CHÚA NHẬT III CHAY – B
Xuất hành 20: 1-17; Tv 19; I Cr. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25
Quý vị có xem trận Chung kết Khúc côn cầu tháng trước không? Hơn 110 triệu người đã xem trận này, đây là chương trình truyền hình thu hút nhiều khán giả nhất. Không phải tất cả những người đến với bữa tiệc Chung Kết Khúc côn cầu đều là người hâm mộ môn này, họ chỉ giống như những người thích ẩm thực, ăn và uống. Nhưng dù có phải là người hâm mộ hay không, hầu hết những người này đều bỏ qua các chương trình thương mại trong suốt thời gian diễn ra trận đấu, vì các nhà tài trợ lớn quảng bá những sản phẩm mới và gây sự chú ý bằng quảng cáo. Sau trận đấu thường diễn ra một cuộc bình bầu ngẫu nhiên, “chương trình quảng bá sản phẩm nào mà quý vị thích nhất?” Những quảng bá như thế phải tốn hàng triệu Mỹ kim để được phát sóng. Số lượng khán giả của những chương trình này rất đông nên các nhà tài trợ nắm lấy cơ hội để có thể trưng bày sản phẩm của họ sao cho bắt mắt bao nhiêu có thể. Cuối cùng, họ đang cố lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm của họ..
Vậy hôm nay thánh Phaolô có gì sai? Sứ vụ của ông chẳng phải là nhằm trình bày Đức Giêsu cách rõ ràng nhất có thể để mọi người chấp nhận ông đó sao? Điều gì khiến việc nói về Đức Giêsu trở thành “điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ?” Tại sao nói đến sự điên rồ và yếu đuối của Thiên Chúa trong cuộc tử nạn của Đức Kitô? Tôi muốn nói với thánh Phaolô, “ngài đang dùng cách trình bày nào? Hãy chú ý kế hoạch mà thánh Phaolô và Đức Giêsu trình bày theo cách thức lôi cuốn để con người không qua lưng lại – như họ đã từng và vẫn đang quay lưng lại – khi quý vị đề cấp đến thập giá.
Thánh Phaolô biết Đức Kitô bị đóng đinh không phải là điều hấp dẫn những người Do Thái và Hy Lạp đương thời của ngài ngay từ đầu. Đóng đinh là một hình phạt dành cho những tội phạm, khó mà có thể xem là điều hấp dẫn dành cho các nghi lễ. Người Hy Lạp muốn một nhân vật anh hùng, chứ không phải một người bị đánh bại và bị làm nhục. Người Do Thái muốn một Đấng Mêssia đầy quyền năng để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của người Rôma để được tự do trong mảnh đất Thiên Chúa đã hứa ban cho họ. Họ mong Đấng Mêssia của Thiên Chúa thực hiện những dấu chỉ mạnh mẽ phi thường thay cho dân Israel. Qua sứ vụ của mình, Đức Giêsu đã phải tranh luận với sự cố chấp của những người chống đối Ngài về các dấu chỉ cho thấy tính xác thực của Ngài (ví dụ Ga 4,48; Mt 16,4).
Tuy nhiên, Phaolô đã không né tránh việc rao giảng về mầu nhiệm đau khổ và cái chết của Đức Kitô, điều mà chỉ có thể thấu hiểu được nhờ đức tin. Thậm chí ngày nay một số nhà giảng thuyết tránh né sứ điệp của thánh Phaolô về Đức Kitô chịu đóng đinh và chỉ giảng về Tin mừng của vinh thắng và thành công. Một người có lòng tin tưởng, theo họ, sẽ được Thiên Chúa ban thưởng ngay đời này với “muôn ơn lành”. (Những nhà giảng thuyết này còn thúc giục người ta bày tỏ đức tin của mình bằng việc rộng tay bố thí).
Chỉ những “người được kêu gọi” như thánh Phaolô nói, mới có thể nhìn thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong việc Đức Kitô bị đóng đinh. Những kẻ khác sẽ chỉ là “những kẻ ngoài cuộc” đối với mầu nhiệm – cố hiểu “sự điên rồ” của Thiên Chúa. Một người cần phải có con mắt của “người trong cuộc”.
Người Kitô hữu gốc Hy Lạp ở Côrintô sẽ đánh giá cao sự hiểu biết và khả năng tư duy hợp lý để có thể đi đến một “kết luận khả dĩ”. Chẳng phải chúng ta cũng thế sao? Nhưng đâu là sự hợp lý, khả dĩ và sự rõ ràng dễ hiểu nơi một Đấng Mêssia bị đóng đinh? Thay vì tin và tín thác vào một Thiên Chúa hợp lý và khả dĩ, qua thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô kêu gọi cộng đoàn nhận biết tình yêu Thiên Chúa ban tràn trề trên họ qua Đức Kitô và thôi thúc họ bắt chước tình yêu đó bằng cách yêu thương và phục vụ tha nhân. Sẽ không có chia rẽ trong cộng đoàn; không ai được đối xử thiên vị, nhưng tất cả mọi thành phần được sống và được đối xử như nhau.
