Linh Ðạo của Giáo Lý Viên

Catechism.jpg

Viết theo “Christ and The Catechist” của Michael Leary, nxb Ignatius 1987

 

1. Chúa Ở Giữa Chúng Ta

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ rằng “Thầy sẽ ở cùng các con hằng ngày cho đến tận thế.” (Matthew 28:20) Chúa hứa ở cùng chúng ta trong việc tông đồ của chúng ta. Nguời ở bên chúng ta mọi nơi, mọi lúc. Người đồng hành với chúng ta ban ngày, ngồi ăn tối cùng bàn với chúng ta, chăm sóc và chờ đợi chúng ta từ sáng đến tối và suốt năm canh.

Chúng ta có nhận ra Chúa không?

Vào sáng Phục Sinh, Maria Magdalene, buồn rầu, ủ rũ, và cô đơn, đã không nhận ra Chúa trước ngôi mồ. Hai môn đệ trên đường Emau đầy chán chường và thất vọng, đã không nhân ra Chúa. Các tông đồ sau một đêm đánh cá mệt nhọc mà không được con nào đã cảm thấy bất lực, và đã không nhận ra Chúa.

It ra là thoạt đầu họ không nhận ra Chúa, nhưng rồi họ nhận ra Chúa chỉ qua những phương tiện Chúa ban và chỉ những phương tiện này có sức xua đuổi cơn mây tự cảm và mở mắt linh hồn họ: ơn được Chúa biết, được Chúa yêu, và được Chúa  phục vụ. 

Maria Magdalina nhận ra Chúa vì Chúa gọi tên bà. Hai môn đệ trên đường Emau nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh; và các tông đồ trên thuyền đánh cá nhận ra Người vì mẻ cá kỳ diệu.

Ðó là những phương tiện xua đuổi những tà thần mù quáng của cô đơn, trống rỗng và bất lực. Người biết chúng ta – Người gọi tên từng người chúng ta, yêu thương từng người chúng ta, và cho chúng ta Bánh Hằng Sống làm cho chúng ta no thoả. Người phục vụ chúng ta bằng cách chúc lành cho các công việc chúng ta làm với những kết quả kỳ diệu!  Chính ba món quà nhiệm tích này (Thanh Tẩy, Thánh Thề và Thêm Sức),  đảm bảo sự hiện diện cụ thể của Ðức Kitô giữa chúng ta — chỉ khi nào chúng sẵn sàng để nhận ra sự hiện diện này..

2. Ðường, Sự Thật và Sự Sống của Môn Giáo Lý

Nếu chúng ta được hỏi là dạy thế nào, dạy gì và tại sao phải dạy Giáo Lý, và chúng ta phải dạy Giáo Lý theo đường lối nào, và mục đích tối hậu của việc dạy Giáo Lý là gì, thì câu trả lời phải đến từ Ðức Kitô “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống.”  Dạy Giáo Lý “thế nào” là Ðường của Người, và dạy “gì” là chính Chân Lý của Người, và “tại sao” chính là Sự Sống của Người.

a. Trước tiên, Ðường của Ðức Kitô là gì?

Chúng ta biết chắc rằng Ðường của Ðức Kitô không phải đường của thế gian. Thế gian có đường lối riêng của nó, nhiều khi ngược lại với Ðường của Ðức Kitô. Vậy thì đường lối của chúng ta phải là Ðường của Ðức Kitô, như Chúa mời gọi: “Hãy theo Thầy.” Ðây không phải là đường thênh thang, dễ dãi, và bất cẩn dẫn đến cô lập và sa đọa.  Ðây là đường hẹp, đường khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng, nhưng dẫn đến chân trời vô tận của Thiên Ðàng.  Ðây là Ðường Thánh Giá dẫn đến Sự Sống Ðời Ðời.

