Người môn đệ phải lãnh trách nhiệm coi sóc và hy sinh cho đoàn chiên.

Thứ Sáu Tuần VII PS. 

Bài đọc: Acts 25:13-21: John 21:15-19.

Trong cuộc đời, chúng ta rất dễ tìm người lãnh đạo ngoài xã hội, vì ai cũng mong có địa vị, uy quyền, và các lợi lộc vật chất; nhưng không dễ tìm người lãnh đạo trong Giáo Hội, vì chẳng những không có lợi lộc vật chất, mà còn đòi phải chịu phê bình, bắt bớ, tù đày, và ngay cả phải hy sinh đến tính mạng. Vì thế, chẳng lạ gì mà càng ngày càng thiếu những người tình nguyện hy sinh cuộc đời làm mục tử để lãnh đạo Dân Chúa, nhất là trong những quốc gia phát triển, nơi mà sự thành công được đo lường trên địa vị và lương bổng. Điều gì đã thúc đẩy các mục tử trong Giáo Hội sẵn sàng hy sinh quên mình, để chăm sóc cho đoàn chiên của Thiên Chúa?

Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy những mẫu gương và lý do của việc hy sinh phục vụ. Trong Bài Đọc I, Phaolô bị các người Do-thái trong Thượng Hội Đồng bắt nộp cho Thống-đốc Rôma, vì niềm tin vào Đức Kitô và sự loan truyền đạo lý của Ngài. Những nhà cầm quyền Rôma không dám tha cho Phaolô, dù không tìm thấy nơi ông tội gì đáng chết, vì họ sợ người Do-thái. Phaolô kháng cáo lên hoàng đế Caesar vì ông có quốc tịch Rôma. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu hỏi Phêrô ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” trước khi trao cho ông nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Ngài. Nếu không có tình yêu dành cho Chúa Giêsu, Phêrô không bao giờ có thể hy sinh nghề nghiệp để chăm sóc đoàn chiên, nhất là phải chịu tù đày và hy sinh mạng sống.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Phaolô được chuyển đi Rôma để được xét xử bởi Hoàng-đế Caesar.

1.1/ Các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng: Khi vua Agrippa trị vì lãnh thổ của Galilee và Perea, và Bernice, chị em với bà Drussila, vợ của Felix, tới Judea thăm Festus, là Thống-đốc của Judea, Festus biết Agrippa có kiến thức sâu rộng về Đạo Do-thái và truyền thống, nên đã đề nghị ông có cuộc nói chuyện về trường hợp của Phaolô. Ông nói với Agrippa: “Ở đây có một người tù do ông Felix để lại. Khi tôi tới Jerusalem, các thượng tế và các kỳ mục Do-thái đến kiện và xin tôi kết án người ấy. Tôi đã trả lời họ rằng người Rôma không có lệ nộp bị cáo nào, trước khi đương sự ra đối chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo. Vậy họ cùng đến đây với tôi, và không chút trì hoãn, ngày hôm sau tôi ra ngồi toà và truyền điệu đương sự đến. Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng.”

1.2/ Tranh luận về tôn giáo: Giống như trong trường hợp của Chúa Giêsu, Philatô không tìm được một lý do chính trị hay luật pháp nào để buộc tội Chúa. Người Do-thái phải họp nhau để lập mưu và tìm một lý do chính trị “Chúa Giêsu xưng mình là Vua! Ai xưng mình là Vua, kẻ ấy chống lại Caesar!” Với lý do đó, Philatô sợ và trao Chúa Giêsu cho họ mang đi đóng đinh. Trong trường hợp của Phaolô, Festus nói: “Họ chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giêsu nào đó đã chết, mà Phaolô quả quyết là vẫn sống. Phần tôi, phân vân trước cuộc tranh luận về những chuyện ấy, tôi hỏi xem ông ta có muốn đi Jerusalem để được xử tại đó về vụ này không. Nhưng Phaolô đã kháng cáo, xin dành vụ này cho Thánh Thượng xét xử, nên tôi đã ra lệnh giữ ông ta lại cho đến khi giải lên hoàng đế.” Phaolô rất khôn ngoan, vì ông biết nếu họ xử ông ở Jerusalem, ông chắc chắn sẽ bị buộc tội và bị chết.

2/ Phúc Âm: Hãy chăm sóc chiên của Thầy.

2.1/ Chúa Giêsu trao cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Ngài: Trình thuật hôm nay nằm trong chương cuối cùng của Tin Mừng Gioan. Nhiều học giả Kinh Thánh cho chương 21 không phải chính Gioan viết, nhưng là do các môn đệ của ông thêm vào; nhưng có rất nhiều điểm Gioan đã trình bày trong các chương trước được nêu bật trong chương này:

(1) Sự quan trọng của tình yêu: Trong các chương 13-16, Chúa Giêsu đã đề cập rất nhiều với các môn đệ về việc liên hệ giữa tình yêu và giữ các giới răn: Nếu anh em yêu mến Thầy, hãy giữ các giới răn của Thầy; và giới răn quan trọng nhất trong Tin Mừng Gioan là giới luật yêu thương. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến 3 lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Điều này làm chúng la liên tưởng ngay đến 3 lần Phêrô đã chối Chúa Giêsu trong Cuộc Thương Khó của Ngài.