Một số (hay nhiều?) tín hữu vẫn có xu hướng chỉ thấy Thiên Chúa nơi những thành công trong cuộc sống của họ: những đức con ngoan ngoãn và thành công; những công việc ổn định; chúng ta được tôn trọng ngoài xã hội; sức khỏe tốt và tuổi thọ,… Chúng ta bị cám dỗ cho rằng Thiên Chúa vắng bóng, thậm chí khó chịu với chúng ta, khi sự việc tan vỡ và cuộc sống của chúng ta ra như được hướng dẫn nhiều bởi những kẻ lừa hỉnh hơn là bởi Thiên Chúa yêu thương. Thời nay, khi chúng ta cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi, chúng ta bám vào thông điệp của thánh Phaolô rằng “sự điên rồ” của Thiên Chúa là khôn ngoan của chúng ta. Thực ra, Thiên Chúa hiện diện rõ ràng hơn khi Thiên Chúa ra như vắng mặt – giống như việc Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi Đức Kitô, ngay cả khi Người bị treo trên thập giá.
Thánh Phaolô không hề ngây ngô, ngài biết thông điệp của mình sẽ gây tranh cãi đối với người Do Thái và Dân ngoại đương thời. Nhưng tình yêu tự hiến và rộng lượng Đức Giêsu tỏ bày cho chúng ta từ trên thánh giá có lố bịch và vô lý đối với thời của chúng ta hay không? Tại sao người ta không từ bỏ mình và không sẵn sàng chịu đựng vì người khác? Đâu là “phước lành” trong việc từ bỏ mình? Đâu là xì-căng-đan của thập giá đối với đôi tai của những người xưa và cả đối với chúng ta ngày nay?
Chúng ta gọi bài Tin mừng hôm nay là “thanh tẩy Đền Thờ”. Chúng ta cũng có vẻ dễ dàng phê phán việc bán buôn xem ra đã xâm chiếm nơi thờ phượng. Như những đứa trẻ nói khi lên án: “Sao lại gớm giếc thế này!” Hãy tưởng tượng những việc buôn bán diễn ra trong nơi thánh! Nhưng điều này không hoàn toàn chính xác với những gì đã xảy ra. Đền thờ tự nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ có sân bên ngoài. Chỉ một số tư tế nhất định mới được phép vào bên trong Đền thờ. Có những khoảng sân bên ngoài dành cho các tư tế, phụ nữ, đàn ông và dân ngoại. Có những nơi dành cho những dân hành hương Do Thái đạo đức có thể đổi tiền Rôma ra tiền Do Thái để mua súc vật làm của lễ (tiền Rôma bị cấm vì khắc hình ảnh trên đó).
Trình thuật Tin mừng về việc thanh tẩy được đặt ở cuối các Tin mừng – trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Nhưng thánh Gioan đặt câu chuyện này ngay đầu Tin mừng của mình và Đức Giêsu trích Thánh vịnh 69,10 như lý do cho hành động của mình. “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. (các tác giả ít quan tâm đến chi tiết xếp theo trình tự thời gian cho bằng ý nghĩa thần học của các biến cố được các ngài mô tả).
Những kẻ chống đối Đức Giêsu muốn biết “dấu” nào Đức Giêsu sẽ cho họ thấy để minh giải cho hành vi của Người. Khi Người nói với họ: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” thì họ lại hiểu Người nói theo nghĩa đen. Làm thế nào trong 3 ngày mà Người có thể xây lại một Đền thờ đã được xây dựng trong suốt 46 năm? Tác giả Tin mừng nói trực tiếp cho chúng ta biết “ Người đang nói đến chính thân thể Người”. Thánh Gioan cho ta biết việc quét sạch xảy ra vào dịp kễ Vượt Qua. (Sau này Gioan cũng nói đến cái chết của Đức Giêsu bằng thuật ngữ Vượt qua). Vì thế, người tin đối mặt với phần đầu Tin mừng với sự tập trung vào cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, chết và phục sinh.
Những kẻ chống đối Đức Giêsu hiểu Người theo nghĩa đen khi Người nói vê việc phá hủy Đền Thờ và sống lại sau ba ngày. Nhưng người tin nhìn thấy một ý nghĩa khác. Đức Giêsu không nói đến đềnthờ dưới đất, nhưng là chính Người; kiểu diễn tả “trỗi dậy” cũng là kiểu nói mà thánh Gioan sử dụng để mô tả sự phục sinh của Đức Giêsu – ám chỉ niềm tin sau phục sinh.
Bài Tin mừng hôm nay là một ví dụ của Đức Giêsu đấu tranh với các nhà lãnh đạo tôn giáo, dù họ hiễu biết hơn những người khác, nhưng lại hiểu sai sứ vụ của Người. Cũng luôn có mối nguy hiểm và lịch sử được xác định, rằng tôn giáo có thể làm lu mờ hay giảm thiểu giá trị của chính nó.
Khi tôi di chuyển đến những giáo xứ mà tôi giảng tĩnh tâm, tôi thường chú ý đến vẻ đẹp của những ngôi thánh đường tôi đến thăm. Thậm chí cái khiêm tốn nhất cũng cho thấy sự chăm sóc cẩn thận của cộng đoàn cũng như những nhóm người xây dựng và bảo trì chúng. Thánh Gioan không có ý công kích những cơ sở đó cũng như những thực hành tôn giáo của họ trong việc thanh tẩy Đền Thờ. Nhưng trong tất cả những thứ khác, ngài cảnh báo chúng ta hãy chọn thứ trên hết: sự hiến thân và tương quan của chúng ta với Thiên Chúa phải là ưu tiên nhất, chứ không phải thiết kế của tòa nhà, hay những cấu trúc thực hành phụng vụ.
Lm Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp