Qùa Giáng Sinh Của Thiên Chúa Cho Chúng Ta


Is 52, 7-10; Dt 1, 1-6; Ga 1, 1-18.

Cách đây một vài năm, trong cuộc hành trình tới đất Thánh, James Martin mua một bộ tượng Giáng Sinh, trong đó có Chúa Giêsu Hài Đồng, Đức Maria,Thánh Giuse và các mục đồng, Khi Martin tới phi trường Tel Aviv để lên đường trở về Hoa kỳ, thì người ta kiểm soát an toàn hết sức chặt chẽ. Các nhân viên hải quan kiểm soát từng bức tượng một, cả tượng Chúa Giêu Hài Đồng nữa. Viên hải quan xin lỗi Martin: “ chúng tôi không được phép bỏ qua bất cứ một trường hợp nào. Chúng tôi có nhiệm vụ bảo đảm rằng trong bộ tượng này chắc chắn không có chất nổ”. Sau đó, Martin tự nghĩ: “phải chi nhân viên hải quan đó biết được! bộ tượng này hàm chứa môt năng lượng nổ kinh khủng nhất thế giới đấy”.

Năng lượng nổ mà Martin vừa nói tới thì khinh khủng hơn năng lượng nguyên tử của hai nước Hoa kỳ và Sô Viết hợp lại rất nhiều. Năng lượng nổ ấy là gì?

Đó không phải là năng lượng vô biên của Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế giới này trong chớp mắt, và có thể tiêu hủy thế giới này chỉ bằng một cái búng tay. Năng lượng mà Martin nói tới là năng lượng mà Đức Giêsu đem theo khi đến với thế giới này vào đêm Giáng Sinh đầu tiên tại Belem. Đó là một năng lượng không giống bất cứ một năng lượng nào khác mà thế giới đã từng biết được cho tới thời điểm này. Cái năng lượng duy nhất đã được diễn tả qua cách Đức Giêsu đã đến với thế giới này. Ngài đến không phải như một ông hoàng đầy quyền năng sống tại một toà nhà to lớn và sang trọng trong một quốc gia hùng cường nhất thế giới. Ngài đã đến với thế giới như con trai của một bác thợ mộc nghèo nàn, sống tại một căn nhà tồi tàn trong một quốc gia yếu kém nhất thế giới.

Đức Giêsu đã gia nhập thế giới này y như bạn và tôi gia nhập thế giới này vậy: trần truồng, yếu đuối, bơ vơ lạc lõng, dễ bệnh, dễ chết. Giống như mỗi người chúng ta, Ngài phải nhờ đến người khác giúp đỡ săn sóc. Ngài biết đói, biết khát, biết đau. Ngài đã bị nhạo cười, bị hất hủi, và thậm chí phải chịu một cái chết thậm tệ nhất mà con người có thể chịu đựng được, đó là chết tử hình thập gía.

Khi Đức Giêsu đến trong thế giới này, Ngài không được các nhà lãnh đạo thế giới chào mừng, cũng không được các tướng lãnh hay những nhân vật danh tiếng đón chào. Mà Ngài được tiếp đón bởi những mục đồng hôi hám, thuộc giai cấp thấp hèn đến độ lời chứng của họ không được coi là có gía trị trước toà án. Khi Đức Giêsu đến với thế giới này, Ngài đã tự đồng hóa mình với người nghèo, người đau khổ, với dân ngu cu đen, thậm chí với người tội lỗi. Điều đó khiến chúng ta nghĩ tới quyền năng mà Đức Giêsu đã đem theo Ngài theo Ngài vào trong thế giới này.

Cái quyền năng to tát mà Đức Giêsu đem vào trong thế giới này là quyền năng được chứa đựng trong sứ điệp mà Ngài đem theo, một sứ điệp thật là khó tin. Đó là một sứ điệp hai mặt.