“Ðường” của giáo lý là con đường kiên nhẫn và khó khăn nhất, nó gợi lại một hình ảnh (dù mờ mờ thế nào đi nữa) của cuộc Khổ Nạn của Ðức Kitô. Một giáo lý viên chân chính phải “thống khổ” trong lúc soạn bài một mình, và phải trung thành với “cột trụ của Chân Lý” của Ðức Kitô, sẵn sàng chấp nhận mọi “những roi đòn”; bằng cách không tìm vinh danh mình, nhưng sẵn sàng chấp nhận “mạo gai” là vô vàn lo âu, trách nhiệm, và nhức đầu. Sẵn sàng đi những đọan đường dài và ghồ ghề đưa đến một kết thúc thê thảm, ở đó anh/chị có thể cảm thấy bị bỏ rơi, và ngay cả chính học trò mình bị phản bội.

Tuy vậy, Ðường của Ðức Kitô, “Con Ðường Thánh Giá,” tuy đầy đau khổ và hy sinh, nhưng là con đường vui; nó hàm chứa tất cả niềm vui của tặng quà — trong trường hợp này, một niềm vui đặc biệt sâu đặm vì nó liên quan đến một món quà quý nhất là “cho đi chính mình.” Phương thức dạy giáo lý là phương thức tận hiến; và mẫu gương tận hiến là món quà của Ðức Kitô hiến mình trên Thánh Giá và được bày tỏ cho chúng ta như một thực tại sống động qua Món Quà là Chinh Người  trong Phép Thánh Thể. Nơi đây, chứ không phải ở chỗ nào khác, chúng ta tìm thấy Thần Lương và những Lời khuyến khích giúp chúng ta mạnh tiến trên đường.

b. Chân Lý Ðức Kitô là gì?

Ðường lối Ðức Kitô không thể tách ra khỏi Chân Lý của Ðức Kitô vì Ðường của Người là Ðường Chân Lý. Chân lý của Thiên Chúa chứ không phải chân lý của thế gian.  Ðường Lối của Thiên Chúa không phải đường lối thế gian, và sự khôn ngoan của thế gian là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa. Như Chúa đã vạch sẵn con đường cho chúng ta, Người cũng đã cho chúng ta biết rõ Chân Lý của Người. Về phương diện Ðức Tin, không có chỗ cho tự phụ, hay những quan niệm “phóng khoáng”.  Như đã nói trên, chúng ta “bị cột” vào Trụ Chân Lý của Ðức Kitô. Có thể nói rằng chúng ta chịu đóng đinh vào “mặc khải tối cao” của Chân Lý Ðức Kitô là Thánh Giá trên Núi Sọ. Phải, điều mà thế gian xem như sự ràng buộc tinh thần – và ngay cả thân xác – không gì hơn là “Sự Thật giải thoát chúng ta”, vì nó có nghĩa là “mặc lấy tinh thần Ðức Kitô” và suy nghĩ theo tư tưởng của Ðấng Khôn Ngoan Vô Cùng.

Chân Lý của Ðức Kitô được bày tỏ qua Thánh Kinh và Thánh Truyền, được truyền dạy cho chúng ta như một thực tại sống động qua Huấn Quyền của Hội Thánh Ðức Kitô. Chúng ta tìm thấy ở đây, chứ không ở bất cứ nơi nào khác, sự soi sáng để hướng dẫn chúng ta trên Ðường Cứu Ðộ, như lời trong Thánh Vịnh gọi là “ngọn đèn soi lối”.

c. Mục Ðích của Cuộc Ðời

Mục đích là Sự Sống, mà sự sống chính là Sự Sống của Ðức Kitô. Sự Sống Vĩnh Cửu. Chúa phán: “Thầy đến để cho các con được sống và sống sung mãn.” (Ga 10:10).

Ở đây chúng ta không nói về sự sống thế gian, như là chúng ta chỉ sống có một đời sống ở thế gian này mà thôi (sau đó là hết), nên chúng ta phải khai thác nó cách triệt để, như đáng để chúng ta dành giựt, tráo trở hay chém giết nhau vì nó.

