Nếu Chúa Giêsu phải sinh ra trong thế giới tân tiến này thì Ngài phải sinh ra qua chúng ta.
Trong suốt thế chiến thứ hai, việc du hành bằng máy bay và máy truyền hình vẫn còn nằm trong tình trạng ấu trĩ sơ đẳng. Vào một Lễ Giáng Sinh nọ trong kỳ thế chiến có một gia đình trẻ gồm bố mẹ và những đứa con ra ngoài trời chơi trò nặn ra người đàn ông tuyết. Bỗng nhiên một chiếc máy bay bay vù trên đầu họ. Bà mẹ vội hét to với các con: “Cậu các con đang ở trên đó, tất cả chúng ta hãy vẫy tay lên. Có thể cậu ấy sẽ thấy chúng ta”. Các đứa bé liền nhảy lên nhảy xuống và la khản cả cổ họng. Vài giây sau, chiếc máy bay đã bay qua, đứa nhỏ nhất mới quay về phía Bố hỏi: “Người ta làm sao leo lên trời để bước vào máy bay hả Bố? Bố nó liền cắt nghĩa rằng hành khách không cần phải leo lên trời để vào máy bay, mà máy bay từ trời đến với các hành khách.
Câu chuyện trên là một minh hoạ tuyệt đẹp cho ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh hôm nay. Mừng lễ Giáng Sinh là mừng sự kiện: chúng ta phải leo lên tận trời cao để đến với Chúa, mà Chúa đã từ trời ngự đến với chúng ta. Mừng lễ Giáng Sinh là mừng sự kiện đã xảy ra vào một thời điểm lịch sử theo dự định. Thiên Chúa vô biên đã vượt qua một lằn ranh không thể tưởng tượng nổi để đích thân bước vào thế giới chúng ta. Ðứng trước giấc mơ không ai dám mơ mộng này, trí khôn của chúng ta phải bàng hoàng. May mắn thay, một văn sĩ Kitô giáo đã giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm này. Ông chỉ nói đơn giản: “Chỉ có tình yêu mới làm nên được những điều kỳ diệu ấy”.
Thật thế, cách đây 2000 năm, Chúa Giêsu như một vì sao vĩ đại đã từ trời xuống thắp sáng màn đêm tăm tối của trần gian. Bài học thứ nhất của tiên tri Isaia trong thánh lễ nửa đêm mở đầu với những lời sau đây: “Dân tộc bước đi trong u tối đã nhìn thấy ánh chúa chứa chan. Sự sáng đã bùng lên lan tràn trên những người đang sống trong miền thâm u ảm đạm” (Isaiah 9:2).
Và phúc âm trong thánh lễ hôm nay nói về Chúa Giêsu như là “Ánh sáng thật.. đến để soi sáng muôn loài”. Bài Phúc Âm còn thêm.. “Ánh sáng dọi vào tăm tối và tăm tối không thể dập tắt nó được”. Hình ảnh Giáng Sinh của Chúa là hình ảnh ngọn đèn toả sáng giữa đêm đen. Hình ảnh này có ý nghĩa đặc biệt đối với Viktor Frankl, một tù nhân Ðức Quốc xã trong thế chiến thứ hai.
Một buổi sáng nọ, ngay từ tờ mờ sớm. Viktor Frankl và một vài tù binh khác đang phải đào cuốc trên miếng đất khô cằn lạnh lẽo. Frankl viết trong cuốn Man s search For meaning (Con người đi tìm kiếm ý nghĩa) như sau: “Hừng đông chung quanh chúng tôi màu xám xịt, bầu trời trên cao xám xịt, đám tuyết xám xịt trong ánh sáng nhạt nhoà buổi bình minh, quần áo đám tù binh bạn tôi đang bận cũng xám như khuôn mặt họ vậy.. Tôi đang phấn đấu tìm cho ra một lý do để cắt nghĩa những nỗi đau đớn và cái chết lần chết mòn của chúng tôi.
Ðang khi mải miết đấu tranh trong cơn lạnh thảm khốc để tìm ra ý nghĩa cho những đau khổ của mình. chợt Frankl xác tín rằng có một lý do ẩn tàng cho những đau khổ đó dù chàng ta chưa hoàn? toàn hiểu được. Frankl mô tả điều xảy ra sau đó:
“Vào lúc ấy, từ một căn nhà nông dân đang ở đàng xa, có một ngọn đèn nổi bật lên phía chân trời giống như một hoạ sĩ nào đó vẽ nó lên giữa khung cảnh xám xịt thê lương ấy”. Lập tức trong trí Frankl loé lên những lời sau đây từ trong phúc Âm “Ánh sáng chiếu rọi vào tăm tối, và tăm tối không bao giờ dập tắt nó được”.
