Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C
Ngọn lửa của Đức Giêsu …
Chắc có lẽ nhiều người được xem trên Tivi những hình ảnh các buỗi lễ khai mạc Thế Vận Hội. Hình ảnh gây ấn tượng nhiều nhất hẳn là nghi thức đốt lửa khai mạc. Từ mấy tháng trước, trước khi ngọn lửa được bùng lên tại lễ đài của sân vận động, ngọn lửa ấy đã được đốt lên tại núi Olympia – Hy-lạp – quê hương của Olympic. Và rồi ngọn lửa được rước về xứ sở được vinh dự tỗ chức Thế Vận Hội, được trao cho các vận động viên nỗi tiếng, những người có danh giá: mỗi người một đoạn đường. Những người này thay phiên nhau rước ngọn đuốc Olympic đi khắp đất nước, và đến ngày khai mạc, ngọn đuốc được đưa về sân vận động và được thắp lên trên lễ đài.
Cũng trong những hình ảnh của Olympic, vào ngày bế mạc, khi ngọn lửa trên lễ đài được tắt đi, thì mỗi người tham dự cầm một ngọn đèn, tượng trưng cho tinh thần Olympic. Ánh sáng từ những ngọn đèn nhỏ, với muôn ngàn màu sắc khác nhau, làm cho bầu khí thật cảm động. Ngọn đèn trên tay, như là thu nhỏ của ngọn lửa Olympic, sẽ được giữ mãi, nhớ mãi, mỗi người cảm thấy mình gần người khác hơn, đầy tinh thần yêu thương và thông cảm.
Xin mượn những hình ảnh ấy để gợi ý chia sẻ cho bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu được Thiên Chúa sai đến trần gian với sứ mệnh bày tỏ tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Người đến giữa vận hội trần gian và đốt lên ngọn lửa của Thiên Chúa. Người đã rước ngọn lửa đó đi khắp đất nước Do thái, vượt ra khỏi những biên cương do con người tạo nên. Người đã đem ngọn lửa ấy vào giữa đám dân Do thái đang chờ mong Đấng Cứu Tinh. Người đã đem ngọn lửa ấy vào giữa những người dân ngoại. Người đã làm bừng lên trong tâm hổn mọi người ngọn lửa như ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo. Ông Gioan Tẩy Giả thanh tẩy bằng nước, còn Đức Giêsu thanh tẩy trong Thần Khí, tức là gió và lửa. Tất cả lời nói và hành vi của Đức Giêsu đều cho thấy một ngọn lửa đích thực, lửa vĩnh cửu, lửa thiêng, để rổi cuối cùng, Người lấy chính mạng sống của mình để đốt lên một cách dứt khoát trên lễ đài thập giá, trên đổi Can-vê. Chính lúc ấy, Người đã thốt lên: “Mọi sự đã hoàn tất.”
Đức Giêsu đã thắp lên ngọn lửa vĩnh cửu bằng chính cái chết của Người. Trước đó, Người đã trao cho các Tông Đổ sứ mệnh đem ngọn lửa đi khắp thế gian, đến tận cùng cõi đất. Theo lệnh của Đức Giêsu, các Tông Đổ đã đem ngọn lửa ấy đến các dân, loan báo cho mọi người, không trừ một ai, để tất cả được nghe biết về Tin Mừng cứu độ.
Và rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngọn lửa ấy được chuyền tay, lan đến khắp mọi nơi. Đã có biết bao con người đem cả cuộc đời của mình, đem chính mạng sống của mình để bảo vệ ngọn lửa, để công bố cho thế giới về tình thương của Thiên Chúa.
… đến các Kitô hữu
Ngọn lửa ấy hôm nay được chuyển đến các Kitô hữu, được thắp lên trong tâm hổn họ. Khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mỗi người đã được trao cho một cây nến sáng, với lời nhắn nhủ hãy giữ cho ngọn lửa cháy mãi. Người Kitô hữu sẽ mang ngọn lửa ấy và đốt lên trong vận hội trần gian. Nơi đâu họ có mặt, nơi ấy là vận động trường, và ở đó cần có lửa. Với những hoàn cảnh sống khác nhau, về cả nơi chốn và điều kiện, người Kitô hữu có nhiều cơ hội để mang ngọn lửa Tin Mừng thắp sáng mọi ngõ ngách cuộc đời.
Nhưng ngọn lửa ấy là gì?
Mọi người hẳn biết ngọn lửa ấy chính là Đức Tin, hay nói khác đi, chính là tinh thần Kitô giáo, là Tin Mừng, là sứ điệp cứu độ.
Mỗi người đều biết công dụng của lửa. Ở Đà Lạt, vào những ngày mùa lạnh, ngoài chức năng soi sáng, lửa còn dùng để sưởi ấm, tức là để xua tan khí lạnh, để chống lại giá rét. Đúng thế, người ta có thể hình dung ra câu chuyện Đức Giêsu ở trong Đền Thờ: Người cầm roi xua đuổi hết những người buôn bán, và trả lại sự trang nghiêm thánh thiện cho nơi thờ phượng. Ngọn lửa của Đức Giêsu vừa có tính cách huỷ diệt, vừa có chức năng soi sáng và đốt nóng. Do đó, người Kitô hữu đem ngọn lửa nhận từ Đức Giêsu để phá tan những u tối, những ngờ vực và soi sáng con đường để bước tới. Người Kitô hữu đem ngọn lửa để đốt cháy những gì không phù hợp với Nước Thiên Chúa, và làm cho ngọn lửa bừng lên ở khắp mọi nơi.
