Người Khiêm Nhường được Chúa Đoái Nghe

CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN-C

Hc 35: 12-14, 16-18; Tv 34; 2 Timothy 4:6-8. 16-18; Luca 18: 9-14
Trong dụ ngôn về người Pharisêu và một người làm nghề thu thuế lên đền thờ cầu nguyện, người Pharisêu thì thường được miêu tả tiêu cực – ông ta là người xấu trong câu truyện. Ông ta thật kiêu ngạo và tự đắc! Nhưng những người đang nghe Chúa Giêsu giảng thì không thấy ông ta là người xấu. Ông thu thuế trong câu chuyện mới là người xấu xa đối với họ. Nghề của ông ta là thu thuế cho người Rôma. Khi nghe Đức Giêsu đề cập đến ông trong dụ ngôn, những người đang lắng nghe sẽ tự nhiên nghĩ rằng: “Kẻ phản bội-hèn hạ nhất trong những kẻ hèn hạ” Gì nữa nào, nếu có bất cứ nghi ngờ gì về phẩm chất đời sống của họ, thì cả hai người đàn ông này cũng đã xác nhận tình trạng đạo đức của họ khá rõ ràng, như chúng ta thấy trong dụ ngôn.Người Pharisêu là một người tốt và được người đương thời kính nể. Họ “thánh thiện” đến nỗi làm hơn những gì luật đòi hỏi. Đệ Nhị Luật đòi phải nộp một phần mười hoa lợi. Xin biết cho, người Pharisêu này nộp thuế thập phân là “tất cả thu nhập” của ông ta. Ông nộp nhiều hơn những gì ông phải làm.Vì thế, chúng ta có thể cho rằng những gì ông ta mô tả về đời sống đạo đức của mình là chính xác: ông ta “không như bao kẻ khác – tham lam, bất chính, ngoại tình.” Ông ta sống cuộc sống tốt hơn “ông thu thuế kia”. Vấn đề không phải là chỗ ông ta không phải là người tốt và không tuân giữ lề luật. Những người thấy ông Pharisêu rời Đền Thờ sau khi cầu nguyện ngày ấy có lẽ đã đồng ý với lượng giá của bản thân ông. Ông được ngưỡng mộ vì hành vi mẫu mực của ông; trong khi người thu thuế kia có thể bi coi thường vì đời sống không đạo đức của ông. Như vậy, rút ra kết luận khá rõ rằng, câu chuyện kết thúc.

Nhưng không nhanh vậy đâu! Nhớ là Đức Giêsu đang kể dụ ngôn và dụ ngôn thường không theo lối “bình thường” – theo kiểu chúng ta mong đợi hay cho là quen thuộc. Việc cố gắng sử dụng lối lý luận đơn thuần và tính toán của con người thực sự chẳng bao giờ hiệu quả với những dụ ngôn. Những dụ ngôn không phù hợp với sự khôn ngoan của nhân loại. Dụ ngôn hôm nay là một ví dụ hay cho chúng ta, khi bước vào thế giới của những dụ ngôn là chúng ta bước vào một thực tại hoàn toàn mới – “Vương Quốc của Thiên Chúa”.Pharisee and the Publican

Chưa ai có thể gọi vương quốc mà Chúa Giêsu đến loan báo là “hợp lý”. Tạ ơn Chúa! Chúng ta có thể không có cơ may nào nếu như phán quyết hợp lý và thuần túy nhân loại được áp vào cuộc sống chúng ta? Nhưng thay vì thế, dụ ngôn hôm nay chỉ ra cho chúng ta một lần nữa rằng đường lối của Thiên Chúa thì không theo tính toán của con người. Công lý của Chúa là ân sủng, và ân sủng thì không thể được đo bằng cán cân như được vẽ trong tay của bức tượng Thần Công Lý nổi tiếng. Dụ ngôn hôm nay nói về công lý của Thiên Chúa – công lý này được trao cho người thực sự đau khổ chứ không phải cho những ai nghĩ rằng họ đã có được nó.