Ngược lại, Sự Sống Ðức Kitô là đời sống đáng cho chúng ta chết để chiếm hữu.  Nó là Sự Sống rất dồi dào so với đời sống hiện tại như bóng câu chạy qua cửa sổ, hay như lời Thánh Giacôbê, như “giọt sương mai xuất hiện trong giây lát rồi tan biến” (Gb 4:14). Nếu cùng đích của chúng ta là Sự Sống vĩnh cửu, thì được lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì cho chúng ta?

Ngay ở đời này chúng ta được nếm thử Sống đời sau qua các Bí Tích. Qua các Bí Tích, chứ không qua bất cứ gì khác, chúng ta tìm ra cổng thật dẫn đến Ân Sủng Ðức Kitô và Sự Sống vĩnh cửu trên Thiên Ðàng.

Chúng ta hãy kết luận phần suy niệm về Ðường, Sự Thật và Sự Sống của Ðức Kitô bằng đoạn cuối của Thư Thánh Giacôbê:

Anh em thân mến, nếu có ai trong anh em lạc xa sự thật và có ai dẫn họ trở lại, hãy cho họ biết rằng ai dẫn một người tội lỗi khỏi đường lầm lạc sẽ cứu hồn mình khỏi chết và sẽ được bỏ qua nhiều tội (Gb 5:19-20).

3. Dạy Giáo Lý: Làm Chứng cho Ðức Kitô.

Giảng dạy là việc mục vụ chính trong cuộc đời công khai của Ðức Kitô, và trong lời từ giã các môn đệ (trước khi về trời) Người lại đặt trọng tâm vào nhiệm vụ giảng dạy:

“Các con hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ tất cả những điều Thầy truyền cho các con; và này đây, Thầy ở cùng các con hằng ngày cho đến tận thế.” (Matthew 28:18-20)

Chúng ta phải chú tâm vào việc Chúa đòi hỏi gì trong công tác giảng dạy này. Ðó là tuân giữ tất cả những gì Chúa đã truyền. Không thể không quá nhấn mạnh điều này hôm nay, khi mà việc trích dẫn và chọn lựa những giáo huấn trong Phúc Âm thật thông dụng. Chính Chúa Giêsu đã nhấn mạnh:

“Ai. . . bãi bỏ dù chỉ một điều nhỏ trong những điều răn này và dạy người khác làm như vậy, sẽ bị gọi là người nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai giữ và dạy người khác làm như thế sẽ được gọi là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Matthew 5:19)

Chúng ta có thề thêm vào câu trên lời của Thánh Giacôbê:

“. . .  Ai giữ toàn thể lề luật nhưng phạm một điều thì trở nên lỗi phạm tất cả”  (Gb 2:10).  

Vì Lề Luật là do Tình Yêu, và bất cứ hạn chế nào đối với Lề Luật là tội phạm đến Tình Yêu, đó là phạm đến chính Ðức Kitô. Chúa phán: 

“Nếu các con yêu mến Thầy thì các con sẽ giữ giới răn Thầy.” (Gn 14:15)

ÐGH Gioan XXIII trong bài diễn từ khai mạc CÐ Vaticanô II đã nói: “Ðiều đòi hỏi hôm nay là trung thành với giáo huấn của Hội Thánh cách trọn vẹn và chính xác, như là giáo huấn này vẫn tỏa sáng từ Việc Làm của CÐ Trent và Vaticanô I trong tinh thần mới và bình lặng.”