Cũng phải nói thêm rằng, ngọn lửa ấy chính là Đức Giêsu. Người được Chúa Cha sai đến trần gian để nhân loại được sưởi ấm nhờ tình thương của Thiên Chúa. Người đến để soi sáng đêm tăm tối trần gian và làm cho con người chìm sâu trong ngọn lửa vĩnh cửu, để rổi chính họ sẽ trở thành lửa cho người khác. Và Đức Giêsu cũng đã đem cả cuộc đời của Người để làm cho ngọn lửa ấy không bị dập tắt, nhưng được bùng lên mãnh liệt. Để thi hành sứ mạng này, Đức Giêsu đã chấp nhận cái chết, đã chịu đổ máu mình. Người Kitô hữu cầm ngọn lửa là Đức Giêsu cũng sẽ phải sống như vậy, họ sẽ phải biến cuộc đời của mình thành một ngọn lửa. Họ sẽ phải đem theo ngọn lửa đó cho đến đích, không để cho ngọn lửa bị tàn lụi, nhưng luôn cháy sáng, như Đức Kitô đã làm.
Trở lại hình ảnh của cuộc rước đuốc Olympic: các vận động viên rước đuốc là những người được tuyển chọn, những người nổi tiếng, không phải bất cứ ai cũng được vinh dự đó. Người Kitô hữu có cảm thấy hãnh diện khi mình là vận động viên của Đức Giêsu đem ngọn lửa đi rước khắp cuộc đời? Và, như vận động viên phải giương cao ngọn đuốc, người Kitô hữu cũng phải kiên trì và dũng cảm bày tỏ đức tin của mình. Họ không được đem giấu ngọn lửa, cũng không làm lửa tắt, nhưng hiên ngang sống niềm tin, dù có những trở ngại, khó khăn.
Liệu chúng ta có dám nhận mình là vận động viên của Đức Giêsu? Dám chứ, vì tất cả đều đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.
Bình an từ cuộc chiến đấu
Trong suốt thời kỳ rao giảng công khai, Đức Giêsu vẫn không ngừng bày tỏ sứ mệnh của Người là quy tụ, là đưa những con chiên lạc về đàn, những người đang tản mác về một mối. Ai cũng hiểu như thế. Vậy mà, trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu lại quả quyết: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12,51). Tại sao Đức Giêsu lại nói đến chia rẽ? Phải chăng Người tự mâu thuẫn?
Để trả lời điều này, chúng ta phải vượt qua cái nhìn quá “tầm thường” về Đức Giêsu. Bình an, tình yêu … Đúng, nhưng trước đó là phải đương đầu với những khó khăn, phải chiến đấu, và phải liều mạng nữa. Bình an không phải là được yên thân, tránh được những trở ngại, nhưng là chiến thắng, là vượt ra khỏi, là dám sống những giá trị lớn lao. Bởi vì nếu như thế, bình an, Nước Trời là thứ dễ dàng quá, chỉ cần ngổi không cũng có được. Chỉ sau khi vượt qua cái chết Đức Giêsu mới thực sự chúc bình an cho các môn đệ. Và đó là bình an, là tình yêu của con người đã đi qua những đau khổ lớn lao nhất, kể cả cái chết. Đã có lần Đức Giêsu cho biết rằng, chỉ những người nào mạnh mới được vào Nước Trời, và như thế phải bước qua cửa hẹp.
Bình an Đức Giêsu trao tặng không giống bình an của trần gian. Muốn được hưởng bình an ấy, chúng ta phải đi theo Đức Giêsu, trên chính con đường Người đã đi, đó là dám phiêu lưu, dám liều mạng. Người đi theo Đức Giêsu là người phải chọn lựa, phải đấu tranh, ngay cả với những người thân quen nhất. Người đi theo Đức Giêsu phải dám hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả, để chỉ chọn lựa một mình Người. Người đi theo Đức Giêsu là kẻ bước trên con đường chênh vênh, đầy khó khăn, nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hy vọng vì biết rằng mình không bị vấp ngã. Đức Giêsu vẫn đi bên cạnh và như vậy họ được bình an.
Do đó, sự quy tụ mà Đức Giêsu mong muốn không phải là một thứ hoà hợp nhạt nhẽo, vô vị, nhưng là một sự chọn lựa tích cực, một sự nôỵ lực với tất cả khả năng của mình.
Cuộc đời người Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu để bảo vệ ngọn lửa giữa những bão táp. Chiến đấu để đem ngọn lửa thắp sáng lên trong mọi ngõ ngách, mọi bí ẩn của tâm hổn. Chiến đấu để đưa ngọn lửa về tới đích. Chiến đấu để đạt được bình an, thứ bình an đích thực, bởi vì Đức Giêsu đã giao hoà thế gian với Thiên Chúa khi chịu đóng đinh trên thập giá.
Ôi Thiên Chúa, đối với chúng con, sự thúc giục của Chân Lý thật mãnh liệt, thế nhưng, ai đã đón lấy sự thúc giục ấy thì được biến đổi, trở nên rất giản dị.
Khi nhìn thấy Thiên Chúa, họ cùng với Thiên Chúa nhìn xem thế giới vô ơn và tàn bạo này, và đón nhận vào trong tâm hổn mình cuộc Thương Khó vĩnh cửu.
Thiên Chúa không có tiếng nói họ là tiếng nói thay thế Người.
Thiên Chúa không có xác thân, họ hiến dâng thân mình để chịu khổ thay Người, và để hoàn tất những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô.
Họ đơn giản như ngọn lửa, như tiếng kêu, đơn giản như lưỡi dao sắc bén phân rẽ xác thịt với thần trí.
(theo P. Claudel.)
Lm. Jos Nguyễn Cao Luật