Trước hết đó là Tin Mừng báo cho chúng ta biết vị Chúa tể vị đại của trời đất này yêu thương chúng ta, yêu thương từng người trong chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta không trừ ai, và cũng không đòi điều kiện gì. Vị Chúa Tể vĩ đại của trời đất yêu thương chúng ta đến độ để nói với chúng ta Ngài không chỉ gửi một lá thư, cũng không chỉ gửi tới một Thiên sứ của Ngài. Ngài đã quan tâm săn sóc yêu thương chúng ta đến nỗi đã gửi đến cho chúng ta cái tốt đẹp nhất. Ngài đã gửi đến chúng ta chính con trai yêu qúi của Ngài. Và điều này dẫn chúng ta đến mặt sau của sứ điệp mà Đức Giêsu đem vào thế giới này.

Đó là phần thứ hai của Tin Mừng báo cho chúng ta biết rằng Chúa tể trời đất này không chỉ yêu thương chúng ta mà thôi, Ngài còn là Cha của chúng ta nữa, và tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.

Chính cái sứ điệp lạ lùng này là làm cho một sử gia ngoài Kitô giáo tên là H.G.Wells đã xếp Đức Giêsu là nhân vật thứ nhất đứng đầu toàn bộ những người đã từng sống trên trái đất này. Khi giải thích về việc ông chọn lựa Đức Giêsu, Wells nói:

Tôi đang nói về Ngài với tư cách một con người…Người viết sử thì phải coi Ngài như một người cũng y như người hoạ sĩ phải vẽ Ngài như một người vậy”.

Wells nói tiếp rằng người viết sử phải coi nhẹ sự kiện này, là có rất nhiều người coi Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Họ sẽ phải bối rối vì những sự kiện không thể chối cãi được ấy đã xẩy ra một cách tự nhiên và được mọi người trên trái đất này chấp nhận, dù tin hay không tin.

Tiếp tục bình luận về sứ điệp của Đức Giêsu, Wells nói: “đó là một trong những thay đổi về quan điểm có tính cách mạng nhất đã từng lay động và biến đổi tư tưởng cả thế giới. Chưa từng có một thời đại nào hiểu thấu được sự thách thức kinh khủng mà sự thay đổi đem lại…Nhưng thế giới đã bắt đầu trở thành một thế giới khác từ ngày mà giáo lý đó được rao giảng”.

Wells nói: điều mà các sử gia dùng để trắc nghiệm về sự vĩ đại của một người là: người ấy đã để lại cho nhân loại những gì mà càng về sau càng phát triển lên? Người ấy có làm cho dân chúng suy nghĩ theo những chiều hướng hấp dẫn, và những chiều hướng đó vẫn tiếp tục phát triển sau khi người ấy chết không? Qua trắc nghiệm này, Đức Giêsu đã vượt hẳn tất cả mọi người đã từng sống trên mặt đất này.

Quyền năng tích chứa trong mầu nhiệm Giáng Sinh là quyền năng của một sứ điệp hai mặt mà Đức Giêsu đã đem đến cho thế giới. Sứ điệp dó là Chúa tể trời đất này là người Cha rất yêu thương của chúng ta, và chúng ta là những anh chị em rất thân thương của nhau. Sứ điệp này là món qùa Giáng Sinh của Thiên Chúa tặng mỗi người chúng ta. Và những gì chúng ta làm được với món qùa ấy chính là món qùa mà chúng ta sẽ tặng lên Thiên Chúa.

Điều này khiến chúng ta nghĩ đến sự thách đố của mầu nhiệm Giáng Sinh. Sự thách đố đó được diễn tả gọn gàng và rất nghệ thuật trong bài thơ sau đây do một thi sĩ vô danh sáng tác:

Khi bài ca của các Thiên Thần ngừng bặt,

Khi ngôi sao trên bầu trời đã đi khỏi,

Khi các vua chúa và hoàngtử đã ở nhà,

Khi các mục tử cùng đàn súc vật đã trở về,

Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu;

Để tìm lại những gì đã mất,

để hàn gắn những gì đã gẫy, để người đói được ăn no,

để tù nhân được giải phóng,

để các nước xây dựng lại,

để đem lại hoà bình đến với mọi người,

để hoà nhạc bằng trái tim”.

Lm Mark Linh SJ.