Hãy phân tách một điểm nữa từ những lời trên của Chúa Giêsu.  Người nói rằng những ai “giữ và dạy những lời đó sẽ được gọi là người lớn nhất trong Nước Trời”.  Sau này, Thánh Luca nói về Chúa Giêsu rằng Người “bắt đầu làm và ra giảng, cho đến ngày Người được cất lên. . .” (TÐCV 1:1). Thi hànhgiảng dạy: hai điều phải đi đôi với nhau, như thế việc dạy Giáo Lý mới có kết quả thực sự và lâu dài. Chúng ta phải thực thi những gì chúng ta dạy. Chúa Giêsu nói “Hãy coi chừng men của người Biệt Phái, đó là sự giả hình” (Xem Lc 12:1). Không có thực hành, việc dạy dỗ của chúng ta sẽ không có chiều sâu. Nó sẽ nông cạn, không bền vững, và lung lay, giống như nhà xây trên cát, như nhà tiền chế, bị đe dọa bởi “phong ba”.  Ngược lại, trích lời Chúa Giêsu, “Bất cứ ai đến với Thầy và nghe lời Thầy và thực thi những lời đó. . . thì giống như người kia xây nhà, anh ta đào xâu, và đặt nền móng trên đá; và khi cơn lụt xảy đến, nước lũ tràn đến nhà, nhưng không thể lay chuyển nó, bởi vì nó được xây vững vàng.” (Lc 6:57-48). Lời nói và việc làmvật liệu căn bản để xây đời sống Kitô hữu trên đá, Tảng Ðá của Ðức Kitô, và qua Ðức Kitô, Tảng Ðá Phêrô.

Khi nghĩ đến Tảng Ðá Phêrô, chúng ta cũng liên tưởng đến nhà của Phêrô, thuyền của Phêrô, thành phố của Phêrô. Tất cả liên hệ mật thiết với Ðức Kitô, như chúng ta đã đọc trong Tin Mừng. Ðức Kitô đặt trọng tâm của công việc mục vụ của Ngài nơi thành phố của Phêrô, chữa bệnh trong nhà của Phêrô, và giảng dạy trên thuyền của Phêrô. Công việc này vẫn tiếp tục cho đến tận thế. Qua Phêrô chúng ta tìm ra nguồn gốc đầy quyền bính của Giáo Lý Kitô: đứng đầu là Ðức Thánh Cha, người nhắc cho chúng ta hình ảnh Người Cha Toàn Thánh, nguồn của mọi Chân Lý và Tình Yêu, là Tảng Ðá Thần Thiêng từ đó chảy ra Nước Hằng Sống của ơn cứu chuộc qua mọi thế hệ. Tất cả giáo huấn có uy quyền – mọi quyền bính – đều được bắt nguồn từ Ðức Chúa Cha, và tụ điểm nơi dương thế này là Ðức Thánh Cha.

4.  Giảng Dạy với Uy Quyền

Chúng ta biết rằng điều gì có thể khich lệ chúng ta tận tâm tận lực thì thường cũng dễ làm chúng ta nản chí; điều gì thực sự hào hứng thì cũng phần nào đáng sợ.

Nhưng điều đó có nghiã là chúng ta cảm thấy bị giằng co giữa một tình trạng tiến thối lưỡng nan của việc dạy giáo lý, là e rằng nếu quá thách đố thì chúng ta làm người khác sợ, mà quá dễ dãi thì chúng ta không tạo được bầu khí hào hứng? Hay là chúng ta có thể làm cả hai, như một số người nghĩ, bằng cách đưa ra những mô thức Ðức Tin giản lược, nhờ đó chúng ta dàn ra đủ cách động viên linh hồn không?

Có một vấn đề nhỏ được đặt ra là chiều hướng hành động thích đáng là trình bày cách không sợ hãi hay đặc biệt sự thách đố của lời mời gọi của Ðức Kitô.

Ðiều này có nghĩa là nói với uy quyền. Trong việc này mà thôi đã có tiềm lực thách thức và kích thích học sinh – đến mức kinh ngạc, tùy theo bài giảng của chúng ta phản ảnh rõ ràng và chắc chắn giáo huấn của Ðức Kitô đến mức nào.  

Trong Tin Mừng, người ta nói về Chúa Giêsu: “. . . họ ngạc nhiên về giáo huấn của Người, vì Người giảng dạy như Ðấng có uy quyền chứ  không như các luật si của họ.” (Mark 1:22).