Frankl nói rằng cảm nghiệm này đã thay đổi tận căn toàn bộ đời sống tù tội của chàng. Nó đem lại cho chàng niềm hy vọng ở nơi mà trước đây chỉ tòan là tuyệt vọng.
Cảm nghiệm của Viktor Frankl minh hoạ chủ điểm thứ hai của lễ Giáng Sinh. Mừng Lễ Giáng Sinh là mừng sự kiện Chúa Giêsu bước vào thế giới đen tối của chúng ta, và niềm hy vọng cũng ùa theo Ngài. Trước khi Chúa Giêsu đến trần thế, nhân loại lâm vào tình trạng rất giống tình cảnh của Frankl. Họ đang phấn đấu tìm ra lý do tại sao họ phải khổ đau, phải chết lần chết mòn. Nhưng sau khi Chúa Giêsu bước vào trần thế, người ta bỗng khám phá ra lý do nỗi đâu khổ của mình, mặc dù họ không thể hoàn toàn hiểu thấu được.
Và điều đó dẫn chúng ta đến chủ điểm thứ ba, cũng là chủ điểm sau cùng của lễ Giáng Sinh này.
Chúa Giêsu là gì đối với nhân loại vào thời của Ngài thì Ngài cũng muốn chúng ta là như thế đối với nhân loại vào thời đại chúng ta. Chúng ta cũng phải là một chùm ánh sáng giữa màn đêm tăm tối. Chúng ta phải là tia hy vọng cho quần chúng đang tuyệt vọng. Văn sĩ người Anh John Ruskin đã để lại cho chúng ta một hình ảnh thật tuyệt vời về điều mà Chúa Giêsu muốn chúng ta phải làm trong thế giới chúng ta hôm nay. Vào thời Ruskin người ta vẫn chưa khám phá ra điện. Ðường phố về đêm thường được thắp sáng bằng những ngọn đèn dâu. Các thợ đốt đèn trong thành phố phải đi đốt từng chiếc đèn này qua chiếc đèn khác bằng một ngọn đuốc sáng trong tay.
Khi Ruskin đã là một cụ già, một đêm nọ, ông đang ngồi chơi trước cửa sổ nhà ông. Ngang qua thung lũng đàng trước, có một con đường chạy băng qua một sườn đồi. Ruskin có thể nhìn thấy bó đuốc của người đốt đèn đang thắp sáng các ngọn đèn, ông chỉ thấy bó đuốc của người ấy và một vệt dài ánh sáng người ấy để lại sau mình. sau vài phút suy nghĩ, Ruskin quay về phía người ngồi cạnh ông và bảo: “Ðó là một minh hoạ tuyệt đẹp về Kitô hữu. Có thể người ta chẳng bao giờ nhận biết người thợ ấy,cũng chẳng bao giờ gặp anh, mà cũng chẳng bao giờ thấy anh, nhưng họ đều biết anh ta đã đi qua thế giới của họ nhờ vào chuỗi ánh sáng anh để lại phía sau mình.”
Lễ Giáng Sinh mời gọi mỗi người chúng ta hãy làm cho thế giới chung quanh mình điều Chúa Giêsu đã làm cho thế giới thời Ngài, tức là trở nên ngọn đèn rọi sáng giữa tăm tối, trở thành tia hy vọng cho đám dân đang nằm trong tuyệt vọng. Nếu Chúa Giêsu phải sinh ra vào thế giới hôm nay, thì chắc hẳn Ngài phải sinh ra qua chúng ta đó. chúng ta phải làm chùm sáng giữa đêm đen, là tia hy vọng giữa trần gian đầy tuyệt vọng này.
Chúng ta phải làm sao để lời mời gọi của Lễ Giáng Sinh hôm nay toả lan ra. Chúng ta phải làm sao để mọi người đều nhận được quà tặng của Lễ Giáng Sinh, đó là an bình trên trái đất và thiện chí đến muôn người.
Ðể kết thúc, chúng ta hãy dâng lời Cầu nguyện trích từ? Thánh Vịnh đáp ca trong thánh lễ Giáng Sinh buổi sáng. Xin vui lòng lắng nghe và hiệp ý cũng tôi.
Chúa là vua, trái đất hãy vui mừng,
Hải đảo hãy hân hoan.
Trời cao kể lại sự công chính Ngài,
Và mọi dân tộc nhìn thấy vinh quang Ngài.
A?áng lan toả trên người công chính,
Và hoan lạc chan hoà cho kẻ lòng ngay.
Hãy vui mừng trong Chúa,
Hỡi những người công chính
Và hãy cảm tạ thánh danh Ngài”.
lM Mark link S.J.
Bản Dịch Của Gospelnet Số 41