Nếu như những gì ông Pharisêu nói về ông là đúng, thì vấn đề nằm chỗ nào? Chỗ là, ông ta đang nhìn sai hướng. Ông ta đang cầu nguyện nhưng chú ý vào đời sống của ông ta. Để ý xem, có bao nhiêu lần ông ta đề cập đến thân mình– “TÔI”. Dường như Thiên Chúa chẳng qua cũng chỉ là những người đang quan sát bên ngoài và danh mục những thành tích của ông.

Một số người cho rằng lời cầu nguyện của chúng ta có thể thay đổi ý định của Thiên Chúa. Thực ra, lời cầu nguyện đích thực biến đổi chúng ta. Thế nhưng, lời cầu nguyện của người Pharisêu ra như chẳng thể mang lại bất kỳ biến đổi nào nơi ông ta. Ông ta có vẻ tin rằng cuộc đời quá tốt của ông có thể mang lại cho ông ơn cứu độ; rằng Thiên Chúa mắc nợ ông một phần thưởng vì những việc đạo đức của ông. Những con người ngày ấy nhìn thấy ông Pharisêu bước ra khỏi Đền Thờ có lẽ đã thấy đó là một người mãn nguyện đã hoàn thành nghĩa vụ tôn giáo của mình.

Nhưng liệu quý vị có nhận ra sự dị thường trong việc ông ta tự tập trung về những thành quả của mình hay không? Đâu là ân sủng của Thiên Chúa trong đời sống con người? Người Pharisêu kia quá nhấn mạnh đến việc tốt của mình mà quên mất hành động của Thiên Chúa trong cuộc đời ông. Đức hạnh của con người không bắt nguồn từ nơi con người, nhưng là từ Thiên Chúa. Chúa là đấng ban phát sự tốt lành, và sự tốt lành của chúng ta phản ánh sự tốt lành của Thiên Chúa nơi chúng ta.

Thánh Luca cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu kể dụ ngôn này “cho những người tự cho mình là công chính…” Đó là câu chuyện cảnh báo về khuynh hướng mà những người đạo đức như chúng ta và những dòng tu có thể gặp phải: cho rằng chúng ta có thể tự mình nắm được chân lý và biết người ta nên hành xử như thế nào. Người Pharisêu đạo đức tự kết án bất cứ ai không đạt được những tiêu chuẩn của ông ta. “Người công chính” đi phán quyết kẻ tội lỗi và không chừa chỗ cho những trao đổi và những thay đổi.

Người thu thuế thì không chú ý đến việc ông ta là ai, và cũng chẳng nhắc đến những công lênh mà mình làm được, nhưng tập trung vào việc ông ta chưa là gì và những điều ông còn thiếu xót. Thực ra, không giống như người Pharisêu, ông lập tức hướng ánh mắt ra khỏi bản thân để nhìn về Thiên Chúa. Ông cần ơn lành của Thiên Chúa và không tự mình đạt được. Ông ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa và phó thác bản thân trong bàn tay của Thiên Chúa. Hôm ấy, khi ông rời Đền Thờ thì những người khác cũng nhìn ông như vậy. Nhưng Đức Giêsu chỉ ra sự khác biệt mà họ không thể thấy – ông ta “về nhà thì được nên công chính”. Trong ngôn ngữ của Sách Thánh thì điều này nghĩa là ông được tha tội. Làm sao như thế được? Người thu thuế đã làm gì để “xứng đáng” với sự tha thứ này? Chẳng gì cả. Ông ta là một tội nhân đã hoàn toàn quay về với thiên Chúa để xin tha thứ, và Thiên Chúa đã dủ lòng thương.

Người biết được bản tính nhân loại của mình sẽ biết rằng tương quan với Thiên Chúa và với người khác là tặng phẩm từ Thiên Chúa. Nhưng nếu chúng ta ý thức được bản tính nhân loại của mình, chúng ta cũng sẽ nhận ra chúng ta mỏng dòn và hay thay đổi ra sao và cả nguy cơ phạm tôi nữa. Vì thế, lời cầu nguyện của người thu thuế hôm nay cũng chính là lời cầu nguyện của chúng ta, “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Chúng ta đã đặt niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo nên chúng ta và cho chúng ta một lý trí để chúng ta có thể ca tụng vẻ đẹp và sự tốt lành bên trong cũng như xung quanh chúng ta nữa. Chúng ta cũng biết mình có thể tin tưởng vào một Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta cả khi chúng ta ngoảnh mặt đi và đặt chúng ta là trên hết – như người Pharisêu.