(2) Phải có tình yêu của Thiên Chúa trước khi có thể phục vụ tha nhân: Bắt đầu chương 13, khi Chúa Giêsu biết đã sắp đến giờ Ngài phải về với Chúa Cha; và để tỏ tình yêu thương cho các môn đệ, Ngài đã hạ mình làm công việc của người đầy tớ phục vụ chủ: Ngài rửa chân cho các ông! Sau khi rửa chân, Ngài đã nói với các môn đệ đang sững sờ ngạc nhiên về hành động của Ngài: ” Anh em gọi Thầy là “Thầy,” là “Chúa,” điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (John 13:13-14).

Chúa Giêsu phải hỏi Phêrô tới 3 lần trước khi trao cho ông nhiệm vụ chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài. Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho Phêrô biết phải có tình yêu Chúa ông mới có thể hoàn tất sứ vụ Ngài trao; vì đó là sứ vụ rất khó khăn và đòi nhiều hy sinh và kiên nhẫn. Đó cũng là sứ vụ rất dễ bị nản chí và bỏ cuộc, vì không được đền bù bằng địa vị và lương bổng.

2.2/ Phải sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đòan chiên: Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu cũng dạy dỗ các môn đệ: “Không có tình yêu nào cao quí cho bằng tình của người sẵn sàng hy sinh tính mạng cho người mình yêu.” Chúa Giêsu không chỉ dạy như một điều lý tưởng; nhưng Ngài đi tiên phong vác Thập Giá và chết cho các ông và con người, để khuyến khích các ông cũng phải làm như vậy cho nhau và cho đoàn chiên Chúa như người Mục Tử Tốt Lành. Trong trình thuật hôm nay, Ngài nói với Phêrô: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy!”

Noi gương Thầy Chí Thánh, Phêrô can đảm từ bỏ mọi sự: gia đình, nghề nghiệp, danh vọng, để lãnh trách nhiệm coi sóc đoàn chiên Chúa là Giáo Hội, trong giai đoạn đầu cực kỳ khó khăn; và trong khi về già, ông sẵn sàng chịu chết vì Danh Chúa. Chỉ có một điều khác với Chúa Giêsu là ông xin cho được chịu đóng đinh ngược, vì ông cảm thấy mình không xứng đáng để chịu đóng đinh như Chúa.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Lãnh đạo các tín hữu trong Giáo Hội rất khác với lề lối lãnh đạo dân chúng ngoài xã hội. Chúa Giêsu đòi hỏi người mục tử phải thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa, và lãnh đạo bằng tình yêu và phục vụ; chứ không bằng quyền hành và ra lệnh.

– Vì yêu Thiên Chúa, người mục tử được trao phó đoàn chiên để săn sóc, bảo vệ, và yêu thương. Để hoàn tất sứ vụ, người mục tử nhiều khi phải hy sinh đến tính mạng của mình.

– Người mục tử sẽ không được đền bù theo kiểu của thế gian: địa vị, quyền hành, và lợi nhuận vật chất; nhưng ông sẽ tìm được niềm vui và yêu thương nơi Thiên Chúa, vì đã được đáp trả tình yêu của Ngài dành cho ông

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

loinhapthe.com

Acts 25:13-21
View in: NAB
13And after some days, king Agrippa and Bernice came down to Caesarea to salute Festus.
14And as they tarried there many days, Festus told the king of Paul, saying: A certain man was left prisoner by Felix.
15About whom, when I was at Jerusalem, the chief priests, and the ancients of the Jews, came unto me, desiring condemnation against him.
16To whom I answered: It is not the custom of the Romans to condemn any man, before that he who is accused have his accusers present, and have liberty to make his answer, to clear himself of the things laid to his charge.
17When therefore they were come hither, without any delay, on the day following, sitting in the judgment seat, I commanded the man to be brought.
18Against whom, when the accusers stood up, they brought no accusation of things which I thought ill of:
19But had certain questions of their own superstition against him, and of one Jesus deceased, whom Paul affirmed to be alive.
20I therefore being in a doubt of this manner of question, asked him whether he would go to Jerusalem, and there be judged of these things.
21But Paul appealing to be reserved unto the hearing of Augustus, I commanded him to be kept, till I might send him to Caesar.
John 21:15-19
View in: NAB
15When therefore they had dined, Jesus saith to Simon Peter: Simon son of John, lovest thou me more than these? He saith to him: Yea, Lord, thou knowest that I love thee. He saith to him: Feed my lambs.
16He saith to him again: Simon, son of John, lovest thou me? He saith to him: Yea, Lord, thou knowest that I love thee. He saith to him: Feed my lambs.
17He said to him the third time: Simon, son of John, lovest thou me? Peter was grieved, because he had said to him the third time: Lovest thou me? And he said to him: Lord, thou knowest all things: thou knowest that I love thee. He said to him: Feed my sheep.
18Amen, amen I say to thee, when thou wast younger, thou didst gird thyself, and didst walk where thou wouldst. But when thou shalt be old, thou shalt stretch forth thy hands, and another shall gird thee, and lead thee whither thou wouldst not.
19And this he said, signifying by what death he should glorify God. And when he had said this, he saith to him: Follow me.
John 13:13-14
View in: NAB
13You call me Master, and Lord; and you say well, for so I am.
14If then I being your Lord and Master, have washed your feet; you also ought to wash one another's feet.