Bản tính lạ lùng của giáo huấn Chúa Giêsu là tính chất quyền năng, ngược lại với các thần học gia thời Chúa Giêsu là các luật sĩ. Như nhiều đối thủ đồng thời với họ, các luật sĩ đã trình bày quan điểm của mình chống lại những ý kiến trái ngược của các rabbi, trích dẫn quyền thế này chống lại quyền thế khác đến độ người ta không còn nghe được một lời có uy quyền nào nữa.

…..

Theo bản chất, uy quyền chân chính là một thách đố không ngừng đối với tính ích kỷ, cũng có thể nói được rằng quyền giảng dạy không bao giờ là việc trình bày một tư tưởng thuần túy là của mình, hay của bất cứ ai khác. “Dạy” như thế chỉ là lấy lòng học sinh, hay biện minh cho những quan điểm riêng của mình, và như vậy, học sinh hoàn toàn “không được dạy” gì cả.

Hãy nghe Chúa Giêsu nói gì về quyền giảng huấn của chính Người:

 “Những giáo huấn Ta dạy không là của Ta, nhưng là của Ðấng đã sai Ta. Ai làm theo ý Ngài thì sẽ biết rằng giáo huấn ấy bởi Thiên Chúa hay do Ta tự mình giảng dạy. Ai tự mình giảng dạy thì tìm vinh danh cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Ðấng đã sai mình thì là người chân thật, và nơi người ấy sẽ không có gì là bất chính cả.” (Gn 7:16-18)

Khi dạy Giáo Lý, chúng ta phải dạy với quyền bính từ Thiên Chúa qua Hội Thánh. Ðể được quyền bính chúng ta cần phải (1) không giảng dạy theo ý (quyền bính) của mình và (2) dạy chân lý mà không tìm vinh danh cho chính mình. Chân lý là những gì Giáo Hội nhân danh Ðức Kitô mà truyền dạy cho chúng ta qua Ðức Thánh Cha và cácÐức Giám Mục.

Vì gảng dạy với quyền bính chúng ta phải dạy Chân Lý như Chúa và Hội Thánh dạy chúng ta. Chúng ta không được phép cắt nghĩa Giáo Lý hay Thánh Kinh để bênh vực ý kiến của chúng ta hay của người khác.

Kết Luận

Trong việc dạy Giáo lý, lời giảng dạy của chúng ta không phải của mình, và chúng ta không tìm vinh danh mình, nhưng tìm vinh danh Ðấng đã sai chúng ta. Ðể kết luận, chúng ta hãy nghe lời Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắn nhủ:

. . . Giáo lý viên không được phép áp đặt những quan điểm riêng tư và những tham khảo của mình trên người khác như là chúng tiêu biểu cho Giáo Huấn của Ðức Kitô hay những bài học Người dạy sống thế nào. Mỗi giáo lý viên phải tự áp dụng những lời bí nhiệm của Ðức Kitô: “Những giáo huấn Ta dạy không là của Ta, nhưng là của Ðấng đã sai Ta” (Tông Huấn Catechesi tradendae, đoạn 6).

Matthew 28:20
View in: NAB
20Teaching them to observe all things whatsoever I have commanded you: and behold I am with you all days, even to the consummation of the world.
Matthew 28:18-20
View in: NAB
18And Jesus coming, spoke to them, saying: All power is given to me in heaven and in earth.
19Going therefore, teach ye all nations; baptizing them in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Ghost.
20Teaching them to observe all things whatsoever I have commanded you: and behold I am with you all days, even to the consummation of the world.
Matthew 5:19
View in: NAB
19He therefore that shall break one of these least commandments, and shall so teach men, shall be called the least in the kingdom of heaven. But he that shall do and teach, he shall be called great in the kingdom of heaven.
Mark 1:22
View in: NAB
22And they were astonished at his doctrine. For he was teaching them as one having power, and not as the scribes.