John Shea nhắc lại cho chúng ta kinh nghiệm mặc khải mà Thomas Merton đã nhận được khi đứng tại góc đường Luoisville, ở Kenturky. Merton bị ngập tràn trong tình yêu ông dành cho mọi người xung quanh và cảm xúc dạt dào khi nhận ra mình không hề bị tách biệt khỏi người khác, nhưng là một trong số họ. Ông nói: “Tạ ơn Chúa, xin tạ ơn vì con cũng giống như những người khác, tạ ơn vì con chỉ là một người trong số những người khác”. Và còn thích thú hơn, Merton hoan hỉ ca ngợi rằng: “Thiên Chúa được vinh danh trong việc trở nên một thành viên của nhân loại. Một thành viên của nhân loại!”. Vì thế, trong khi chúng ta “tự hạ” như Đức Giêsu đề nghị, chúng ta nhớ với lời nguyện rằng chúng ta không chỉ liên đới với mỗi người trong gia đình nhân loại nhưng còn với Thiên Chúa, Đấng khiêm nhường vô cùng, đã trở nên một trong chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.

Ben Sira điều hành một học viện cho giới trẻ khoảng hai thế kỷ trước Chúa giáng sinh. Những lời dạy khôn ngoan về vấn nạn trần thế và truyền thống đức tin Dothái giáo được người cháu thu thập lại cho những thế hệ tương lai của những người Dothái bị phân tán, những người phải phấn đấu giữ đức tin giữa những kẻ không có đức tin. Ben Sira nhắc nhở những học trò thân yêu của mình rằng địa vị hay giá trị của lễ của họ trước bàn thờ thì không tự nhiên được Chúa lắng nghe. Nhưng là, như chúng ta nghe trong bài đọc một, Thiên Chúa nghe lời cầu xin của những kẻ bé nhỏ nhất trong xã hội.

Bài trích Sách Huấn Ca hôm nay nhắc nhớ dụ ngôn về lòng kiên trì của bà góa đòi công bình từ viên quan tòa trong bài Tin mừng chúng ta nghe tuần trước. Sách Huấn Ca nhắc chúng ta nếu Chúa ban ân huệ thì đó là dành cho những người bị áp bức, “Lời nguyện của kẻ hèn mọn vượt ngàn mây thẳm, lời nguyện chưa tới đích, họ chưa an lòng”. Những người mà sách Huấn ca gọi là “hèn mọn”, bà góa và cô nhi, bị những kẻ có quyền thế cai trị. Vì vậy, người nghèo chỉ còn có Chúa để hướng về. Niềm trông cậy trong lời cầu nguyện với Chúa thì không chỉ thấy nơi người nghèo nhưng cả nơi chúng ta những người khiêm tốn đặt cuộc đời mình trong bàn tay Thiên Chúa. Tác giả Sách Huấn Ca cũng nhắc nhở những học trò thân yêu của mình rằng nếu Thiên Chúa nghe lời cầu cứu của những người nghèo, thì họ cũng nên làm như vậy. Việc Chúa Giêsu đến, chưa đầy hai thế kỷ sau Sách Huấn Ca, quả là một dấu chỉ chắc chắn về lòng thương xót của Thiên Chúa đáp lời kẻ nghèo kêu xin.

Lm. Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp

2 Timothy 4:6-8
View in: NAB
6For I am even now ready to be sacrificed: and the time of my dissolution is at hand.
7I have fought a good fight, I have finished my course, I have kept the faith.
8As to the rest, there is laid up for me a crown of justice, which the Lord the just judge will render to me in that day: and not only to me, but to them also that love his coming. Make haste to come to me quickly.