằng mắt, chuyển sang mặc khải bằng lời qua tiếng phát ra. Các môn đệ chỉ có thể lãnh hội được nội dung bằng cách “nghe”. Tiếng phát ra từ đám mây không phải là tiếng con người, tiếng này có nguồn gốc từ trời và bí ẩn. Lối hành văn phù hợp với bối cảnh của biến cố trình bày mặc khải của Thiên Chúa.
Cách thứ nhất, mặc khải bằng thị kiến là vén bức màn lên (mạc khải) để soi sáng những gì còn ẩn dấu (mặc khải). Cách thứ hai là mặc khải bằng lời, hàm ẩn sự lắng nghe để hiểu, ở đây lắng nghe theo nghĩa đón nhận, cho dù chưa hiểu trọn vẹn ý nghĩa của lời mặc khải. Trong trình thuật biến hình, có cả hai cách mặc khải, nhằm giúp ba môn đệ và độc giả hiểu được Đức Giêsu là ai.
Lời phát ra từ đám mây (17,5), nhắc lại tiếng phát ra từ trời sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa ở đầu sách Tin Mừng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Mt 17,5 có thêm hai yếu tố mới: (1) “Hãy vâng nghe lời Người”, dịch sát: “Hãy nghe Người (akouete autou)”, (2) Tiếng phát ra từ đám mây nói trực tiếp với ba môn đệ và qua đó nói với độc giả qua mọi thời đại về căn tính của Đức Giêsu và tương quan của Người với Thiên Chúa Cha. Lời nói từ đám mây gồm một lời giới thiệu: “Đây là Con yêu dấu của Ta” và một mệnh lệnh: “Các người hãy nghe Người.”
Khi gọi ai là Con (huios) thì người ấy là Cha, như thế lời phát ra muốn các môn đệ và độc giả biết Đức Giêsu có tương quan “Cha – Con” với Thiên Chúa, Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Mệnh lệnh nói với ba môn đệ và cho độc giả: “Hãy nghe Người” là một khẳng định quan trọng nói lên sự thay đổi lớn trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người, như thể Chúa Cha tự xoá mình trước Đức Giêsu là Con yêu dấu của Người.
Thực vậy, trước khi Đức Giêsu xuất hiện, Thiên Chúa phán với dân và dân nghe lời Người. Khi Đức Giêsu xuất hiện, Chúa Cha dặn các môn đệ: Hãy nghe lời Đức Giêsu. Như thế, tương quan “Thiên Chúa / dân” trong Cựu Ước trở thành tương quan “Đức Giêsu / môn đệ” trong Tân Ước, và đây là ý muốn của Chúa Cha.
Nghe lời Đức Giêsu là nghe tất cả những gì Người nói và dạy. Đặc biệt đón nhận lời loan báo Thương Khó và Phục Sinh đã được loan báo trước đó và Người sẽ báo trước thêm hai lần nữa để nhấn mạnh biến cố nền tảng và nghịch lý này. Như thế, biến cố trên núi cao không phải là một biến cố tách rời khỏi các trình thuật khác. Ngược lại, lời mời gọi “nghe lời Đức Giêsu”, nối kết biến cố trên núi cao với toàn bộ giáo huấn của Đức Giêsu trong sách Tin Mừng.
Đối diện với thế giới của Thiên Chúa và vinh quang của Người, các môn đệ đã “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất” (17,5). Chính Đức Giêsu đã đưa các ông trở lại đời thường bằng cách chạm vào các ông và nói: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”, các ông ngước mắt lên và mọi chuyện lại trở về thực tế. Nhưng biến cố ấy, những gì đã thấy, những lời đã nghe, sẽ không bao giờ rời khỏi các ông.
Kết luận
Giữa hai lần báo trước biến cố Thương Khó và Phục Sinh, Đức Giêsu đưa ba môn đệ ra khỏi đời thường để bước vào thế giới của Thiên Chúa. Ở đó những điều xảy ra nhằm mặc khải căn tính của Đức Giêsu. Biến cố trên núi cao báo trước sự Phục Sinh của Đức Giêsu vì Người có nguồn gốc thần linh, Người có Cha là Thiên Chúa, Người là Con và được Chúa Cha yêu thương. Chính Chúa Cha ra lệnh cho các môn đệ lắng nghe giáo huấn của Đức Giêsu.
Trình thuật Đức Giêsu được biến đổi hình dạng trên núi cao và lời phát ra từ đám mây là những tia sáng mạnh mẽ như ánh sáng mặt trời, có khả năng soi sáng cho cuộc đời của độc giả mọi nơi mọi thời đang bước đi trong đêm tối, đang sống trong khó khăn thử thách của cuộc sống, đang nghi ngờ về căn tính của Đức Giêsu và chưa biết rõ Người là ai. Có thể nói, biến cố trên núi cao là hình ảnh của biến cố Phục Sinh, trước khi biến cố Thương Khó xảy ra. Đây là niềm hy vọng lớn lao cho ba môn đệ và cho độc giả.
Đọc xong trình thuật, liệu độc giả, là tất cả chúng ta, có thực sự sống biến cố xảy ra trên núi như ba môn đệ hay không?
Liệu độc giả có cùng với các môn đệ tách ra khỏi đời thường để ngây ngất trước vẻ đẹp của thế giới trên cao hay không?
Liệu độc giả mọi nơi mọi thời có nghe được tiếng phát từ trời để biết Đức Giêsu là ai (là Con Thiên Chúa) và biết phải làm gì (Nghe Đức Giêsu) hay không?
Ước gì mặc khải ngắn ngủi trong bản văn bằng thị kiến để thấy, và bằng lời để nghe có khả năng gây ấn tượng lâu dài và trở thành một lời mời gọi tin và vững tin vào Đức Giêsu trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Mong sao mệnh lệnh “Hãy nghe Người” là lời thúc đẩy chúng ta đến với Tin Mừng, đọc Tin Mừng để nhận ra lời của Đức Giêsu là Lời sự sống, Lời đem lại ý nghĩa cho cuộc đời này.
Lm Giuse Lê Minh Thông